Giáo án Lịch sử 6 cả năm - Trường THCS Trần Quang Diệu

Giáo án Lịch sử 6 cả năm - Trường THCS Trần Quang Diệu

PHẦN MỞ ĐẦU

Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

A/MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

- HS cần hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể, sát thực, có căn cứ khoa học.

- Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

- Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử, học sinh cần có phương pháp học tập khoa học, thích hợp.

2/ Tư tưởng

- Trên cơ sở kiến thức khoa học, bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn lịch sử và phương pháp học tập, khắc phục quan niệm sai lầm lệch lạc tước đây là: Học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng.

- Bằng nội dung cụ thể gây hứng thú cho các em học tập, để các em yêu thích môn lịch sử.

 

doc 75 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 cả năm - Trường THCS Trần Quang Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pPHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ LỚP 6
Cả năm: 37 tuần ( 3 5 tiết )
Học kỳ I: 19 tuần ( 18 tiết )
Học kỳ II: 18 tuần ( 17 tiết)
HỌC KỲ I
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
1
1
PHÂN MỞ ĐẦU
Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử
2
2
Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
3
3
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Bài 3: Xã hội nguyên thuỷ
4
4
Bài 4: Các quốc gia cổ đại Phương Đông
5
5
Bài 5: Các quốc gia cổ đại Phương Tây
6
6
Bài 6: Văn hoá cổ đại
7
7
Bài 7: Ôn tập
8
8
PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chương I: Buổi đầu lịch sử nước ta 
Bài 8: Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta
9
9
Bài 9: Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta
10
10
 Kiểm tra một tiết 
11
11
Chương II: Thời đại Văn Lang – Âu Lạc 
Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
12
12
Bài 11: Những chuyển biến về xã hội
13
13
Bài 12: Nước Văn Lang
14
14
Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
15
15
Bài 14: Nước Âu Lạc
16
16
Bài 15: Nước Âu Lạc ( tiếp theo )
17
17
Bài 16: Ôn tập chương I và II
18
18
 Kiểm tra học kỳ I
19
 Trả bài kiểm tra học kỳ 
HỌC KỲ II
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
20
19
Chương III: Thời kỳ bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập
Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( Năm 40 )
21
20
Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân XL Hán
22
21
Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế ( Giữa I - TK VI)
23
22
Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế ( tiếp theo )
24
23
Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí nước Vạn Xuân ( 542 – 602 )
25
24
Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí nước Vạn Xuân ( Tiếp theo )
26
25
Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lơn trong các thế kỷ VII – IX
27
26
Bài 24: Nước Chăm Pa từ thế kỷ II đến thế kỷ
28
27
Bài 25: Ôn tập chương III
29
28
Làm bài tập lịch sử
30
29
 Kiểm tra một tiết
31
30
Chương IV: Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỷ X
Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc họ Dương
32
31
Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
33
32
 Lịch sử địa phương
34
33
Bài 28: Ôn tập
35
34
 Làm bài tập lịch sử
36
35
 Kiểm tra học kỳ II
37
Trả bài kiểm tra học kỳ II
 ĐỒ DÙNG CẦN SỬ DỤNG TRONG BÀI DẠY
Tuần
Tiết
Tên đồ dùng
Ghi chú
01
01
Tranh, ảnh về lớp học trường làng thời xưa, bia tiến sĩ.
Bài 1 “Sơ lược về môn lịch sử”
02
02
Lịch treo tường, lịch tay.
Minh họa mục 2 -Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử”
03
03
- Tranh về cuộc sống của người nguyên thủy.
- Hiện vật về các công cụ lao động, đồ trang sức.
Minh họa mục 1và mục 3 của bài:”Xã hội nguyên thủy”
04
04
- Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Tranh khắc trên tường đá ở lăng mộ Ai Cập
Minh họa mục 1 của bài:”Các quốc gia cổ đại phương Đông”
05
05
Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây
Minh họa mục 1:”
06
06
Tranh chữ tượng hình Ai CậpRam Vet(VI), Kim tự tháp, tượng lực sĩ ném đĩa
Minh họa mục 1 và 2 của bài:” Văn hóa cổ đại”
07
07
- Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Các tranh ảnh công trình nghệ thuật.
Minh họa bài:”Ôn tập”
08
08
- Dùng bản đồ câm.
- Các hiện vật phục chế.
Minh họa bài:”Thời nguyên thủy trên đất nước ta”
09
09
Các hiện vật phục chế.
Minh họa mục 1 và mục 3 của bài:” Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta”
10
10
Kiểm tra 1 tiết
11
11
Hộp phục chế về các loại rìu đá.
Minh họa mục 1 của bài:”Những chuyển biến trong đời sống kinh tế”
12
12
Hộp phục chế về: mũi giáo đồng Đông Sơn, dao găm đồng Đông Sơn, lưỡi cày đồng, lưỡi liềm đồng
Minh họa mục 3( Bước phát triển mới về xã hội nảy sinh như thế nào?) của bài:”Những chuyển biến về xã hội”.
13
13
- Hộp phục chế của bài trước( Bài 11)
- Sơ đồ nhà nước Văn Lang.
- Minh họa mục 1 của bài 12”Nước Văn Lang”.
- Minh họa mục 3
14
14
- Thạp đồng Đào Thịnh, trống đồng Ngọc Lũ, hình trang trí trên trống đồng, lưỡi cày
- Mẫu chuyện thời Hùng Vương( Bánh chưng, bánh dày; trầu cau; các câu ca dao)
- Minh họa mục 1 của bài:” Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang”
- Minh họa mục 3.
15
15
Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần.
Minh họa mục 1:”Cuộc kháng chiến” của bài:”Nước Âu Lạc”
16
16
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.
- Sơ đồ thành cổ Loa 
- Minh họa mục 5:”Nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
- Minh họa mục 4.
17
17
- Lược đồ đất nước ta thời nguyên thủy và thời Văn Lang, Âu Lạc.
- Một số tranh ảnh và công cụ, các công trình nghệ thuật tiêu biểu 
- Một số câu ca dao về phong tục, tập quán và nguồn gốc dân tộc.
Bài: ôn tập- Minh họa cho mục 1 và 2.
- Minh họa cho mục 4.
- Minh họa cho mục 3
18
18
Kiểm tra học kì I
19
19
Trả bài thi
20
20
Một số bảng phụ
Làm bài tập lịch sử
21
21
- Bản đồ treo tường “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng” -Ảnh về đền thờ Hai Bà Trưng
Minh họa cho mục 2
22
22
Bản đồ kháng chiến chống quân xâm lược Hán ( 42-43)
Minh họa cho mục 2
23
23
Lược đồ: Âu Lạc thế kỉ I – III
Minh họa cho mục 1
24
24
- Sơ đồ phân hóa xã hội.
- Sưu tầm ảnh:”Lăng Bà Triệu ở núi Tùng”
- Minh họa cho mục 3
- Minh họa cho mục 4
25
25
Kiểm tra viết 1 tiết
26
26
- Lược đồ “Khởi nghĩa Lý Bí”
Minh họa cho mục 1 và 2
27
27
- Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí
Minh họa cho mục 3 và 4
28
28
- Lược đồ nước ta thời thuộc Đường thế kỉ VII-IX
- Bản đồ hoặc lược đồ “Khởi nghĩa Mai Thúc Loan”
- Ảnh đền thờ Phùng Hưng
- Minh họa cho mục 1
- Minh họa cho mục 2
- Minh họa cho mục 3
29
29
- Bản đồ. Sơ đồ Giao châu và Cham Pa giữa thế kĩ III đến X
- Ảnh: Khu thánh địa Mĩ Sơn, Tháp chàm Phan Rang.
- Minh họa cho mục 1
- Minh họa cho mục 2
30
30
Bảng phụ :thống kê các sự kiện
Ôn tập
31
31
Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (930-931)
Minh họa cho mục 2
32
32
Bản đồ treo tường: “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938”
Minh họa cho mục 2
33
33
Bảng phụ
Ôn tập
34
34
Kiểm tra học kì II
35
35
Tư liệu lịch sử địa phương Đắc Lắc 
Sử địa phương
Tuần 1 - Tiết 1 
Ngày soạn: 20/ 08/ 2010
 Ngày dạy: 25/08/2010
PHẦN MỞ ĐẦU
Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
A/MỤC TIÊU 
1/ Kiến thức 
- HS cần hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể, sát thực, có căn cứ khoa học.
- Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
- Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử, học sinh cần có phương pháp học tập khoa học, thích hợp.
2/ Tư tưởng
- Trên cơ sở kiến thức khoa học, bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn lịch sử và phương pháp học tập, khắc phục quan niệm sai lầm lệch lạc tước đây là: Học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng.
- Bằng nội dung cụ thể gây hứng thú cho các em học tập, để các em yêu thích môn lịch sử.
3/ Kĩ năng
- Giúp các em có khả năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt, có thể trả lời được câu hỏi cuối bài.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
 - Tranh ảnh trong SGK( phóng to)
- Sưu tậm một số tư liệu lịch sử.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ Giới thiệu bài mới
Ở cấp tiểu học, các em đã học các tiết lịch sử ở bộ môn “Tự nhiên và xã hội”, thường nghe và sử dụng từ “lịch sử”.Vậy lịch sử là gì ? Hôm nay ta cùng tìm hiểu.
II/Dạy Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Hoạt động của GV-HS
* Hoạt động1: Tìm hiểu khái niệm về lịch sử 
- GV Gọi hs kể sơ lược thời nhỏ các em từ khi bắt đầu đi học đến nay.
- HS trả lời 
- GV: sơ kết và giảng:
? Vậy theo em lịch sử là gì?
? Sự khác nhau giữa lịch sử con người và lịch sử xã hội loài người?
GV: hướng dẫn hs xem hình1 SGKvà yêu cầu các em so sánh nhận xét:
? Vì sao có sự khác nhau đó?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò, tác dụng của bộ môn lịch sử.
? Tại sao học lịch sử là một nhu cầu không thể thiếu được của con người?
- GV Kết luận yêu cầu HS ghi nhớ:
? Học lịch sử có tác dụng và ý nghĩa như thế nào ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu các tư liệu về lịch sử 
? Căn cứ vào đâu mà người ta biết được lịch sử?
- GV giới thiệu Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng. =>. đó gọi là tư liệu truyền miệng.
GV cho học sinh quan sát tranh SGK
? Trên bia ghi gì?
- Trên bia ghi tên, tuổi, địa chỉ, năm sinh và năm đỗ của tiến sĩ.
GV: Hướng dẫn HS trả lời. 
1.Lịch sử là gì?
- Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử là một môn khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người.
2. Học lịch sử để làm gì?
 - Học lịch sử để hiểu được cội nguồn dân tộc, biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
- Biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giữ gìn độc lập dân tộc.
- Biết lịch sử phát triển của nhân loại để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lich sử?
- Căn cứ vào tư liệu truyền miệng 
- Tư liệu hiện vật 
- Tài liệu chữ viết 
III/ Củng cố, dặn dò:
* Câu hỏi: HS trả lời các câu hỏi sau.
1. Trình bày một cách ngắn gọn: Lịch sử là gì?
2. Lịch sử giúp em hiểu biết những gì?
3. Tại sao chúng ta phải học lịch sử?
IV/ Bài tập về nhà
+ Sau khi học, các em trả lời 3 câu hỏi cuối bài
+ Xem trước bài 2
 Tuần 2 – Tiết 2
Ngày soạn: 20/ 08/2010
Ngày dạy: 01/09/2010 
Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
A: MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Thông qua nội dung bài giảng GV cần làm rõ.
+ Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.
+ HS cần phân biệt được các khái niệm Dương lịch, Âm lịch và Công lịch.
+ Biết cách đọc, ghi và tính năm tháng theo Công lịch chính xác.
2. Tư tưởng:
+ Giúp cho HS biết quý thời gian, biết tiết kiệm thời gian.
+ Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và tác phong khoa học trong mọi việc.
3. Kĩ năng: Bồi dưỡng cho HS cách ghi, tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ chính xác.
B: CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
+ Tranh ảnh trong SGK lịch treo tường
C: TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Kiểm tra bài cũ: 1. Trình bày ngắn gọn Lịch sử là gì?
2. Tại sao chúng ta phải học Lịch sử?
II. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Giải thích vì sao cần phải xác định thời gian trong lịch sử.
- Gv tóm tắt: Bài trước chúng ta đã khẳng định: Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ, muốn hiểu rõ những sự kiện trong quá khứ, cần phải xác định thời gian chuẩn xác. Từ thời nguyên thuỷ, con người đã tìm cách ghi lại sự việc theo trình tự thời gian. 
- Hướng dẫn HS xem H 2 SGK và đặt câu hỏi:
? Có phải các bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám được lập cùng một năm không?
? Dựa vào đâu, bằng cách nào, con người sáng tạo ra thời gian?
- HS đọc SGK đoạn “Từ xưa, con người thời gian được bắt đầu từ đây”
- GV Giải thích thêm và sơ kết.
- HS đọc SGK đoạn “Từ xưa, con người thời gian được bắt đầu từ đây”
- GV Giải thích thêm và sơ kết.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tính thời gian của người xưa.
? Trên thế giới hiện nay có những cách tí ... ủa dân tộc ta? 
? Dựa vào lời nhận xét của Lê Văn Hưu em hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của trận Bạch Đằng 938 ?
? Ngô Quyền lo công như thế nào trong cuộc kháng chiến, chống quân xâm lược Nam Hán?
1/ Ngô Quyền chuẩn bị đánh Nam Hán như thế nào?
Nguyên nhân:
- Nhà Hán có âm mưu xâm lược nước ta từ lâu.
- Kiều Công Tiễn cầu cứu Nam Hán
- 938 Quân Nam Hán tiến vào nước ta.
Kế hoạch của Ngô Quyền :
- Ngô Quyền tiến quân ra bắc trị tội KCT
- Chọn sông Bạch Đằng làm trận địa mai phục 
2.Chiến thắng Bạch Đằng 938:
* Diễn biến ( SGK )
- Ngô Quyên cho thuyền đánh nhử địch.
- Nước triểu rút quân ta phản công
* Ý nghĩa:
- Giành lại độc lập chủ quyền cho dân tộc ta
- Chấm dứt 1000 năm đô hộ của phong kiến Phương Bắc. Mở ra thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhân dân ủng hộ
- Sự đoàn kết dân tộc
- Chỉ huy tài giỏi, độc đáo của Ngô Quyền
4. Sơ kết bài:
	* Câu hỏi : 
	1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh Nam Hán như thế nào?
	2. Trình bày cách đánh độc đáo của Ngô Quyền, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? 
 3. Làm bài tập trắc nghiệm về công lao của Ngô Quyền.
V. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. Ôn lại chương 3 và 4 tiết sau ôn tập.
TUẦN 33 - TIẾT 32
Ngày soạn: 20/4/2011
Ngày dạy : 27/4/2011
 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
THAM QUAN NHÀ ĐÀY BUÔN MA THUỘT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết và hiểu được Nhà đày Buôn Ma Thuột không những là chứng tích chiến tranh mà còn là nơi đào tạo và rèn luyện nên những chiến sĩ cách mạng kiên cường. Những chiến sĩ Cộng sản bị địch giam cầm ở đây đã trờ thành những người gieo mầm giống cách mạng lên mảnh đất cao nguyên.
2. Kỹ năng:
- Rèn ý chí kiên cường, bền bỉ trong đấu tranh và trong cuộc sống.
 3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết dân tộc, biết kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông mình trong công cuộc xây dựng quê hương đổi mới của Tổ Quốc.
II. THIẾT BỊ – TÀI LIỆU:
Nội dung để giới thiệu khái quát tại lớp 
Đồ dùng trực quan cần thiết( nếu có).
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 
1. Giới thiệu bài: Đến với Đắk Lắk, du khách không thể không đến thăm Nhà đày Buôn Ma Thuột khu di tích lịch sử cách mạng đã được nhà nước xếp hạng. Nhà đày Buôn Ma Thuột không những là chứng tích chiến tranh mà còn là nơi đào tạo và rèn luyện nên những chiến sĩ cách mạng kiên cường. Những chiến sĩ Cộng sản bị địch giam cầm ở đây đã trờ thành những người gieo mầm giống cách mạng lên mảnh đất cao nguyên.
  Qua các cuộc đấu tranh giành và giữ gìn độc lập của nhân dân Đăk Lăk nói riêng và cả nước nói chung, các thế hệ ông cha ta đã hi sinh gian khổ, bị giam cầm, kìm kẹp hết sức khổ sở có khi là hy sinh cả tính mạng, mặc dù vậy họ vẫn có ý chí kiên trung, một lòng đi theo cách mạng, họ biến nhà tù thành trường học. Nhà đày Buôn Ma Thuột là nơi thực dân Pháp lập nên để giam cầm các chiến sĩ cộng sản của ta. Nhưng các chiến sĩ ấy đã biến nhà tù thành trường học, thành nơi đào tạo cán bộ cách mạng và là nơi đấu tranh với giặc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vài nét về nhà đày BMT. 
2 Dạy và học bài mới
 Giới thiệu vài nét về nhà đày Buôn Ma Thuột
Nhà đày Buôn Ma Thuột là một di tích lịch sử tại Đắk Lắk được xếp hạng 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về địa điểm
Khu di tích nhà đày nằm ở số 18 đường Tán Thuật - Phường Tự An - Thành phố Buôn Ma Thuột.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Lịch sử
Nhà đày Buôn Ma Thuột được chính quyền Thực dân Pháp cho xây dựng bắt đầu từ năm 1900 khi Buôn Ma Thuột còn là một nơi rừng thiêng nước độc để giam giữ các chiến sĩ cách mạng. Ban đầu được xây dựng bằng gỗ tranh, sau kiên cố, xung quanh có tường bao bọc. ở cổng chính và 4 góc tường đều có bót gác và đèn pha chiếu sáng.
- Đến năm 1930 thì hoàn chỉnh như bây giờ và là một trong những nhà tù tàn bạo nhất của chính quyền Thực dân Pháp tại Việt Nam. Hiện tại Nhà đày đã được bảo tồn như một di tích lịch sử và là một điểm tham quan của thành phố Buôn Ma Thuột.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Kiến trúc
Nhà đày Buôn Ma Thuột được xây dựng với qui mô kiên cố trên 1 mảnh đất hình vuông, mỗi cạnh 200m, tường cao dày bao bọc xung quanh. Nhà đày chia ra 6 lao, mỗi lao giam giữ mỗi loại tù nặng nhẹ khác nhau. Nhà đày được chia làm 2 khu vực:
* Khu vực 1: Từ cổng chính đi vào bên trái là nơi thực dân Pháp làm việc và một xưởng mộc. Bên phải là một xà lim, một nhà giam nữ, tội phạm xã hội trong tỉnh và một bể nước.
* Khu vực 2: Là khu trung tâm có 6 nhà lao để giam giữ các chiến sĩ cách mạng. phía trái là nhà giam số 1 và số 2 được gọi là biệt giam
- Từ năm 1930 nhà đày Buôn Ma Thuột đã giam giữ những chiến sĩ cách mạng như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hồng Chương, Bùi San, Trần Văn Quang, Ngô Đức Độ....
 IV. Sơ kết bài: Nhắc lại nội dung chính.
V. Hướng dẫn về nhà: - Ôn các bài từ 21 đến 27 trắc nghiệm ( Các câu hỏi tự luận bài 21, 26,27) 
TUẦN 34 - TIẾT 33
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Bài 28 : ÔN TẬP
TUẦN 35 - TIẾT 34
Ngày soạn :
Ngày dạy :
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
TUẦN 36 - TIẾT 35
Ngày soạn: 18 / 4 /2011
Ngày dạy: / /2011
KIỂM TRA HỌC KÌ II
 I/ MỤC TIÊU TIẾT KIỂM TRA : Qua tiết kiểm tra hs cần đạt:
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến phần lịch sử VN ở giai đoạn từ cuộc khỡi nghĩa Hai Bà Trưng đến thế kỉ X.
- Từ kết quả bài kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau. 
- Thực hiên yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giaó Dục và Đào tạo.
- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
* Về kiến thức : Yêu cầu học sinh cần: 
- Trình bày những nét chính về diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542. 
- Hiểu được hoàn cảnh dẫn tới Khúc Thừa Dụ giành được quyền tự chủ.
- Giải thích được ý nghĩa của việc nhà Đường phong cho Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ
- Giải thích được ý nghĩa của chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 
* Kỉ năng: 
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện.
* Tư tưởng, thái độ, tình cảm:
Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.
II, HÌNH THỨC KIỂM TRA: Hình thức: trắc nghiệm, tự luận.
III, THIẾT LẬP MA TRẬN: 
 Tên chủ đề(ND trìnhh.) 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
cấp độ cao 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 21: Khỡi nghĩa 
Lý Bí
Số câu: 2
Số điểm: 3,5đ
Tỉ lệ: 35%
Nhận biết được tên nước ta thời Lí Bí
Số câu: 1
Số điểm: 0.5đ
- Trình bày 
nét chính về diễn biến của cuộc k nghĩa
 Lý Bí năm
542
- Hiểu được kết quả to lớn của cuộc knghĩa 
Số câu: 1
Số điểm :3đ
Số câu: 2
3,5 điểm= 
35%
Bài 22: Khỡi nghĩa 
Lý Bí(tt)
Nhận biết được địa điểm làm căn cứ và tên hiệu của Triệu Quang Phục sau khi lên ngôi
Số câu: 2
Số điểm: 1.0
Số câu: 2
1.0 điểm=
10%
Bài 23: Những cuộc khỡi 
nghĩa lớn
 trong các 
TK VII-IX.
Số câu: 1/2
Số câu: 2
Số điểm : 1.0đ-
Tỉ lệ 10 %
Nhận biết được quê hương của Phùng Hưng và địa đỉêm đặt cơ quan đô hộ của nhà Đường.
Số câu: 2
Số điểm: 1.0đ
Số câu: 2
1.0 điểm=
10%
Bài 24: Nước Cham – pa từ 
thế kỉ II đến
 thế kỉ X 
Số câu: 3
Số điểm-1.5đ-
 Tỉ lệ -15%
- Nhận biết được
 tên nước đầu 
tiên và khu vực 
lãnh thổ của
 Cham- Pa. 
Số câu: 2
Số điểm: 1.0đ
Nhận biết được cư dân Cham – pa
đã có chữ
 viết từ rất sớm, bắt nguồn từ 
chữ Phạn 
của người
 Ấn Độ.
Số câu: 1
Số điểm: 0.5đ
Số câu: 3
1.5 điểm=
15%
Bài 26: Cuộc 
Đấu tranh 
giành quyền
 tự chủ của họ Khúc, họ 
Dương.
Số câu: 1
Số điểm: 2.0đ-
Tỉ lệ 20 %
Bài 27: Ngô Quyền và
 chiến thắng 
Bạch Đằng
 năm 938
Số câu: 7
Số điểm:3.5đ
- Hiểu được 
hoàn cảnh 
dẫn tới Khúc Thừa Dụ 
giành được quyền tự chủ..
Số câu: 1/2
Số điểm: 1.0đ
Số câu: 2+ 
1/2
Số điểm: 4.5đ
Gỉai thích được ý nghĩa của việc nhà Đường phong cho Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ
Số câu: 1/2
Số điểm: 1.0đ
Giải thích được ý nghĩa của chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 
Số câu: 1
Số điểm: 1.0đ
Số câu: 1+ 
1/2
Số điểm: 2.0đ
Số câu: 1
2.0 điểm=
20%
Số câu: 1
1.0 điểm=
10%
Số câu: 11
10.0 điểm=
100%
IV, BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm )
Câu 1: (0.5 đ) Lý Bí đặt tên nước là gì?
 A.Vạn Xuân B. Đại Cồ Việt C. Đại Việt D. Việt Nam
Câu 2: (0.5 đ) Căn cứ kháng chiến của Triệu Quang Phục ở đâu?
 A. Hồ Điển Triệt B. Đầm Dạ Trạch 
 C. Động Khuất Lão D. Thành Gia Ninh
Câu 3: (0.5 đ) Triệu Quang Phục lên ngôi vua được gọi là:
 A.Triệu Việt Vương B.Triệu Văn Vương 
 C.Triệu Quang Vương D.Ttriệu Phục Vương
Câu 4: (0.5 đ) Phùng Hưng là người làng nào?
 A. Mai Phụ B. Phúc Lâm C. Đường Lâm D.Hoàng Mai
Câu 5: (0.5 đ) Nhà Đường đặt trụ sở của phủ đô hộ ở đâu?
 A. Cổ Loa B. Tống Bình C. Luy Lâu D. Long Biên
Câu 6: (0.5 đ) Sau khi giành độc lập, Khu Liên xưng làm vua, đặt tên nước là gì?
 A. Sa Huỳnh B. Cham-pa C. Chiêm Thành D. Lâm Ấp
Câu 7: (0.5 đ) Chữ viết của người Chăm bắt nguồn từ chữ nào?
 A. Chữ Hán B. Chữ Nôm C. Chữ Phạn D. Chữ Latinh
Câu 8: (0.5 đ) Lãnh thổ Cham - pa kéo dài:
 A.Từ Phan Rang đến Huế 
 B.Từ Hoành Sơn đến Đà Nẵng
 C.Từ Phan Rang đến Bến Hải 
 D.Từ Hoành Sơn đến Phan Rang
II.TỰ LUẬN: (6.0 điểm )
Câu 1: ( 3.0 đ) 
 Trình bày diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542? 
Câu 2: (2.0đ) 
 Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào? Việc nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ có ý nghĩa gì?
Câu 3: ( 1.0 đ) 
 Tại sao nói: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? 
 ĐÁP ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
A
B
A
C
B
D
C
D
TỰ LUẬN:
Câu 1: (3.0đ) 
- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa.Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.
-Chưa đầy 3 tháng, Nghĩa quân chiếm hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư chạy về Trung Quốc.
- Tháng 4/542, quân Lương sang đàn áp nhưng thất bại.
- Đầu năm 543, nhà Lương sang tấn công lần 2 và thất bại. (2.0đ)
* Kết quả: Khởi nghĩa thắng lợi, mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch, thành lập triều đình với 2 ban văn, võ(1.0đ)
Câu 2: (2.0đ) 
* Hoàn cảnh: - Nhà Đường suy yếu, nhân cơ hội đó Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy dựng quyền tự chủ. (1.0đ)
* Ý nghĩa: trên danh nghĩa nước ta vẫn phụ thuộc nhà Đường, nhưng thực tế thì đất nước ta đã giành được độc lập, thời kì Bắc Thuộc đã chấm dứt. (1.0đ)
Câu 3: (1.0đ) Vì: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 đã giành lại độc lập chủ quyền cho dân tộc ta. Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc: Thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.
 TUẦN 37 
Ngày soạn :
Ngày dạy :
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoansu6.doc