Giáo án Lịch Sử 6 - Trường THCS Ba Sao

Giáo án Lịch Sử 6 - Trường THCS Ba Sao

Văn hóa cổ đại

I.Mục tiêu cần đạt .

 1 Kiến thức .

 -H cần nắm được : Qua mấy ngàn năm tồn tại ,thời cổ đại đã để lại cho loài người một di

 sản văn hoá đồ sộ ,quý báu .

 -Người phương Đông & phương Tây đã tạo ra những thành tựu văn hoá đa dạng ,phong

 phú ,rực rỡ ,chữ viết ,số học ,văn học ,khoa học nghệ thuật .

 2. Tư tưởng .

 -Qua bài giảng giangr : H thấy tự hào về những thành tựu văn minh của người cổ đại .

 -Chúng ta cần tìm hiểu những thành tựu văn minh đó .

 3. Kỹ năng .

 - H: Tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật cổ đại qua những tranh ảnh SGK&

 G sưu tầm .

 

doc 108 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch Sử 6 - Trường THCS Ba Sao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 6: 	 Bài 6- Tiết 6
 Ngày soạn : 21 / 9/ 2009 
 Ngày dạy : 6 /10 /2009 6B KT : ..//2009
	9 /10 /2009 6A
 I.Mục tiêu cần đạt .
	1 Kiến thức .
	-H cần nắm được : Qua mấy ngàn năm tồn tại ,thời cổ đại đã để lại cho loài người một di 
 sản văn hoá đồ sộ ,quý báu .
	-Người phương Đông & phương Tây đã tạo ra những thành tựu văn hoá đa dạng ,phong
 phú ,rực rỡ ,chữ viết ,số học ,văn học ,khoa học nghệ thuật .
	2. Tư tưởng .
 	-Qua bài giảng giangr : H thấy tự hào về những thành tựu văn minh của người cổ đại .
	-Chúng ta cần tìm hiểu những thành tựu văn minh đó .
	3. Kỹ năng .
	- H: Tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật cổ đại qua những tranh ảnh SGK&
 G sưu tầm .
	II. Phương tiện dạy học .
	-Tranh ảnh sưu tầm .
	III. Tiến trình các hoạt động .
 	1. Ổn định tổ chức .
 	-KTSS: 
	2. Kiểm tra bài cũ.
	? Các QGCĐPT được hình thành ở đâu và từ bao giờ .
	?Tại sao XHCĐPT được gọi là XHCHNL.
	3. Bài mới.
 Thời cổ đại nhà nước được hình thành ,loài người báơc vào XH văn minh ,trong buổi bình minh của lịch sử loài người các dân tộc cổ đại PĐ&PT đã sáng tạo lên những thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang thừa hưởng .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: Tìm hiểu các dân tộc PĐ thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì ? 
HS: theo dõi SGK .
 ? Nền kinh tế chủ yếu của cácQGCĐPĐ là gì 
-HS: Nền kinh tế nông nghịêp .
GV : nền kinh tế này phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên mưa thuận gió hoà .
-Trong quá trình sản xuất nông nghiệp ngươi nông dân biết được quy luật của thiên nhiên, quy luật của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh Mặt 
 Trời và tự quay quanh mình .
? Vậy họ có những tri thức đầu tiên về lĩnh vực nào .
-HS: thiên văn .
 GV: trên cơ sở hiểu biết về thiên văn vè quy luật của thiên nhiên mùa màng sẽ thuận lợi hơn .
? Vậy con người tìm hiểu quy luật Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất ,Trái Đất quay quanh Mặt Trời để sáng tạo ra cái gì.
 -HS: Sáng tạo ra lịch .
GV: giải thích thêm 
-Lịch âm là quy luật của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất (1 vòng ) -360 ngày được chia thành bốn mùa (xuân ,hạ ,thu ,đông )= 12 tháng ,mỗi tháng có 29,30 ngày trong đó thámg 2 chỉ có 28 ngày 
? Ngoài sáng tạo ra lịch họ còn sáng tạo ra cái gì
-HS: làm đồng hồ đo thời gian .
GV: hướng dẫn H xem H1 -SGK: chữ tượng hình Ai Cập. 
? Chữ viết ra đời trong hoàn cảnh nào .
HS: dựa vào SGK trả lời .
 GV: bổ sung 
 -Chữ tượng hình Ai Cập ra đời 3500 TCN .
 -Chữ tượng hình Trung Quốc ra đời 2000 năm TCN 
 ? Khi ra đời chữ tượng hình được viết trên chất liệu gì.
-HS: dựa vào SGK trả lời .
? Ngoài thành tựu về các lĩnh vực trên người CĐPĐ còn đạt được thành tựu trên những lĩnh vực nào nữa .
-HS: toán học và kiến trúc .
? Các em có biết tại sao người Ai Cập giỏi về hình học còn người Lưỡng Hà giỏi về số học không .
GV: hàng năm sông Nin gây lụt lội xoá mất danh giới đất đai nên họ phải tính lại diện tích những thửa ruộng bị nước làm mất bờ nên họ giỏi về hình học 
-Người Lưỡng Hà buôn bán thường xuyên phải tính toán nên họ giỏi về số học .
 GV: hướng dẫn H xem H12 SGK và tranh sưu tầm được.
 GV: nói về công trình kim tự tháp và vườn treo Ba-bi-lon cho HS nghe.
Hđ2: Tìm hiểu người Hy Lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hoá .
? Thành tựu văn hoá đầu tiên của người Hy Lạp,Rô-ma là gì .
-HS: họ sáng tạo ra lịch dương. 
GV : Họ dựa vào sự chuyển động của Mặt Trời quay quanh Trái Đất một vòng là một năm (một năm có 12 tháng =365 ngày + 6 giờ ,một tháng có 30 hoặc 31 ngày ,tháng 2 có 28 ngày năm nhuận thêm một ngày là 29 ngày.) 
? Ngoài thành tựu sáng tạo ra lịch họ còn có những thành tựu nào nữa.
-HS : họ sáng tạo ra hệ chữ cái abc,lúc đàu là 20 chữ sau là 26 chữ mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng .
GV : chuẩn xác.
? Người Hy Lạp và Rô-ma đã có những thành tựu khoa học gì .
-HS: dựa vào sgk trả lời.
GV: yêu cầu HS kể tên các nhà khoa học nổi tiếng .
-HS :
 -Toán học : Talét,Pitago,Ơcơlít.
-Vật lí: Acsimét.
-Triết học: Platôn, Arixtốt.
-Sử học : Hêrôđốt,Tuxiđít.
-Địa lí: Stơrabôn.
? Văn học cổ Hy Lạp đã phát triển như thế nào .
-HS: dựa vào sgk trả lời .
GV: khái quát lại .
? Kiến trúc cổ Hy Lạp có những công trình nào độc đáo.
-HS: trả lời
GV :chốt lại 
GV: khái quát lại toàn bộ kiến thức đã học trong bài
1. Các dân tộc phương Đông thời
 cổ đại đã có những thành tựu văn
 hoá gì? 
-Có tri thức đầu tiên về thiên văn .
-Sáng tạo ra lịch .
-Làm đồng hồ đo thời gian.
-Sáng tạo ra chữ tượng hình được viết 
trên giấy Pa-pi-rut ,mai rùa ,thẻ tre,hoặc đất sét ướt rồi nung khô .
-Toán học : 
+Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10,rất giỏi hình học ,tính được pi=3,16.
+Người Lưỡng Hà giỏi về số học .
+Người Ấn Độ tìm ra các con số kể cả 
số 0.
-Kiến trúc : +Kim tự tháp Ai Cập 
 +Vườn treo Ba -bi -lon 
2. HyLạp và Rô-ma đã có những
 đóng góp gì về văn hoá ?
-Sáng tạo ra lịch dương .
-Sáng tạo ra hệ chữ cái abc.
-Họ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực : toán học ,thiên văn vật lý ,triết học ,sử học, địa lí .Trong mỗi lĩnh vực đều xuất hiện những nhà khoa học nổi tiếng .
-Văn học Hy Lạp phát triển rực rỡ với những bộ sử thi nổi tiếng thế giới như:Iliát,Ôđixê của Hô-me,kịch thơ độc đáo Ôrexti của Et-sin
-Hy Lạp và Rô-ma có những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới: 
+Đền Pactênông (Hy Lạp).
+Đấu trường Cô-li-dê (Rô-ma).
+Tượng lức sĩ ném đĩa .
+Tượng thần vệ nữ(Milô).
* Sơ kết bài học .
 4. Củng cố .
 ? Em hãy kể tên 7 kỳ quan thế giới cổ đại .
 5. Dặn dò.
 -Học bài ,làm bài tập,chuẩn bị bài mới.
	TUẦN7.
 NGày soạn: 9/10/2009 KT :......./........./........
 Ngày dạy : 13/10/09 6B
	16/10/09 6A	
 Bài 7.Tiết 7
 ÔN TẬP 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
1. Kiến thức
Học sinh cần nắm được:
- Những kiến thức cơ bản của Lịch sử thế giới cổ đại.
- Sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất.
- Các giai đoạn phát triển của con người thời nguyên thủy thông qua lao động sản xuất. - Các quốc gia cổ đại.
- Những thành tựu văn hóa lớn của thời kì cổ đại.
2. Tư tưởng 
- Học sinh thấy rõ được vai trò của lao động trong lịch sử phát triển của con người. 
- Các em trân trọng những thành tựu văn hóa rực rỡ của thời kì cổ đại.
- Giúp các em có những kiến thức cơ bản nhất của Lịch sử thế giới cổ đại làm cơ sở để học tập phần Lịch sử dân tộc.
3. Kĩ năng
Bồi dưỡng kĩ năng khái quát và so sánh cho HS.
4. Đồ dùng dạy học
- Lược đồ Lịch sử thế giới cổ đại.
- Tranh ảnh về các công trình nghệ thuật.
B. NỘI DUNG
I. ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
1. Hãy nêu những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
2. Kể tên 5 kì quan văn hóa thế giới thời kì cổ đại.
III. Bài mới
Đây là bài tổng kết, trước khi vào những vấn đề chính, GV cần khái quát những kiến thức của lịch sử phát triển xã hội loài người.
Đó là các vấn đề:
- Con người xuất hiện trên Trái Đất.
- Sự phát triển của con người và loài người.
- Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại và sự phát triển của nó.
- Những thành tựu văn hoá lớn của Lịch sử thế giới cổ đại.
- Sau đó GV dùng bản đồ Lịch sử thế giới cổ đại để đưa HS vào những vấn đề chính của bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
. Những dấu vết của Người tối cổ (người vượn) được phát hiện ở đâu ?
HS trả lời: Đông Phi, Nam Âu, châu Á (Bắc Kinh, Giava).
GV hướng dẫn HS xem lại hình 5 SGK xem tượng đầu người tối cổ (Nêanđectan) và tượng đầu người tinh khôn (Hômôsapiên) để HS so sánh.
GV cho HS xem lại những công cụ bằng đá, đồng, để học sinh so sánh các công cụ thời kì đồ đá cũ, đồ đá giữa, đồ đá mới, đồ kim khí (đồng).
Sau đó HS rút ra nhận xét:
GV cho HS xem lại những bức tranh về người nguyên thủy - và sau đó đặt câu hỏi để HS rút ra nhận xét.
GV: Thị tộc là một nhóm người (vài chục gia đình) có quan hệ huyết thống.
GV hướng dẫn HS xem lại lược đồ các quốc gia cổ đại hình 10 SGK, sau đó hướng dẫn HS trả lời.
?- Các tầng lớp xã hội chính ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
?- Các quốc gia cổ đại phương Tây có những tầng lớp xã hội nào?
HS trả lời:
?- Nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước gì?
HS trả lời:
?- Nhà nước cổ đại phương Tây là nhà nước gì?
HS trả lời:
GV giải thích lại "Hội đồng 500" là gì? Riêng Rôm, quyền lãnh đạo đất nước đổi dần từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ V theo thể chế quân chủ, đứng đầu là vua.
?- Những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
HS trả lời:
?- Có mấy cách tính lịch?
HS trả lời: Có 2 cách tính lịch:
- Âm lịch (qui luật của Mặt Trăng quay quanh Trái đất).
- Dương lịch qui luật của Trái Đất quay quanh Mặt Trời).
?- Thành tựu văn hoá thứ 2 của các quốc gia này là gì?
HS trả lời:
?- Thành tựu văn hóa thứ 3 của các quốc gia này là gì?
HS trả lời:
HS trả lời tiếp: Chữ số lúc đầu là những cái vạch, sau đó những số 10, 100, 1000 có những ký hiệu riêng.
?- Thành tựu về kiến trúc của các quốc gia này thế nào?
?- Các quốc gia cổ đại phương. Đông đạt được những thành tựu rực rỡ về văn hóa, còn các quốc gia cổ đại phương Tây thì sao?
HS trả lời: Thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây cũng rất rực rỡ. (1 năm có 365 ngày + 6 giờ) chia thành 12 tháng, mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày, tháng 2 có 28 ngày, năm nhuận tháng 2 có 29 ngày).
GV hỏi: Thành tựu thứ 2 của văn hóa cổ đại phương Tây là gì?
HS trả lời:
(Lúc đầu có 20 chữ cái, sau đó bổ sung thêm 6 chữ cái nữa, hiện nay bảng chữ cái chúng ta đang dùng có 26 chữ cái).
?- Về khoa học, các quốc gia cổ đại phương Tây đã đạt được thành tựu gì?
HS trả lời: Thành tựu khoa học rất rực rỡ?
GV yêu cầu các em nêu lại tên các nhà bác học nổi tiếng lúc đó trên các lĩnh vực khoa học.
sNhững thành tựu về kiến trúc?
HS trả lời:
GV gọi 1 HS khái quát:
- Chúng ta rất trân trọng, giữ gìn: bảo tồn và phát triển những thành tựu đó.
1. Những dấu vết của Người tối cổ (người vượn) được phát hiện ở đâu ?
a) Về con người 
Người tối cổ (xuất hiện cách 4 triệu - 7 triệu năm)
- Dáng đứng thẳng;
- Hai tay được giải phóng;
- Trán thấp, vát ra đằng sau;
- U lông mày cao;
- Xương hàm bạnh, nhô ra đằng trước;
- Hộp sọ và não nhỏ;
- Có một lớp lông mỏng trên cơ thể.
Người tinh khôn: 
- Dáng dứng thẳng;
- Xương cốt nhỏ hơn;
- Đôi tay khéo léo hơn;
- Trán cau mặt phẳng;
- Hộp sọ và thê tích não lớn hơn;
- Cơ thể gọn, linh hoạt hơn;
- Không còn lớp lông mỏng trên cơ thể.
b) Về công cụ lao động
Người tối cổ:
- Công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ hoặc được mài một mặt mảnh tước đá rìu tay ghè đẽo thô sơ hoặc mài một mặt, cuốc, thuổng
Người tinh khôn:
- Công cụ đá mài tinh xảo hơn: cuốc, rìu, mai, thuổng.
- Công cụ đồng: cuốc, liềm, mai, thuổng.
Đồ trang sức bằng đá, đồng: vòng đeo cổ, đeo tay.
c) Về tổ chức xã hội
Người tối cổ: sống thành từng bầy.
Người tinh khôn: sống thành các thị tộc.
3. Thời cổ đại có những quốc ...  vào nước ta, Ngô Quyền đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào?
GV: Vì sao Ngô Quyền quyết định tiêu diệt quân Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng?
HS trả lời:
- Sông Bạch Đằng có vị trí chiến lược rất quan trọng, địa hình, địa vật đặc biệt, có thể chiến thắng quân thù.
- Sông Bạch Đằng có tên nôm là sôngtRừng, vì hai bên bờ sông, nhất là phía tảtngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng thủy triều lên xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống lệch nhau tới 3m. Khi triều lên, lòng sông rộng hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét.
- GV dùng bản đồ (loại treo tường) chiến thắng Bạch Đằng năm 938 hoặc lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã phóng to hình 55 SGK để minh họa và giải thích thêm: Tại sao Ngô Quyền chọn cửa sông Bạch Đằng là điểm quyết chiến chiến lược?
- GV dùng bản đồ để phân tích cho HS thấy rõ kế
hoạch đánh giặc của Ngô Quyền ở cửa sông Bạch Đằng là rất độc đáo.
- Trận Bạch Đằng chỉ được phép diễn ra trong vòng một ngày (dựa vào nhật triều).
- Cho nên phải tính toán rất khoa học, bãi cọc ngầm ở chỗ nào để khi nhử địch vào trong bãi cọc thì nước triều lên (bãi cọc bị dấu kín, khi nước triều bắt đầu xuống nghĩa quân phải đánh quật trở lại và phục kích 2 bên bờ, dồn địch vào bãi cọc (lúc đó cọc đã nhô ra) nước sông chảy xiết, thuyền địch lớn (thuyền buồm) không thể lái tránh bãi cọc được, cho tới lúc đó địch sẽ không tránh khỏi nguy cơ bị tiêu diệt.
- Nghệ thuật là ở chỗ: bãi cọc ngầm ở chỗ nào là hợp lý nhất (các cọc gỗ nhọn được bịt sắt ở đầu đóng xuống lòng sông kiểu hình chữ chi).
GV dùng bản đồ để trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng.
GV yêu cầu học sinh chú ý quan sát bản đồ (treo trên bảng), giải thích rõ các ký hiệu, giải thích rõ hơn: ở 2 bên bờ cửa sông Bạch Đằng có những con sông nhỏ để giấu quân thủy của ta: sông Chanh ở tả ngạn; sông Giá, sông Nam Triệu (sông Cấm) ở hữu ngạn.
GV tường thuật trận đánh của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938.
- Lực lượng quân thủy ta đã mai phục sẵn ở sông Giá, sông Chanh, cửa Nam Triệu, kết hợp với lực lượng của Ngô Quyền ở thượng nguồn, 2 cánh quân bộ của ta đã ém sẵn ở hai bên bờ sông (Dương Tam Kha - em vợ Ngô Quyền chỉ huy ở tả ngạn; Ngô Xương Ngập - con trai cả Ngô Quyền ở hữu ngạn). Quân ta đánh rất mạnh ở thượng nguồn quật xuống và 2 bên sườn đánh tạt ngang làm cho quân Nam Hán tháo chạy hoảng loạn. Trong lúc tháo chạy ra biển, thuyền của chúng đã đâm phải cọc ngầm không sao tránh khỏi, vỡ tan tành. Số còn lại vì thuyền to nặng (thuyền buồm) không thể lái tránh cọc ngầm, còn thuyền của ta nhỏ, có thể lướt nhẹ, luồn lách trên sông đánh giáp lá cà với địch. Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Lưu Hoàng Thao bị bỏ mạng tại trận.
GV giải thích thêm: Cho tới hiện nay, trận Bạch Đằng diễn ra vào ngày nào cụ thể, chúng ta cha xác định rõ, chỉ biết rằng trận đánh đó diễn ra vào cuối năm 938.
Sau khi trình bày xong diễn biến bằng bản đồ, GV hướng dẫn HS xem hình 56 (Trận chiến trên sông Bạch Bằng) để HS thấy rõ sự thông minh sáng tạo với cách đánh của Ngô Quyền đã đạt được hiệu quả rất cao. Quân Nam Hán bị đánh tan tác, Ngô Quyền đã giành lại độc lập lâu dài cho đất nước.
s- Vì sao nói trận Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
HS trao đổi và GV tổng kết.
GV hướng dẫn HS phân tích câu nói của Lê Văn Hưu để HS hiểu rõ hơn ý nghĩa trọng đại của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (câu nói đóng khung ở cuối bài).
GV cần nhấn mạnh:
Quân mới nhóm... mà phá được hàng vạn quân Lưu Hoàng Thao". Điều này thể hiện rõ: đất nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, Ngô Quyền mới tập hợp được những người dân, họ chưa biết gì về quân sự nhưng với lòng yêu nước, căm thù giặc cao độ, họ đã đánh tan được trăm vạn quân xâm lược hùng mạnh. Từ đây có thể rút ra bài học lich sử: Một dân tộc, dù nhỏ, yếu, nhưng quyết tâm đấu tranh giành độc lập dân tộc thì có thể đánh bại được kẻ thù hùng mạnh hơn gấp nhiều lần.
Tiền Ngô Vương đã mở nước xưng Vương. Điều đó nói rằng: trải qua hơn 1 000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, Ngô Quyền đã giành được thắng lợi, xưng Vương, dựng nước khôi phục lại độc lập dân tộc quả là một kì công. Ông xứng đáng được nhân dân ta tôn vinh là "ông tổ phục hưng nền độc lập dân tộc".
GV hướng dẫn HS xem tranh lăng Ngô Quyền (Ba Vì, Hà Tây), hình 57 SGK.
s- Việc dựng lăng Ngô Quyền có ý nghĩa như thế nào?
HS trả lời:
Nhân dân ta ghi nhớ công lao to lớn của Ngô Quyền, nhân dân ta rất trân trọng công lao to lớn của ông giành lại độc lập lâu dài cho đất nước, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc thời kì phong kiến độc lập.
Những nơi nào gần di tích có thể tổ chức cho HS đi tham quan lăng Ngô Quyền và sưu tầm tài liệu về ông).
1. Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?
Năm 938, nghe tin quân Nam Hán vào nước ta, Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội) khẩn trương bắt giết Kiều Công Tiễn, chuẩn bị đánh giặc. Dự đoán quân Nam Hán vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền dự định kế hoạch tiêu diệt giặc ở Bạch Đằng.
2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Diễn biến: Cuối năm 938, đoàn quân xâm lược của Lưu Hoàng Thao đã kéo vào cửa biển nước ta.
Ngô Quyền đã cho Nguyễn Tất Tô (người rất giỏi sông nước và một toán nghĩa quân dùng thuyền ra khiêu chiến, nhử địch tiến sâu vào trong bãi cọc (lúc đó nước thủy triều lên bãi cọc bị ngập, quân Nam Hán không nhìn thấy)
Khi nước "triều bắt đầu rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.
Kết quả:
Quân Nam Hán thua to. Vua Nam Hán được tin bại trận và con trai tử trận đã hoảng hốt ra lệnh thu quân về nước.
Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc
hoàn toàn thắng lợi.
Ý nghĩa lịch sử:
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1 000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài của đất nước.
Bài tập tại lớp:
Bài 1: Phát phiếu học tập có lược đồ câm về chiến thắng Bạch Đằng năm 938, yêu cầu HS điền ký hiệu thích hợp, sau đó thuật lại diễn biến. Gọi HS lên bảng sau khi hoàn thành phiếu học tập.
Bài 2: Điền ô chữ
L
U
U
H
O
A
N
G
T
H
A
O
B
A
C
H
Đ
A
N
G
H 
A
I
M
O
N
H
O
A
N
G
H
O
T
Đ 
U
O
N
G
L
A
M
T
H
U
Y
E
N
K
I
E
U
C
O
N
G 
T 
I
E
N
B 
I
E
N
1.Tên tướng của quân Nam Hán sang xâm lược nước ta lần thứ hai?
2. Nơi chọn làm trận địa cọc ngầm?
3. Khi sang xâm lược nước ta quân Nam Hán đóng quân ở đâu?
4. Từ nào thích hợp dùng trong cụm từ "vội vã rút quân về nước"?
5. Quê của Ngô Quyền.
6. Quân Nam Hán tiến vào sông Bạch Đằng bằng phương tiện nào?
7. Tên bán nước cầu cứu quân Nam Hán?
8. Quân Nam Hán tiến vào nước ta bằng đường này.
TUẦN 35.
Ngày soạn : 19/4/2010.	KT: ........./.........../ 2010
Ngày dạy :
Bài 28 -Tiết 33 
 ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của lịcch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỉ X).
Các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến thời kì dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu.
Những cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc giành lại độc lập dân tộc.
Những anh hùng dân tộc của thời kì này.
2. Tư tưởng
Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và lòng yêu nước chân chính cho HS.
HS yêu mến, biết ơn các anh hùng dân tộc, các thế hệ cha ông đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước.
HS có ý thức vươn lên xây dựng và bảo vệ đất nước.
3. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa các sự kiện, đánh giá nhân vật lịch sử và liên hệ thực tế.
II. PHƯƠNH TIỆN DẠY HỌC.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp
	KTSS: 6A:
	 6B:
2. Kiểm tra bài cũ
1. Diễn biến của trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng năm 938.
2. Ngô Quyền đã có công lao to lớn như thế nào đối với dân tộc Việt Nam?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Lịch sử thời kì này đã trải qua những giai đoạn nào .
Thời kì dựng nước đầu tiên diễn ra vào thời gian nào?
Tên nước đầu tiên là gì?
Vị vua đầu tiên là ai ?
GV : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) là sự báo hiệu các thế lực phong kiến phương Bắc không thể vĩnh viễn cai trị nước ta.
GV giải thích thêm: Như vậy ý chí độc lập dân tộc được nâng cao hơn một bước, nước ta là một nước độc lập, có giang sơn riêng, có hoàng đế, không thua kém gì phong kiến phương Bắc.
GV: Gợi ý để HS trả lời:
GV: Sau thắng lợi này dân tộc ta giành được độc lập lâu dài, mở đầu thời đại phong kiến độc lập ở nước ta.
Hướng dẫn để HS trả lời:
HS minh họa thêm:
Thí dụ: Người giã gạo, người bắn cung tên, ở giữa trống đồng là ngôi sao nhiều cánh (tượng Trưng cho Mặt Trời).
GV hướng dẫn HS mô tả thành (3 vòng thành) xen kẽ mỗi vòng thành là hào nước, từ đó có thể ra sông Hoàng, sông
Hồng... Từ đây, nếu có chiến sự có thể lên Tây Bắc, Đông Bắc và ra biển xem lại bài học)...
1. Các giai đoạn lớn của lịch sử thời kì này.
- Giai đoạn nguyên thủy
- Giai đoạn dựng nước và giữ nước.
- Giai đoạn đầu "chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
2. Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào? Tên nước là gì?
- Thời kì dựng nước đầu tiên diễn ra từ thế kỉ VII TCN. 
- Tên nước đầu tiên là Văn Lang, vị vua đầu tiên là Hùng Vương.
3. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kì Bắc thuộc, ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó.
-Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
-Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248) tiếp tục phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. 
-Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542). Lý Bí dựng nước Vạn Xuân (năm 548) là người Việt Nam đầu tiên xưng Đế. 
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường cho độc lập dân tộc.
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (776-791).
- Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ (năm 905).
- Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán lần 1 (năm 931): Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938), mở đầu thời kì độc lập lâu dài của dân tộc...
4. Sự kiện lịch sử nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc?
Đó là chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938. 
5. Kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc, giành độc lập cho Tổ quốc.
-Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) 
- Bà Triệu (Triệu Thị Trinh)
- Lý Bí (Lý Bôn)
- Triệu Quang Phục
- Phùng Hưng, Mai Thúc Loan
Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ ,
Ngô Quyền. 
6. Hãy mô tả những công trình nghệ thuật nổi tiếng thời cổ đại.
- Trống đồng Đông Sơn là một công trình nghệ thuật thời cồ đại, nhìn vào những hoa văn trên trống đồng người ta có thể hiểu rõ những sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Việt cổ. 
-Thành Cổ Loa là kinh đô của nước âu Lạc, đồng thời cũng là một công bình quân sự nổi tiếng của nước ta thời cổ đại.
4. Củng cố.
- Khái quát nội dung bài học.
5. Dặn dò.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì

Tài liệu đính kèm:

  • doclich su.doc