Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 soạn theo công văn 5512 bộ GD&ĐT - Bảo An

Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 soạn theo công văn 5512 bộ GD&ĐT - Bảo An

1. Kiến thức:

- Tâm trạng nhân vật "tôi" được thể hiện qua dòng hồi tưởng, được gợi lên từ các sự kiện, nhân vật, cảnh vật.

- Đặc sắc nghệ thuật: kết cấu theo trình tự thời gian của buổi tựu trường, sự kết hợp hài hòa giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm giàu chất trữ tình

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.

*Kỹ năng sống:

- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật trong ngày đầu đi học

- Xác định giá trị bản thân: trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân

- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung & nghệ thuật của văn bản.

3. Thái độ:

 Yêu mến mái trường và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.

 

docx 189 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022 soạn theo công văn 5512 bộ GD&ĐT - Bảo An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: 
Tiết 1,2 ( PPCT) Văn bản: TÔI ĐI HỌC 
Ngày soạn: 28/8/2021 ( Thanh Tịnh )
Ngày dạy: 20/9/2021 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tâm trạng nhân vật "tôi" được thể hiện qua dòng hồi tưởng, được gợi lên từ các sự kiện, nhân vật, cảnh vật.
- Đặc sắc nghệ thuật: kết cấu theo trình tự thời gian của buổi tựu trường, sự kết hợp hài hòa giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm giàu chất trữ tình
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
*Kỹ năng sống:
- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật trong ngày đầu đi học
- Xác định giá trị bản thân: trân trọng kỉ niệm, sống có trách nhiệm với bản thân
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung & nghệ thuật của văn bản.
3. Thái độ: 
 Yêu mến mái trường và trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: SGK, bài soạn, tài liêu có liên quan tới bài học.
2. HS: SGK, vở ghi, sự chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH MỘT TIẾT LÊN LỚP:
1. Ổn định ( 1’)
2. Kiểm tra ( 7’)
Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3. Bài mới 
* GV ( 2’ ): Cho HS hát bài “ Ngày đầu tiên đi học” để giới thiệu vào bài.
3.1. HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung ( 16’ )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh?
*GV bổ sung: - Ông từng làm nghề giáo, sáng tác trước CM, sau CM tham gia quân đội.
- Sáng tác nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.
? Hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm?
* GV Nhấn mạnh đặc điểm văn TT toát lên tình cảm êm dịu trong trẻo. Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến.
? Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật “ tôi” được kể theo trình tự nào? Tương ứng với những đoạn văn nào?
* Nhận xét chung & chốt lại.
- Tự trả lời dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Chú ý, theo dõi
- Tự trả lời dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Tự trả lời cá nhân.
Có thể chia làm 5 đoạn như sau:
- Đ1. TĐ...rộn rã: Khơi nguồn nỗi nhớ.
- Đ2. TT ... trên ngọn núi: 
Tâm trạng và cảm giác của tôi trên đường cùng mẹ tựu trường.
- Đ3. TT ... trong các lớp: 
Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đứng giữa sân trường, khi nhìn mọi người, các bạn.
- Đoạn 4. TT... chút nào hết: Tâm trạng của tôi khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp.
- Đ5. Còn lại: Tâm trạng của tôi khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: (1911-1988).
- Quê ở TP Huế.
- Là cây bút truyện ngắn đặc sắc. từng dạy học, viết báo, làm văn.
- Sáng tác đậm chất trữ tình đằm thắm, tình cảm êm dịu trong trẻo. 	
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: in trong tập Quê mẹ (1941).
- Thể loại: truyện ngắn.
- PTBĐ: Tự sự, miêu tả & biểu cảm
- Bố cục: 3 đoạn
Theo trình tự thời gian & không gian.
 + TĐ ... trên ngọn núi: 
Cảm nhận của tôi trên đường tới trường.
 + TT ... xa mẹ tôi chút nào hết: 
Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường.
 + Còn lại: Cảm nhận của tôi trong lớp học.
3.2. HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết (19’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
? Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào? Vì sao?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
? Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm cũ ntn?phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy tả cảm xúc ấy?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Những cảm xúc, cảm giác ấy không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại & cảm xúc thực của tôi khi ấy. Các từ láy góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ & hiện tại. Chuyện đã xảy ra bao năm mà như mới vừa xảy ra hôm qua, hôm kia.
? Tác giả viết: Con đường này  : hôm nay tôi đi học. Hãy cho biết tâm trạng thay đổi đó cụ thể ntn? Những chi tiết nào trong cử chỉ, hành động & lời nói của nhân vật tôi khiến em chú ý? ( Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng của tôi ) Vì sao?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung & chốt lại.
- Tự trả lời dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tự trả lời dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý, theo dõi, ghi nhận.
- Tự trả lời dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Nhận xét, bổ sung.
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Nội dung:
1.1. Khơi nguồn kỉ niệm.
- Thời điểm:
Cuối thu ( thời điểm khai trường ).
+ Cảnh thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bàng bạc, 
+ Cảnh sinh hoạt: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường.
à Sự liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại & quá khứ của bản thân.
- nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã à Tả tâm trạng, cảm xúc của tôi khi nhớ lại buổi tựu trường à Là những cảm xúc nảy nở trong lòng.
1.2. Tâm trạng của nhân vật “ tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
- Con đường, cảnh vật chung quanh tự nhiên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng.
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyển vở mới trên tay.
- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng vừa muốn thử sức: xin mẹ cầm bút, thước, 
- Thấy sân trường day đặc cả người, áo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa.
- Ngôi trương xinh xắn, oai nghiêm khác thường, thấy mình bé nhỏ à lo sợ vẫn vơ.
- Hồi hộp chờ nghe tên mình.
- Cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay mẹ.
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh.
- Vừa ngỡ ngàng mà tự tin, tôi nghiêm trang bước vào giời học đầu tiên.
Hết tiết 1, chuyển tiết 2:
3.2. HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết , tiếp theo (40’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung.
* Tâm trạng của “ tôi” khi đến trường, khi đứng giữa sân trường, kkhi nhìn cảnh dày đặc cả người, nhất là khi nhìn cảnh các bạn vào lớp,  là tâm trạng lo sợ vẫn vơ, vừa bỡ ngỡ, vừa ước ao thầm vụng, lại cảm thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng. Cách kể - tả như vậy thật tinh tế và hay.
? Cảnh sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
? Trước cảnh tượng ấy thì tâm trạng, cảm giác của nhân vật “ tôi” ntn?
? Hãy cho biết tác giả dùng nghệ thuật gì trong đoạn văn này? Tác dụng?
? Khi hồi trống trường vang lên & nghe gọi đến tên mình, tâm trạng của “ tôi” ntn?
? Vì sao khi sắp hàng đợi vào lớp, tại sao nhân vật “ tôi” lại cảm thấy “ Trong ... lần này”?
? Cảm nhận của nhân vật “ tôi” khi vào lớp ntn?
? Tại sao nhân vật “ tôi” lại cảm nhận như vậy?
? Đoạn văn “ Một con ... đánh vần đọc” có ý nghĩa ntn? 
? Em có nhận xét gì về thái độ, cử chỉ, việc làm của người lớn dành cho con trẻ trong ngày đầu tiên đi học?
* Liên hệ tới gia đình, địa phương để giáo dục HS.
? Hãy cho biết nghệ thuật của văn bản có gì độc đáo?
? Văn bản có ý nghĩa ntn? Em học được gì khi học qua văn bản này?
- Chú ý, theo dõi.
- Tự trả lời dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tự trả lời dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Tự trả lời dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà.
+ So sánh lớp học với cái đình làng – nơi thờ cúng, tế lễ, thiêng liêng, cất giấu những điều bí ẩn. => Diễn tả xúc cảm trang nghiêm của tác giả về mái trường, đề cao ý thức của con người trong trường học.
- Tự trả lời dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Tự trả lời dựa vào SGK, sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Tự tìm & trả lời dựa vào SGK.
- Tự trả lời cá nhân.
- Tự trả lời cá nhân.
- Tự trả lời cá nhân
- Chú ý, theo dõi.
- Tự nhận xét & trả lời cá nhân.
- Tự trả lời cá nhân.
1.3. Tâm trạng & cảm giác của nhân vật “ tôi” đến sân trường.
 - Quan sát: 
+ Đông người, người nào cũng đẹp.
+ Ngôi trường (sân nó rộng, mình nó cao hơn)
=> Cảm giác thấy: bé nhỏ, mới mẻ, lo sợ vẩn vơ.
- Dùng nghệ thuật so sánh diễn tả xúc cảm trang nghiêm về mái trường.
- Chú bé cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, giật mình & lúng túng.
- Hồi hộp, lo lắng, sợ sệt à khóc -> Khóc vì lo sợ & phải xa người thân. 
- Yêu mẹ.
- Bắt đầu bước vào thế giới của riêng mình, không còn có mẹ bên cạnh.
=> Sự tinh tế trong việc miêu tả tâm lí trẻ thơ.
1.4. Tâm trạng & cảm giác của “ tôi” trong lớp học.
- Cảm giác nhìn cài gì cũng mới lạ
- Bắt đầu có ý thức những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình.
- Hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm gợi nỗi nhớ, tiếc nuối ngày trẻ thơ hoàn toàn chơi bời đã chấm dứt để bước sang một giai đoạn mới trong cuộc đời
- Sự ngộ nghĩnh của nhân vật ” tôi” trong ngày đầu tiên tới trường.
1.5. Sự quan tâm của mọi người đến sự nghiệp giáo dục.
Mọi người đã dành những tình cảm đẹp đẽ nhất cho trẻ thơ à vì tương lai của con trẻ.
2. Nghệ thuật.
- Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật “tôi” theo trình tự thời gian.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu sức gợi, mang tính tượng trưng.
- Kết hợp hài hòa giữa kể - miêu tả - biểu cảm.
3. Ý nghĩa.
Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
	4. Củng cố ( 3’).
- Hãy cho biết tâm trạng của em khi tới trường ntn? 
- Hãy kể lại tâm trạng của em khi cắp sách tới trường ngày đầu tiên?
5. Dặn dò (2’)
	Về nhà: - Đọc, xem lại nội dung bài học.
 - Làm bài tập phần luyện tập. Tự đọc, tìm hiểu bài “ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”.
- Xem & chuẩn bị trước bài: Trường từ vựng.
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM: 
-----------------------------------------------------------------------------
Tuần 2: 
Tiết 3 ( PPCT) Tiếng Việt TRƯỜNG TỪ VỰNG Ngày soạn: 05 /9/2021 
Ngày dạy: 23 /9/2021 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS.
 	- Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập trường từ vựng đơn giản.
 	- Bước đầu hiểu mối liên hệ trường từ vựngvới các hiện tượng ngôn ngữ đã học như: đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá,...
2. Kỹ năng:
	 - Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào một trường từ vựng.
 	 - Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
	 - Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng từ đúng nghĩa, trường nghĩa theo đúng mục đích giao tiếp cụ thể.
3. Thái độ:
Có ý thức sử dụng trường từ vựng trong từng hoàn cảnh nói và viết.
Liên hệ môi trường: Tìm các trường từ vựng liên quan đến môi trường.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. GV: SGK, bài soạn.
 2. HS: SGK, vở ghi, sự chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH MỘT TIẾT LÊN LỚP:
1. Ổn định ( 1’)
2. Kiểm tra ( 7’)
 	 ? Em hiểu thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ? Lấy ví dụ minh họa.
3. Bài mới (32’).
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm về trường từ vựng ( 17’ )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* GV yêu cầu HS đọc kỹ đoạn văn trong SGK.
? Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng là người, động vật hay sự vật? Tại sao em biết được?
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
? Nét chung về ...  toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã dưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.
3. Văn bản thơ.
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nội dung
Ghi nhớ
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh
 (1872 -1926)
Thất ngôn bát cú Đường luật 
Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người tù yêu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng, đổi chí trên đảo Côn Lôn
Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ Đập đá ở Côn Lôn giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
4. Văn bản nước ngoài
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
Nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
Ghi nhớ
Cô bé bán diêm 
An đéc – xen 
( 1805-1875) Đan Mạch 
Truyện cổ tích 
Lòng thương cảm sâu sắc đối với 1 em bé Đan Mạch bất hạnh, chết cóng bên đường trong đêm giao thừa 
Kể chuyện cổ tích rất hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng ảo, tình tiết diễn biến hợp lí 
Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lý, tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc
đối với một em bé bất hạnh.
Đánh nhau với cối xay gió 
Xéc- van -téc
( 1547-1616) Tây Ban Nha
Tiểu thuyết 
Sự tương phản về mọi mặt giữa 2 nhân vật Đôn Ki- hô- tê và Xan –trô Pan –xa . Cả 2 đều có những mặt tốt, đáng quí bên cạnh những đểm đáng trách , đáng cười biểu hiện trong chiến công đánh cối xay gió.
Miêu tả và kể chuyện theo trật tự thời gian và dựa trên sự đối lập, tương phản, song hành của cặp nhân vật chính 
Giọng điệu hài hước ,chế giễu khi kể , tả về thầy trò nhà hiệp sĩ anh hùng nhưng cũng rất đáng thương 
 Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ky-hô-tê và Xan- chô Pan- xa trong tiểu thuyết Đôn Ki- hô-tê của Xéc- van-tét tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thé giới. Đôn Ki- hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý; Xan-chô Pan- xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
Chiếc lá cuối cùng 
O Hen – ri
 ( 1862-1910) 
Mĩ
Truyện ngăn 
Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những nghệ sĩ nghèo 
Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần , hình ảnh chiếc lá cuối cùng 
Mấy trang kết thúc truyện Chiếc lá cuối cùng trên đây của O Hen-ri đủ chứng tỏ truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
Hai cây phong
Ai-ma-tốp 
( 1928)
Liên xô cũ
Truyện ngắn 
Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện hai cây phong và thầy giáo Đuy – sen thời thơ ấu của tác giả 
Miêu tả cây phong rất sinh động.Câu chuyện đậm chất hồi ức, ngòi bút đậm chất hội hoạ 
 Trong đoạn trích truyện Người 
thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp, hai cây thông được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ. Người kể chuyện truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì đấy là hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy-sen, người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.
 4) Củng cố.
 5) Dặn dò (1’).
 Về nhà xem lại bài học. Vận dụng vào trong thực tiễn. Chuẩn bị tiết sau ôn tập TT (phần tiếng Việt)
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần 18 
Tiết ... ( PPCT) 
ÔN TẬP (TT)
Ngày soạn: / 12/ 2016 
Ngày dạy: / 12/ 2016 
III. TIẾN TRÌNH MỘT TIẾT LÊN LỚP:
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra (3’)
Nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết ôn tập về tiếng Việt.
3. Bài mới (40’).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
3.1. HĐ1. Hướng dẫn HS ôn về tiếng Việt (40’)
? Trong phân môn tiếng Việt, em đã được học những phần nào?
? Vậy trong phần từ vựng ta đã học những đơn vị bài nào?
? Em hãy cho biết khái niệm của từng đơn vị bài, lấy ví dụ minh họa.
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung & chốt lại
- Tự trả lời dựa vào kiến thức đã học.
+ Tử vựng.
+ Ngữ pháp.
- Tự trả lời dựa vào kiến thức đã học.
- Tự trả lời & lấy ví dụ minh họa.
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
II. Tiếng Việt.
1. Từ vựng.
a. Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
 Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của tù ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
 - Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng dối với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
b. Trường từ vựng. 
 - Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
 - VD : tàu , xe, thuyền , máy bay cùng trường tư vựng về phương tiện giao thông 
c. Từ tượng hình , từ tượng thanh.
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động , trạng thái của sự vật ( VD: lom khom, phấp phới)
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người (VD: ríu rít, ào ào)
* Công dụng: Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
d. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội:
- Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định (VD : bắp, má, heo ,)
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội ( VD: tầng lớp học sinh: ngỗng (điểm 0), gậy (điểm 1) )
* Cách sử dụng: - Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn , tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
 - Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết. 
e. Nói quá : Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm(VD : Nhanh như cắt )
g. Nói giảm nói tránh. Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
VD : Chị ấy không còn trẻ lắm. 
2. Ngữ pháp: 
a. Trợ từ, thán từ.
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu (có, những, chính, đích, ngay,.)
VD : Lan sáng tác những ba bài thơ. 
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
- Thán từ gồm 2 loại chính: . Thán từ bộc lộ tình cảm (a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi ,) 
 . Thán từ gọi đáp (này, ơi, vâng, dạ, ừ ,...)
VD : Ô hay, tôi tưởng anh cũng biết rồi !
b. Tính thái từ: Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả,hử,chứ,chăng,(VD:Anh đọc xong cuốn sách này rồi à?)
+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,(VD: Chớ vội!) 
+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao, (VD: Tội nghiệp thay con bé!) 
+ Tình thái từ biểu thị tình cảm cảm xúc: ạ, nhé, cơ, mà , ( VD:Con nghe thấy rồi ạ !)
* Cách sử dụng: Khi nói hoặc viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,)
c. Câu ghép: Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V này được gọi là một vế câu. (VD: Gió thổi, mây bay, hoa nở) 
Có hai cách nối các vế câu:
- Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:
+ Nối bằng một quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
- Quan hệ giữa các vế trong câu ghép: 
+ Nguyên nhân– kết quả (Vì trời mưa nên đường lầy lội)
+ Điều kiện (giả thiết) (Nếu trời mưa to thì nó không nhỉ học)
+ Tương phản (Mùa hè nhưng trời không nóng lắm)
+ Tăng tiến (Tôi càng học giỏi thấy tôi càng thông minh)
+ Lựa chọn (Tôi đi hay anh đi)	
+ Bổ sung (Tôi không những học giỏi mà tôi còn hát hay)
+ Tiếp nối (Thầy giáo bước vào lớp, chúng em đứng dậy chào)
+ Đồng thời (Cô giáo vừa giảng bài chúng em vừa lắng nghe)
+ Giải thích (Quả dừa rất ngọt nghĩa là công sức của người trồng ra nó rất vất vả)
 4) Củng cố.
 5) Dặn dò (1’).
 Về nhà xem lại bài học. Vận dụng vào trong thực tiễn. Chuẩn bị tiết sau ôn tập TT (phần tập làm văn)
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần 18 
Tiết ... ( PPCT) 
ÔN TẬP (TT)
Ngày soạn: / 12/ 2016 
Ngày dạy: / 12/ 2016 
III. TIẾN TRÌNH MỘT TIẾT LÊN LỚP:
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra (3’)
Nêu mục tiêu, yêu cầu của bài ôn tập.
3. Bài mới (40’).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
3.1. HĐ1. Hướng dẫn HS ôn về tập làm văn (40’)
? Trong phân môn tập làm văn em đã được học những thể loại nào?
? Em hãy cho biết dàn bài của văn tự sự ta phải làm gì?
* Tương tự em hãy cho biết dàn bài của văn thuyết minh.
- Cho lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung & chốt lại.
- Tự trả lời dựa vào kiến thức đã học.
- Tự trả lời dựa vào kiến thức đã học.
- Tự trả lời dựa vào kiến thức đã học.
- Nhận xét, bổ sung.
III. Tập làm văn.
1. Văn tự sự (xen miêu tả biểu cảm)
* Dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện, tên truyện, văn bản cần tự sợ.
b. Thân bài: Kể theo trình tự câu chuyện, theo diễn biến của truyện có kết hợp miêu tả, biểu cảm.
c. Kết bài: Đánh giá, cảm nhận về câu chuyện, mẫu truyện.
2. Văn thuyết minh:
a. Thuyết minh đồ vật
* Dàn bài:
- Mở bài: giới thiệu tên, vai trò của đối tượng cần thuyết minh
- Thân bài:
+ Trình bày nguồn gốc lich sử hình thành nếu có.
+ Nêu công dụng, ý nghĩa
+ Thuyết minh cấu tạo, nguyên lí hoạt động.
+ Hướng dẫn cách sử dụng bảo quản.
- Kết bài: ý nghĩa trong hiên tại và tương lai.
b. Thuyết minh tác phẩm văn học
* Dàn bài:
- Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm, tác giả.
- Thân bài:
+ Thuyết minh về thể loại, hoàn cảnh sáng tác
+ Thuyết minh về các yếu tố trong tác phẩm (nội dung, nhân vật, cốt truyên,nghệ thuật)
+ Nêu giá trị tư tưởng, giá trị giáo dục của tác phẩm hoặc ảnh hưởng của tác phẩm đến đời sống.
- Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm
 4) Củng cố.
 5) Dặn dò (1’).
 Về nhà xem lại & nắm toàn bộ nội dung chương trình đã học trong học kì 1. Chuẩn bị kiểm tra học kì 1
IV. BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần 19 
Tiết 69, 70 ( PPCT) KIỂM TRA HỌC KÌ I

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2021_2022_soan_th.docx