Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 tuần 20: Thi tìm hiểu về đảng, vẻ đẹp của quê hương đất nước

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 tuần 20: Thi tìm hiểu về đảng, vẻ đẹp của quê hương đất nước

Chủ điểm tháng 1

MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN

 Tuần: 20 Hoạt động: 1

THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG, VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

 I. Mục tiêu:

 - Củng cố và khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương đất nước.

 - Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. Rèn luyện các kĩ năng viết vẽ.

- Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương, đất nước.

- Giúp học sinh học tập tốt rèn luyện tốt để đền ơn công ơn Đảng.

 II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động:

 - Kĩ năng tự nhận thức, tự tin tham gia thi viết, vẽ.

 - Kĩ năng trình bày ý tưởng qua bài viết, tranh vẽ về Đảng & quê hương.

 - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của bạn về Đảng, về quê hương.

 III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

 - Thảo luận.

 - Biểu đạt sáng tạo.

 - Hỏi và trả lời.

 - Hỏi chuyên gia.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 tuần 20: Thi tìm hiểu về đảng, vẻ đẹp của quê hương đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 1
MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN
 Ngày thiết kế: 6/ 01/ 2012 	Ngày thực hiện: 8/ 01/ 2012
 Tuần: 20 	 Hoạt động: 1
THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG, VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
	I. Mục tiêu:
	- Củng cố và khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương đất nước.
 	- Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. Rèn luyện các kĩ năng viết vẽ.
- Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương, đất nước.
- Giúp học sinh học tập tốt rèn luyện tốt để đền ơn công ơn Đảng.
 	II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
	- Kĩ năng tự nhận thức, tự tin tham gia thi viết, vẽ.
	- Kĩ năng trình bày ý tưởng qua bài viết, tranh vẽ về Đảng & quê hương.
	- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của bạn về Đảng, về quê hương. 
	III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
	- Thảo luận.
	- Biểu đạt sáng tạo.
	- Hỏi và trả lời.
	- Hỏi chuyên gia.
	IV. Tài liệu và phương tiện:
 	- Giấy, bút, mực vẽ, bút vẽ,...
- Sản phẩm viết, vẽ và địa điểm trưng bày cho các tổ.
- Phần thưởng cho những cá nhân, tổ đạt được điểm cao cho tác phẩm của mình.
- Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi... liên quan đến chủ đề cuộc thi.
- Đáp án và thang điểm cho các câu hỏi, câu đố.
- Tặng phẩm để thương cho các đội và các cá nhân đạt điểm cao.
- Chuông báo giờ của giám khảo.
- Các lá cờ nhỏ để làm tín hiệu trả lời.
	V. Tiến trình hoạt dộng:
Người thực hiện
Nội dung
Thời 
lượng 
 Quyên
My
Quyên
Quyên
HS tổ
Quyên
HS tổ
My
Quyên
 1. Khám phá 
- Hát tập thể bài “Mùa xuân và tuổi hoa”
 Nhạc và lời : Hàn Ngọc Bích
- Nhà thơ Tố hữu đã từng viết :
 Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt 
 Đảng ta đây xương sắt da đồng
 Đảng ta muôn vạn công nông
 Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin
 Từ ngày thành lập đến nay Đảng ta đã gặt hái được những thành tựu vĩ đại, lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đem lại hoà bình độc lập tự do cho dân tộc, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Còn trong thời bình hiện nay Đảng đã lãnh đạo nhân dân góp phần xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đất nước Việt Nam độc lập, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Vậy để giúp các bạn hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng nhau tìm hiểu hoạt động hôm nay. 
2, Kết nối:
ơ Hoạt động 1: Thi trưng bày sản phẩm dự thi
- Mời các tổ về vị trí phân công để trưng bày các sản phẩm sáng tác của tổ mình gồm các sản phẩm bắt buộc theo qui định và các sản phẩm của các cá nhân hoặc nhóm trong trong tổ. Thời gian trưng bày là 5 phút.
- Người điều khiển lần lượt mời các tổ giới thiệu về thể lệ nội dung lựa chọn.
- Ban giám khảo chấm điểm trưng bày của từng tổ.
- Chấm điểm trưng bày cho các tổ theo các tiêu chí: về thơi gian trưng bày, số lượng tác phẩm bắt buộc theo qui định, số lượng tác phẩm khác, tính thẩm mĩ...
 - Ban giám khảo chấm điểm phần giới thiệu, phần minh họa và điểm phong cách thể hiện.
- Nhận xét, đánh giá kết quả trưng bày của từng tổ và công khai điểm ghi lên bảng.
ơ Hoạt động 2: Trình bày tác phẩm dự thi
- Giới thiệu từng tổ trình bày tác phẩm dự thi của tổ mình (1 sáng tác viết, 1 sáng tác vẽ).
- Đại diện các tổ khi trình bày tác phẩm của mình cần nói rõ chủ đề tư tưởng, nội dung thể hiện, chất liệu,..
- Thuyết minh sản phẩm sáng tác của mình cũng phải bám sát chủ đề cuộc thi và ý tưởng thể hiện.
- Chấm điểm cho các tác phẩm theo các tiêu chí: có bám sát chủ đề không, nội dung ý nghĩa của sáng tác, tính nghệ thuật, thẩm mĩ,...
- Công bố kết quả.
ơ Hoạt động 3: Thi tìm hiểu về Đảng đất nước
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi , đội nào có tín hiệu trước sẽ đưa ra đáp án của mình . Nếu trả lời sai, quyền trả lời chuyển sang cho đội bạn. 
- Ban giám khảo chấm điểm và ghi công khai lên bảng, đội trả lời sai sẽ không có điểm .
Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ tặng đồng bào miền Nam danh hiệu cao quí “ Thành đồng Tổ quốc” vào thời gian nào ? 
 Đáp án : Tháng 2 năm 1946
Câu 2: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng vào ngày tháng năm nào ?
 Đáp án : Ngày 16 tháng 5 năm 1954 
Câu 3: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng ( 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là gì ?
 Đáp án : Đảng Lao động Việt Nam
Câu 4: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được chính thức thành lập và thời gian nào ?
 Đáp án : 
 Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam 20 – 12 – 1960
Câu 5: Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TW Đảng được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ ba là ai ?
 Đáp án : Đồng chí Lê Duẩn
Câu 6: Nước ta chính thức mang tên là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày nào ?
 Đáp án : Ngày 2 – 7 – 1976
Câu 7: Đại hội Đảng đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước là đại hội thứ mấy , được tổ chức vào thời gian nào ? tại đâu ?
 Đáp án : Lần thứ 4 tháng 12 năm 1976 tại Hà Nội
Câu 8: Thứ tự tên gọi của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay ?
 Đáp án : Đảng Cộng sản Việt Nam 
 Đảng Cộng sản Đông Dương 
	 Đảng Lao động Việt Nam
	 Đảng Cộng sản Việt Nam.
3, Thực hành/ luyện tập:
ơHoạt động 4: Văn nghệ
- Một chương trình văn nghệ với những tiết mục đặc sắc sẽ được trình diễn trước lớp. 
- Thể hiện và chung vui các tiết mục văn nghệ tạo không khí sôi nổi, đoàn kết.
4, Vận dụng:
- Sau gần một giờ đồng hồ làm việc tích cực, khẩn trương, hội thi của chúng ta đã thành công tốt đẹp. Một lần nữa xin cảm ơn các thầy cô giáo, cảm ơn các bạn, những người đã góp phần tạo nên thành công của hôïi thi hôm nay . 
- Giáo viên chủ nhiệm lên nhận xét quá trình chuẩn bị và tham gia hội thi của học sinh, nhắc nhở các em chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
1 phút
2 phút
5 phút
15 phút
10 phút
8 phút
4 phút
	VI. Tư liệu:
 	 Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam:
	Sau khi xâm lược và thơn tính tồn bộ nước ta, thực dân Pháp áp đặt chế độ cai trị chuyên chế, hà khắc và tàn bạo. Chế độ phong kiến suy tàn đã cơng khai câu kết và làm tay sai cho thực dân Pháp. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bè lũ tay sai ngày càng gay gắt, khát vọng đấu tranh giành độc lập dân tộc ngày càng trở nên bức thiết.
 	Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào cơng nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh, cách mạng muốn thành cơng phải cĩ đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải cĩ hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đĩ là hệ tư tưởng Mác-Lênin. Với tác phẩm “Bản án chế độ tựhc dân Pháp” và “Đường cách mệnh”, đặc biệt là việc xuất bản tờ báo Thanh niên, số đầu tiên ra ngày 21/6/1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 	Khi điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi, ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản (An Nam cộng sản Đảng, Đơng Dương cộng sản Đảng, Đơng Dương cộng sản Liên đồn) đã nhất trí thành lập một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản cĩ ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào cơng nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
 	VII. Rút kinh nghiệm – bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docNGLL tuan 20 thang 1 2012.doc