Giáo án học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Phần Đọc hiểu văn bản - Năm học 2021-2022

Giáo án học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Phần Đọc hiểu văn bản - Năm học 2021-2022

1.NHỚ RỪNG

ĐỀ 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

 Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

 Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

 Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

 Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

 Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

 Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

 Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

 Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

 Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 (Ngữ văn 8 - Tập 2)

 Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên trên trích trong bài thơ nào, tác giả là ai?

 Câu 2 (1,5 điểm): Tìm câu cảm thán trong đoạn thơ trên, cho biết hình thức, chức năng của câu cảm thán đó?

 Câu 3 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn trên là gì?

GỢI Ý:

 

doc 96 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Phần Đọc hiểu văn bản - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC HIỂU VĂN 8 – HỌC KÌ II
MỤC LỤC
STT
TÊN VĂN BẢN
SỐ ĐỀ
TRANG
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nhớ rừng
Quê hương
Khi con tu hú
Tức cảnh Pác Bó
Ngắm trăng
Đi đường
Chiếu dời đô
Hịch tướng sĩ
Nước Đại Việt ta
Bàn luận về phép học 
Đi bộ ngao du
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
4
13
9
2
2
2
11
14
10
21
3
1
92 đề
1-5
5-23
23-32
32-35
36-37
38-40
40-53
53-73
73-86
86-114
114-118
118-119
1.NHỚ RỪNG
ĐỀ 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
	Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
	Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
	Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
	Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
	Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
	Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
	Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
	Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
	Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?	
	Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
 (Ngữ văn 8 - Tập 2)	
	Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên trên trích trong bài thơ nào, tác giả là ai? 
	Câu 2 (1,5 điểm): Tìm câu cảm thán trong đoạn thơ trên, cho biết hình thức, chức năng của câu cảm thán đó?
	Câu 3 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn trên là gì?
GỢI Ý: 
Câu 1: (1 điểm)
- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Nhớ rừng 
Tác giả: Thế Lữ.
Câu 2: (1,5 điểm)
- Câu cảm thán: Than ôi!
- Hình thức: Có chứa từ cảm thán, kết thúc câu bằng dấu chấm than.
- Chức năng: Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 3: (0,5 điểm)
- Phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn trên là phương thức biểu cảm.
ĐỀ 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
 Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
 Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?	
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
	a) Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 
 b) Xét theo mục đích nói, đoạn thơ trên gồm những kiểu câu nào, chỉ rõ?
 c) Nêu nội dung chính của đoạn thơ ?
GỢI Ý: 
a. - Đoạn thơ trích từ văn bản: Nhớ rừng, tác giả Thế Lữ.
b. - Nêu tên được các kiểu câu có trong đoạn thơ: Câu nghi vấn, câu cảm thán.
- Chỉ rõ được các kiểu câu trong đoạn
+ Đâu những chiều lênh láng .phần bí mật? – Câu nghi vấn.
+ Than ôi! – Câu cảm thán.
+ Thời oanh liệt nay còn đâu? – Câu nghi vấn
 c. Đoạn thơ thể hiện nỗi niềm thương nhớ da diết của chúa sơn lâm về giang sơn cũ, về thời oanh liệt được tự do với vai trò là chúa tể rừng xanh.
 Đồng thời là nỗi chán ghét thực tại tù túng, tâm trạng đau đớn khi bị mất tự do, bị giam cầm trong vườn bách thú. 
ĐỀ 3: Trong bài thơ Nhớ rùng của Thế Lữ có câu thơ sau:
“Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!”
Xét theo mục đích nói, câu thơ trên thuộc kiểu câu nào?
Em hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?
Đoạn thơ bộc lộ tâm trạng của nhân vật nào? Đó là tâm trạng gì?
GỢI Ý: 
1
Câu thơ thuộc kiểu câu cảm thán (có dấu hiệu về hình thức và chức năng của câu cảm thán)
2
Chép chính xác đoạn thơ theo yêu cầu của đề bài.
(Chép chính xác cho điểm tối đa; thiếu 1 từ hoặc sai một lỗi chính tả trừ 0,25 điểm; thiếu từ 2 từ hoặc 2 lỗi chính tả trở lên trừ 0,5 điểm). 	
3
Đoạn thơ bộc lộ tâm trạng của nhân vật con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú.
Đó là tâm trạng chán ghét thực tại tầm thường, tù túng, giả dối; nỗi nhớ rừng và nuối tiếc quá khứ oanh liệt; niềm khao khát tự do mãnh liệt muốn trở về rừng của con hổ.
ĐỀ 4; Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
 Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
 – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
 Câu 1 ( 0,75 điểm)Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào ? Của ai ? xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên ?
Câu 2 ( 0,75 điểm) Ghi lại những câu nghi vấn trong đoạn thơ trên. Những câu đó được dùng để làm gì?
Câu 3 ( 1,0 điểm) Có thể thay thế từ “mảnh” trong câu thơ: “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”bằng từ nào ?Có nên thay thế như vậy không ? Vì sao?
Câu 4 ( 2,5 điểm) Cho câu chủ đè sau: “ Đoạn thơ trên đã khắc họa đậm nét vẻ đẹp của bộ tranh tứ bình”. Hãy viết tiếp câu chủ đề trên để tạo thành 1 đoạn văn khoảng 10 câu.
GỢI Ý:
Câu 1 (0,75 điểm)
Văn bản: Nhớ rừng (0,25 điểm)
Tác giả: Thế Lữ (0,25 điểm)
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm(0,25 điểm)
*Các câu nghi vấn trong đoạn thơ: ( 0,25 điểm)
- Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
 - Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới ?
- Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
- Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
 Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
 – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
 *Mục đích: Những câu nghi vấn trên dùng để bộc lộ cảm xúc nuối tiếc về quá khứ huy hoàng của chúa sơn lâm. (0,5 điểm)
Có thể thay thế từ “mảnh” trong câu thơ: “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”bằng các từ: vầng, ông...(0,25 điểm)
Không nên thay như vậy.( 0,25 điểm)
Dùng từ mảnh là một dụng ý nghệ thuật của tác giả: 
+ từ mảnh làm nổi bật sự nhỏ bé của mặt trời trong mắt của chúa sơn lâm (0,25 điểm)
+ Từ mảnh còn khắc họa đậm nét uy quyền của chúa sơn lâm (0,25 điểm)
 Bài làm của học sinh càn đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau
 *Về hình thức (0,25 điểm)
 - Là đoạn văn khoảng 10 câu có câu chủ đề đã cho là câu mở đầu.
 - Diễn đạt trong sang, mạch lạc, đảm bảo quy tắc chính tả.
 *Về nội dung (2,25 điểm)
 - Bức tranh thứ nhất là những đêm vàng bên bờ suối có vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn. Hổ tựa như một thi sĩ đang thưởng trăng. (0,5 điểm)
 - Bức tranh thứ hai là những ngày mưa rung chuyển núi rừng. Hổ như một đế vương đang lặng ngắm giang sơn đổi mới. (0,5 điểm)
 - Bức tranh thứ ba là cảnh bình minh chan hòa ánh nắng, rộn rã tiếng chim. Hổ đang say giấc nồng. (0,5 điểm)
 - Bức tranh thứ tư là cảnh hoàng hôn dữ dội, bí hiểm. Hổ đang đợi “chết mảnh mặt trời” để “chiếm lấy riêng phần bí mật”. (0,5 điểm)
 - Khái quát: Trong đoạn thơ trên, với việc sử dụng thành công bút pháp lãng mạn; lựa chọn từ ngữ, hình ảnh đặc sắc; các biện pháp tu từ: điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, câu hỏi tu từ... Thế Lữ đã làm nổi bật bộ trnh tứ bình có vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, rộn rã, tưng bừng, dữ dội, bí hiểm. Và trung tâm trong bức ấy là hình ảnh con hổ với vẻ đẹp kiêu hùng, có sức mạnh chế ngự cả thiên nhiên. (0,25 điểm)
, ít mắclỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,...
2. QUÊ HƯƠNG
ĐỀ 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
	"Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
	"Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe",
	Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
	Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
	Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
	Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
	Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ".
	(SGK Ngữ văn 8 - Tập 2)
Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của bài thơ đó? 
Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối. 
Câu 3 (1 điểm): Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
"- Con nhớ em con quá! (1) Hay là u để cho em con ở nhà một đêm nay nữa, để con ngủ thêm với em, để con nói chuyện với em nó. (2)
GỢI Ý:
Câu 1: (1 điểm)
- Đoạn thơ trên trích từ văn bản: Quê hương 
- Tác giả là: Tế Hanh
- Ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển.
Câu 2: (1 điểm)
* Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối:
- Nhân hóa (im, mỏi, trở về, nằm chiếc thuyền có trạng thái của người dân chài)
- Ẩn dụ (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở từ "nghe")
* Tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối đoạn:
- Các từ "im, mỏi, trở về, nằm "cho ta cảm nhận được phút giây thư giãn của con thuyền vô tri trở nên sống động, có tâm hồn như con người.
- Từ "nghe" thể hiện sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế, con thuyền như một cơ thể sống nhận biết được chất muối đang ngấm dần vào vào da thịt của mình =>Hai câu thơ cuối đoạn cho ta cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm của tinh tế của nhà thơ Tế Hanh.
Câu 3 (1 điểm)
Xác định kiểu câu và hành động nói trong các câu:
- " Con nhớ em con quá! "
 Kiểu câu: Cảm thán
Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc
- "Hay là u để cho em con ở nhà một đêm nay nữa, để con ngủ thêm với em, để con nói chuyện với em nó".
Kiểu câu: Cầu khiến
Hành động nói: Yêu cầu, nài nỉ.
ĐỀ 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
 	 Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
 Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
 “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,
 Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. 
 Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; 
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. 
 (Ngữ văn 8 - Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)	
Câu 1. (0,5 điểm): Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
	Câu 3. (1,0 điểm): Câu thơ “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe.” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói và thực hiện hành động nói nào?
	 Câu 4. (1,0 điểm): Vẻ đẹp của hình ảnh “Chiếc thuyền” trong hai câu thơ: 
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. 
GỢI Ý: 
1
- Đoạn thơ được trích trong văn bản: Quê hương
- Tác giả: Tế Hanh 
2
 Nội dung chính của đoạn thơ: Cảnh đoàn thuyền đánh cá  trở về bến. 
3
- Câu thơ “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe.” thuộc kiểu câu trần thuật. 
- Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc 
4
HS có thể trình bày vẻ đẹp của hình ảnh “Chiếc thuyền” theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đảm bảo các ý sau: 
- Hình ảnh “Chiếc thuyền” trong đoạn thơ là một hình ảnh đẹp, gợi nhiều lien tưởng.
- Hình ảnh “Chiếc thuyền” được xây dựng bằng các biện pháp tu từ nhân hóa và ẩn dụ:
+ Các từ  “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm nhận được giây phút nghỉ ngơi, thư giãn của con thuyền sau chuyến ra khơi vật lộn với sóng gió biển khơi. Nghệ thuật nhân hóa đã khiến con thuyền vô tri trở nên sống động, có hồn như con người. 
+ Từ “nghe” thể hiện sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình. 
->Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tình yêu, sự gắn bó máu thịt với quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh. 
ĐỀ 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
 (Ngữ văn 8, tập 2, trang 17)
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Cho ... ọc “đạo”, học lẽ đối xử giữa người với người, nói khác đi là học để làm người.
7
- Câu “Người ta ..., ngũ thường.” là câu phủ định.
- Dấu hiệu hình thức: trong câu có từ ngữ phủ định là từ “không”
8
Trình bày được quan điểm của mình về mục đích của việc học tập một cách hợp lí, thuyết phục. Có thể đưa ra các ý sau đây:
- Học để có kiến thức, có hiểu biết. Từ đó có thể:
+ Tự tin sống, bắt kịp với cuộc sống, không bị lạc hậu.
+ Sống đúng mực, biết giao tiếp, ứng xử phù hợp.
+ Áp dụng kiến thức để làm việc, để khẳng định bản thân, để làm giàu, để sáng tạo, cống hiến,.... 
ĐỀ 20: Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy.
 (Ngữ văn 8 – Tập hai)
Câu 1(0,5 điểm):Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 
Câu 2(0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
Câu 3(1,0 điểm):Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói? 
Câu 4(1,0 điểm):Trong văn bản tác giả đã nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Vậy mục đích đó là gì? 
GỢI Ý: 
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Đoạn trích trên trích trong văn bản: Bàn luận về phép học. 
- Tác giả: Nguyễn Thiếp 
 Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
 Kiểu câu: Trần thuật.
 Mục đích chân chính của việc học:
- Học để biết rõ đạo, để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải học để cầu danh lợi.
ĐỀ 21: Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy
Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học.
Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
(Ngữ văn 8, Tập Hai. Tr. 76, 77)
Gọi tên văn bản và tên tác giả của đoạn trích trên.
Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.
Chỉ ra và nêu nhận xét về mục đích, quan điểm và phương pháp học tập được tác giả đề xuất.
Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
Xét về mục đích nói, câu văn trên thuộc loại câu nào? Nêu đặc điểm chức năng.
Bản thân em đã áp dụng câu nói trên như thế nào vào việc học tập của mình?
GỢI Ý: 
Gọi tên văn bản và tên tác giả của đoạn trích trên.
- Tên văn bản: Bàn luận về phép học
- Tác giả: Nguyễn Thiếp
Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu.
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Chỉ ra và nêu nhận xét về mục đích, quan điểm và phương pháp học tập được tác giả đề xuất.
- Mục đích: Học để làm người
- Quan điểm: Việc học phải được phổ biến rộng khắp, mở thêm trường, mở rộng thành phần người học.
- Phương pháp học: bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, nền tảng để tuần tự tiến lên từ thấp đến cao. Học rộng, biết sâu để từ đó biết tóm lược những điều cơ bản. Học kết hợp với hành. 
*Nhận xét:
Quan điểm của Nguyễn Thiếp đến nay vẫn có thể khẳng định là tư tưởng đúng đắn, tiến bộ. Tiến bộ trước tiên là đề cao vai trò mục đích của việc học chân chính, học thực chất, học để làm người. Thứ hai là sự phát triển của việc học cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm đem đến sự hưng thịnh cho nước nhà và quan trọng nhất là phương pháp học kết hợp thực hành giúp người học rèn luyện cả đạo đức, tri thức lẫn kỹ năng.
¨Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt nhận xét bằng những ý khác nhau song phù hợp vẫn ghi được điểm.
Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.
Xét về mục đích nói, câu văn trên thuộc loại: câu trần thuật
Nêu đặc điểm, chức năng: yêu cầu, đề nghị.
Bản thân em đã áp dụng câu nói trên vào việc học tập của mình: em đọc nhiều, học nhiều kiến thức và rèn kỹ năng nắm chắc kiến thức cơ bản được học, tóm lược nội dung cần ghi nhớ; em học lý thuyết kết hợp với làm bài tập ở sách giáo khoa, bài tập nâng cao, vận dụng vào thực tiễn giao tiếp hằng ngày của mình
11.ĐI BỘ NGAO DU
ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“(1) Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. (2) Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. (3) Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! (4) Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! (5) Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! (6) Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! (7) Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muôn ngao du, thì cần phải đi bộ.” 
(Trích Đi bộ ngao du, Ru – xô, Ngữ văn 8,Tập 2,
NXB Giáo dục năm 2015, Tr100)
Câu 1. (0.5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 2. (1.0đ) Câu(3),(4),(5), (6) trong đoạn vănthuộc kiểu câu gì? Nêu chức năng kiểu câu đó trong đoạn văn..
Câu 3. (1.0đ) Tìm đại từ nhân xưng và nhận xét cách thay đổi đại từ nhân xưng đó trong đoạn văn.
Câu 4. (0.5 đ) Nêu nội dung đoạn văn?
Câu 5: Từ nội dung đoạn văn ở trên em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc luyện tập thể dục thể thao với sức khoẻ con người(đoạn văn khoảng 10 câu).
GỢI Ý: 
Câu 1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2
- Câu cảm thán.
- Chức năng: Bộc lộ cảm xúc vui sướng, ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc nhờ thường xuyên đi bộ ngao du.
Câu 3 
- Đại từ nhân xưng: Tôi, ta
- Nhận xét: Tác giả sử dụng linh hoạt đại từ nhân xưng “tôi”,“ta”
làm cho lời nghị luận có tính thuyết phục cao hơn bởi ông đã đứng
trên quan điểm riêng của mình và của mọi người để bàn luận.
Câu 4
Nội dung chính của đoạn văn:Đi bộ ngao du có lợi cho sức khỏe và tinh thần.
Câu 5
- Về kĩ năng: Đảm bảo đúng kiểu văn nghị luận, lập luận dễ hiểu, lời văn trong sáng mạch lạc rõ ràng.
-Về nội dung: Nêu lí lẽ làm sáng tỏ hai vấn đề nghị luận: Luyện tập thể dục thể thao có những tác động tích cực tới cho sức khỏe và tinh thần như thế nào? (cơ bắp phát triển, máu huyết lưu thông, ăn ngủ ngon hơn, phòng chống bệnh tật, tinh thần sảng khoái, học tập và làm việc hiệu quả, ....)
ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan; một mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản. Bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào tôi thấy chán, tôi bỏ đi luôn. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.”
 (Ngữ văn 8, Tập 2)
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn?
Câu 3. Nội dung của đoạn văn?
Câu 4. Câu “Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.” có phải là câu phủ định không? Dấu hiệu hình thức nào cho em biết điều đó?
Câu 5. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những đại từ nào để xưng hô? Mỗi đại từ đó được sử dụng khi nào?
Câu 6. Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về con người tác giả?
Câu 7. (2,0 điểm)
Từ mục I. Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận bày tỏ quan điểm của mình về lợi ích của việc đi bộ nói riêng và của việc tập luyện thể dục thể thao nói chung.
GỢI Ý: 
1
- Đoạn trích trên nằm trong văn bản“Đi bộ ngao du” 
- Tác giả: Ru-xô
2
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn: nghị luận.
3
- Nội dung của đoạn văn: đi bộ đem lại sự tự do
4
- Câu “Tôi chẳng ... gã phu trạm.” là câu phủ định.
- Dấu hiệu hình thức: trong câu có từ ngữ phủ định là từ “chẳng”.
5
- Những đại từ dùng để xưng hô trong đoạn văn trên: “Ta” và “tôi”
- Đại từ “ta”: được sử dụng khi nói những vấn đề lí luận chung; từ “tôi” được dùng khi nói về những cảm nhận, những trải nghiệm của cá nhân tác giả.
6
- Qua đoạn văn trên, ta thấy tác giả là người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
7
* Về hình thức:
- Trình bày đúng hình thức của một đoạn văn, phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
- Triển khai đoạn văn theo một hướng nhất định: diễn dịch/quy nạp/song hành,....
- Luận điểm rõ ràng, đúng đắn; luận cứ tiêu biểu; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Diễn đạt trôi chảy, ngôn ngữ trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, viết câu.
* Về nội dung 
Trình bày được quan điểm của mìnhvề lợi ích của việc đi bộ nói riêng và của việc tập luyện thể dục thể thao nói chung một cách thuyết phục.Có thể đưa ra các ý sau đây:
- Đi bộ nói riêng và tập luyện thể dục thể thao nói chung đem lại cho ta nhiều lợi ích:
+ Có sức khỏe tốt, bền bỉ, dẻo dai.
+ Giúp cho tinh thần thoải mái. Cuộc sống năng động, vui tươi, ý nghĩa.
+ Giúp học tập, lao động hiệu quả hơn.
12.ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC
 ĐIỂM
ĐỀ 1: Đọc các đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :\
 (1) “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
 Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
 Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
 Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” 
 (Ngữ văn 8 – tập 2)
(2) “Ông Giuốc-đanh: - A! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.
 Phó may: - Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ phụ xúm lại bộ lễ phục của ngài đấy.”
 (Ngữ văn 8 – tập 2)
Câu 1. 
a. Hai đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? 
b. Nêu nội dung của hai đoạn văn. 
 Câu 2. 
 Việc sắp xếp trật tự từ trong câu in đậm ở đoạn văn (1) có tác dụng gì? Xác đinh kiểu câu của câu in đậm trong đoạn văn (2) và nêu mục đích. 
GỢI Ý: 
Câu 1
 Học sinh nêu được: 
a. - Đoạn văn 1: Tác phẩm: Quê hương, Tác giả: Tế Hanh 
 - Đoạn văn 2: Tác phẩm: Trưởng giả học làm sang, Tác giả: Mô- li- e.
b. Đoạn văn 1: Tình yêu quê hương tự nhiên, trong sáng, chân thành, tha thiết của tác giả Tế Hanh được thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ. 
Đoạn văn 2: Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc- đanh được thể hiện qua tâm trạng nóng lòng chờ đợi bác phó may mang bộ lễ phục đến. 
Câu 2
Học sinh nêu đúng và đầy đủ các ý:
 - Tác dụng việc sắp xếp trật tự từ: Đảm bảo sự hài hòa
 - Kiểu câu và mục đích:
+ Bác đã tới đấy à? 
+ Mục đích: để chào hỏi. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_phan_doc_hieu_van_ban_nam.doc