Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Năm học 2021-2022

Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Năm học 2021-2022

A. Mục tiêu

 1. Kiến thức : Biết và hiểu được đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. Hiểu được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh, mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh.

 2. Năng lực : tìm hiểu, tra cứu thông tin, viết bài văn thuyết minh.

 3. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức để viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:

 - Viết được bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh có bố cục rõ ràng, hợp lí; nội dung sâu sắc.

B. Thiết bị dạy học

- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính.

- Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu tiết học trước.

C. Tổ chức các hoạt động

1. Ổn định tổ chức

 

docx 9 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8 - Bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/2/22
Ngày giảng: 19/2/22
BÀI 19 - TIẾT 99
THUYẾT MINH MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức : Biết và hiểu được đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. Hiểu được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh, mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh.
	2. Năng lực : tìm hiểu, tra cứu thông tin, viết bài văn thuyết minh.
	3. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức để viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
	- Viết được bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh có bố cục rõ ràng, hợp lí; nội dung sâu sắc.
B. Thiết bị dạy học
- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính.
- Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu tiết học trước.
C. Tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: Khi thuyết minh về một p2 (cách làm) người viết cần chú ý những yêu cầu gì? HS trình bày.
Gv nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập 
- Mục tiêu: Nêu vấn đề bài học, tạo tâm thế học tập cho HS. 
Em hiểu ntn về danh lam thắng cảnh? Kể 1 vài VD về danh lam thắng cảnh hoặc di tích LS mà em biết?
- GV: nhiều danh lam thắng cảnh cũng là di tích LS như: Cổ Loa, Hồ Hoàn Kiếm, Dinh Độc Lập,.. 
 	Đất nước chúng ta có nhiều danh lam thắng cảnh, mỗi danh lam thắng cảnh đều có những đặc sắc riêng. Chúng ta phải làm thế nào để mọi người biết được những nét đặc sắc đó? Cách thuyết minh về danh lam thắng cảnh có gì giống và khác so với bài thuyết minh khác? 
Ho¹t ®éng cña GV và HS
Néi dung chÝnh
* HĐ2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Biết được đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh từ đó rút ra những yêu cầu đối với người viết, đối với bài văn khi làm văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
Slide 1: HS HĐCN(1p) y/c 4a TL/21 – chia sẻ
GV nhận xét kết luận 
Slide 2: 
Hđ chung: Bài giới thiệu giúp em hiểu biết những tri thức gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn?
Hs chia sẻ: Cung cấp những kiến thức:
- Nguyên do có sự thay đổi của dòng sông Hồng mà hồ được kiến tạo.
- Tuổi hồ: vài nghìn năm.
- Lai lịch tên hồ: Lạc Thuỷ, Hoàn Kiếm, Thuỷ Quân.
- Lai lịch tháp rùa.
- Lai lịch đền Ngọc Sơn.
Slide 4, 5:
Hđ chung: Muốn viết bài giới thiệu như vậy cần có những kiến thức gì?
- Hồ Hoàn Kiếm: G/thiệu nguồn gốc hình thành, sự tích tên hồ.
- Đền Ngọc Sơn: Nguồn gốc, sơ lược quá trình xây dựng, vị trí, cấu trúc.
- Muốn thuyết minh cần có kiến thức sâu rộng về: Lịch sử, địa lí, văn hoá, văn học nghệ thuật liên quan đến đối tượng.
Hđ cá nhân 1’: Theo em, làm thế nào để có những kiến thức đó?
- Đọc sách báo, tài liệu, thu thập, nghiên cứu, ghi chép, xem trực tiếp hoặc gián tiếp, nghe hoặc hỏi...
Slide 5: HS HĐCĐ(4p) y/c 4b,c TL/21 – báo cáo, chia sẻ
GV nhận xét kết luận (Slide 4)
- Bố cục chưa đảm bảo 3 phần MB -TB - KB, thiếu MB, KB; phần TB ND chưa đủ, còn khô khan.
Hđ cá nhân 1’: Theo em, nội dung phần thân bài còn thiếu những gì?
- Thiếu miêu tả vị trí, độ rộng hẹp của hồ, vị trí Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, thiếu miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước..
Nội dung bài viết còn khô khan.
H: Để bài viết hấp dẫn thì lời văn trong bài thuyết minh phải ntn?
- Chính xác, gợi cảm, kết hợp miêu tả, bình luận.
H: Nhưng nếu sử dụng nhiều yếu tố miêu tả có được không? Mtả giữ vai trò ntn trong văn thuyết minh?
- Khơi gợi (không làm lu mờ tri thức chính xác)
H: Em có nhận xét gì về bài th/minh trên?
HS HĐCCL(2p) y/c 4d TL/21 – chia sẻ
GV nhận xét kết luận
* HĐ3. Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố yêu cầu đối với người viết khi viết bài văn; lập được dàn ý cho đề văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. 
Gv đưa ra đề bài, học sinh ghi yêu cầu vào vở.
Hđ cá nhân (8’): chia sẻ.
Nhận xét, bổ sung. Gv nhận xét, khái quát.
Slide 6 (phụ lục)
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
1. Bài tập (TL, tr 20, 21)
VB: "Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn."
- Đối tượng thuyết minh: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ở Hà Nội.
- Bố cục được sắp xếp theo trình tự không gian, vị trí cảnh vật: hồ - đền - bờ hồ.
+ Thiếu MB, KB.
+ Gồm 3 đoạn: 
 Đ1: G/thiệu hồ Hoàn Kiếm.
 Đ2: G/thiệu về đền Ngọc Sơn.
 Đ3: G/thiệu về bờ hồ.
- Cần bổ sung phần thuyết minh: vị trí, độ rộng hẹp của hồ, vị trí Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, thiếu miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước..
- Lời văn: tránh sự khô khan
- Phương pháp phân tích, phân loại, g/thích, liệt kê, nêu ví dụ.
2. Kết luận
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh người viết phải quan sát, phải tìm hiểu kĩ về đối tượng.
- Bố cục: 3 phần.
- Phải có p/pháp th/minh hợp lí.
- Lời văn: chính xác, gợi cảm.
II. Luyện tập
Bài tập: Lập lại bố cục cho bài: ‘‘Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn’’ một cách hợp lí hơn.
4. Cñng cè: 
Nếu giới thiệu về ngôi trường em đang học, em sẽ giới thiệu những gì?
HS: + Vị trí, quang cảnh ngôi trường.
 	+ Quá trình xây dựng.
 	+ Cấu trúc.; các phòng học, phòng chức năng.
 	+ Ý nghĩa của ngôi trường đối với mọi người.
Những yêu cầu đối với người viết khi viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh? Những yêu cầu đối với bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh?
Hs chia sẻ. Gv nhận xét, nhấn mạnh.
5. H­íng dÉn häc bµi: 
* Bµi cò: Häc kết luận. Hoàn thiện bài tập.
* Bµi míi: Luyện tập viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
- Đọc, nghiên cứu và đưa ra dự kiến câu trả lời cho bài tập 3a (TL, trang 22).
- Lập dàn ý cho một trong ba đề bài ở bài tập 3b (TL, trang 22, 23).
* Phụ lục : 
Ngày soạn: 26/1/2021
Ngày giảng: 28/1 (8A); 30/1 (8D)
BÀI 19 - TIẾT 83
LUYỆN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu
	1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về đặc điểm văn thuyết minh ; so sánh được đặc điểm văn thuyết minh với các loại văn bản khác (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận). Lập dàn ý cho đề văn giới thiệu về một đồ dùng, một danh lam thắng cảnh, một văn bản.
	2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng nhớ, hệ thống kiến thức ; so sánh, đối chiếu ; lập dàn ý ; viết đoạn văn.
	3. Thái độ : Tích cực, tự giác học tập.
	* Yêu cầu đối với h/s khá, giỏi : Lập được dàn ý hoàn chỉnh cho đề thuyết minh về danh lam thắng cảnh và bước đầu viết bài.
B. Chuẩn bị
- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính.
- Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu tiết học trước.
C. Tiến trình các hoạt động
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
Cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử? (Gợi ý: yêu cầu đối với người viết? Yêu cầu đối với bài văn như thế nào?)
HS trình bày. Nhận xét, đánh giá.
3. Tổ chức các hoạt động học tập
A. Khởi động
- Từ nội dung kiểm tra bài cũ, Gv dẫn dắt vào nội dung tiết học.
Ho¹t ®éng cña GV và HS
Néi dung chÝnh
B. Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: So sánh được đặc điểm văn thuyết minh với các loại văn bản khác (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận). Lập dàn ý cho đề văn giới thiệu về một đồ dùng, một danh lam thắng cảnh, một văn bản. Rèn kĩ năng lập dàn bài, viết đoạn văn thuyết minh.
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập 3a (TL, tra 22)
Hđ cặp đôi (3’): Trao đổi, thống nhất bài tập 3ª – báo cáo, chia sẻ.
Hs sử dụng đèn chiếu H để chia sẻ.
Nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét, chốt: (Phụ lục)
Hs đọc và xác định bài tập 3b
Hs hoạt động cá nhân (8’): giải quyết bài tập 3b
Gv mời 3 học sinh lên bảng, mỗi học sinh lập dàn ý cho 1 đề, yêu cầu lập dàn bài chi tiết.
Các hs khác ở dưới lớp lập vào vở.
Hs chia sẻ, nhận xét, đánh giá.
Gv nhận xét, sửa chữa, khái quát.
Hđ chung: - Khi lập dàn ý cho đề văn thuyết minh về một đồ dùng, theo em phần yêu cầu của từng phần (mở, thân, kết) như thế nào?
- Khi lập dàn ý cho đề văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, theo em phần yêu cầu của từng phần (mở, thân, kết) như thế nào?
- Khi lập dàn ý cho đề văn thuyết minh về một văn bản, theo em phần yêu cầu của từng phần (mở, thân, kết) như thế nào?
Hs chia sẻ.
Gv nhấn mạnh (chiếu trên máy chiếu): dàn ý chung cho từng kiểu bài văn thuyết minh (đồ dùng, danh lam thắng cảnh, văn bản)
Hs theo dõi, khắc sâu kiến thức.
Gv đưa ra bài tập 3.
Hs ghi bài tập vào vở.
Hs nêu định hướng làm bài.
Gv gợi ý.
Hđ cá nhân (10’): giải quyết bài tập 3, chia sẻ, nhận xét, đánh giá.
1. Bài tập 3a (TL, tr 22)
Lập bảng so sánh đặc điểm văn thuyết minh với các loại văn bản khác (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận)
2. Bài tập 3b (TL, tr 22, 23)
Lập dàn bài cho các đề bài sau :
(1). Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc một đồ dùng sinh hoạt.
- Mở bài : Giới thiệu khái quát ý nghĩa, vai trò của đồ dùng đó.
- Thân bài :
+ Xuất xứ
+ Cấu tạo
+ Công dụng
+ Cách sử dụng
+ Cách bảo quản
- Kết bài : Bày tỏ thái độ, tình cảm của mình về đồ dùng đó.
(2). Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
- Mở bài : Giới thiệu khái quát một danh lam thắng cảnh ở quê hương.
- Thân bài :
+ Lịch sử ra đời.
+ Cấu trúc của danh lam thắng cảnh đó.
+ Ý nghĩa, giá trị của nó.
- Kết bài : Bày tỏ thái độ, tình cảm đối với danh lam thắng cảnh ấy.
(3). Giới thiệu một văn bản.
- Mở bài : Giới thiệu khái quát văn bản đó (tên văn bản, tác giả, nội dung,..)
- Thân bài
+ Giới thiệu tác giả của văn bản.
+ Giới thiệu về xuất xứ của văn bản.
+ Bố cục, nội dung, hình thức của văn bản.
+ Ý nghĩa của văn bản.
- Kết bài : Bày tỏ thái độ, tình cảm, suy nghĩ của em về văn bản đó.
3. Bài tập 3 : Viết một đoạn văn khoảng (12 – 15 câu) giới thiệu một cảnh đẹp ở Lào Cai quê em.
- Hình thức: đoạn văn.
- Nội dung: một cảnh đẹp ở Lào Cai.
+ Đó là cảnh đẹp nào? vị trí cụ thể ở đâu?
+ Nó có từ bao giờ (lịch sử ra đới)
+ Cấu trúc (cảnh quan)
+ Ý nghĩa, giá trị của nó.
4. Cñng cè: 
Gv mời bạn CTHĐ tự quản nhận xét ý thức học tập của các bạn tronng tiết học.
5. H­íng dÉn häc bµi: 
* Bµi cò: Ôn lại đặc điểm các loại văn bản, dàn ý khái quát của các kiểu đề văn thuyết minh. Hoàn thiện bài tập.
* Bµi míi: Luyện tập tạo lập văn bản thuyết minh 
Tích hợp tiếng Anh, Tin học (Giới thiệu một địa danh đẹp ở địa phương bằng tiếng Anh, trên Powerpoin).
* Phụ lục :
Loại văn bản
Đặc điểm
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận
Thuyết minh
Mục đích giao tiếp
Trình bày diễn biến, sự việc
Tái hiện trạng thái, sự vật, hiện tượng, con người
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp
Yếu tố tạo thành
Sự việc, hiện tượng, nhân vật ( có hư cấu)
Sự vật, hiện tượng
Sự vật, hiện tượng
 Các luận điểm, luận cứ, cách lập luận
Sự việc, hiện tượng khách quan
Cách làm
Giới thiệu, trình bày diễn biến sự việc theo một trình tự nhất định
Phải quan sát để phát hiện các dấu hiệu, chi tiết đối tượng và lựa chọn các chi tiết nổi bật.
Bày tỏ tình cảm và khơi gợi đồng cảm
Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng chặt chẽ, thuyết phục
Có tri thức về đối tượng thuyết minh.
Sử dụng các phương pháp thuyết minh
Ngôn ngữ
Ngắn gọn, giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường
Chính xác, hàm xúc, hình tượng, mang tính truyền cảm
Giàu hình ảnh, cảm xúc
Chính xác, rõ ràng, gợi cảm.
Chính xác, cô đọng, dễ hiểu
a. Mở bài
	Giới thiệu khái quát về Sa Pa.
(- Từ cầu Kim Tân, thành phố Lào Cai, ngược theo quốc lộ 4D khoảng hơn 30 km, chúng ta sẽ nhìn thấy trước mặt núi non hùng vĩ, ai có thể ngờ trên đó có một thành phố cổ Châu Âu và nhiều bản làng Châu Á.
- Sa-Pa là niềm tự hào của các dân tộc miền núi phía Bắc nước ta.)
b. Thân bài
* Đặc điểm vị trí địa lí.
- Sa-Pa là một thị xã thuộc tỉnh Lào Cai, cách Hà Nội 300km về phía Tây bắc, nằm ở sườn tây dẫy Hoàng Liên Sơn, trên độ cao 1500m so với mực nước biển.
- Nhiệt độ trung bình của Sa- Pa từ 15- 17 độ C, mùa đông có thể xuống dưới 0 độ C.
- Thị xã Sa- Pa có khoảng 30.000 người, trong đó người H'mông chiếm 53%, người Dao 30% còn lại là người Giáy, Tày, Khơ mú...
* Những thắng cảnh nổi tiếng.
- Ngay khi mới xâm chiếm Việt Nam, người Pháp đã xây dựng khu nghỉ mát ở trung tâm thị trấn Sa- Pa với khoảng 200 biệt thự lớn nhỏ.
- Thác Bạc cách trung tâm thị xã Sa-Pa khoảng 12 km, thác cai 100m, nước đổ xuống trắng xóa lấp lánh như bạc.
- Cầu mây được làm bằng dây mây, quanh năm mây mù che phủ.
- Hang Hàm Rồng gắn với sự tích về núi Hàm Rồng, nơi đây rất nhiều loài hoa lan đẹp.
- Cách trung tâm thị xã về phía Đông Nam là cổng trời với khoảng 200 tảng đá được chạm khắc hoa văn và hình thù, muông thú người. Bãi đá cổ là di sản khảo cổ vô giá.
* Những hoạt động thu hút khách du lịch.
- Chợ tình Sa-Pa.
- Làng Cát cát- làng nghề truyền thống ở Sa- Pa
- Những cuộc du lịch sinh thái, những chuyến leo núi Phan-xi-păng.
c. Kết bài
- Yêu mến, tự hào về thắng cảnh Sa Pa.
- Muốn quảng bá hình ảnh của Sa Pa tới khách du lịch thập phương và bạn bè quốc tế nhiều hơn nữa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8_bai_20_thuyet_minh_ve_mot.docx