Giáo án học kì I Vật lí Khối 8 - Năm học 2009-2010

Giáo án học kì I Vật lí Khối 8 - Năm học 2009-2010

Hoạt động1. (8ph) Tìm hiểu về hai lực cân bằng.

GV: Yêu cầu hs quan sát hình 5.2 SGK

- Tìm được hai lực tác dụng lên mỗi vật và chỉ ra những cặp lực cân bằng

HS: Căn cứ câu hỏi của GV trả lời C1 nhằm chốt lại đặc điểm của hai lực cân bằng đã học lớp 6.

GV: Chốt lại tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang đứng yên.

Hoạt động 2 . (14ph)Tìm hiểu tác dụng của hai lựccân bằng lên một vật đang chuyển động.

HS:Dự đoán dựa trên hai cơ sở đã học

- Lực làm thay đổi vận tốc

- Hai lực cân bằng tác dụng lên một vật đứng yên.

GV: Hướng dẫn hs làm TN trên máy Atút để kiểm tra dự đoán.

- Chú ý hướng dẫn hs quan sát theo ba giai đoạn như SGK

- Chỉnh thăng bằng khi đặt quả nặng lên ròng rọc cần cố định quả nặng B, nếu đồng hồ khó hđ có thể dùng phương pháp đếm đều.

- Giai đoạn d giúp hs ghi lại quãng đường đi

HS: Theo dõi TN, suy nghĩ trả lời C2, C3, C4 và rút ra kết luận về lực cân bằng t/d lên vật đang cđ.

Hoạt động 3. (12ph) Tìm hiểu về quán tính.

GV: Đưa ra một số hiện tượng thường gặp và chốt lại nhận xét bên.

HS: Suy nghĩ ghi nhớ dấu hiệu của quán tính.

HS: Làm TN theo nhóm với xe lăn, búp bê, trả lời C6, C7

 

doc 37 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì I Vật lí Khối 8 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
8a: ...../8 / 09
 Chương I : cơ học
Tiết 1
Chuyển động cơ học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống.
- Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Xác định được trạng thái của vật với mỗi vật được chọn làm mốc.
- Nêu được thí dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp.
2. kĩ năng:
- Quan sát nhận biết chuyển động và các dạng chuyển động.
3. Thái độ:
-Tích cực, tự giác trong học tập. Tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
- Nghiên cứu kĩ bài, chuẩn bị phiếu học tập nhóm cho C10.
 - 1xe lăn, một miếng gỗ.
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm.
III. Tiến trình tổ chức dạy-học
1. ổn định tổ chức (1’)
8a:/.Vắng:..........................
2.Kiểm tra bài cũ – tổ chức tình huống học tập: (4’)
* Kiểm tra bài cũ:
GV: Kiểm tra đồ dùng sách vở của học sinh.
* Tổ chức tình huống học tập: 
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 trả lời câu hỏi SGK.
HS: Trả lời và nhận thức vấn đề cần tìm hiểu.
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò 
Tg
 Nội dung
 Hoạt động1. Tìm hiểu xem làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên .
GV: Y/c học sinh hoạt động nhóm thảo luận câu 1
* Chú ý HS nêu cấc cách khác nhau từ kinh nghiệm đã có.
HS: Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét chốt lại cách nhận biết trong vật lí..
HS : 
- áp dụng trả lời C2 (HS tự chọn vật mốc và xét chuyển động của vật khác so với vật mốc đó).
- Suy nghĩ cá nhân trả lời C3
Hoạt động 2. (9) Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
GV: Y/c học sinh quan sát hình 1.2 đọc thông tin, suy nghĩ trả lời C4; C5; C6;
HS: Hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi
*
Chú ý chỉ rõ vật mốc
HS: Hoạt động cá nhân trả lời C7
GV: Nhận xét , rút ra kết luận về tính tương đối của cđ và đứng yên.
Hoạt động 3. Giới thiệu một số chuyển động thường gặp.
GV: Y/ c học sinh quan sát hình vẽ mô tả chuyển động của các vật.
HS: Tìm thí dụ thực tế về chuyển động thẳng,cong tròn.
Hoạt động 4. Vận dụng
GV: Yêu cầu 1 em đọc to đề để cả lớp nắm được yêu cầu cần trả lời 
Hướng HS liệt kê các vật theo thứ tự như bên.
- Phát phiếu học tập C10 cho các nhóm.
HS : 
- Hoạt động nhóm với câu 10
- Đảo nhóm chấm điểm theo đáp án của GV.
- Nếu còn thời gian HS trả lời câu 11
(12)
(9)
(5)
(10)
6'
I. Làm thế nào để biết một vât chuyển động hay đứng yên.
C1: 
- Xác định vật mốc so sánh vị trí của vật đó so với vật mốc.
- Nhìn bánh xe quay
- Nghe tiếng động cơ.........
* Trong vật lí dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc
 Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật cđ so với vật mốc. (chuyển động cơ học gọi tắt là chuyển động).
C2: (HS tự ghi)
C3:
Khi vật không thay đổi vị trí đối với vật mốc thì vật được coi là đứng yên.
ví dụ : (HS tự ghi)
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
C4. So với nhà ga thì hành khách chuyển động vì vị trí hành khách thay đổi so với nhà ga.
C5. So với toa tàu thì hành khách đứng yên vì vị trí hành khách đối với toa tàu không thay đổi .
C6: (1) Đối với vật này
 (2) Đứng yên. 
C7:
* Chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối.
C8: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với trái đất, vì vậy có thể coi mặt trời chuyển động khi lấy trái đất làm mốc.
III. Giới thiệu một số chuyển động thường gặp.
- Quĩ đạo chuyển động: Đường mà vật chuyển động vạch ra.
- Các dạng chuyển động: (SGK tr 6)
C9. (HS về nhà tự tìm)
IV.Vận dụng
C10:
 Trạng
 thái
Tên 
vật
Đứng yên so với
Chuyển động so với
Ô tô
Người lái
Cột điện , người đứng bên đường
Người lái
Ô tô
nt
Người đứng bên đường
Cột điện
Ô tô, người lái xe.
Cột điện
Người bên đường
 nt
C11. Không phải lúc nào cũng đúng. Có trường hợp sai ví dụ như vật chuyển động tròn quanh vật mốc.
4. Củng cố: (3’)
GV: Hệ thống bài bằng cách yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi
- Thế nào gọi là chuyển động cơ học ?
- Thế nào gọi là tính tương đối của chuyển động cơ học ?
- Các chuyển động cơ học thường gặp là dạng nào ?
HS: Trả lời, đọc ghi nhớ, “Có thể em chưa biết” .
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 1.1->1.5 
- Hãy tìm một vật vừa chuyển động thẳng, vừa chuyển động cong. 
- Chuẩn bị bài sau: Vận tốc, xem trước bài kẻ sẵn bảng 2.1, 2.2
*Những lưu ý, rút kinh nghiệm sau bài dạy:
Ngày giảng:
8a: ......./ 9/ 09
Tiết 2
Vận tốc
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Từ ví dụ, so sánh quãng đường chuyển động trong 1s của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh chậm của chuyển động đó (gọi là vận tốc ).
- Nắm vững công thức tính vận tốc và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s, km/h và cách đổi đơn vị vận tốc.
2. kĩ năng:
- Vận dụng công thức để tính quãng đường thời gian trong chuyển động.
3. Thái độ:
- Học tập tích cực tự giác, tinh thần hợp tác nhóm trong học tập.
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu bài,chuẩn bị bảng phụ 2.1, 2.2
HS: Thực hiện hướng dẫn tiết trước, chuẩn bị phiếu học tập cá nhân
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức: (1’)
8a:/;.Vắng:..........................
2. Kiểm tra bài cũ - tổ chức tình huống học tập:(( 6’)
- Nêu cách nhận biết một vật cđ hay đứng yên. Trả lời bài tập 1.1, 1.2 SBT.
. Trả lời (SGK trang 4). BT 1.1 chọn c; 1.2 chọn a.
- Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối? Nêu ví dụ minh họa.
. Trả lời: Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác vì thế ta nói cđ và đứng yên có tính chất tương đối. Ví dụ: ................
* Tổ chức tình huống học tập: 
GV: Đặt vấn đề làm thế nào để nhận biết sự nhanh chậm của chuyển động và thế nào là chuyển động đều ?
HS: Trả lời và nhận thức vấn đề của bài học.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1. Tìm hiểu về vận tốc.
GV : dùng bảng 2.1 hướng dẫn HS so sánh sự nhanh chậm của chuyển động của các bạn trong nhóm căn cứ vào kết quả đã cho.
HS: Thảo luận theo nhóm , đọc bảng kết quả, phân tích so sánh sự nhanh chậm của chuyển động. Trả lời C1, C2, C3.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận và thông báo kết luận quãng đường đI được trong 1s gọi là vận tốc.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về công thức tính vận tốc và đơn vị vận tốc.
GV: 
- Thông báo công thức tính vận tốc
- Thông báo về đơn vị vận tốc.
HS: Nghe, nắm vững công thức tính vận tốc và đơn vị vận tốc, trả lời C4
GV: Hướng dẫn HS cách đổi đơn vị vận tốc từ km/h ra m/s và ngược lại.
GV giới thiệu cho HS về tốc kế (SGK).
Hoạt động 3. Vận dụng
HS: Hoạt động cá nhân vận dụng trả lời các câu C5; C6; C7; C8
GV: Gợi ý cho HS khi cần thiết 
- Hướng dẫn HS thảo luận, chốt lại kiến thức cần nắm bắt sau mỗi bài tập như:
C5:
a) ý nghĩa của các con số vận tốc
b) để so sánh các cđ trước hết cần làm gì?
* chú ý đổi đơn vị thời gian
- Câu C7, C8 có thể đảo bài chấm điểm. 
(15')
7'
(8')
(12')
I. Vận tốc là gì?
C1: Cùng quãng đường , bạn nào mất ít thời gian hơn sẽ chạy nhanh hơn.
C2:
6; 6,32; 5,45; 6.67; 5,71
* Trong trường hợp trên quãng đường chạy được trong 1s gọi là vận tốc.
C3:
(1) Nhanh; (2) chậm; (3) quãng đường đi được; (4) đơn vị
II. Công thức tính vận tốc
 v =
Trong đó v là vận tốc
 s là quãng đường
 t là thời gian đi hết quãng đường đó.
III. Đơn vị vận tốc
C4:
* Đơn vị hợp pháp của vận tốc là:
m/s và km/h
IV.Vận dụng
C5:
a) Mỗi giờ ô tô đi được 36km, xe đạp đi được 10,8km, mỗi giâytàu hỏa đi được10,8km.
b) Ô tô có v = 36km/h ==10m/s
Người đI xe đạp có v ==3m/s
Tàu hỏa có v =10m/s.
Vậy ô tô, tàu hỏa chuyển động nhanh như nhau. Xe đạp chuyển động chậm nhất.
C6: Vận tốc của tàu :
v ===54km/h
C7: t= 40 phút=
Quãng đường đi được:
S = v.t = 8km/h
4. Củng cố: (3’).
GV: Hệ thống bài
- Vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động ?
- Công thức tính vận tốc ? Đơn vị vận tốc ?
- Muốn so sánh các vận tốc khác nhau để rút ra sự nhanh chậm ta cần làm gì ?
HS: Trả lời, đọc ghi nhớ SGK.
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học bài, làm bài tập 2.1->2 SBT, đọc “Có thể em chưa biết”.
- Xem trước bài sau: Chuyển động đều – chuyển động không đều 
*Những lưu ý, rút kinh nghiệm sau bài dạy:
Ngày giảng:
8a: ......./ ..... / 09
Tiết 3
Chuyển động đều – chuyển động không đều
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được về chuyển động đều và nêu được ví dụ về chuyển động đều.
- Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp Xác định được dấu hiệu đặc trưng của cđ này là vận tốc thay đổi theo thời gian.
2. kĩ năng:
- Mô tả TN hình 3.1 SGK và dựa vào các dữ kiện đã ghi ở bảng 3.1 để trả lời các câu hỏi trong bài.
- Vận dụng công thức để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường và trên nhiều đoạn đường.
3. Thái độ:
- Học tập tích cực tự giác, tinh thần hợp tác trong các hoạt động nhóm.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, làm trước thí nghiệm.
2. Học sinh: Mỗi nhóm một bộ thí nghiệm gồm :Máng nghiêng, bánh xe, đồng hồ bấm giây.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. ổn định tổ chức: (1’) 8a:/;.Vắng:..........................
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Độ lớn của vận tôc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động? Nói vận tốc của ô tô là 40km/h điều đó có nghĩa gì?
.Trả lời: đặc trưng tính chất nhanh hay chậm của chđộng, nghĩa là mỗi giờ ô tô đó đi được 40km.
- Viết công thức tính vận tốc,đổi 20 phút ra giờ, đổi 18km/h ra m/s.
.Trả lời: v =; 20 ph = ; 18km/h=5m/s
* Tổ chức tình huống .
GV: Cung cấp thông tin về chuyển đều chuyển động không đều và yêu cầu HS rút ra định nghĩa về mỗi loại chuyển động này.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động1.Tìm hiểu về chuyển động đều và không đều
HS : Đọc định nghĩa SGK
*Thí nghiệm xác định chuyển động đều- chuyển động không đều.
HS: Hoạt động nhóm nhận đồ dùng gồm: Máng nghiêng, bánh xe mác xoen, đồng hồ bấm giây làm TN 3.1.
- quan sát cđ của trục bánh xe và ghi qđường nó lăn được trong thời gian 3s liên tiếp trên mặt nghiêng AD và mặt ngang EF.
- từ kết quả trả lời C1
- Hoạt động cá nhân trả lời C2.
GV: Hướng dẫn lắp ráp TN.
- Khi bánh xe lăn cứ sau 3s lại dùng bút vạch một lần.
- Từ kết quả hình thành khái niệm chuyển động đều, chuyển động không đều, hdẫn HS trả lời C2
Hoạt động 2. Tìm hiểu về vận tốc trung bình của cđ đều- cđ không đều.
GV: Y/c HS tính đoạn đường lăn được của trục bánh xe trong mỗi giây ứng với các quãng đường AB, BC, CD .
HS: Tính- báo cáo kết quả.
GV: Thông báo KN vận tốc trung bình.
HS: trả lời C3.
*Cần chốt lại 2 ý:
- vtb trên các quãng đường chuyển động không đều thường là khác nhau.
- vtb trên cả đoạn đường thường khác trung bình cộng của các vận tốc.
- vtb =
Hoạt động 3. Vận dụng
HS: Hoạt động cá nhân trả lời C4 và C6.
- Hoạt động nhóm trả lời C5.
- Đảo nhóm chấm điểm theo đáp án của GV.
(15')
8'
(1 ... 1 thể tích nước ban đầu.
 Đo V2 thể tích nước sau khi đã nhúng vật chìm trong nước.
C2: V = V2 – V1
b) Đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật.
P1 trọng lượng của bình nước khi ở mức 1.
P2 trọng lượng của bình nước khi ở mức 2.
C3. Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính bằng :
 PN = P2 – P1
3. Kết quả thí nghiệm
Bảng 11.1 
Bảng 11.2 
* Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận :
 FA = P
4. Hoàn thành báo cáo thực hành.
4. củng cố: (5ph)
GV: Nhận xét giờ thực hành, thu báo cáo của HS 
- Kiểm tra qua kết quả thực hành FA và P của một số nhóm, phân tích cho HS thấy được việc nghiệm lại lực đẩy ác- si - mét .
Từ kết quả FA = P mà P = d . V
=> FA = d. V trong đó V là thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
- Thông báo thang điểm cho HS :
* ý thức, thái độ (3đ)
- Không tham gia : (0đ)
- Tham gia thụ động : (1đ)
- Tham gia chủ động nhưng kết quả chưa cao: (2đ)
- Tham gia chủ động, tích cực (3đ)
* Đánh giá chất lượng báo cáo của HS : (7đ)
- Đo lực đẩy ác- si- mét : (2đ)
- Đo trọng lượng của phần nước......(4đ)
- Rút ra nhận xét (1đ)
5. Hướng dẫn về nhà: (1ph)
- Học thuộc ghi nhớ bài 10.
- Xem trước bài : Sự nổi của vật và chuẩn bị dụng cụ.
Kiểm tra ngày..tháng..năm 2008
 Người kiểm tra
Ngàygiảng: 
8a:..//08
8b:../../ 08
 Tiết 14
Sự nổi của vật
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Nêu được điều kiện nổi của vật bằng cách so sánh trọng lượng của vật với lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật.
2. Kỹ năng: 
 - Giải thích được khi nào thì vật nổi, chìm, lơ lửng trong chất lỏng.
- Vận dụng kiến thức giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế có liên quan đến kiến thức trên.
3. Thái độ:
 - Học tập tích cực, tự giác, tinh thần hợp tác nhóm và ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ dùng học tập. 
II. Chuẩn Bị:
Mỗi nhóm học sinh :
- Một bóng bàn
- Một kẹp
- Bi sắt, nút bắc
- Khăn lau.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học 
1. ổn định: (1ph) 
 8a:/, vắng.
 8b: ./, vắng...
2. Kiểm tra bài cũ- đặt vấn đề vào bài : (5ph)
* Kiểm tra bài cũ : Viết công thức tính lực đẩy ác si met, lực đẩy này có phụ thuộc độ sâu của chất lỏng không ?
Trả lời bài 10.2 SBT
* Tổ chức tình huống học tập :
GV: Dựa vào phần mở bài SGK.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1. (10ph) Tìm hiểu xem khi nào vật nổi, chìm, lơ lửng trong chất lỏng.
GV: Nêu vấn đề
- Như ta đã biết một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào ?
- Vậy muốn xác định xem vật nổi hay chìm ta có thể căn cứ vào những yếu tố nào ?
HS : Trả lời câu hỏi của GV sau đó đọc SGK mục I trả lời C1.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm biểu diễn lực trên hình 12.1
HS: Thực hiện y/c của GV và tham gia thảo luận thống nhất đáp án.
Hoạt động2. (15ph) Xác định độ lớn của lực đẩy ác si mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
GV: Yêu cầu HS
- Quan sát hình 12.2, đọc SGK thảo luận trả lời các câu hỏi từ C3 đến C5.
- Rút ra kết luận khi một vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy FA được tính như thế nào ?
Hoạt động3. (10ph) Vận dụng
HS: Hoạt động nhóm làm câu C6.
Dựa vào gợi ý :
Trọng lượng vật : P = dV. V
Lực đẩy ác si mét : FA = dl. V
- Báo cáo kết quả miệng và tham gia thảo luận trước lớp.
HS : Hoạt động cá nhân trả lời C7, C8
Tham gia thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV.
I. Điều kiện vật nổi, chìm
C1.
- Trọng lượng vật P
- Lực đẩy ác si mét.
- Hai lực này cùng phương, ngược chiều.
C2. 
P > F vật sẽ chìm xuống.
P = F vật sẽ lơ lửng.
P < F vật sẽ nổi lên.
II. Độ lớn của lực đẩy ác si mét khi vật nổi tren mặt chất lỏng.
C3. Vì trọng lượng riêng của gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
C4. 
Trọng lượng của gỗ và lực đẩy ác si mét cân bằng nhau.
C5. Câu B đúng
* Kết luận :
Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì 
FA = d.V (trong đó V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng)
III. Vận dụng
C6. Ta có :
Trọng lượng vật: P = dV . V
Lực đẩy ác si mét : FA = dl . V 
Vật chìm khi P > FA hay dv > dl
Vật lơ lửng khi P = FA hay dv = dl
C7. 
Bi chìm vì : Trọng lượng riêng của bi lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
Tàu nổi vì TLR của tàu < TLR của nước.
C8. Vì : TLR của thép < TLR của thủy ngân.
4. củng cố: (4ph)
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cơ bản của bài
HS: Trả lời câu hỏi của GV và đọc ghi nhớ SGK về điều kiện nổi của vật.
- Đọc “ Có thể em chưa biết “
5. Hướng dẫn về nhà: (1ph)
- Học bài, làm bài tập 12.1 -> 12.5 SBT.
- Xem trước bài sau : Công cơ học
Ngàygiảng: 
8a:..//08
8b:../../ 08
 Tiết 15
Công cơ học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Nêu được các ví dụ khác trong SGK về công cơ học, chỉ ra được sự khác biệt giữa các trường hợp đó.
- Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị trong công thức.
2. Kỹ năng: 
 - Biết vận dụng công thức A = F.s để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương chuyển dời của vật.
3. Thái độ:
 - Học tập tích cực, tự giác, tinh thần hợp tác trong các hoạt động nhóm.
II. Chuẩn Bị:
Gv: SGK, giáo án.
Hs: Thực hiện hướng dẫn tiết trước,
III.Tiến trình tổ chức dạy - học 
1. ổn định: (1ph) 
 8a:/, vắng.
 8b: ./, vắng..
2. Kiểm tra bài cũ- đật vấn đề vào bài : (5ph)
* Kiểm tra bài cũ :
HS1. Khi nào thì vật nổi, chìm, lơ lửng trong chất lỏng ? Trả lời bài tập 12.1.
HS2. Khi một vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy ác si mét được tính như thế nào? Trả lời bài tập 12.2.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1. (15ph) Hình thành khái niệm công cơ học.
GV: Yêu cầu HS
- Quan sát hai bức tranh hình 13.1 và 13.2 đọc thông báo mục nhận xét.
- Trả lời C1.
- Rút ra kết luận bằng cách điền vào chỗ trống trong C2.
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV và tham gia thảo luận thống nhất đáp án cho các câu trả lời.
Hoạt động2. (7ph) Củng cố khái niệm công cơ học.
GV: Yêu cầu HS
Thảo luận nhóm trả lời câu C3, C4 để nhận biết một số trường hợp có công cơ học và các lực sinh công cơ học trong các trường hợp đó.
GV: Chốt lại các yếu tố để có công cơ học.
Hoạt động3. (6ph) Tìm hiểu công thức tính công cơ học.
GV: Thông báo công thức tính công cơ hoc, đơn vị công
HS : Nhắc lại công thức, giải thích các kí hiệu, đơn vị công.
- Đọc chú ý SGK
Hoạt động4. (7ph) Vận dụng 
HS: Hoạt động cá nhân thực hiện C5, C6, C7.
- Báo cáo kết quả, tham gia thảo luận
GV: Hướng dẫn thảo luận
- Phân tích câu trả lời dựa trên cơ sở kiến thức đã học.
- Thống nhất đáp án đúng
Câu C5, C6 áp dụng công thức cơ bản để tính.
C7. Vần dụng kiến thức ở phần chú ý ( những lực vuông góc phương chuyển động thì không sinh công)
I. Khi nào có công cơ học
1. Nhận xét
 (SGK)
C1. Có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.
2. Kết luận
C2. (1) Lực ; (2) Chuyển dời
3. Vận dụng
C3. Các trường hợp có công cơ học là
a ; c ; d
C4. Các lực sinh công cơ học :
a) Lực kéo của đầu tàu
b) Lực hút của trái đất.
c) Lực kéo của người công nhân
II. Công thức tính công
 A = F .s
Trong đó :
F là lực tác dụng vào vật
S là quãng đường dịch chuyển
A là công của lực F.
* Chú ý :
Những lực vuông góc với phương chuyển động thì không sinh công.
III. Vận dụng
C5. 
A = F . s =5000 .1000 = 5 000 000 (J)
= 5000 (KJ)
C6. 
A = F. s = 20. 6 = 120 (J)
C7. Trọng lực P có phương vuông góc với phương của chuyển động nên không sinh công : AP = 0
4. củng cố: (4ph)
- Nhắc lại nội dung kiến thức đã học, đọc ghi nhớ SGK.
- Đọc “ Có thể em chưa biết”
5. Hướng dẫn về nhà: (1ph)
- Học bài, làm bài tập 14.1 -> 14.4
- Chuẩn bị bài sau : Xem trước bài Định luật về công.
Ngàygiảng: 
8a:..//08
8b:../../ 08
 Tiết 16
định luật về công
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Phát biểu được định luật về công dưới dạng : Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
2. Kỹ năng: 
 - Vận dụng được định luật về công để giải các bài tập đơn giản về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy.
3. Thái độ:
 - Học tập tích cực, tự giác, tinh thần hợp tác nhóm và ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ dùng học tập. 
II. Chuẩn Bị:
Gv: Chuẩn bị cho mỗi nhóm
Lực kế, ròng rọc động, quả nặng, thước thẳng, giá đỡ.
Hs: Mỗi nhóm một sợi dây mảnh không co dãn.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học 
1. ổn định: (1ph) 
 8a:/, vắng.
 8b: ./, vắng..
2. Kiểm tra bài cũ - đặt vấn đề vào bài (4ph)
* Kiểm tra bài cũ :
Khi nào thì có công cơ học. Viết công thức tính công và giải thích các đại lượng có mặt trong công thức cùng đơn vị của chúng.
Trả lời bài tập 13.1 . 13.2 SBT
* Tổ chức tình huống học tập :
GV: Dựa vào phần mở bài SGK.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1. (17ph) Làm thí nghiệm để so sánh công trong hai trường hợp nâng cùng vật khi dùng máy cơ đơn giản và khi không dùng.
GV: Yêu cầu HS Hoạt động nhóm
- Xác định vấn đề đặt ra của TN và dự đoán kết quả.
- Nhận dụng cụ tiến hành TN kiểm tra
+ Xác định công nâng vật khi không dùng ròng rọc động.
+ Xđ công nâng vật khi dùng ròng tọc động.
( Theo hướng dẫn SGK)
- Điền kết quả vào bảng 14.1
GV: Theo dõi hướng dẫn HS khi cần thiết.
HS: Tiến hành TN, báo cáo kết quả
- Trả lời các câu hỏi : C1, C2, C3.
- Rút ra nhận xét chung xem có trường hợp nào cho ta lợi về công không ?
GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại như SGK.
Hoạt động2. (6ph) Định luật về công
GV: Thông báo như SGK( nhận xét trên được phát biểu thành định luật gọi là định luật về công)
Hoạt động3. (12ph) Vận dụng
GV: Nêu yêu cầu của C5, C6
HS: Hoạt động nhóm trả lời C5, đại diện nhóm báo cáo kết quả và tham gia thảo luận thống nhất đáp án đúng.
HS: Hoạt động cá nhân với câu C6
- Nêu cách tính khác cho A.
- Tham gia thảo luận để khắc sâu định luật về công.
I. Thí nghiệm
 (Hình 14.1)
- Xác định công nâng vật khi dùng ròng rọc động và khi nâng thẳng.
Bảng 14.1
 (SGK)
C1. 
C2. 
C3. A 1 = A2 
II. Định luật về công
Không có máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần vè đường đi và ngược lại.
III. Vận dụng
C5. 
a) Trường hợp thứ nhất lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 2 lần.
b) Không có trường hợp nào tốn công hơn.
c) Công hai trường hợp là như nhau.
C6. 
Do kéo bằng ròng rọc động nên lực kéo : = 210 N
Vì dùng ròng tọc động thiệt hai lần về đường đi nên : l = 2h = 8m
Vậy công A = P.h = 210 . 8 =1680 (J)
4. củng cố: (4ph)
GV: Yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi để các em khắc sâu kiến thức 
- Định luật về công nói gì ?
- Chú ý đối với các máy cơ đơn giản :
+ Đối với mặt phẳng nghiêng khi không có ma sát : P. h = F. l
+ Đối với đòn bẩy :
+ Khi có ma sát ( có hao phí) thì hiệu suất : H = 
5. Hướng dẫn về nhà: (1ph)
- Học bài, đọc “Có thể em chưa biết”
- Làm bài tập SBT.
- Chuẩn bị giờ sau: Ôn tập học kì.
Tiết 18
Thi kiểm tra chất lượng học kì I
( Thi theo đề của phòng giáo dục)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ly 8 HKI.doc