2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
a. Dự đoán: Vật sẽ chuyển động thẳng đều.
b. Thí nghiệm
Quan sát theo dõi, ghi kết quả thu được vào bảng 5.1
c. Nhận xét: Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, vật A đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian như nhau.
d. Kết luận: Dưới tác dụng của các lực cân bằng, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động đều. * Hai quả nặng A, B có trọng lượng như nhau.
* Các miếng gia trọng.
* Khi miếng gia trọng bị giữ lại, quả nặng A chuyển động dưới tác dụng của hai lực cân bằng
* Bộ đếm thời gian dùng cảm biến
+ Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét, thu thập và xử lí kết quả ( Trả lời các câu hỏi C2 - C5).
- Nhờ đâu mà quả nặng A khi không có lực tác dụng vẫn tiếp tục chuyển động ? 2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
a. Dự đoán:
b. Thí nghiệm kiểm tra.
Ngày tháng năm 2008 Tiết 1: Bài 1: chuyển động cơ học I. Mục tiêu: - Nhận biết được khái niệm: vật mốc, chuyển động, đứng yên. - Nắm được chuyển động và đứng yên có tính tương đối. - Nhận biết và phân biệt được một số dạng chuyển động thường gặp. II. Chuẩn bị: Tranh vẽ hình 1.2; 1.4 Một con lắc đơn và giá thí nghiệm III. Tổ chức hoạt động lên lớp Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5ph) Thảo luận trong nhóm ( 2 HS cùng bàn) Nêu ý kiến và lý do mình chọn ý kiến đó. Định hướng cho HS nêu ra 2 ý kiến: - Trái Đất chuyển động, Mặt trời đứng yên. - Mặt trời chuyển động, Trái Đất đứng yên. Để khẳng định một vật chuyển động hay đứng yên ta cần căn cứ vào điều gì? HĐ 2: Tìm hiểu căn cứ để khẳng định một vật là chuyển động hay đứng yên - Làm việc cá nhân, nêu và phân tích ví dụ. - Nhận xét ý kiến của bạn. - Chính xác hoá k/n vật mốc. - Rút ra kết luận: Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. - Yêu cầu HS lấy một số ví dụ về chuyển động. - Phân tích tại sao khẳng định vật đó chuyển động ( vị trí của vật đó thay đổi so với vật khác). - Chính xác hoá k/n vật mốc: vật được chọn làm cơ sở để so sánh vị trí của vật khác. - Y/ c HS rút ra kết luận về chuyển động. - Y/ c HS rút ra kết luận đứng yên. I. Làm thế nào để biết một vật chuển động hay đứng yên? Kết luận: Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên - Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - Tham gia thảo luận trước lớp. - Rút ra: Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. - Nhận xét ý kiến đã nêu ra đầu tiết học. - Sử dụng tranh vẽ H1.2, y/c HS quan sát và trả lời các câu hỏi C4, C5, C6, C7. - Định hướng các câu trả lời của HS. - Nhận xét: một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác. -GV thông báo cho học sinh thông tin trong thái dương hệ, Mặt Trời có khối lượng rất lớn so với các hành tinh khác, tâm của thái dương hệ sát với vị trí của Mặt Trời, vậy coi MT đứng yên còn các hành tinh khác chuyển động . II. Tính tương dối của chuyển động và đứng yên. Hoạt động 4: Giới thiệu một số dạng chuyển động thường gặp. - Nghe thông báo, ghi vào vở. - Hoạt động theo nhóm, nêu ý kiến. - Nhận xét ý kiến của các nhóm, tìm ra chỗ đúng, sai. - Giới thiệu: Đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian gọi là quỹ đạo của chuyển động. - Trong thực tế chúng ta quan sát thấy những dạng chuyển động nào? Nêu ví dụ. + Chuyển động thẳng - ví dụ. + Chuyển động cong - ví dụ ( Chuyển đồng của quả cầu trong khi chơi đá cầu..) + Chuyển động tròn - ví dụ: Chuyển động của đầu cánh quạt trần... + Dao động - Chuyển động qua lại của con lắc đồng hồ... III. Một số chuyển động thường gặp. Hoạt động 5: Vận dụng - Hướng dẫn học bài - Ôtô: đứng yên so với người lái, chuyển động so với người đứng bên đường hoặc cột điện. - Người lái xe: đứng yên so với ôtô, chuyển động so với người đứng bên đường hoặc cột điện. 1. Vận dụng: - Sử dụng hình 1.4. Yêu cầu HS trả lời câu C10, gợi ý để HS lần lượt xét từng vật đối với các vật còn lại. - Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, trả lời câu C11. IV. Vận dụng - Người đứng bên đường: đứng yên so với ôtô, chuyển động so với người đứng bên đường hoặc cột điện. - Cột điện: đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ôtô hoặc người lái xe. 2. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc phần ghi nhớ. - Giải các bài tập 1.1 - 1.6 SBT - Chuẩn bị bài: Vận tốc - Mỗi nhóm chuẩn bị một đồng hồ điện tử hiện số. Ngày tháng năm 2008 Tiết 2: Bài 2: vậN TốC I. Mục tiêu: - Biết so sánh quãng đường chuyển động trong 1s của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động. - Nắm được công thức vận tốc v = và ý nghĩa khái niệm vận tốc. Đơn vị chính của vận tốc là m/s; km/h và cách đổi dơn vị vận tốc. - Vận dụng được công thức vận tốc để tính vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động. II. Chuẩn bị: - Đồng hồ bấm giây. - Tranh vẽ tốc kế - Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2.1 III. Tổ chức hoạt động lên lớp Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra, tổ chức tình huống học tập - Một học sinh trình bày trên bảng phụ. - HS dưới lớp theo dõi, nhận xét đánh giá. - Hoạt động cá nhân đưa ra dự đoán về chuyển động đều. - Yêu cầu 1 học sinh giải bài tập được ghi trên bảng phụ & trả lời câu hỏi: Em nào chạy nhanh hơn? Tại sao? - Làm thế nào để biết được sự nhanh hay chậm của một chuyển động? Thế nào là chuyển động đều? Hoạt động 2: Nghiên cứu khái niệm vận tốc là gì? - Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. - Rút ra nhận xét: + Quãng đường đi được trong 1s gọi là vận tốc của chuyển động. + Vận tốc cho biết chuyển động là nhanh hay chậm. - Hướng dẫn học sinh so sánh chuyển động nhanh hay chậm của các em trong bài toán - ghi vào bảng. - Yêu cầu trả lời các câu hỏi C1 - C3. - Vận tốc của chuyển động là gì? Đại lượng đó cho ta biết được thông tin gì về chuyển động đang xét? I. Vận tốc là gì? Vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính vận tốc. - Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - Phân tích kết quả theo bảng, rút ra nhận xét sự nhanh hay chậm của chuyển động. - Ghi: v = . Trong đó: S quãng đường đi được (m) t thời gian đi hết quãng đường (s) - Trong chuyển động đều vận tốc là một hằng số. - Để tính vận tốc chuyển động của một vật ta phải làm gì? - Giới thiệu công thức tính vận tốc. + Đọc và phân tích kết quả ghi trên bảng, so sánh độ nhanh hay chậm của chuyển động. + Giới thiệu dụng cụ đo vận tốc - Tốc kế. - Yêu cầu học sinh chỉ rõ các đại lượng có mặt trong công thức và đơn vị đo. - Đối với vật chuyển động có vận tốc không thay đổi, chuyển động đó có tính chất gì? II. Công thức tính vận tốc. v = trong đó: v là vận tốc S là quãng đường t là thời gian Hoạt động 4: Xét đơn vị vận tốc +Đơn vị: m/s; hoặc km/h + Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi. - Thông báo: đơn vị đo vận tốc là m/s hoặc km/h. - Cách đổi các đơn vị vận tốc như thế nào? Ví dụ: 36 km/h = 3600m/3600s = 1m/s III. Đơn vị vận tốc. Hoạt động 5: Nghiên cứu dụng cụ đo vận tốc + Liên hệ với thực tế. + Số chỉ của đồng hồ vận tốc trên xe máy cho biết vận tốc tại thời điểm nào đó của chuyển động. - Giới thiệu tốc kế: dụng cụ đo vận tốc gọi là tốc kế. - Tốc kế chỉ một giá trị a km/h. Điều đó cho ta biết những gì? * Tốc kế: là dụng cụ dùng để đo vận tốc Hoạt động 6: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn học bài - Hoạt động theo nhóm, trả lời các câu hỏi. - Nhận xét đánh giá câu trả lời của nhóm khác. - Đọc phần ghi nhớ. - Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi C5, C6, C7, C8. - Tóm tắt kiến thức bài học. - Bài tập về nhà: 2.1 - 2.5 SBT. - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học tiếp, chuẩn bị thí nghiệm. Ngày tháng năm 2008 Tiết 3: Bài 3: chuyển động đều - chuyển động không đều I. Mục tiêu: - Phát biểu được khái niệm về chuyển động đều và chuyển động không đều. Nêu được ví dụ của mỗi dạng chuyển động. - Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động đều là vận tốc không thay đổi theo thời gian, chuyển động không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian. - Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường. - Kĩ năng là thí nghiệm và thu thập kết quả. - Rút ra được quy luật của chuyển động đều và chuyển động không đều từ quan sát thực tế và thí nghiệm. - Tập trung nghiêm túc, hợp tác khi làm thí nghiệm. II. Chuẩn bị: - Thí nghiệm theo hình 3.1 SGK: máng nghiêng được cân chính sẵn theo nhóm ở phòng thực hành bộ môn. - Bút dạ để đánh dấu, thước đo cho mỗi nhóm. - Máy gõ nhịp. III. Tổ chức hoạt động lên lớp Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra, tổ chức tình huống học tập - Một học sinh phát biểu, học sinh khác nhận xét. - Trả lời câu hỏi. - Chọn ví dụ minh hoạ. - Vận tốc chuyển động là gì? Phát biểu công thức, và đơn vị đo vận tốc. - Trong chuyển động nếu vận tốc của nó thay đổi hoặc không thay đổi thì chuyển động đó có tính chất gì? Hoạt động 2: Định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều - Ghi: + v = Hsố - chuyển động đều. + v thay đổi theo thời gian - chuyển động không đều. - Thảo luận, rút ra nhận xét: - Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi. - Thông báo định nghĩa chuyển động đều và chuyển động không đều. - Giới thiệu thêm: trong cuộc sống hàng ngày ta thường gặp chuyển động không đều. - Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, ghi kết quả thu được vào bảng. Nhận xét. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2. I. Định nghĩa. * Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian * Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian Hoạt động 3: Nghiên cứu vận tốc trung bình của chuyển động không đều. Ghi: vtb = . Khi nói vận tốc trung bình phải chỉ rõ vận tốc đó trên quãng đường nào, vì trên các đoạn đường khác nhau, giá trị vận tốc có thể không như nhau. - Hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi. - Thông báo khái niệm vận tốc trung bình. Lưu ý khi nói vận tốc trung bình phải chỉ rõ vận tốc đó trên quãng đường nào. - Yêu cầu phân biệt k/n vận tốc trung bình và vận tốc tức thời. - Yêu cầu HS trả lời câu C3. II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều. Công thức: vtb = . Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà - Vận tốc khi xuống dốc là: Vận tốc trên đường bằng là: Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường là: Nhận xét: vận tốc trung bình khác với trung bình cộng vận tốc. - Yêu cầu HS trả lời câu C4. - Yêu cầu 1 HS giải bài tập C5. Nhận xét kết quả sau khi tính được: Vận tốc trung bình không phải là trung bình cộng vận tốc. - Làm nhanh các câu C6, C7 - Học thuộc ghi nhớ. - Làm các bài tập từ 3.1 - 3.7. - Chuẩn bị bài học sau. Xem lại bài: Lực - Hai lực cân bằng ở Lớp 6. III. Vận dụng Ngày tháng năm 2008 Tiết 4: Bài 4: Biểu diễn lực I. Mục tiêu: - Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng là thay đổi vận tốc. - Nhận biết được lực là một đại lượng véc tơ. - Sử dụng véc tơ để biểu diễn lực II. Chuẩn bị: Bảng phụ vẽ một số vật chịu các lực tác dụng theo các phương khác nhau. III. Tổ chức hoạt động lên lớp Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra- Ôn lại kiến thức cũ - Tạo tình huống học tập 1. Ôn lại khái niệm lực. - HS trả lời, các HS khác theo dõi, nhận xét. - Suy nghĩ tìm hướng giải quyết - Yêu cầu 1 HS nhắc lại: K/n lực, các yếu tố đặc trưng cho một lực. - Yêu cầu HS 2 mô tả lại thí nghiệm H4.1 và hiện tượng ở H4.2. - Khi cần biểu diễn một lực bằng hình vẽ ta phải làm như thế ... oạt động 4 (5 phút) củng cố và hướng dẫn học bài ở nhà. - Phát biểu lại định luật về công. - Đọc phần “Có thể em chưa biết” - Hãy phát biểu định luật về công? Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ. - Đọc phần “Có thể em chưa biết” - Làm bài tập 14.1 đến 14.7. Ngày tháng năm 2008 Tiết 16: Bài 15: công suất i. mục tiêu 1. Hiểu đựoc công suất là công thực hiện được trong một giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Biết lấy ví dụ minh hoạ. 2. Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất, vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản. ii. chuẩn bị GV chuẩn bị tranh vẽ người công nhân xây dựng đang đưa vật nặng lên cao nhờ dây kéo vắt qua ròng rọc cố định để nêu bài toán xây dựng tình huống học tập. iii. tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 (5 phút) Kiểm tra bài cũ - Một HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV và làm bài tập GV yêu cầu. - Hãy phát biểu định luật về công? Làm bài tập 14.2. + Yêu cầu HS tóm tắt, trình bày phương pháp làm bài. + GV chuẩn lại cách giải và cách trình bày của HS. Bài 14.2. h=5m ; Fms=20N; l =40m m=60kg P=10m=600N A=? Giải: A = Aci + Ahp = Ph + Fmsl = 600.5+20.40=3800J Hoạt động 2 (5 phút) Tổ chức tình huống học tập - Từng nhóm giải các bài toán theo các câu hỏi định hướng C1, C2, C3 cử đại diện trình bày trước lớp. - Nêu bài toán (dùng tranh minh hoạ) như trong SGK. Chia HS thành nhóm và yêu cầu giải bài toán; điều khiển các nhóm báo cáo kết quả lời giải. I. Ai làm việc khoẻ hơn Hoạt động 3 (10 phút) Thông báo kiến thức mới -Để so sánh mức độ sinh công ta phải so sánh công thực hiện được trong một giây Công suất. - Công suất là công thực hiện được trong 1 giây. Nếu công sinh ra là A; thời gian thực hiện công là t thì công thực hiện trong 1s là: P = Nếu công A là 1J, thời gian t là 1s, thì công suất là 1J/s - Để so sánh máy nào, người nào thực hiện công nhanh hơn nhiều hơn thì ta cần so sánh đại lượng nào và so sánh như thế nào? - Vậy công suất là gì? - Nếu công sinh ra là A; thời gian thực hiện công là t thì công thực hiện trong 1s là bao nhiêu? - GV giới thiệu biểu thức tính công suất. - Đơn vị chính của công là gì? - Đơn vị chính của thời gian là gì? Vậy đơn vị của công suất là gì? GV giới thiệu đơn vị công suất là oát (W) và các đơn vị bội: kW, MW. II. Công suất P = Trong đó: A là công cơ học P là công suất T là thời gian thực hiện công III. Đơn vị công suất Nếu công A đơn vị là 1J, thời gian t là 1s, thì công suất là: P = 1J/s (jun trên giây). Đơn vị J/s gọi là oát, kí hiệu là W. Ngoài đơn vị W công suất còn có đơn vị: 1kW (ki lô oát) = 1 000W 1MW(mê ga oát) =1000 000W Hoạt động 4 (10 phút) Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà. - Cá nhân tự giải các bài tập C4, C5, C6. - Tham gia thảo luận lời giải của bạn. - Trả lời các câu hỏi của GV. - Yêu cầu HS giải các bài tập từ C4 đến C5. - Công suất là gì? Biểu thức tính công suất? Đơn vị công suất? Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ. - Đọc phần “Có thể em chưa biết” - Làm bài tập trong SBT bài15. VI. vận dụng C4: Công suất của An: P1= Công suất của Dũng: Ngày tháng năm 2008 Tiết 17: kiểm tra học kì i i. mục tiêu 1. Kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của học sinh trong học kì I. 2. Phân loại chính xác học sinh. ii. đề ra câu 1: Tại sao chiếc khí cầu nóng lại bay lên được? Lí do là: A. Vì áp suất không khí bên ngoài khí cầu nhỏ hơn nên đẩy khí cầu lên cao. B. Vì trọng lượng riêng không khí nóng trong khí cầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh bên ngoài khí cầu nên lực đẩy acsimet sẽ đưa khí cầu lên cao. C. Vì trọng lượng riêng không khí nóng trong khí cầu bằng trọng lượng riêng của không khí lạnh bên ngoài khí cầu nên lực đẩy acsimet sẽ đưa khí cầu lên cao. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 2: Treo vào một lực kế một thỏi sắt, lần lượt nhúng thỏi sắt chìm hoàn toàn trong nước và một phần trong nước. Hãy cho biết câu nhận xét nào sau đây là đúng: A. Trường hợp nhúng chìm thỏi sắt hoàn toàn trong nước, số chỉ lực kế lớn hơn nhúng chìm thỏi sắt một phần trong nước. B. Trường hợp nhúng chìm thỏi sắt hoàn toàn trong nước, số chỉ lực kế nhỏ hơn nhúng chìm thỏi sắt một phần trong nước. C. Cả hai trường hợp lực kế chỉ bằng nhau. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 3: Móc một vật rắn, đặc vào một lực kế, lực kế chỉ 8,9N. Nếu nhúng chìm vật vào trong nước thì lực kế chỉ 7,9N. Thể tích của vật là: A. 50cm3 B. 150 cm3 C. 100 cm3 D. 200 cm3 Câu 4: Một quả cầu có thể tích 20 cm3, khối lượng 20g được thả vào nước (có khối lượng riêng 1g/cm3). Hãy cho biết câu trả lời nào sau đây là đúng: A. Vật chìm xuống đáy bình. B. Vật lơ lửng trong nước. C. Vật nổi lên trên mặt nước. D. Không có trường hợp nào đúng. Câu 5: Một vật lần lượt được nhúng ngập trong nước, trong dầu và trong thuỷ ngân. lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật trong trường hợp nào là lớn nhất: A. Thủy ngân. B. Dầu. C. Nước. D. Tất cả đều bằng nhau. Câu 6: Ta biết c ông thức tính lực đẩy Acsimét là F=V.d. Trong đó V là: A. Thể tích chất lỏng chứa trong bình. B. Thể tích phần nổi của vật C. Thể tích toàn bộ vật. D. Thể tích phần chìm của vật. Câu 7: Nhúng ngập hai quả cầu, một bằng sắt, một bằng nhôm có khối lượng bằng nhau vào nước. So sánh lực đẩy acsimét tác dụng lên hai quả cầu: A. Bằng nhau. B. Quả cầu sắt chịu lực đẩy acsimét lớn hơn C. Quả cầu nhôm chịu lực đẩy acsimét D. Tất cả đều sai. lớn hơn Câu 8: Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật về công: A. Các máy cơ đơn giản cho ta lợi về công. B. Không có máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về ma sát mà chỉ lợi về lực và đường đi. C. Các máy cơ đơn giản đều cho ta lợi về công, trong đó lợi cả về lực và cả về đường đi. D. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Câu 9: Hãy chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét dưới đây: A. Chiếc cặp ở trên bàn, bàn đã thực hiện một công để nâng cặp. B. Quả nặng treo dưới lò xo, lò xo đã thực hiện một công cơ học để giữ quả nặng. C. Quả táo rơi từ trên cây xuống đất, trọng lực đã thực hiện một công. D. Cả ba nhận xét A, B, C đều sai. Câu 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực thực hiện công: A. Khi có lực tác dụng vào vật. B. Khi có lực tác dụng vào vật, nhưng vật vẫn đứng yên. C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương của lực. D. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực. Câu 11: Một học sinh dùng một lực 20N để chuyển dời chiếc cặp từ nhà tới trường với quãng đường dài 2km. Công của học sinh đó để chuyển dời chiếc cặp đó là: A. 40000J B. 4000J C. 400J D. 10J Câu 12: Một máy kéo thực hiện một công là 75kJ làm một vật chuyển dời một đoạn 50m. lực kéo của máy kéo là: A. 1500J B. 1500N C. 2000N D. 2000J Câu 13: Một con ngựa kéo một chiếc xe chuyển động đều với lực kéo là 500N. Trong 5phút công thực hiện được là 300kJ. Vận tốc chuyển động của xe là: A. v = 1,7m/s B. v = 2m/s C. v = 2,4m/s D. v = 3m/s Câu 14: Một người dùng thang máy lên tầng 6 của một siêu thị. Trọng lượng của người đó là 600N thì thang máy đã thực hiện một công là 12000J. Sàn tầng 6 cách mặt đất một khoảng là: A. 15m B. 18m C. 20m D. 22m Câu 15: Một cái dốc dài 1km, cao 60m. Một ôtô có khối lượng1,5 tấn, lên dốc đó với vận tốc không đổi 45km/h. a) Tính công suất tiêu thụ của động cơ ôtô? b) Nếu vì có ma sát mà động cơ ôtô tiêu thụ 1 công suất 15000W để chuyển động với vận tốc trên ở dốc đó thì hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là bao nhiêu? iii. đáp án và thang điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án C B C B A D C D C C A B C C Từ câu 1 đến câu 14 mỗi câu 0,5 điểm. Câu 15 (3 điểm): Câu a) Công có ích của động cơ ôtô để đưa ôtô lên độ cao h là: A = Ph = 15000.60 = 900 000 (J) 1,0 điểm Thời gian ôtô chuyển động là: t = 0,5 điểm Công suất của ôtô là: P1 = 0,5 điểm Câu b) Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là: H = 1,0 điểm Ngày tháng năm 2008 Tiết 18: ôn tập i. mục tiêu 1. Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương Cơ học từ bài 1 đến bài 15. 2. Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề (trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích hiện tượng...) có liên quan. ii. Chuẩn bị - GV đọc hệ thống câu hỏi cho HS chuẩn bị trước: 1. Hãy nêu tính tương đối của chuyển động? 2. Các dạng chuyển động cơ học thường gặp, mỗi loại lấy một ví dụ minh hoạ. 3. Vận tốc là gì? Công thức tính vận tốc? Giải thích từng kí hiệu có trong công thức? Đơn vị của mỗi đại lượng đó? 4. Chuyển động đều là gì? chuyển động không đều là gì? lấy ví dụ minh hoạ? 5. Công thức tính vận tốc trung bình trong chuyển động không đều? 6. Cách biểu diễn và kí hiệu véc tơ lực? 7. Thế nào là hai lực cân bằng? Hai lực cân bằng khác hai lực bằng nhau như thế nào? 9. Tại sao khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột? 10. Khi nào có lực ma sát? Cách làm giảm ma sát có hại và tăng ma sát có lợi? 11. áp suất là gì? Biểu thức tính áp suất? 12. Công thức tính áp suất chất lỏng? Giải thích từng kí hiệu có trong công thức đó? Đơn vị của mỗi đại lượng đó? 13. Nguyên tắc bình thông nhau? 14. Công thức của máy ép dùng chất lỏng? 15. Giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển? Cách đo độ lớn áp suất khí quyển? 16. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét? Giải thích từng kí hiệu có trong công thức đó? Đơn vị của mỗi đại lượng đó? 17. Khi nào vật nổi? Vật chìm? Vật lơ lửng? 18. Khi nào có công cơ học? Công thức tính công? Giải thích từng kí hiệu có trong công thức đó? Đơn vị của mỗi đại lượng đó? 19. Phát biểu định luật về công? 20. Công suất là gì? Công thức tính công suất? Giải thích từng kí hiệu có trong công thức đó? Đơn vị của mỗi đại lượng đó? * Làm các bài tập 1.2, 1.4, 1.5, 2.2, 2.5, 3.2, 3.4, 4.4, 4.5, 5.3, 5.5, 6.4, 6.5, 7.2, 7.6, 8.2, 8.6, 9.1, 9.5, 10.1, 10.2, 12.5, 12.6, 12.3, 13.4, 14.4, 14.6, 15.4, 15.5. iii. tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: Củng cố các kiến thức cơ bản thông qua phần tự kiểm tra của học sinh (15phút). - GV hỏi cả lớp xem còn những câu hỏi nào của phần tự kiểm tra chưa làm được và tập trung vào các câu này để củng cố cho học sinh nắm chắc các kiến thức này. - GV tổng kết các nội dung chính. Hoạt động 2: Vận dụng tổng hợp các kiến thức (25phút). - Cho HS lần lượt làm các bài tập 1.2, 1.5, 2.2, 2.5, 3.2, 4.5, 5.3, 6.5, 7.2, 8.6, 9.1, 9.5,10.1, 12.5, 13.4, 15.5. Hoạt động 3: Giao công việc về nhà cho HS (5phút) - Yêu cầu HS ôn tập kĩ các nội dung đã học ở chương 1 theo các nội dung GV đã hướng dẫn.
Tài liệu đính kèm: