Giáo án học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Diệp Tân

Giáo án học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Diệp Tân

Yêu cầu học sinh quan sát hình 5.2.

- Phân tích lực tác dụng lên quyển sác, quả bóng ?

- Hãy chỉ ra các lực cân bằng tác dụng lên cuốn sách, quả cầu trái banh?

- Hãy biểu diễn các lực đó bằng hình vẽ?

*Hãy trả lời câu hỏi C1?

-Qua 3 ví dụ hãy nhận xét khi vật đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì kết quả là gì? Nhận xét.

-Cho học sinh chốt lại đặc điểm của hai

lực cân bằng.

Còn nếu 2 lực cân bằng tác dụng lên vật đang chuyển động thì sẽ như thế nào?

Học sinh quan sát hình vẽ 5.2.

* Các nhóm thảo luận và vẽ hình phân tích lực vào phiếu của các nhóm và đại diện trả lời.

Học sinh trả lời

 C1.

a)Tác dụng lên quyển sách có hai lực: trọng lực , lực đẩy của mặt bàn.

b)Trọng lực , lực căng

c)Trọng lực , lực đẩy của mặt bàn.

Học sinh rút ra kết luận và ghi vào tập. I/ Lực cân bằng:

1. Hai Lực cân bằng là gì?

- Hai lực cân bằng là 2 lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương cùng nằm trên cùng một đường thẳng chiều ngược nhau.

Hoạt động 2: Tác dụng của 2 lực cân bằng lên 1 vật đang chuyển động

(12’)

* Yêu cầu các nhóm học sinh dự đoán trên 2 cơ sở:

+ Thay đổi vận tốc.

+ Không thay đổi vận tốc.

GV: Hướng dẫn cách làm thí nghiệm kiểm tra như H5.3. (Không làm TN trên lớp)

* Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi từ C2, C3, C4, C5 qua bảng 5.1.

* Giáo viên thu hồi phiếu và khắc sâu lại kiến thức.

Ta thường nghe nói đến quán tính là gì? Như ta đi xe đạp xuống dốc thì ta không đạp xe vẫn chạy do đâu.

-Học sinh các nhóm nghe GV hướng dẫn cách làm.

* Các nhóm tích cực thảo luận

* Đại diện từng nhóm trả lời và nhận xét.

- Học sinh ghi vào vở.

C2: Quả cân A chịu td của 2 lực: trọng lực A và sức căng của dây. Hai lực này cân bằng (do T=PB mà PB=PA).

C3: Vì lúc này PA+ PA’>T

Nên vật AA’ cđ nhanh dần đi xuống, B cđ đi lên.

C4: Tác dụng lên A chỉ còn 2 lực: A và .

2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.

a: Dự đoán.

b: Thí nghiệm.

NX: Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.

 

doc 96 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Diệp Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Ngày soạn:15.08.2011 Ngày giảng: Lớp 8A,8B,8D: 19/08/2011
 Lớp 8C,8E: 20/08/2011.
Bài soạn: Chương I: CƠ HỌC
Tiết 1- §1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC 
Mục tiêu:
 a/ Kiến thức: - Nắm được thế nào là chuyển động và đứng yên, tính tương đối của chuyển động.
	- Cho được 2 ví dụ về chuyển động cơ học.
	- Cho được ví dụ về tính tương đối của chuyển động.
 b/ Kĩ năng: - Biết được các dạng chuyển động thường gặp trong cuộc sống như chuyển động tròn, cong, thẳng
 c/ Thái độ: HS yêu thích học tập bộ môn .
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
 a/GV: Giáo án, SGK, bảng phụ, tranh vẽ hình 1.1, 1.3 SGK.
 b/HS: Vở ghi, SGK, đọc trước bài.
 Tiến trình bài dạy:
 a/Giới thiệu chung – ĐVĐ:(5’)
Giới thiệu chương trình Vật lý 8:Chương trình Vật lý 8 giới thiệu tới các em gồm 2 chương: CI: Cơ học; CII: Nhiệt học.
Giới thiệu nội dung chương I:Trong chương I, các em sẽ được nghiên cứu những nội dung chính sau:
Chuyển động là gì, đứng yên là gì?
Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
Lực có quan hệ với vân tốc như thế nào?
Quán tính là gì?
Áp suất là gì? Áp suất gây ra bởi chất rắn, chất lỏng, áp suất khí quyển có gì khác nhau?
Lực đẩy Ác-si-mét là gì? Khi nào thì vật nổi, khi nào thì vật chìm?
Công cơ học là gì?
Công suất đặc trưng cho tính chất nào của việc thực hiện công?
Cơ năng, động năng, thế năng là gì?
Thế nào là bảo toàn và chuyển hóa cơ năng? 
*ĐVĐ: Các em đã biết: Mặt trời mọc ở đằng đông còn lặn ở đằng tây. Như vậy mặt trời chuyển động còn trái đất đứng yên phải không? Khi chúng ta ngồi trên ô tô là chúng ta đứng yên phải không? Và làm thế nào, dựa vào đâu mà chúng ta biết được 1 vật đứng yên hay chuyển động?
	Để tìm lời giải đáp trên ta đi vào bài học hôm nay: 
 b/ Dạy bài mới: 
T.g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
14’
HĐ1: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên.
GV:Gọi 1 học sinh đọc câu C1.
-Làm thế nào ta biết 1 vật chuyển động? hay đứng yên?
- Khi đạp xe đi học ta chuyển động so với vật nào?
Vậy từ đó ta rút ra được điều gì về chuyển động hay đứng yên?
- Yêu cầu học sinh đọc lớn câu hỏi C2, C3.
- Định hướng cho học sinh giải quyết câu C2 và C3.
- Người ngồi trên toa tàu đứng yên so với vật nào? Chuyển động so với vật nào?
* Vậy cùng một lúc có thể chuyển động hay đứng yên. Do đâu? Và dựa vào đó ta nói nó tính chất gì? Ta đi vào mục II.
Cá nhân đọc câu C1.
- Học sinh cá nhân tích cực trả lời thấy bánh xe quay, thuyền di chuyển,....
- Học sinh trả lời nhà cửa, cột đèn,
 Học sinh rút ra được 
kết luận của bài học và trả lời câu hỏi C1:Ta so sánh vị trí của vật đó với 1 vật nào đó đứng yên bên đường, bên bờ sông.
C2: Xe chạy trên đường, nhà cửa vật làm móc.
C3: Tương tự học sinh trả lời: 
- Học sinh trả lời câu hỏi: Đứng yên so với xe, chuyển động so với nhà cửa, cây cối 2 bên đường.
I/ Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên.
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học( gọi tắt là chuyển động).
Ví dụ:.
C2: Xe chạy trên đường, nhà cửa là vật làm mốc.
C3: Một vật được coi là đứng yên khi nó không thay đổi vị trí so với vật làm mốc theo thời gian.VD: Mặt đường đứng yên so với ngôi nhà,...
14’
HĐ2: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
GV:Cho học sinh xem hình 1.2 (SGK) hãy trả lời câu hỏi.
C4, C5, C6.
* Cho cả lớp thành 4 nhóm thảo luận vào phiếu học tập cho sẵn.
- Từ đó chúng ta rút ra được kết luận gì?
- Và hãy trả lời câu hỏi C7?
Qua trên ta rút ra được điều gì?
-Dựa vào đó các em hãy giải thích tình huống đầu bài? Cho điểm.
-Chúng ta đạp xe đạp đi học đến trường là chuyển động gì?
Vậy ngoài chuyển động trên còn những dạng nào nữa qua III.
- Lớp chia thành 4 nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng để giải quyết tình huống học tập ở câu hỏi C4, C5, C6 và điền vào chỗ trống những từ thích hợp.
- Từ đó đại diện nhóm phát biểu ý kiến của nhóm mình.
Học sinh qua thảo luận nhận xét rút ra được kết luận cần ghi vào tập.
Học sinh tự giác, độc lập suy nghĩ trả lời tình huống của bài học hôm nay.
- Học sinh trả lời là dạng chuyển động thẳng.
II/ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất để làm mốc.
Ví dụ: Vật làm mốc như nhà cửa, cây cối
C4:Chuyển động vì đã thay đổi vị trí so với nhà ga theo thời gian.
C5:Hành khách đứng yên so với toa tàu.Vì vị trí không thay đổi theo thời gian.
C6:(1) đối với vật này.
 (2) đứng yên
C7:VD:.....
C8:Mặt trời thay đổi vị trí so với 1 điểm mốc gắn với TĐ,vì vậy có thể coi MT là cđ khi lấy mốc là TĐ.
5’
HĐ3: Các dạng chuyển động thường gặp:
Dùng tranh vẽ H.13 yêu cầu học sinh trả lời các dạng chuyển động.
- Thả viên phấn rơi.
- Ném xiên, ném ngang viên phấn.
- Cho con lắc đơn chuyển động.
Hãy cho biết các dạng chuyển động trên?
Qua đó giáo viên củng cố lại.
Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
* Các nhóm thảo luận trả lời.
Yêu cầu học sinh trả lời câu C9.
-Cá nhân trả lời.
III/Một số chuyển động thường gặp:
C9:Chuyển động thẳng: Thả viên phấn, thước rơi ,.......
Chuyển động cong: Đường bay của quả cầu lông,...
Chuyển động tròn: Chuyển động của chiếc kim đồng hồ,...
5’
HĐ4: Vận dụng- củng cố:
* Gọi học sinh trả lời câu hỏi C10.
- Nhóm nào nhanh nhất có thể trả lời câu hỏi C11 bằng trò chơi học tập.
GV: Nêu câu hỏi củng cố bài:
-Cđ là gì, đứng yên là gì?
-Các dạng cđ thường gặp?
* Các nhóm thi đua tranh luận cho câu hỏi C11 để giành điểm tốt trong tiết học.
HS: TLCH.
IV/ Vận dụng:
C10: Ô tô cđ so với cột điện, người, mặt đất.Đứng yên so với người lái xe....
C11:Nói như vậy không phải lúc nào cũng đúng. Chẳng hạn, vật chuyển động tròn quanh vật mốc. 
 c/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
 - Đọc có thể em chưa biết.
 - Hãy cho biết như thế nào 1 vật có thể chuyển động hay đứng yên?
 - 1 học sinh ngồi trên ghế là đứng yên hay chuyển động hãy lập luận ý kiến của mình?
 - Về nhà xem trước bài 2.
Tuần 2:
Ngày soạn:20.08.2011 Ngày giảng: Lớp 8A,8B,8D: 26/08/2011
 Lớp 8C,8E:23/08/2011.
Bài soạn: Tiết 2 - §2: VẬN TỐC
Mục tiêu:
 a/ Kiến thức: - Biết được ý nghĩa của vận tốc cho biết độ nhanh hay chậm của chuyển động.
Hiểu được công thức tính vận tốc và đơn vị các đại lượng trong công
thức.
 b/ Kĩ năng: Vận dụng công thức để tính các đại lượng quảng đường, thời
gian, vận tốc trong chuyển động.
 c/ Thái độ: HS tích cực, chủ động tìm kiếm kiến thức.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a/ GV: Giáo án, SGK, Tranh vẽ tốc kế của xe máy;Phiếu học tập nhóm bảng 2.1;Phiếu học tập cá nhân bảng 2.2.
 b/ HS: Vở ghi, SGK,học và làm bài cũ, đọc trước bài mới.
Tiến trình bài dạy:
 a/ Kiểm tra bài cũ – ĐVĐ(5’):
 *Câu hỏi: - Chuyển động cơ học là gì?
 - Trả lời câu C10.
 *Đáp án: - Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
 - TL C10.
 *Tổ chức tình huống học tập:
 Làm thế nào nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động và thế nào là chuyển động đều?
 b/ Dạy bài mới:
T.g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
16’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vận tốc:
GV: Hướng dẫn HS vào vấn đề so sánh sự nhanh, chậm của chuyển động của các bạn trong nhóm .
-Yêu cầu HS trả lời C1: Làm thế nào để biết ai chay nhanh, ai chạy chậm?
-Từ kinh nghiệm hàng ngày, hãy sắp xếp thứ tự cđ nhanh, chậm của các bạn nhờ sđ quãng đường cđ trong 1 đơn vị t.g?
-Yêu cầu H thực hiện C2
GV: thông báo: Quảng đường chạy được trong 1 giây gọi là vận tốc
Yêu cầu HS trả lời C3.
HS: thảo luận nhóm trả lời C1,C2,C3:
+ Cùng quãng đường chuyển động , HS nào chạy mất ít thời gian hơn sẽ chuyển động nhanh hơn
+Sắp xếp:
+ HS tính quãng đường chạy được trong 1 giây.
+HS thảo luận nhóm so sánh độ dài đoạn đường chạy được của mỗi HS trong cùng 1 đơn vị thời gian để hình dung về sự nhanh, chậm
HS: thảo luận nhóm trả lời 
I/ Vận tốc là gì?
Quãng đường chạy được trong một đơn vị thời gian gọi là vận tốc.
C3:
(1): nhanh
(2): chậm
(3): quãng đường đi được
(4): đơn vị
3’
Hoạt động 2: Công thức tính vận tốc:
GV: thông báo công thức tính vận tốc
Vận tốc được tính bằng CT:
HS: Ghi lại công thức.
II/ Công thức tính vận tốc:
, trong đó:
v là vận tốc
s là quãng đường đi được,
t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
4’
Hoạt động 3: Đơn vị vận tốc:
GV: Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
Yêu cầu thực hiện câu C4 điền vào bảng 2.2
Hướng dẫn HS đổi đơn vị vận tốc
Treo tranh vẽ tốc kế của xe máy, giới thiệu cho HS biết dụng cụ để đo vận tốc .
HS làm việc cá nhân điền vào bảng 2.2
III/ Đơn vị:
Đơn vị vận tốc thường dùng là mét trên giây (m/s) hoặc kilômét trên giờ (km/h).
1km/h = 
Dụng cụ đo vận tốc là tốc kế ( đồng hồ vận tốc).
15’
Hoạt động 4: Vận dụng – củng cố:
GV: Nêu câu hỏi củng cố:Vận tốc là gì ? Công thức tính vận tốc?
-Đọc nội dung C5?
-Đề bài cho gì và yêu cầu gì?
-Hãy TL C5a?
-Muốn biết cđ nào nhanh nhất, chậm nhất ta làm thế nào?
-Hãy đưa các số đo này về cùng 1 đơn vị đo?
GV: Cùng HS khác nhận xét.
Yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện C6, C7, C8.
Chỉ so sánh số đo vận tốc khi cùng đơn vị. Do đó 54>15 không có nghĩa là vận tốc khác nhau.
HS: TLCH
HS: Đọc, TLCH
C5a:
-b)Ta cần so sánh số đo vận tốc của 3 cđ trong cùng 1 đơn vị đo vận tốc.
-1HS lên bảng thực hiện.
HS: Hoạt động cá nhân làm bài tập.
3HS lên bảng chữa.
Các bạn khác nhận xét.
C5:
a. Mỗi giờ ôtô đi được 36km. Mỗi giờ xe đạp đi được 10.8km. Mỗi giây tàu hỏa đi được 10m.
b. Đổi đơn vị:
ôtô: v=36km/h
=
xe đạp: v=10.8km/h=
tàu hỏa: v=10m/s
Ô tô, tàu hỏa cđ nhanh như nhau, xe đạp chuyển động chậm nhất.
C6:
C7:40 phút=2/3h
 s=v.t=12.
C8:30p=1/2h.
 s=v.t=4.
 c/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’)
 -Làm bài tập 2.4 SGK
 -Về nhà đọc phần “Có thể em chưa biết” Và làm bài tập từ 2.1 đến 2.5 SBT/5
 -Đọc trước bài mới “ CHYỂN ĐỘNG ĐỀU VÀ CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU”.
= = = = = = = = = = = = = = = = = =
Tuần 3:
Ngày soạn:26.08.2011 Ngày giảng: Lớp 8A,8B,8D: 03/09/2011
 Lớp 8C,8E:30/08/2011.
Bài soạn: Tiết 3 - §3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU
 CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Mục tiêu:
 a, Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều .
 - Phát biểu được định nghĩa chuyển động không đều và nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp . Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian .
 - Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
 - Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
 b, Kĩ năng :- Vận dụng được công thức v = để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường .
 - Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
 - Tính đượ ... ường thứ nhất là:
ADCT: vtb = , ta có:
vtb1=(km/p)
Vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường thứ hai là:
vtb2=(km/p)
Vận tốc của người đó trên cả quãng đường là:
vtb==
(km/p).
Bài 2:
Tóm tắt:
F1=45000N; S1=1,25m2
m2=65kg; S2=180cm2
P=10.m
So sánh P1 và P2?
Giải:
Áp suất của xe lên mặt đường là: ADCT: P=, ta có:
P1= (N/m2)
Áp suất của người lên mặt đất là: Vì F2=P2=10.m2=650N nên:
P2= N/cm2
=36000N/m2
Vậy áp suất của xe lên mặt đất bằng với áp suất của người tác dụng lên mặt đất.
c)Củng cố bài (3’)
-Nhắc lại các kiển thức trọng tâm đã học?
HS: TLCH.
d)Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’)
-Ôn lại thật kĩ các kiến thức đã học.
-Xem lại tất cả các dạng bài tập: chuyển động, lực cơ, áp suất.
-Tiết sau chuẩn bị giấy, bút để kiểm tra học kì.
HS: Nghe GV hướng dẫn và ghi hướng dẫn VN.
e)Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
- Thời gian dàng cho toàn bài: ..........................................................................
- Thời gian dành cho từng phần, từng hoạt động: .............................................
- Nội dung: .......................................................................................................
- Phương pháp: .................................................................................................
Tuần 18:
Ngày soạn:09.12.2011 Ngày giảng: Lớp 8B,8D: 13/12/2011
 Lớp 8C,8A:13/12/2011
 Lớp 8E: 13/12/2011.
Bài soạn: Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Thời gian: 45 phút không kể thời gian ghi đề)
Mục tiêu:
a)Kiến thức: Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 16 theo PPCT.
Kiểm tra việc nắm các kiến thức đã học trong học kì I ở HS theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
Qua kết quả kiểm tra, GV nắm được khả năng của HS để điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
b)Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày bài kiểm tra, kĩ năng tính toán nhanh, chính xác.
c)Thái độ: HS có thái độ nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.
Nội dung đề kiểm tra:
a)Ma trận đề:
*Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Nội dung
Tổng số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
1. Chuyển động cơ
3
3
2,1
0,9
13,1
5,6
2. Lực cơ
4
3
2,1
1,9
13,1
11,9
3. Áp suất
9
6
4,2
4,8
26,3
30
Tổng
16
12
8,4
7,6
52,5
47,5
* Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
T.số
TL
Cấp độ 1,2 (LT)
1. Chuyển động cơ
13,1
(13,1.7):100 = 0,9171
1
1đ
T,g: 5’
2. Lực cơ
13,1
(13,1.7):100 = 0,9171
1
1đ
T.g: 5’
3. Áp suất
26,3
(26,3.7):100 = 1,8412
2
3đ
T.g: 12’
Cấp độ 3,4 (VD)
1. Chuyển động cơ
5,6
(5,6.7):100 = 0,3920
0
2. Lực cơ
11,9
(11,9.7):100 = 0,8331
1
2đ
T.g: 8’
3. Áp suất
30
(30.7):100 = 2,12
2
3đ
T.g: 15’
Tổng
100
7
7
10đ
T.g: 45’
* Thiết lập ma trận :
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1:
Chuyển động cơ
(3 tiết)
1. Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ.
2. Nêu được ý nghĩa của tốc độ là độ lớn của vận tốc.
3. Viết được công thức tính vận tốc.
4. Nêu được vận tốc trung bình là gì và cách xác định vận tốc trung bình.
5. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
6. Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
7. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
8. Nêu được đơn vị đo của vận tốc.
9. Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm vận tốc.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 0,5
Số điểm: 0,5đ
Số câu: 0,5
Số điểm: 0,5đ
Số câu: 1
điểm:1đ
10%
Chủ đề 2:
Lực cơ
(4 tiết)
12. Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng.
13. Nêu được lực là một đại lượng vectơ.
14. Nêu được hai lực cân bằng là gì?
15. Nêu được quán tính của một vật là gì?
16. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi vận tốc và hướng chuyển động của vật.
17. Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
18. Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt.
19. Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn.
20. Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ.
21. Biểu diễn được lực bằng véc tơ.
22. Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.
23. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu: 0,5
Số điểm: 0,5đ
Số câu: 0,5
Số điểm: 0,5đ
Số câu: 1
Số điểm: 2đ
Số câu:2
điểm:3đ
30%
Chủ đề 3:
Áp suất
(9 tiết)
24. Nêu được áp lực là gì.
25.Nêu được áp suất và đơn vị đo áp suất là gì.
26.Biết được công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h; trong đó: p là áp suất ở đáy cột chất lỏng; d là trọng lượng riêng của chất lỏng; h là chiều cao của cột chất lỏng.
27. Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
28. Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu h) có độ lớn như nhau.
29. Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng độ cao.
30.Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy.
31.Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.
32. Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét.
33. Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy, nêu được đúng tên đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
34. Nêu được điều kiện nổi của vật.
35. Vận dụng công thức tính 
36. Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
37. Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét 
F = V.d.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:1,5đ
Số câu:1
Số điểm:1,5đ
Số câu:1
Số điểm:1,5đ
Số câu:1
S.điểm:
1,5đ
Số câu:4
điểm:6đ
60%
Tổng sốcâu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 2,5đ
25%
Số câu: 2
Số điểm: 2,5đ
25%
Số câu: 3
Số điểm: 5đ
50%
Số câu: 7
S.điểm:10
100%
b) Đề kiểm tra:
NỘI DUNG ĐỀ:
Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu hỏi sau:
Câu 1:(1điểm) 
a) Chuyển động cơ học là gì? Cho ví dụ.
b) Viết công thức tính vận tốc? Đơn vị hợp pháp của vận tốc?
Câu 2:(1điểm) 
Thế nào là hai lực cân bằng? Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật sẽ thế nào khi: 
a)Vật đang đứng yên?
b)Vật đang chuyển động?
Câu 3: (1,5điểm) 
Với điều kiện nào thì một vật nhúng trong lòng chất lỏng sẽ nổi lên, chìm xuống hoặc lơ lửng ?
Câu 4:(1,5điểm) 
Áp lực là gì? Viết công thức tính áp suất và đơn vị đo của áp suất?
Câu 5: (2điểm) 
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào ma sát có lợi, có hại? Nêu cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong mỗi trường hợp đó?
	a) Ma sát giữa lốp xe ô tô với mặt đường.
	b) Ma sát giữa các chi tiết máy trượt trên nhau.
	e) Ma sát giữa các viên bi với thành trong của ổ bi.
Câu 6: (1,5điểm) 
Một bao thóc có trọng lượng 700N, có diện tích tiếp xúc với mặt đất là 0,35m2. Tính áp suất bao thóc đó tác dụng lên mặt đất.
Câu 7: (1,5điểm) 
Một thỏi sắt và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm vào trong nước. Hỏi thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn?
Đáp án và biểu điểm:
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
a) -Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
-Ví dụ: (HS nêu VD về chuyển động cơ học).
b) Công thức tính vận tốc: v = 
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là mét trên giây (m/s) và ki lô mét trên giờ (km/h).
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
2
-Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
-Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
0,5 điểm
0,5 điểm
3
- Một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng lượng (P) của vật và lực đẩy Ác-si-mét (FA) thì:
 + Vật chìm xuống khi FA < P.
 + Vật nổi lên khi FA > P.
 + Vật lơ lửng khi FA = P. 
1,5 điểm
4
-Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
-Công thức tính áp suất: p = 
-Đơn vị của áp suất là Paxcan (Pa): 1Pa = 1N/m2.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
5
-Ma sát có lợi: trường hợp a.
- Ma sát có hại: b, c.
-Cách làm tăng ma sát có lợi: Tăng độ nhám của bánh xe và mặt đường.
-Cách làm giảm ma sát có hại: Tra dầu mỡ để bôi trơn, giảm ma sát.
6
Tóm tắt:
P = 700N ; S= 0,35m2
p=?
 Giải:
Áp suất mà bao thóc tác dụng lên mặt đất là:
Áp dụng công thức: p=, ta có:
Vì: F = P = 700N nên:
P = /m2=2000 Pa.
 Đáp số: 2000Pa.
0,25điểm
1 điểm
0,25 điểm
7
Hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng nhau vì lực đẩy Ác-si-mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của nước và thể tích của phần nước bị mỗi thỏi chiếm chỗ.
1,5 điểm.
Nhận xét, đánh giá sau khi chấm bài kiểm tra:
-Về nắm kiến thức: .............................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-Về kĩ năng vận dụng của HS: ...........................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-Về cách trình bày, diễn đạt bài kiểm tra: ..........................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an VL8 Ki I theo CKTKN co tich hop MT.doc