Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Phần Đọc hiểu văn bản - Năm học 2021-2022

Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Phần Đọc hiểu văn bản - Năm học 2021-2022

1. TÔI ĐI HỌC

ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”

 (Ngữ văn 8- tập 1)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

Câu 2: Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

 

doc 85 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Phần Đọc hiểu văn bản - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
–ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN 8 HỌC KÌ I
STT
TÊN VĂN BẢN
SỐ ĐỀ
TRANG
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Tôi đi học
Trong lòng mẹ
Tức nước vỡ bờ
Lão Hạc
Cô bé bán diêm
Chiếc lá cuối cùng
Ôn dịch, thuốc lá
Hai cây phong
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
Đập đá ở Côn Lôn
Ông đồ
7
15
10
10
8
6
4
2
4
5
2
73 đề
1-12
12-31
31-48
48-63
64-73
73-83
83-88
88-91
91-97
97-103
103-106
1. TÔI ĐI HỌC
ĐỀ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”
 (Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? 
Câu 2: Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Tìm các cụm C-V làm thành phần chính trong những câu im đậm.
Câu 4: Câu “Hằng năm cứ vào mùa thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” gợi cho em cảm xúc gì?
Câu 5: Từ ngữ liệu trên, hãy viết bài văn kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của bản thân em.
GỢI Ý
1
Đoạn văn trích trong văn bản Tôi đi học
Tác giả Thanh Tịnh
2
 Các PTBĐ được sử dụng trong đoạn văn là: Tự sự, miêu tả và biểu cảm
3
Các cụm C-V làm thành phần chính trong những câu in đậm là:
+ Tôi (CN)/ quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. (VN)
+ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi (CN)/âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.(VN)
+ Cảnh vật chung quanh tôi (CN1)/ đều thay đổi (VN1), vì chính lòng tôi (CN2)/ đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. (VN2)”
4
- Câu “Hằng năm cứ vào mùa thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” gợi trong lòng em cảm xúc mơn man, náo nức về ngày đầu tiên đi học, một kỉ niệm không bao giờ em quên trong suốt cuộc đời.
5
Yêu cầu:
- Trình bày theo trình tự thời gian, không gian.
- Kể phải xen vào tình cảm, cảm xúc của nhân vật.
- Trình bày sạch đẹp, hành văn lưu loát.
*Mở bài: Giới thiệu yêu cầu đề: kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
*Thân bài: Tập trung kể lại kỉ niệm về buổi tựu trường nhiều ấn tượng
- Hoàn cảnh trước ngày tựu trường
- Suy nghĩ, tình cảm của bản thân khi đi trên đường, đứng trước cổng trường, sân trường
- Miêu tả cảnh vật xung quanh, con người
- Kết thúc buổi học đầu tiên.
*Kết bài: Tình cảm, suy nghĩ của bản thân về kỉ niệm của buổi tựu trường ấy
ĐỀ 2: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”
 (Tôi đi học, Ngữ văn 8- tập 1)
Câu 1: Xác định thể loại văn bản.
Câu 2: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn?
Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
Câu 4: Nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 5. Đoạn trích trên gợi em liên tưởng tới văn bản nào đã được học trong chương trình Ngữ Văn THCS. Hãy cho biết điểm giống nhau của các văn bản đó.
GỢI Ý: 
1. - Thể loại: Truyện ngắn
2. Các PTBĐ được sử dụng trong đoạn văn là: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
3. BPTT :
+ So sánh cảm giác trong sáng trong ngày đầu đi học " như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".
+  nhân hóa : cành hoa tươi mỉm cười (dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ cho vật)
*Tác dụng: Phép tu từ so sánh, nhân hoá: “như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” thế hiện thái độ ngỡ ngàng, choáng ngợp trước cuộc đời rộng lớn... Tuổi thơ bỡ ngỡ, rụt rè thuở nào vẫn còn vẹn nguyên trở về trong nỗi nhớ của tác giả.
4. Nội dung: Tâm trạng náo nức của nhân vật tôi khi cùng mẹ đến trường ngày đầu tiên.
5. Đoạn trích trên gợi liên tưởng tới: Cổng trường mở ra của Lí Lan, Hai cây phong/ Người thầy đầu tiên ( Ai- ma- top) / Trường học/ Những tấm lòng cao cả- Ét- môn- đô- đơ A-mi-xi)
*Điểm giống nhau: Ấn tượng sâu đậm về ngày đầu tiên đi học trong mỗi người, vai trò của nhà trường, của người thầy đối với mỗi người.
ĐỀ 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
 “Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật.
 Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
 Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.
Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.
 Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:
 Bài tập viết : Tôi đi học !”
Câu 1 :  Tìm những tính từ miêu tả cảnh vật và con người có trong đoạn trích trên.
Câu 2: Hãy chi ra trường từ vựng chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 3: Giải nghĩa cụm từ “kỷ niệm cũ”, “cảnh thật” ở đoạn trích trên.
Câu 4: Theo tác giả, buổi học đâu tiên có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mỗi  con người?
Câu 5: Viết đoạn văn trình bày đặc sắc nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được.
GỢI Ý
Câu 1: Những tính từ miêu tả cảnh vật và con người có trong đoạn trích trên: lạ,  hay hay, xa lạ, quyến luyến, bất ngờ, rụt rè, thèm thuồng.
Câu 2: Trường từ vựng chính được sử dụng trong đoạn trích trên: trường học.
Câu 3: Học sinh giải nghĩa các từ dựa trên văn cảnh của văn bản.
-“Ki niệm cũ” được nhắc đến là kỉ niệm về những buổi rong chơi thời còn chưa đi học.
- “Cảnh thật” là việc tác giả tái hiện lại ở trên lớp học, nơi có thầy giáo và các bạn mới quen.
Câu 4: Đối với câu hỏi này, học sinh cần dựa vào nội dung của văn bản đưa ra để trình bày cảm nhận của mình, diễn đạt lại theo ý hiểu của bản thân về ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học. Việc cảm nhận vừa mang tính khách quan là những điều mà tác giả kê’ lại, vừa mang tính chủ quan là những tình cảm, cảm xúc thực tế của học sinh.
Câu 5: 
*Mở đoạn: Văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Thanh Tịnh đã thành công trong việc chinh phục độc giả trên cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật
*Thân đoạn: 
*Giá trị nội dung
-Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
 *Giá trị nghệ thuật
- Kể theo dòng hồi tưởng.
- Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.
- Nhiều hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm.
*Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa toát ra từ nội dung và nghệ thuật của văn bản 
ĐỀ 4: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.
            - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.
            - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.”
(Nơi bắt đầu của tình bạn - Bùi Thị Hồng Ngọc)
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Nội dung đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, kì 1. Trình bày vài nét về tác giả của văn bản em vừa tìm được.
Câu 3: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản đó.
Câu 4: Tìm một từ tượng thanh và một câu ghép trong đoạn văn trên.
Câu 5: Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật chính trong truyện ngắn em vừa tìm được trong câu 2.
GỢI Ý
1
- Nội dung đoạn trích: cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp về ngày đầu nhận lớp của bạn học sinh mới.
2
- Văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh).
 Vài nét về tác giả: Thanh Tịnh (1911- 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh
Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: 
+ Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007
+ Những tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển 
Phong cách sáng tác:
+ Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu
3
Thể loại: truyện ngắn trữ tình
PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
4
- Từ tượng thanh: “Tùng ... tùng ... tùng...”
- Câu ghép: Bước vào lớp tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên.
5
Cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học:
*Mở đoạn: Trong văn bản “Tôi đi học”, nhân vật “tôi” ... ờng luật; bút pháp lãng mạn; giọng điệu hào hùng; thủ pháp đối lập, khoa trương
– Nội dung: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
4.*Mở đoạn: Bốn câu thơ đầu trong bài Đập đá ở Côn Lôn đã làm nổi bật khí phách và uy dũng của người chiến sĩ
*Thân đoạn: - Tư thế: Làm trai đứng giữa đất Côn Luân: thế lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, vượt ra khỏi sự tù hãm của hoàn cảnh => Đằng sau hai chữ “làm trai” là quan niệm nhân sinh mang tính truyền thống của nho giáo
- Làm cho lở núi non: sức mạnh phi thường làm thay đổi cục diện, tình thế
 “Xách búa đánh tan năm bảy đống- Ra tay đập bể mấy trăm hòn”: Công việc đập đá được thể hiện bằng nghệ thuật khoa trương
   + Xách búa, đánh tan, năm bảy đống: không quản khó khăn, cực nhọc
   + Ra tay, đập bể, mấy trăm hòn: chiến công kì tích của đấng trượng phu anh hùng
Người đập đá xuất hiện trong khí thế lẫy lừng, kết quả thì phi thường
*Kết đoạn: Giọng điệu hùng tráng, bút pháp khoa trương, động từ mạnh, miêu tả- biểu cảm => Con không nhỏ bé mà người lại mang tầm vóc vũ trụ, ngạo nghễ phi thường, qua đó cũng thể hiện tư chất hiên ngang, lẫm liệt, không chịu khuất phục.
ĐỀ 3: Một bài thơ em đã học có hai câu thơ như sau:
	"Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn."
	 	 (SGK Ngữ văn lớp 8, tập một, trang 149) 
Chép chính xác bài thơ? (1điểm) 
Chỉ rõ và cho biết hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên? (1,5 điểm)
Bằng một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) có sử dụng các dấu hai chấm và ngoặc đơn hoặc ngoặc kép, em hãy giới thiệu về tác giả và bài thơ trên?
GỢI Ý: 
Câu 1. 
Chép chính xác bài thơ? 
Chép đúng, đủ được 1 điểm, 
 Sai một lỗi trừ 0,25 điểm
Sai 4 lỗi cho 0,25 điểm
Câu 2. 
Chỉ rõ và cho biết hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên? 
Thủ pháp đối, nghệ thuật nói quá ( lối nói khoa trương):
- Tác dụng:
+ Làm cho lời thơ thêm đăng đối,câu thơ thêm cân chỉnh; 
+ Khắc họa tầm vóc phi thường,tư thế hiên ngang, sức mạnh thần kì, sánh ngang tầm vũ trụ của người tù cách mạng 
Câu 3
 Bằng một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) có sử dụng các dấu hai chấm và ngoặc đơn hoặc ngoặc kép, em hãy giới thiệu về tác giả và bài thơ trên?
Hình thức: 
 Đoạn văn 
 Có sử dụng các dấu hai chấm và ngoặc đơn hoặc ngoặc kép
 Số câu
Nội dung: 
Câu chủ đề vần làm rõ: Bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” là tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Phan Châu Trinh về đề tài người chiến sĩ cách mạng.
Tác giả cần làm nổi bật được tiểu sử, sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp văn học,
Tác phẩm cần giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, đề tài, thể thơ, nội dung nghệ thuật cơ bản
Cần nói được ý nghĩa của tác phẩm: cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân và của các chiến sĩ cách mạng 
ĐỀ 4: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Làm trai đứng giữa đất côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh lan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
 (Trích Đập đá ở Côn Lôn - Ngữ văn 8, tập một)
Em hãy chọn đáp án đúng từ câu 1 đến câu 4 bằng cách ghi vào tờ giấy thi một chữ cái trước ý trả lời đúng: (1 điểm)
Câu 1. Tác giả đoạn trích trên là ai?
	A. Phan Bội Châu	B. Phan Châu Trinh
	C. Trần Tuấn Khải	D.Tản Đà
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
	A. Miêu tả	B.Thuyết minh
	C. Biểu cảm	D.Tự sự
Câu 3. Trong câu thơ Ra tay đập bể máy trăm hòn từ "bể" nghĩa là gì?
	A. Bỏ	B. Biển
	C. Hỏng	D.Vỡ
Câu 4. Dòng nào sau đây không phải là nghệ thuật của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn ?
	A. Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng 
B.Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật 
C. Hình tượng đẹp về người anh hùng cứu nước 
D.Tạo được thế tương quan đối lập 
Câu 5. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 phép tu từ tiêu biểu nhất trong đoạn trích.
Câu 6. (1,0 điểm) Cảm nhận hình ảnh nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên (viết từ 3 đến 5 dòng).
GỢI Ý: Câu 1- 4 (1 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Đáp án
B
C
D
C
Câu 5 (1 điểm): 
Biện pháp tu từ tiêu biểu nhất: nói quá (làm cho lở núi non, đánh tan năm bảy đống, đập bể mấy trăm hòn)
-Tác dụng: khắc họa tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường, làm nổi bật sức mạnh to lớn gần như thần kì của con người; làm cho câu thơ thêm sinh động và giàu sức gợi hình gợi cảm.
	Câu 6 (1 điểm): 
Cảm nghĩ về nhân vật trữ tình trong đoạn trích.	
Định hướng HS bày tò cảm nhận: Cảm phục, ngưỡng mộ...; nhân vật trữ tình: tư thế ngạo nghễ, hiên ngang, lẫm liệt
ĐỀ 5: Trong văn bản “Đập đá ở Côn Lôn” có các câu thơ:
“Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!”
1. Chỉ ra phép nói quá có trong đoạn thơ và nêu ý nghĩa của phép nói quá đó.
2. Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong đoạn thơ trên (trong đoạn văn có sử dụng câu ghép, gạch dưới câu ghép).
GỢI Ý:
1
- “Những kẻ vá trời”: Chỉ các chiến sĩ cách mạng và sự nghiệp cứu nước lớn lao của họ.
- Ý nghĩa: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về công việc cứu nước của người chiến sĩ cách mạng. Đó là công việc ví đại cao cả, vì cuộc sống của con người, vì độc lập, hạnh phúc của nhân dân.
2
Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Về nội dung: 
- Bốn câu thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của người tù yêu nước: không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son
- Cặp câu 5 – 6 tác giả dùng hình thức đối lập và biện pháp ẩn dụ để khẳng định vẻ đẹp kiên trung, cững cỏi và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng
- cặp câu 7 – 8 sử dụng hình thức đối lập và biện pháp nói quá để khẳng định gian khổ hiện tại không làm cho người tù sờn lòng đổi chí. Họ vẫn một lòng tin tưởng và theo đuổi sự nghiệp cứu nước lớn lao, vĩ đại của mình
- Cảm phục, biết ơn, trân trọng công lao của những chiến sĩ cách mạng yêu nước đầu thế kỉ XX như Phan Châu Chinh, Phan Bội Châu
- Bằng bút pháp lãng mạn, khẩu khí ngang tàng, bốn câu thơ đã xây dựng thành công vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng trọng cảnh tù đày
(Học sinh cần nêu dẫn chứng cụ thể, biết lập luận trình bày các ý, văn viết mạch lạc, có cảm xúc mới cho điểm tối đa).
* Về hình thức: 
- Có câu ghép (gạch chân); 
(không gạch chân câu ghép trừ 0,25 điểm); 
- Đúng đoạn văn diễn dịch
 (viết sai hình thức đoạn văn diễn dịch trừ 0,5 điểm)
11. ÔNG ĐỒ
ĐỀ 1: Cho đoạn thơ sau:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
(Trích Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo Dục)
1. Nêu tên tác phẩm, tác giả.
2. Từ “thảo” trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa nào?
3. Tóm tắt nội dung đoạn thơ bằng một câu.
4. Trong đoạn thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ gì ? Nêu ngắn gọn tác dụng.
5. Cho câu chủ đề sau: “Đoạn thơ là hình ảnh ông đồ những ngày huy hoàng, đắc ý”. Con hãy viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch khoảng 7 – 9 câu làm sáng tỏ câu chủ đề trên.
Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một tình thái từ hoặc trợ từ hoặc thán từ ? (Gạch chân, chỉ rõ câu ghép và từ loại đã sử dụng, đánh số câu trong đoạn văn).
GỢI Ý: 
1. Đoạn trích thuộc bài thơ “Ông đồ” , tác giả : Vũ Đình Liên
2. Từ “thảo”: nét nọ liền nét kia, thường có bỏ đi một số nét => trong bài thơ nghĩa là viết theo, viết nhanh, ý chỉ hành động viết điêu luyện, nghệ thuật.
3. Đoạn thơ ca ngợi, trân trọng tài năng của ông đồ trong nghệ thuật viết chữ.
4. Biện pháp tu từ So sánh – làm nổi bật tài năng viết chữ của ông đồ: chữ viết đẹp, mềm mại, phóng khoáng, có hồn => Ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.
5. Viết đoạn văn:
- Hình thức: 
+ Đủ số câu (khoảng 7 – 9 câu), đúng cấu trúc diễn dịch 
+ Gạch chân và chỉ rõ 1 câu ghép, 1 thán từ hoặc trợ từ, tình thái từ. 
- Nội dung: làm sáng tỏ câu chủ đề HS sử dụng câu chủ đề và triển khai theo nội dung đã được trình bày trong đoạn thơ. (Chú ý sử dụng ít nhất 1 câu ghép, 1 thán từ hoặc trợ từ, tình thái từ. )
+ Ông đồ là trung tâm của không gian ngày Tết nơi phố phường “Bao nhiêu ...”
+ Ông được mọi người ngưỡng mộ, tôn vinh.
+ Ông được trổ tài trong sự thăng hoa, trong niềm vui của người được bảo tồn một mĩ tục.
+ Nghệ thuật so sánh đẹp, giàu giá trị tạo hình => Gợi tả nét chữ mềm mại, phóng khoáng, có hồn => Ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.
ĐỀ 2: Đọc kĩ đoạn thơ sau:
 “ Năm nay đào lại nở
 Không thấy ông đồ xưa.
 Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?”
Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể thơ gì? Câu 2: Kể tên hai bài thơ thuộc phong trào Thơ Mới trong chương trình ngữ văn 8 hkII.
Câu 3: Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Mục đích nói của câu đó là gì?
Câu 4: Đoạn thơ trên đã thể hiên cảm xúc gì của nhà thơ?
Câu 5: Hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (Khoảng 10- 15 câu) nói về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
GỢI Ý: 
Câu 1.Tên bài thơ “ Ông đồ” 
-Tác giả: Vũ Đình Liên 
-Thuộc thể thơ ngũ ngôn 
Câu 2-Hai bài thơ: Nhớ rừng, Ông đồ 
Câu 3: Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu nghi vấn. Mục đích nói của câu đó là bộc lộ cảm xúc.
Câu 4: Đoạn thơ trên đã thể hiên nỗi niềm thương tiếc của nhà thơ trước việc vắng bóng hình ảnh ông đồ vào mỗi dịp xuân về.
Câu 5: Cần thể hiện được các nội dung cơ bản sau:
-Giải thích thế nào là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc? ( Là những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền lại)
-Những biểu hiên của việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
-Phê phán những thái độ không tôn trọng hoặc phá hoại những nét đẹp ấy.
-Nêu nhiệm vụ của bản thân
ĐỀ 3:
Câu 1. 
Ghi chính xác những câu thơ tiếp theo vào bài làm để hoàn chỉnh khổ thơ gồm bốn câu:
 Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 ..........................................
 ..............................................
 .............................................
Câu 2. 
Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Do ai sáng tác? Bài thơ đó được viết theo thể thơ gì?
Câu 3. 
Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của khổ thơ trên?
GỢI Ý
1
Ghi đúng khổ thơ gồm bốn câu: 
 Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
 Giấy đỏ buồn không thắm;
 Mực đọng trong nghiên sầu...
2
+ Bài thơ “Ông đồ”
+ Tác giả: Vũ Đình Liên
+ Thể thơ: Ngũ ngôn (năm chữ)
3
+ Nghệ thuật: Điệp ngữ, câu hỏi tu từ, nhân hóa
+ Nội dung: Sự ra đi của dòng người trong cuộc đời ông đồ; nỗi buồn của ông đồ lan sang cả những vật vô tri vô giác => Khổ thơ diễn tả cảnh ngộ bị bỏ rơi, lạc lõng bơ vơ; tâm trạng xót xa ngao ngán, ngậm ngùi, tiếc nuối, cô đơn của ông đồ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_phan_doc_hieu_van_ban_nam.doc