Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 cả năm – Trường THCS Mường Và

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 cả năm – Trường THCS Mường Và

Chủ điểm tháng 9

Truyền thống trường

I. Mục tiêu giáo dục

- Giúp học sinh hiểu truyền thống tốt đẹp của lớp của trường, nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS.

- Tự hào và tôn trọng truyền thống của lớp của trường.

- Biết tự xác định trách nhiệm của bản thânphải học tập tốt để phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

II. Nội dung

Hoạt động 1

Bầu cán bộ lớp

1. Yêu cầu giáo dục

- Giúp học sinh hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này.

- Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo để góp phần phát huy truyền thống của trường của lớp.

- Tự giác tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.

2. Nội dung và hình thức hoạt động

a/ Nội dung

- Tổng kết hoạt động của lớp , của cán bộ lớp trong năm họcvừa qua và phương hướng hoạt động trong năm học mới.

- Bầu cán bộ lớp mới

b/ Hình thức

- Báo cáo và thảo luận

- Bầu cán bộ lớp

3. Chuẩn bị hoạt động

 

doc 76 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 cả năm – Trường THCS Mường Và", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 9
Truyền thống trường
I. Mục tiêu giáo dục
- Giúp học sinh hiểu truyền thống tốt đẹp của lớp của trường, nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS.
- Tự hào và tôn trọng truyền thống của lớp của trường.
- Biết tự xác định trách nhiệm của bản thânphải học tập tốt để phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. Nội dung
Ngày thiết kế: 30/08/2010
Ngày thực hiện: 06/09/2010
Hoạt động 1
Bầu cán bộ lớp
1. Yêu cầu giáo dục
- Giúp học sinh hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này.
- Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo để góp phần phát huy truyền thống của trường của lớp.
- Tự giác tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a/ Nội dung
- Tổng kết hoạt động của lớp , của cán bộ lớp trong năm họcvừa qua và phương hướng hoạt động trong năm học mới.
- Bầu cán bộ lớp mới
b/ Hình thức
- Báo cáo và thảo luận
- Bầu cán bộ lớp
3. Chuẩn bị hoạt động
a/ Về phương tiện
- Bản tổng kết hoạt động của lớp trong năm học lớp 8 và phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp THCS, phiếu bầu.
Bản tổng kết hoạt động của lớp trong năm học lớp 8
* Đạo đức: - Đa số các bạn học sinh ngoan, có ý thức tu dưỡng rèn luyện thực hiện tốt mọi nội quy, nề nếp của trường lớp.
 - Bên cạnh đó còn một số bạn chưa ngoan ý thức rèn luyện chưa thường xuyên liên tục, còn bỏ học, gây gổ đánh nhau.
* Kết quả: 	 - Tốt: 15 em = 55.5 %
 	 - Khá: 10 em = 37 %
 - TB : 2 em = 7.5 %
 - Yếu: 0 em = 0 %
* Học tập:- Đa số các bạn có ý thức, tự giác tích cực trong học tập, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 - Còn một số bộ phận nhỏ chưa chăm học, đi học chưa đều , chưa tự giác tong học tập, kết quả học chưa đều, chưa cao.
* Kết quả: - Khá: 2 em = 7.5 %
 - TB: 15 em = 55.5 %
 - Yếu: 10 em = 37 %
* Các hoạt động khác: Tham gia tích cực, đạt kết quả cao.
Phương hướng hoạt động trong năm học lớp 9. 2010-2011
* Đạo đức: Phấn đấu 100% các bạn học sinh có ý thức tu dưỡng rèn luỵên đạo đức, không nói tục chửi bậy. Nói lời hay làm việc tốt, 100% các bạn có hạnh kiểm từ TB trở lên, không có hạnh kiểm yếu.
* Học tập: Cố gắng duy trì mọi nề nếp hoạt động, tự giác tích cực trong học tập. Phấn đấu 100% các bạn được lên lớp, đủ điều kiện vào THPT. Thực hiện biện pháp giúp đỡ các bạn trong học tập duy trì phụ đạo buổi chiều hiệu quả, chất lượng.
* Các hoạt động khác: Tham gia đầy đủ tích cực mọi phong trào hoat động của trường, Đoàn, Đội có hiệu qủa
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
b/ Về tổ chức
- Cán bộ lớp họp để:
 + Đánh giá hoạt động của lớp và cán bộ lớp trong năm học vừa qua
 + Thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học mới
 + Phân công chuẩn bị cụ thể : 
- Viết báo cáo tổng kết năm học cũ và phương hướng hoạt động năm 
 học 2010 - 2011. ( Giàng Lũ Văn Ninh )
- Điều khiển chương trình. ( Lũ Thị Siờn )
- Thư kí.( Lũ Thị Chum )
- Trang trí lớp. ( Tổ 1 + 2 )
- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến cho bản dự thảo tổng kết nói trên
- Mỗi học sinh chuẩn bị ý kiến đóng góp về phương hướng hoạt động của lớp và lựa chọn cán bộ lớp
4. Tiến trình hoạt động
a/ Khởi động (3')
 Kính thưa thầy giáo chủ nhiệm!
 Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến! 
 Vậy là một kỳ nghỉ hè vui tươi bổ ích lý thú cũng qua đi, chia tay với ngày hè chúng ta lại bước vào năm học mới, năm học cuối cấp của trường THCS. Để giúp các bạn hiểu được trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này. Hôm nay được sự nhất trí của thầy giáo chủ nhiệm lớp 9A tiến hành hoạt động chủ đề : "Bầu cán bộ lớp"
b/ Thảo luận (20')
 Bạn Giàng Lao Lánh đọc báo cáo và thảo luận về hoạt động của lớp, của cán bộ lớp trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp THCS
c/ Bầu cán bộ lớp mới (10')
- Ngươi điều khiển chương trình nhắc lại tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ lớp: học giỏi, có ý thức, nhiệt tình trong mọi phong trào....
- Sau đó đề nghị mọi người tự ứng cử và đề cử một danh sách mới
- Bầu ban kiểm phiếu: 3 bạn
- Đại diện ban kiểm phiếu nói rõ thể lệ bầu
- Tiến hành bầu
- Công bố kết quả 
- Cán bộ lớp mới nhận nhiệm vụ
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến, giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp
+ Lớp trưởng: phụ trách chung 
+ Lớp phó học tập: theo dõi kết quả học tập các môn học
+ Lớp phó văn nghệ: phụ trách hoạt động văn nghệ, TDTT
- Giáo viên chủ nhiệm động viên, khích lệ các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
d/ Văn nghệ (10')
- Người điều khiển giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ của cá nhân, tập thể
5. Kết thúc hoạt động (2')
- Nhận xét chung: làm việc khẩn chương nghiêm túc, sáng suốt lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp đủ đức, đủ tài mong các thành viên trong lớp ủng hộ giúp đỡ các bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Hoạt động sau: " Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS ".
Ngày thiết kế: 10/09/2010
Ngày thực hiện:12/09/2010
Hoạt động 2
Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp
-Trung học cơ sở-
1. Yêu cầu giáo dục
- Giúp học sinh hiểu nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS 
- Tự xác định trách nhiệm bản thân phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó 
- Biết sử dụng các biện pháp hợp lý, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ của năm học cuối cấp THCS 
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a/ Nội dung
- Nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS. 
- Tầm quan trọng của việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đó
- Các biện pháp thực hiện
b/ Hình thức
- Trao đổi thảo luận
3. Chuẩn bị hoạt động
a/ Về phương tiện
- Điều 13, 28, 29, 31 công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em 
- Câu hỏi thảo luận
- Giấy khổ lớn, bút dạ
- Một số tiết mục văn nghệ
b/ Về tổ chức
- Giáo viên chủ nhiệm phổ biến yêu cầu, nội dung kế họach hoạt động
- Cán bộ lớp phâncông các công việc cụ thể:
+ Xây dựng chương trình
+ Cử người điều khiển chương trình: ( Lũ Văn Ninh)
+ Thư kí:(Lũ Thị Siờn )
+ Mời đại biểu: (Lũ Thị Chum)
+ Trang trí lớp: (Tổ 3)
+ Kê bàn ghế: (Tổ1 + 2)
+ Phân công cá nhân, nhóm, tổ chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ 
4. Tiến trình hoạt động
a/ Khởi động (3')
 Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 
 	 Kính thưa quí vị đại biểu!
 	 Kính thưa thầy giáo chủ nhiệm!
 	 Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến! 
 Mới ngày nào còn bỡ ngỡ bước vào trường với bạn mới, trường mới, thầy cô giáo mới. Vậy mà giờ đây 3 năm học thấm thoát đã trôi qua, chỉ còn một năm học cuối cấp này thôi là chúng ta bước vào cấp học mới đầy khó khăn thử thách. Vậy học sinh cuối cấp THCS có nhiệm vụ và quyền như thế nào, để giúp các bạn hiểu được nội dung đó. Hôm nay lớp 9D tiến hành hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề " Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS ".
 Đến dự buổi hoạt động của chúng ta hôm nay tôi xin chân trọng giới thiệu có thầy giáo chủ nhiệm cùng toàn thể 27 bạn học sinh cũng có mặt đông đủ
b/ Thảo luận về nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS (30')
 Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi 
 Câu 1: 
Theo công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em, bạn thấy mình có những
quyền gì ?
Trả lời: 
Trẻ em có quyền tự do bầy tỏ ý kiến, tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ
biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng không kể biên giới, học hành,vui chơi....
Câu 2:
Là học sinh lớp 9 bạn thấy mình phải thực hiện tốt những nhiệm vụ gì ?
Trả lời: 
+ Rèn luyện đạo đức trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan bác Hồ
+ Cố gắng học tập đạt kết quả cao
+ Thực tiện tốt nội qui nề nếp của trường, của lớp
+ Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khoá, công tác Đoàn, Đội, Chữ thập đỏ.....
 Câu 3:
Bạn thấy tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các nhiệm vụ đó như thế nào ?
Trả lời:
+ Rất quan trọng vì đó là quyền và nhiệm vụ của học sinh
+ Có như vậy mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh
+ Trở thành con người mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội 
 Câu 4: 
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó cần có những biện pháp gì ? 
Trả lời: 
+ Vâng lời bố mẹ, thầy cô giáo, đoàn kết hoà nhã với bạn bè, không
nói tục, chửi bậy, không gây gổ đánh nhau, thực hiện tốt mọi nội qui nề nếp của trường, lớp.
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, chú ý nghe giảng, đóng góp ý kiến, nghi chép bài đầy đủ, học hỏi thêm tài liệu....
 - Học sinh thảo luận theo nhóm hoặc tổ
 - Đại diện một vài nhóm ( tổ ) báo cáo kết quả thảo luận của nhóm ( tổ ) trước lớp
 - Các nhóm ( tổ ) khác nhận xét, bổ xung
 - Người điều khiển chương trình gợi ý cho các bạn nói rõ thêm ý nghĩa và biện pháp thực hiện tốt các nhiệm vụ học sinh lớp 9. Sau đó chốt lại nhiệm vụ của học sinh lớp 9 là phải phát huy truyền thống của trường cụ thể:
 + Hoàn thành chương trình các môn học có kết qủa tốt
 + Rèn luyện đạo đức tốt 
 c/ Văn nghệ (10')
- Người điều khiển giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ ( đã phân công chuẩn bị ) cũng có thể xen kẽ các tiết mục văn nghệ vào trong quá trình thảo luận.
5. Kết thúc hoạt động (2')
- Người điều khiển mời thầy giáo chủ nhiệm lên nhận xét buổi hoạt động
 + Sự chuẩn bị
 + Nội dung hoạt động
 + Tinh thần ý thức tham gia hoạt động 
Ngày thiết kế: 
Ngày thực hiện: 
Hoạt động 3
Thảo luận về tặng kỉ vật lưu niệm cho nhà trường
1. Yêu cầu giáo dục
- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của việc tặng kỉ vật lưu niệm cho nhà trường của học sinh cuối cấp THCS
- Có tình cảm lưu luyến, gắn bó với trường lớp, với thầy cô giáo và bạn bè mong muốn để lại kỉ niệm đẹp cho trường
- Tích cực học tập để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học cuối cấp THCS 
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a/ Nội dung
- Lựa chọn phương án tặng kỉ vật lưu niệm cho nhà trường
- Xây dựng kế hoạch thực hiện
b/ Hình thức
- Thảo luận
- Xây dựng kế hoạch tặng kỉ vật cho nhà trường 
3. Chuẩn bị hoạt động
a/ Về phương tiện
- Bản dự thảo kế hoạch tặng kỉ vật lưu niệm cho trường
- Một số tiết mục văn nghệ
b/ Về tổ chức
- Cán bộ lớp dự thảo kế hoạch tặng kỉ vật lưu niệm cho trường
- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến cho bản dự thảo của cán bộ lớp
- Mỗi học sinh chuẩn bị dự kiến về tặng kỉ vật lưu niệm và kế hoạch thực hiện
+ Cử người điều khiển chương trình: (Vì Thị Đào)
+ Thư kí: (Vì Thị Lè)
+ Trang trí lớp: (Tổ 2 + 3)
+ Kê bàn ghế: (Tổ1 )
+ Phân công cá nhân, nhóm, tổ chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ 
4. Tiến trình hoạt động
a/ Khởi động (3')
 Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 
 	 Kính thưa thầy giáo chủ nhiệm!
 	 Thưa toàn thể các bạn h/s thân mến! 
 Vậy là 4 năm học bậc THCS thấm thoát đã trôi qua để lại trong lòng chúng ta tình cảm lưu luyến gắn bó thân thương, những kỉ niệm đẹp về mái trường. Trong buổi hoạt động hôm nay chúng ta cùng thảo luận nên tặng kỉ vật lưu niệm gì cho nhà trường để thể hiện tình cảm của mình với mái trường mến yêu này sau 4 năm chúng ta học tại trườn ... ệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng quê hương đất nước bằng việc học tập tốt
- Rèn luyện kĩ năng tham gia và tổ chức hoạt động văn nghệ của lớp
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a/ Nội dung
- Ca gợi giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, ca ngợi những tấm gương hi sinh quên mình của những cá nhân, tập thể và của các binh chủng quân đội
b/ Hình thức
- Biểu diễn văn nghệ
- Trình bày tiểu phẩm
3. Chuẩn bị hoạt động
a/ Về phương tiện
- Bài hát, bài thơ, tiểu phẩm
- Các nhạc cụ
- Ghi khẩu hiệu trên băng." Mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30.4 ", khăn trải bàn, lọ hoa...
- Trang phục của cá nhân
b/ Về tổ chức
- Mỗi tổ chuẩn bị 3 - 4 tiết mục văn nghệ theo các thể loại khác nhau như ; hát, đọc thơ, kể chuyện, tiểu phẩm....báo cáo cho cán bộ lớp về số tiết mục của tổ để tập hợp xây dựng chương trình
- Cán bộ lớp sắp xếp các tiết mục đăng kí của các tổ và xây dựng chương trình biểu diễn
 	+ Điều khiển chương trình. (Vì Thị Đào)
 	+ Thư kí.( Vì Thị Nòi )
	+ Trang trí lớp. ( Tổ 3)
	- Lớp trưởng báo cáo với giáo viên chủ nhiệm kết quả chuẩn bị
- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến với cán bộ lớp các công việc nói trên
4. Tiến trình hoạt động
a/ Khởi động
 Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 
	 Kính thưa quí vị đại biểu !
 	 Kính thưa thầy giáo chủ nhiệm!
	 Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến !
 Giúp các bạn tự hào về ngày lịch sử của dân tộc, từ đó xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng quê hương đất nước bằng việc học tập tốt và rèn luyện kĩ năng tham gia, tổ chức hoạt động văn nghệ của lớp . Hôm nay được sự nhất trí của cô giáo chủ nhiệm lớp 9a tổ chức buổi hoạt động với chủ đề: " Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30.4".
 Đến dự với buổi hoạt động của chúng ta hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có thầy Lê Văn Thành giáo viên chủ nhiệm cùng toàn thể 28 bạn học sinh cũng có mặt đông đủ
 b/ Biểu diễn văn nghệ
- Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ lên biểu diễn
- Trong quá trình biểu diễn có thể xen kẽ bằng các câu đố vui thay đổi không khí hoạt động, lích thích sự tham gia của cả lớp
- Các tổ lần lượy lên biểu diễn một số bài hát 
Bài : ánh trăng hoà bình
	Tiếng chuông và ngọn cờ
	Hãy giữ cho em bầu trời xanh
	Ca ngợi Tổ quốc........
* Câu đố:
Câu 1: Gồm 10 chữ cái. đây là tên vị anh hùng đã lấy thân mình chèn pháo
" Tô Vĩnh Diện "
Câu 2: Gồm 8 chữ cái. Người có công dẫn 4 đồng chí cán bộ cách mạng vượt nhà tù Sơn La thành công là ai ?
" Lò Văn Giá "
Câu 3: Gồm 8 chữ cái. đây là loại bếp được dùng thông dụng ttrong cuộc kháng chiến chống Mĩ của bộ đội ta
" Hoàng Cầm "
Câu 4: Gồm 6 chữ cái. Người để lại một di tích tại nhà tù Sơn La
" Tô Hiệu "
Câu 5: Người trực tiếp chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ đi đến thắng lợi 
" Võ Nguyên Giáp " 
5. Kết thúc hoạt động
- Người điều khiển chương trình cám ơn sự có mặt của các vị đại biểu, các thầy cô giáo và bạn bè
- Người điều khiển mời thầy giáo chủ nhiệm lên nhận xét buổi hoạt động
+ Sự chuẩn bị
+ Nội dung hoạt động
+Tinh thần, ý thức tham gia
- Giáo viên nhắc nhở hoạt động sau: " Thảo luận về chủ đề: Bác Hồ với thanh niên". 
Ngày thiết kế:
Ngày thực hiện:
Chủ điểm tháng 5
Bác Hồ kính yêu
I. Mục tiêu giáo dục
- Giúp học sinh hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ về quyền được học tập, được phát biểu, được tham gia của trẻ em. Xác định trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện theo Bác Hồ dạy
- Tôn trọng và sẵn sàng làm theo lời Bác Hồ dạy
- Tích cực rèn luyện để xứng đáng là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh
II. Nội dung
Hoạt động 1
Thảo luận về chủ đề " Bác Hồ với thanh niên "
1. Yêu cầu giáo dục
- Giúp học sinh hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ đối với thanh niên trong việc phát triển tài năng và nhân cách
- Tự hào, trân trọng và ghi nhớ những lời Bác Hồ dạy đối với thanh niên
- Xác định trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong việc góp phần thực hiện lời di chúc của Bác Hồ
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a/ Nội dung
- Những lời dạy ân cần của Bác Hồ đối với thanh niên
- Trách nhiệm của học sinh lớp 9 trong việc thực hiện lời di chúc của Bác Hồ chuẩn bị cho việc tiếp tục học lên THPT hoặc vào các trường THCN, dạy nghề hay đi vào cuộc sống lao động
b/ Hình thức
- Thảo luận, phát biểu cảm tưởng
- Báo cáo kết quả tìm hiểu 
- Một số tiết mục văn nghệ
3. Chuẩn bị hoạt động
a/ Về phương tiện
- Báo cáo kết quả sưu tầm những lời Bác Hồ dạy, truyện ngắn nói lên tình cảm và sự quan tâm của Bác đối với thanh niên
- Điều 12, 13, 14, 15 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em 
- Bài phát biểu cảm tưởng
- Một số bài hát, nhạc cụ
b/ Về tổ chức
- Xây dựng nôi dung chương trình thảo luận: Phát động cả lớp sưu tầm tìm hiểu nội dung theo định hướng đã thống nhất
- Tập hợp các báo cáo kết quả sưu tầm, lựa chọn một số bài viết hay có chất lượng tốt để làm nòng cốt cho buổi thảo luận 
 	+ Điều khiển chương trình. (Nguyễn Thị Hồng)
 	+ Thư kí.( Phạm Thị Phượng )
	+ Trang trí lớp. ( Tổ 1)
	+ Mỗi tổ chuẩn bị từ 2 - 3 tiết mục văn nghệ
- Lớp trưởng báo cáo với giáo viên chủ nhiệm kết quả chuẩn bị
- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến với cán bộ lớp các công việc nói trên
4. Tiến trình hoạt động
a/ Khởi động
 Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 
	 Kính thưa quí vị đại biểu !
 	 Kính thưa cô giáo chủ nhiệm!
	 Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến !
 Giúp các bạn hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ đối với thanh niên trong việc phát triển tài năng và nhân cách.Đồng thời tự hào, trân trọng và ghi nhớ những lời Bác Hồ dạy đối với thanh niên và xác định trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong việc góp phần thực hiện lời di chúc của Bác Hồ. Hôm nay được sự nhất trí của cô giáo chủ nhiệm lớp 9C tổ chức buổi hoạt động với chủ đề: " Thảo luận về chủ đề: Bác Hồ với thanh niên". 
 Đến dự với buổi hoạt động của chúng ta hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có cô Vũ Thuý Hà giáo viên chủ nhiệm cùng toàn thể 32 bạn học sinh cũng có mặt đông đủ
 b/ Thảo luận chung
- Người điều khiển chương trình nêu vấn đề cần thảo luận
? Bạn cho biết Bác Hồ đã có câu nói nào về vai trò xung kích đi đầu của thanh niên ?
Đáp án: Đó là câu " việc gì khó có thanh niên, ở đâu khó có thanh niên "
? Hãy đọc 4 câu thơ của Bác Hồ nói về tinh thần quyết tâm của thanh niên trong mọi công việc
Đáp án: 	Không có việc gì khó 
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
	?Điều 15 của công ước liên hiệp quốc về quyền trể em qui định rằng trẻ em có quyền gặp gỡ bạn bè và gia nhập hay thành lập các hiệp hội . Bạn hiểu điều này như thế nào ?
Đáp án: Trẻ em có quyền có các tổ chức của riêng mình, tuy nhiên trong việc này cần có sự giúp đỡ chỉ dẫn của thầy cô giáo, cha mẹ, người lớn để bảo vệ trẻ em .....
	? Trong thư nói về công tác Trần Quốc Toản Bác Hồ có gợi ý thiếu nhi cách lập các tổ chức nhỏ tuổi?
	Đáp án: Từ 5 - 10 tuổi cháu tổ chức thành đội giúp nhau học hành 
	- Người điều khiển chương trình nêu vấn đề cần thảo luận, mọi người xung phong phát biểu
	- Một số bài hát xen kẽ để thay đổi không khí, tăng phần vui vẻ cho buổi sinh hoạt
	- Thư kí ghi các ý kiến phát biểu, sắp xếp thành hệ thống vấn đề. Kết thúc thảo luận, thư kí tóm tắt ý kiến, nhấn mạnh những diểm chính 
5. Kết thúc hoạt động
- Người điều khiển chương trình cám ơn sự có mặt của các vị đại biểu, các thầy cô giáo và bạn bè
- Người điều khiển mời cô giáo chủ nhiệm lên nhận xét buổi hoạt động
+ Sự chuẩn bị
+ Nội dung hoạt động
+Tinh thần, ý thức tham gia
- Giáo viên nhắc nhở hoạt động sau: " Sinh hoạt vă nghệ mừng sinh nhật Bác 19.5". 
Ngày thiết kế:
Ngày thực hiện:
Hoạt động 2
Sinh hoạt văn nghệ mừng sinh nhật Bác 19.5
1. Yêu cầu giáo dục
- Giúp học sinh biết thêm nhiều bài hát, bài thơ về Bác Hồ để bổ xung cho vấn đề hiểu biết của mình
- Rèn luyện kĩ năng tham gia hoạt động văn nghệ với yêu cầu cao hơn có tình nghệ thuật hơn
- Tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho những ngày tháng cuối cùng cấp THCS
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a/ Nội dung
- Những bài hát ca ngợi công lao của Bác Hồ, ca ngợi tình cảm thân thiết của Bác Hồ đối với dân tộc, với thanh niên lòng biết ơn và tự hào của người dân đối với Bác Hồ kính yêu
b/ Hình thức
- Thi hát theo tổ
- Biểu diễn cá nhân
- Một số tiết mục văn nghệ
3. Chuẩn bị hoạt động
a/ Về phương tiện
- Bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ
- Phần thưởng
- Một số bài hát, nhạc cụ
b/ Về tổ chức
- Cán bộ lớp phổ biến yêu cầu, nội dung cần chuẩn bị và phân công nhiệm vụ cho từng tổ
- Tổ có nhiệm vụ lựa chọn các bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ
 	+ Điều khiển chương trình. (Nguyễn Thị Hồng)
 	+ Thư kí.( Phạm Thị Phượng )
	+ Trang trí lớp. ( Tổ 2)
	+ Ban giám khảo: Hồ Mạnh Hùng
	 Lò Thị Xuân
	 Nguyễn Ngọc Sơn	
- Lớp trưởng báo cáo với giáo viên chủ nhiệm kết quả chuẩn bị
- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến với cán bộ lớp các công việc nói trên
4. Tiến trình hoạt động
a/ Khởi động
 Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 
	 Kính thưa quí vị đại biểu !
 	 Kính thưa cô giáo chủ nhiệm!
	 Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến !
 Giúp các bạn biết thêm nhiều bài hát, bài thơ về Bác Hồ để bổ xung cho vấn đề hiểu biết của mình, rèn luyện kĩ năng tham gia hoạt động văn nghệ với yêu cầu cao hơn có tình nghệ thuật hơn và tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho những ngày tháng cuối cùng cấp THCS. Hôm nay được sự nhất trí của cô giáo chủ nhiệm lớp 9C tổ chức buổi hoạt động với chủ đề: 
 " Sinh hoạt vă nghệ mừng sinh nhật Bác 19.5". 
 Đến dự với buổi hoạt động của chúng ta hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có cô Vũ Thuý Hà giáo viên chủ nhiệm cùng toàn thể 32 bạn học sinh cũng có mặt đông đủ
 b/ Thi hát tập thể theo tổ
- đại diện từng tổ lên hái hoa , đọc tên bài hát và mời tổ lên trình bày bài hát này
- Kết thúc phần thi hát của tổ, ban giám khảo công bố điểm
c/ Biểu diễn cá nhân 
- Từng tổ lên xung phong biểu diễn, nếu không có ai xung phong người điều khiển chỉ định một vài bạn trình bày bài hát của mình
(Thời gian khoảng 10 - 15')
- Người điều khiển chương trình khéo léo động viên để có nhiều học sinh tham gia
- Ban giám khảo cho điểm công khai
Tổng số điểm của toỏ bao gồm điểm của các cá nhân và điểm thi hát tập thể
Ban giám khảo công bố số điểm của từng tổ
Trao phần thưởng
d/ Văn nghệ
Hát tập thể một số bài hát quen thuộc, vui tươi
5. Kết thúc hoạt động
- Người điều khiển chương trình cám ơn sự có mặt của các vị đại biểu, các thầy cô giáo và bạn bè
- Người điều khiển mời cô giáo chủ nhiệm lên nhận xét buổi hoạt động
+ Sự chuẩn bị
+ Nội dung hoạt động
+Tinh thần, ý thức tham gia
- Giáo viên nhắc nhở hoạt động sau: " Sinh hoạt hè". 

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNGLL9.doc