Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 6 - Chương trình cả năm

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 6 - Chương trình cả năm

1.Yêu cầu giáo dục.

Giúp học sinh:

- Hiểu được nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới.

- Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới.

- Tích cực rèn luyện, thưc hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới.

2. Nội dung và hình thức hoạt động.

a) Nội dung.

- Nội quy nhà trường.

- Những nhiệm vụ chủ yếu năm học mới mà học sinh cần biết.

b) Hình thức hoạt động.

- Nghe giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới.

- Trao đổi, thảo luận trong lớp (theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp)

- Văn nghệ.

3. Chuẩn bị hoạt động.

a) Về phương tiện hoạt động.

- một bản nội quy của nhà trường.

- Một bản ghi những nhiệm vụ chủ yếu của năm học.

- Một số bài hát, câu chuyện.

b) Về tổ chức.

- Giáo viên nêu yêu cầu, kế hoạch học tập những quy định, nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới. Chuẩn bị một vài câu hỏi có liên quan để hướng dẩn học sinh thảo luận.

 

doc 48 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 6 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 9
Truyền thống nhà trường
Tuần 1: thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới.
1.Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
Hiểu được nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới.
Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới.
Tích cực rèn luyện, thưc hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới.
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
Nội quy nhà trường.
Những nhiệm vụ chủ yếu năm học mới mà học sinh cần biết.
Hình thức hoạt động.
- Nghe giới thiệu về nội quy và nhiệm vụ năm học mới.
Trao đổi, thảo luận trong lớp (theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp)
Văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động.
Về phương tiện hoạt động.
một bản nội quy của nhà trường.
Một bản ghi những nhiệm vụ chủ yếu của năm học.
Một số bài hát, câu chuyện.
Về tổ chức.
Giáo viên nêu yêu cầu, kế hoạch học tập những quy định, nội quy của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới. Chuẩn bị một vài câu hỏi có liên quan để hướng dẩn học sinh thảo luận.
Cung cấp cho học sinh bản nội quy của nhà trường để học sinh tìm hiểu trước khi thảo luận.
Chuẩn bị một số bài hát, câu chuyện để tạo bầu không khí vui tươi và phấn khởi.
4. Tiến hành hoạt động.
Nghe giới thiệu nội quy và nhiệm vụ năm học mới.
Giáo viên giới thiệu nội quy của nhà trường để các em hiểu được nhiệm vụ của mình.
Thảo luận nhóm.
Giáo viên chia thành 4 – 5 nhóm, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng và một thư kí. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và một bút dạ để thư kí ghi lại ý kiến thảo luận của nhóm. Giáo viên giao cho mỗi nhóm một câu hỏi để các em thảo luận.
Sau đó đại diện từng nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình. Toàn lớp cùng nghe và chuẩn bị bổ sung ý kiến.
Thảo luận xong, giáo viên tổng kết lại những ý cơ bản của nội quy học sinh, nêu nhiệm vụ chủ yếu năm học mới. Cho học sinh nhắc lại các nhiệm vụ chủ yếu của năm học mới.
Vui văn nghệ:
Trình bày một số bài hát, câu chuyện hay ở Tiểu học mà các em thích nhất.
5. Kết thúc hoạt động.
giáo viên tuyên dương cả lớp về tinh thần tham gia thảo luận.
Nhắc nhở học sinh nắm vững nội quy và nhiệm vụ năm học mới để thực hiện tốt.
Tuần 2: tổ chức cán bộ lớp.
1.Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp.
Rèn luyện kỉ năng nhận nhiệm vụ và kỉ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể.
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung. 
Thành lập các tổ, nhóm trong lớp.
Cử (hoặc bầu) đội ngũ cán bộ lớp: lớp trưởng, các lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, các cán sự chức năng, cán sự môn học.
Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ lớp.
Về cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp.
Hình thức hoạt động.
Có thể chỉ định đội ngũ cán bộ lớp trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ học sinh hoặc qua các biểu hiện, các đặc điểm cá nhân mà GVCN quan sát được hằng ngày (về hình dáng, cử chỉ, cách nói năng, quan hệ với bạn bè).
Có thể để học sinh giới thiệu và cho lớp lựa chọn, rồi GVCN quýêt định.
Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp trước tập thể lớp.
3. Chuẩn bị hoạt động.
Về phương tiện hoạt động.
Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
Bảng ghi nhiệm vụ của cán bộ lớp.
Các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp.
Về tổ chức.
GVCN chuẩn bị bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp trên một tờ giấy khổ to; nội dung của bảng như sau:
Lớp trưởng
Lớp phó
học tập
Lớp phó
Văn thể
Tổ trưởng
Các cán sự
Môn học
Các cán sự
chức năng
Tổ phó
- GVCN dự kiến sẵn về nhân sự và viết một bảng về nhiệm vụ của cán bộ lớp.
Theo sơ đồ trên thì:
Lớp trưởng: phụ trách chung và phụ trách nền nếp của lớp.
Lớp phó học tập: theo dỏi kết quả học tập của từng tổ và phụ trách các cán sự lớp môn học, có kế hoạch cho các cán sự môn học.
Lớp phó văn thể: phụ trách hoạt động văn nghệ, vui chơi , thể dục thể thao, hoạt động lao động của lớp.
Tổ trưởng: phụ trách chung về tình hình kỉ luật và nền nếp của lớp.
Tổ phó: theo dỏi về kết quả học tập của tổ để báo cáo cho lớp phó học tập hằng tuần.
Cán sự môn học: phụ trách môn của mình và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng các bạn học yếu.
Cán sự chức năng gồm: ban báo chí, cán sự văn nghệ, cán sự thể thao, cán sự lao độngcó nhiệm vụ giúp đỡ lớp phó văn thể thực hiện các yêu cầu hoạt động do GVCN và tập thể lớp đề ra.
Hướng dẩn cho học sinh chuận bị ý kiến để lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp có đủ khả năng điều hành hoạt động chung.
4. Tiến hành hoạt động.
GVCN định hướng cho tập thể lớp về:
+ Mục đích, yêu cầu tổ chức lớp tự quản theo một cơ cấu chặt chẻ nhằm thu hút được nhiều học sinh tham gia vào hoạt động tập thể.
+ Giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp và các quan hệ hoạt động trong đó.
+ Nêu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
lấy tinh thần xung phong hoặc để học sinh giới thiệu. GVCN ghi lên bảng tên những học sinh được lớp đề cử và tên những học sinh được ứng cử. Tuỳ theo đặc điểm của lớp mà lựa chọn hình thức thích hợp sao cho cuối cùng đưa ra được danh sách đội ngũ cán bộ lớp.
Tổ chức trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp.
đại diện đội ngũ cán bộ lớp bày tỏ quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ mà lớp và GVCN đã giao cho.
đại diện học sinh chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp mới.
Cả lớp hát bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết cảu nhạc sĩ Mộng Lân.
5. Kết thúc hoạt động.
Giáo viên nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của học sinh trong việc sáng suốt lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp và yêu cầu các thành viên trong lớp tích cực ủng hộ và giúp đỡ các bạn hoàn thành nhiệm vụ .
Động viên đội ngũ cán bộ lớp cố gắng làm tốt nhiệm vụ được giao.
Tuần 3: nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường
1.Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
Nắm được những truyền thống cơ bản của nhà trường.
Xác định trách nhiệm của học sinh lớp 6 trong việc phát huy truyền thống nhà trường.
Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân và lớp.
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường.
Truyền thống của nhà trường về học tập, rèn luyện đạo đức và các thành tích khác.
Hình thức hoạt động.
-Trình bày bằng lời, bằng sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh, băng hình (nếu có).
- Trao đổi thảo luận.
3. Chuẩn bị hoạt động.
Về phương tiện hoạt động.
- Một vài sơ đồ về cơ cấu tổ chức nhà trường, về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh nhà trường.
Về tổ chức.
Giáo viên chuẩn bị giới thiệu về truyền thống của nhà trường như: cơ cấu nhà trường, qúa trình phát triển, những thành tích đạt được trong năm học và rèn luyện, đội ngũ học sinh giỏi và đội ngũ giáo viên dạy giỏi.
Những nội dung này có thể trình bày dưới dạng sơ đồ, biểu bảng.
Mặt khác, giao cho học sinh tự tìm hiểu về truyền thống nhà trường.
Học sinh chuẩn bị một vài bài hát mà các em được học ở Tiểu học.
Chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận.
4. Tiến hành hoạt động.
Giáo viên nêu lí do sinh hoạt, sau đó giới thiệu cho toàn lớp biết về cơ cấu tổ chức của trường (tổng số có bao nhiêu lớp, mỗi khối có bao nhiêu lớp, tổng số học sinh, tổng số giáo viên và cán bộ công nhân viên, ai là Tổng phụ trách, ban giám hiệu bao gồm những ai)
Học sinh trình bày kết quả sưu tầm về truyền thống của nhà trường.
Học sinh có thể trao đổi xung quanh những điều mà giáo viên và các bạn vừa trình bày để hiểu rỏ hơn. Chẳng hạn như: Qua những truyền thống của nhà trường, em học tập được gì? Em có suy nghĩ gì về hướng phấn đấu của mình để phát huy được truyền thống đó của nhà trường ? Em hãy nêu sơ lược về kế hoạch hành động của mình trong năm học mới
Sau khi học sinh thảo luận xong, giáo viên nêu tóm tắt những ý kiến học sinh đã trình bày và yêu cầu các thành viên trong lớp cùng nhau thi đua để xây dựng lớp tốt.
Chương trình văn nghệ với các tiết mục học sinh đã chuẩn bị.
5. Kết thúc hoạt động.
Nhận xét về nhận thức của học sinh: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản nào? Những truyền thống nào được các em thảo luận sôi nổi nhất.
Tuyên dương và góp ý phê bình đối với việc chuẩn bị và tinh thần tham gia của học sinh trong lớp.
Tuần 4: tập các bài hát quy định
1.Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
Hiểu được sự cần thiết phải thuộc và nhớ các bài hát quy định cho lứa tuổi học sinh THCS
Biết cách học và luyện tập các bài hát quy định .
Hào hứng , phấn khởi và có trách nhiệm học các bài hát quy định .
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
a ) Nội dung. 
Những bài hát đã được nhà trường quy định mỗi học sinh THCS phải thuộc để có thể sử dụng trong các hoạt động chung của lớp 
b) Hình thức hoạt động.
Học hát 
Giới thiệu bài hát bằng cách hát mẫu hoặc nghe băng nhạc 
3. Chuẩn bị hoạt động.
Về phương tiện hoạt động.
Các bài hát quy định .
Băng nhạc về các bài hát quy định ( nếu có ).
Nhạc cụ phục vụ cho tập hát (nếu có)
Máy cát xét . 
Về tổ chức.
Giáo viên lập danh sách các bài hát quy định để phổ biến cho học sinh chuẩn bị băng nhạc có các bài hát đó .
Yêu cầu học sinh nghe trước các bài hát quy định để chuẩn bị tập hát 
Giao cho cán sự văn nghệ giúp giáo viên hướng dẩn lớp tập hát. Nếu có thể mời giáo viên nhạc mới hoặc Tổng phụ trách hướng dẩn cho lớp . 
4. Tiến hành hoạt động.
Nêu lý do 
Giáo viên nêu lý do vì sao học sinh cần phải học những bài hát quy định.
Cho một vài học sinh phát biểu suy nghĩ của mình.
Tập hát.
Giáo viên giới thiệu danh sách những bài hát quy định mà học sinh cần phải thuộc.
Sau đó, cán sự văn nghệ điều khiển lớp hát thử một vài bài hát quy định đó.
Mời lần lượt từng cá nhân học sinh, nhóm, tổ trình bày những bài hát quy định đó.
Những bài hát nào chưa thuộc, yêu cầu học sinh tự ôn luyện cá nhân hoặc theo nhóm để có thể hát vào những buổi hoạt động tiếp theo.
5. Kết thúc hoạt động.
động viên học sinh tích cực học thuộc lòng các bài hát quy định.
Nhận xét buổi tập hát, rút ra những điểm cần bổ khuyết.
Chủ điểm tháng 10.
Chăm ngoan học giỏi.
Tuần 5: nghe giới thiệu thư Bác.
1.Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
Hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 – 1945 và thư gửi ngành giáo dục ngày 16 tháng 10 năm 1968.
Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
Thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 – 1945.(trích)
Thư Bác Hồ gửi ngành giáo dục 16 – 10 – 1968 (trích)
Hình thức hoạt động.
Nghe giới thiệu hoặc đọc thư Bác.
Trao đổi, thảo luận nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác. 
3. Chuẩn bị hoạt động.
Về phương tiện hoạt động.
chuẩn bị hai bức thư cảu Bác để đọc trước lớp.
Chuẩn bị câu hỏi thảo luận, ví dụ:
+ Bác khuyên học sinh phải làm gì?
+ Những câu nào trong thư cần chú ý nhất? Vì sao?
+ Suy nghĩ về nhiệm vụ học  ... g.
Cây hoa.
Các cánh hoa co ghi câu hỏi.
Khăn bàn, lọ hoa.
Phần thưởng.
Về tổ chức
Giáo viên chủ nhiệm liên hệ với giáo viên của một vài bộ môn mà học sinh của lớp còn yếu, đề nghị họ phối hợp giúp đở nội dung ôn tập dưới dạng các câu hỏi, câu đố ngắn gọn.
Phổ biến cho học sinh nội dung ôn tập của các bộ môn này, yêu cầu các em học, suy nghỉ và chuẩn bị cho sinh hoạt.
Các cán sự của các bộ môn này có thể hướng dẩn, gợi ý và trao đổi với lớp về hướng giải quyết những yêu cầu ôn tâp của bộ môn.
Giao cho cán bộ lớp chuẩn bị cây hoa, bông hoa có viết câu hỏi với một vài hoa văn nghệ.
Cử ban giám khảo gồm lớp phó học tập, các cán sự môn hoạ của những bộ môn đã chọn và giáo viên chủ nhiệ.
Phân công người điều khiển sinh hoạt và trang trí lớp 
4. Tiến hành hoạt động.
Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu.
Ban giám khảo được mời lên làm việc theo trình tự sau.
+ Phổ biến tiêu chuẩn đánh giá.
+ Nêu cách hái hoa.
Trước tiên là học sinh xung phong, sau đó mời lần lượt từng tổ lên hái ho.Người xung phong của tổ nào thì tổ đó được cộng thêm 1 điểm. Nếu trả lời không đúng thì không được cộng điểm mà chỉ được tuyên dương, hoặc tổ đó có trách nhiệm trả lời thay, nhưng chỉ trong khoảng thời gian nhất định. Nếu không trả lời được thì bị trừ đi 1 điểm.Trong quá trình hái hoa, ban giám khảo có thể mời một bạn lên trao đổi về kinh nghiệm học tập của mình.Sau mỗi lần hái hoa, ban giám khảo nên công bố điểm cho cả lớp biết.
Cuối cùng ban giám khảo tổng hợp kết quả và công bố cho toàn lớp biết tổ có số điểm cao nhất, cá nhân đạt nhiều điểm nhất.
Phát thưởng (nếu có)hoặc tuyên dương.
Kết thúc sinh hoạt bằng một bài hát tập thể.
 5. Kết thúc hoạt động.
Nhận xét về tinh thần tham gia của học sinh, số nguyên âm sánh giữa các tổ, nhóm 
Nhận xét về khả năng điều khiển của ban tổ chức và ban giám khảo.
Tuần 24: vẻ đẹp của quê hương, đất nước
1.Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh
Có hiểu biết về vẽ đẹp của quê hương, đất nước mình (vẽ đệp của thiên nhiên, vẽ đẹp trong cuộc sống hang ngày, vẽ đẹp của những công trình văn hoá)
Tăng thêm tình cảm yêu mến gia đình, làng xóm, phố phường, có thái độ trân trọng những giá trị, những di sản văn hoá của quê hương, đất nước.
Có thói quen giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, tích cục tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, mừng ngày 30 – 4
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
Vẽ đẹp của quê hương, đất nước
Những thông tin về sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Hình thức hoạt động
biểu diển văn nghệ.
Kể chuyện 
Giới thiệu thông tin qua sưu tầm 
Giới thiệu bức tranh tự vẽ về vẽ đẹp của quê hương. 
3. Chuẩn bị hoạt động.
Về phương tiện hoạt động.
- Tạp chí, báo chí, tranh ảnh, bài thơ, bài hát đã sưu tầm, các câu chuyện kể về ngày chiến thắng lịch sử 30 – 4.
Về tổ chức
Giáo viên nêu yêu cầu chuẩn bị cho buổi sinh hoạt về vẽ đẹp của quê hương, đất nước.
Yêu cầu học sinh chuẩn bị.
+ Những bài hát ca ngợi vẽ đẹp của quê hương, đát nước.
+ Những câu chuyện, câu ca dao, những bài hát dân ca mô tả cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
+ Sưu tầm tranh ảnh, tranh phong cảnh, tranh tự vẽ về quê hương, đất nước.
+ Thu lượm những thông tin về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hoá 
Cán bộ lớp phân công cho từng tổ chuẩn bị theo nội dung đã thống nhất. 
Ví dụ : tổ 1 chuẩn bị các bài hát; tổ 2 sưu tầm các câu ca dao, tranh ảnh; tổ 3 thu lượm thông tin ; tổ 4 cử ngừơi vẽ tranh.
Giáo viên cùng cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động, cử người điều khiển, cử ban giám khảo.
Chuẩn bị trang – thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết. 
4. Tiến hành hoạt động.
Có thể tiến hành hoạt động này theo một trình tự như sau.
Người điều khiển nêu lý do của buổi sinh hoạt một cách ngắn gọn và giới thiệu ban giám khảo.
Giới thiệu một màn trình diển của một tổ về các bài hát đã được chuẫn bị.
Giới thiệu đại diện của một tổ khác trình bày bộ sưu tập về các bức tranh đã thu lượm được (cảnh trong tranh nói về cái gì, vẽ đẹp của tranh đó như thế nào?)
Một học sinh kể chuyện về cảnh đẹp của quê hương mình.
Một học sinh giới thiệu về những đổi thay trong đời sống của địa phương mình kể từ khi thống nhất đất nước năm 1975.
Ban giám khảo tổng kết, đánh giá. Tuyên dương những tổ, nhóm, cá nhântham gia hoạt động.
5. Kết thúc hoạt động.
Kết thúc hoạt động bằng một bài hát tập thể.
Nhận xét tinh thần tham gia chung của học sinh .
Chủ điểm tháng 5
Bác hồ kính yêu
Tuần 25 : năm điều bác dạy thiếu niên nhi đồng 
1.Yêu cầu giáo dục
giúp học sinh 
Phân tích nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, biết liên hệ với thực tế để hiểu rỏ hơn nhiệm vụ của thiếu nhi.
Có thói quen thực hành 5 điều bác dạy trong cuộc sống hằng ngày, ở gia đình, nhà trường và ở cộng đồng xã hội.
Biết phê phấn những thái độ, hành vi trái với lời của Bác: ủng hộ và tán thành đối với những hành vi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
Xuất xứ của 5 điều Bác dạy .
Những nội dung cơ bản trong 5 điều Bác dạy.
Những ví dụ thực tế về việc thực hiện 5 điều Bác dạy.
Hình thứchoạt động
Hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi.
Biểu diển văn nghệ
3. Chuẩn bị hoạt động.
Về phương tiện hoạt động.
ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn
tờ tranh 5 điều Bác dạy
cây hoa gài câu hỏi về 5 điều Bác dạy.
Về tổ chức
Yêu cầu học sinh thuộc 5 điều Bác dạy, suy nghỉ về nội dung của từng điều và tìm những ví dụ thực tế của việc thực hiện tốt 5 điều Bác dạy, để chứng minh.
Học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của 5 điều Bác dạy. (vào thời gian nào? vì sao Bác lại đưa ra 5 điều Bác dạy.)
Ban chỉ huy chi đội cùng cán bộ lớp phân công chuẩn bị cây hoa, cắt cánh hoa để ghi các câu hỏ, ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn, đồng thời xây dựng chương trình hoạt động và cử người điều khiển, cử ban giám khảo.
Giáo viên giúp học sinh số nguyên âm ạn các câu hỏi xung quanh 5 điều Bác dạy (có thể phối hợp với đội thiếu niên nắm bắt yêu cầu của đội). 
4. Tiến hành hoạt động.
Chương trình hái hoa trả lời câu hỏi về 5 điều Bác dạy có thể diển ra như sau:
Người điều khiển chương trình nêu lý do hoạt động và giới thiệu ban giám khảo.
Mời đại diện ban chỉ huy chi đội lên hái hoa đầu tiên và trả lời câu hỏi. Sau đó lần lượt từng tổ học sinh cử đại diện lên hái hoa. Nếu câu hỏi đó được trả lời không đúng hoặc còn thiếu thì ban giám khảo hỏi thêm ý kiến của lớp để bổ sung.
Xen kẽ các câu hỏi là những bài hát về Bác Hồ kính yêu để tạo không khí sôi nổi trong hoạt động.
Cuộc hái hoa cứ thế tiếp diển cho đến khi hết thời gian quy định.
5. Kết thúc hoạt động.
- Toàn lớp đồng thanh hát vang bài : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng (nhạc và lời : Phong Nhã )
Ban giám khảo công bố kết quả thi đua giữa các tổ. Tuyên dương thành tích và phát thưởng (nếu có)
Nhận xét chung về tinh thần tham gia của lớp
Nhận xét đội ngủ cán bộ lớp trong việc điều khiển buổi sinh hoạt (về tác phong, cách xử lý tình huống)
Tuần 26 : chúng em kể chuyện về Bác Hồ
1.Yêu cầu giáo dục
giúp học sinh
Nâng cao hiểu biết về cuộc dời trong sáng của Bác, về công lao to lớn của Bác đối với dân tộc.
Xúc động trước sự cống hiến và những tình cảm to lớn của Bác đối với nhân dân
Biết kể chuyện diển cảm, lôi cuốn được người nghe
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
Tình cảm của Bác đối với nhân dâ, nhất là với thiếu nhi
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác
Những đức tính quý báu của Bác mà thiếu nhi học tập được
Hình thức hoạt động
Thi kể chuyện theo tổ
Xen kẽ là những bài hát về Bác
3. Chuẩn bị hoạt động.
Về phương tiện hoạt động.
Các tư liệu về Bác(câu chuyện, bài thơ, bài hát)
ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn
tranh ảnh(nếu có)
Về tổ chức
Yêu cầu mỗi học sinh sưu tầm một câu chuyện về Bác theo nội dung đã nêu trên và tập kể chuyện một cách diển cảm, lưu loát
Lựa chọn một số câu chuyện từ các tổ và sắp xếp thành chương trình thi kể chuyện
Cử người điều khiển chương trình
Chuẩn bị trang trí lớp: ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn
Thành lập ban giám khảo
Chuẩn bị phần thưởng
Nhắc nhở học sinh ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Nếu có quần áo đồng phục hoặc quần áo đẹp thi càng tốt 
4. Tiến hành hoạt động.
Theo chương trình kể chuyện đã xây dựng, người điều khiển mời lần lượt đại diện của từng tổ lên trình bày trước lớp. Chú ý sau mỗi câu chuyện kể, có thể hỏi học sinh xem câu chuyện đó nói gì, hoặc em học tập được gì ở Bác qua câu chuyện bạn vừa kể
Ban giám khảo cho đỉêm ( chú ý người kể chuyện phải đạt những yêu cầu sau: kể to, rỏ ràng, không quá nhanh, có diển cảm)
Trong quas trình kể chuyện, có thể xen kẽ một vài bài hát về Bác Hồ 
5. Kết thúc hoạt động.
Toàn lớp hát một bài về Bác
Ban giám khảo tổng kết, công bố kết quả và phát thưởng(nếu có)
Nhận xét vè tinh thần tham gia chuẩn bị của học sinh, kết quả thu được qua buổi kể chuyện
Tuyên dương và động viên học sinh
Tuần 27 : văn nghệ mừng sinh nhật bác
1.Yêu cầu giáo dục
 Giúp học sinh
Có thêm hiểu biết về cuộc đời của Bác Hồ kính yêu, nhất là thời niên thiếu của Bác
Bồi dưởng thái độ tôn trọng, kính yêu và lòng tự hào về Bác Hồ vĩ đại
Rèn luyện kỷ năng tham gia hoạt động của tập thể 
2. Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
Cuộc đời và công lao to lớn của Bác đối với dân tộc nói chun, với thiếu nhi nói riêng
Tình cảm của Bác với thiếu niên nhi đồng
Hình thức hoạt động
Hát đơn ca
Hát tốp ca
Múa
Kể chuyện
Đọc thơ
3. Chuẩn bị hoạt động.
Về phương tiện hoạt động.
Các tiết mục văn nghệ
Một số tranh ảnh về Bác
Các phương tiện, trang thiết bị như : đàn , quần áo, trang phục
Về tổ chức
Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích của hoạt động, nêu rỏ yêu cầu cần đạt được ; gợi ý các nội dung hoạt động cần chuẩn bị như: Tập luyện các bài hát, điệu múa, câu chuyện kể về Bác Hồ đã được học hoặc được biết từ các lớp dưới, mổi tổ chuẩn bị từ 2 – 3 tiết mục, cán bộ lớp tập hợp đăng ký của các tổ để xây dưng chương trình hoạt động.
Cán bộ lớp yêu cầu mỗi tổ đăng ký số tiết mục văn nghệ tham gia và có kế hoạch tập luyện các tiết mục này
Cán bộ lớp tập hợp và sắp xếp các tiết mục đã đăng ký thành một chương trình 
Chuẩn bị một vài câu hỏi về Bác Hồ
Phân công trang trí lớp.
4. Tiến hành hoạt động.
Chương trình sinh hoạt văn nghệ về Bác được diển ra theo trình tự sau đây.
Nêu lý do hoạt động .
Một đại diện học sinh nói lên suy nghĩ của mình về Bác Hồ kính yêu và hát tặng lớp một bài.
Người điều khiển chương trình giới thiệu lần lượt các tiết mục biểu diển. Xen kẽ giưa các tiết mục là một vài câu hỏi tìm hiểu về Bác để thay đổi không khí hoạt động.
Kết thúc biểu diển là một bài hát tập thể Như có Bác trong nagỳ vui đại thắng (nhạc và lời : Phạm Tuyên)
5. Kết thúc hoạt động.
Nhận xét ý thức tham gia của học sinh cả về số lượng và chất lượng các tiết mục văn nghệ
Động viên cả lớp để lần sau làm tốt hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA HDNG 6.doc