CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 :
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
TIẾT 1 Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ của năm học.
I . Yêu cầu giáo dục: Giúp HS:
- Hiểu vị trí và nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.
- Rèn luyện tính tự giác, có quyết tâm cao trong học tập.
- Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
II . Nội dung và hình thức hoạt động
1 / Nội dung
- Xác định đúng vị trí và nhiệm vụ quan trọng của năm học lớp 8.
- Những biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm học.
2 / Hình thức hoạt động
Trao đổi và thảo luận
III . Chuẩn bị hoạt động
1 / Về phương tiện hoạt động
- Một số câu hỏi thao luận
- Giấy A0, bút lông để ghi kết quả thảo luận.
- Một số tiết mục văn nghệ
2 / Về tổ chức
GVCN phổ biến cho cả lớp về yêu cầu,nội dung hoạt động và họp cán bộ lớp để phân công chuẩn bị các việc sau :
- Thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động
- Phân công chuẩn bị các phương tiện ( đã nêu ở mục 1 )
- Phân công tổ, nhóm trang trí.
IV. Tiến hành hoạt động.
1 / Khởi động.
- Ổn định lớp
- Có thể hát tập thể
- Tuyên bố lí do
- Giới thiệu thành phần tham dự ( nếu có)
- Thông qua chương trình hoạt động
Ngày soạn: 15/8/2011 CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG TIẾT 1 Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ của năm học. I . Yêu cầu giáo dục: Giúp HS: - Hiểu vị trí và nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8. - Rèn luyện tính tự giác, có quyết tâm cao trong học tập. - Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. II . Nội dung và hình thức hoạt động 1 / Nội dung - Xác định đúng vị trí và nhiệm vụ quan trọng của năm học lớp 8. - Những biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm học. 2 / Hình thức hoạt động Trao đổi và thảo luận III . Chuẩn bị hoạt động 1 / Về phương tiện hoạt động - Một số câu hỏi thao luận - Giấy A0, bút lông để ghi kết quả thảo luận. - Một số tiết mục văn nghệ 2 / Về tổ chức GVCN phổ biến cho cả lớp về yêu cầu,nội dung hoạt động và họp cán bộ lớp để phân công chuẩn bị các việc sau : - Thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động - Phân công chuẩn bị các phương tiện ( đã nêu ở mục 1 ) - Phân công tổ, nhóm trang trí. IV. Tiến hành hoạt động. 1 / Khởi động. - Ổn định lớp - Có thể hát tập thể - Tuyên bố lí do - Giới thiệu thành phần tham dự ( nếu có) - Thông qua chương trình hoạt động 2 / Tổ chức thực hiện hoạt động: Hoạt động của GV và HS Phương tiện hoạt động - DCT nêu câu hỏi để các tổ thảo luận. - DCT mời các tổ tiến hành thảo luận trong 12 phút. - DCT mời đai diện tổ ( nhóm ) trình bày kết quả. - DCT mời lớp góp ý bổ sung, phân tích lựa chọn và thống nhất ý kiến về vị trí và nhiệm vụ năm học. - Cuối cùng DCT tổng kết thảo luận và mời tập thể lớp biểu quyết những biện pháp và nhiệm vụ phải làm trong năm học này. - DCT mời các tổ trình tự trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. - Câu hỏi 1 : Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8 ? ( Gợi ý : Vị trí, vai trò, trách nhiệm của người hs lớp 8 ) - Câu hỏi 2 : Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này ? Vì sao ? - Câu hỏi 3 : Để làm tốt những nhiệm vụ đó, theo các bạn cần có những biện pháp nào ? ( Chủ quan, khách quan ) Các bài hát ca ngợi trường lớp , mừng năm học mới 3/ Kết thúc hoạt động: - DCT nêu tóm tắt nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ mới, yêu cầu cả lớp phấn đấu thực hiện tốt. - Mời GVCN nhận xét buổi hoạt động của lớp . - GVCN nhận xét kết thúc hoạt động. ----------------------------------------------------------- CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG TIẾT 2: Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp,của trường. I . Yêu cầu giáo dục: Giáo dục HS - Hiểu được truyền thống của lớp, của trường sau hai năm học tập và rèn luyện. - Biết trân trọng những truyền thống đó. - Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường II . Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động. 1 / Nội dung. - Những truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường. - Trách nhiệm của mỗi HS đối với việc phát huy các truyền thống của lớp, của trường. - Kế hoạch và biện pháp của lớp của từng cá nhân để phát huy truyền thống của lớp của trường. - Hát đúng và thuộc các bài hát ca ngợi trường lớp 2 / Hình thức họat động. - Thảo luận, trao đổi về truyền thống của trường và đề xuất các biện pháp - Văn nghệ. III . Chuẩn bị hoạt động. 1 / Về phương tiện hoạt động. - Các câu hỏi thảo luận - Bản kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường. - Các bài hát truyền thống. 2 / Về tổ chức: - GVCN nêu yêu cầu về nội dung và kế hoạch hoạt động, hướng dẫn hs chuẩn bị. - Họp cán bộ lớp thống nhất chương trình hoạt động và phân công công việc cụ thể. - Nêu ra một số bài hát qui định yêu cầu các em sưu tầm và thể hiện. IV . Tiến hành hoạt động. 1 / Khởi động: - Hát tập thể ( cá nhân ) - DCT tuyên bố lí do hoạt động - Giới thiệu chương trình hoạt động 2 / Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Phương tiện hoạt động - DCT lần lượt nêu các câu hỏi trước lớp để các tổ thảo luận - Gợi ý : + Truyền thống dạy tốt, học tốt. + Hoạt động văn nghệ TDTT + Thi đua chi đội mạnh * HS thảo luận theo tổ ( tổ 1- 3 câu hỏi 1+2 ; tổ 2 – 4 câu hỏi 3 + 4 ) - Đại diện từng tổ báo cáo kết quả thảo luận câu hỏi 1, lớp ý kiến , DCT tổng kết cứ thế đến hết câu hỏi 4. - DCT có thể bổ sung thêm Những truyền thống của lớp như : + Thực hiện phong trào “ Đội em sẳn sàng” + Đọc và làm theo báo đội + Xây dựng kế hoạch nhỏ “ thu giấy vụn” + Xây dựng nề nếp hạnh kiểm và phấn đấu đạt 100% loại tốt. - Thư kí ghi tóm tắt những truyền thống của lớp, cùa trường và những biện pháp cụ thể. - DCT mời lớp trưởng đại diện lớp nêu kế hoạch thực hiện dựa trên bảng tóm tắt của thư kí để trình bày kế hoạch phấn đấu Câu hỏi thảo luận: - Hãy cho biết những truyền thống tốt đẹp của trường ? - Do đâu có các truyền thống đó ? - Nêu tên những hs tiêu biểu đã góp nhiều công sức xây dựng truyền thống của lớp của trường ? - Qua các truyền thống các vừa nêu, bạn hãy cho biết bạn sẽ phát huy truyền thống ấy bằng cách nào? Các tổ chuẩn bị các bài hát truyền thống và lần lượt trình bày theo sự điều khiển của người DCT. 3/ Kết thúc hoạt động. - Mời đại diện lớp nhận xét ưu khuyết điểm buổi hoạt động và rút kinh nghiệm lần sau. - Mời GVCN nhận xét buổi hoạt động - GVCN nêu yêu cầu và phân công nhiệm vụ chuẩn bị hoạt động sau -------------------------------------------------------- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM & Sau mỗi tháng hoạt động GV phát phiếu HS tự đánh giá theo các nội dung : Câu 1: Qua các hoạt động của chủ điểm “ Truyền thống nhà trường” đã giúp em thu hoạch được gì ? Câu 2: Tham gia các hoạt động của chủ điểm, em tự xếp mình đạt loại nào trong các mức sau đây: Tốt Khá Trung bình Yếu Kiểm tra giáo án đầu tuần TPCM Nguyễn Thị Thủy CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI TIẾT 3: Thảo luận chủ đề : “ làm thế nào để học tập tốt theo lời Bác dạy ” I . Yêu cầu giáo dục : Giúp hs - Hiểu ý nghĩa lời dạy của Bác, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn. - Khiêm tốn học hỏi, có thái độ học tập tích cực hơn. - Rèn luyện và thực hành các phương pháp học tập, cùng giúp đỡ nhau học tốt. II . Nội dung và hình thức hoạt động. 1 / Nội dung: - Nội dung và ý nghĩa của việc “ học tập tốt ”. - Các kinh nghiệm để học tốt các môn học. - Các phương pháp cụ thể giúp học tốt các môn học. 2 / Hình thức hoạt động. Trao đổi và thảo luận chủ đề: “ Làm thế nào để học tốt ? ” III . Chuẩn bị hoạt động. 1 / Phương tiện hoạt động. - Các bản báo cáo các kinh nghiệm học tập,về phương pháp học tốt do cá nhân tự chuẩn bị. - Phấn, bảng, giấy để trình bày. 2 / Về tổ chức. - Nhiệm vụ của GVCN: + Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức tổ chức hoạt động “ Làm thế nào để học tập tốt ? ” để giúp hs định hướng và sẵn sàng tham gia hoạt động. + Yêu cầu mỗi hs đều phải chuẩn bị : viết bản báo cáo về kinh nghiệm và phương pháp học tập của mình ( kể cả hs yếu kém ) + Hướng dẫn hs viết bản báo cáo ( phương pháp học ở nhà và ở lớp ) để trình bày . + Qui định thời gian nộp, các tổ thu báo cáo từ các tổ viên. + Chuẩn bị chương trình hoạt động. Hướng dẫn lớp trưởng, lớp phó phụ trách học tập cách thức phối hợp để điều khiển tập thể lớp tiến hành hoạt động. + Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Nhiệm vụ của HS: + Thực hiện các yêu cầu được giao của GV + Tổ trưởng thu phiếu báo cáo theo đơn vị tổ mình và lựa chọn các cá nhân điển hình có kinh nghiệm và phương pháp học tập hay để trình bày. IV . Tiến hành hoạt động. 1 / Khởi động: - Ổn định lớp - Hát tập thể - Tuyên bố lí do và giới thiệu thành phần tham dự ( nếu có) - Thông qua chương trình hoạt động 2/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Phương tiện hoạt động - DCT nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận theo chủ đề: “ Làm thế nào để học tốt?” - DCT nêu một số câu hỏi để lớp thảo luận theo tổ ( các câu hỏi này đưa trước để hs chuẩn bị, đến hoạt động chỉ thảo luận thống nhất ) - DCT nhắc lại câu hỏi và qui định thời gian thảo luận ( 10phút ) - Sau thời gian thảo luận DCTmời đại diện tổ trình bày. - Thư ký ghi lại kết quả nếu nội dung các tổ thảo luận trùng nhau thì chỉ ghi 1 lần. - Sau cùng lớp trưởng đọc phương pháp học tập theo nội dung thư kí đã ghi để tập thể lớp xác định những phương pháp học tốt mà tập thể lớp có thể áp dụng. * Lưu ý những vấn đề khó lớp trưỡng mời GVCN trợ giúp Mời đại diện các tổ hoặc cá nhân góp vui một vài tiết mục văn nghệ. - Phương pháp tiến hành thảo luận theo tổ (1) Làm thế nào để học tốt môn toán? (2)Làm thế nào để học tốt môn ngữ văn? (3)Theo bạn, lớp mình học yếu nhất là môn nào? (4) Đề xuất hướng khắc phục ? (5) Giả sử bạn là một HS yếu tất cả các môn, để khắc phục bạn phải làm gì? Những bài hát mà ở các tổ dã chuẩn bị 3 / Kết thúc hoạt động: - Mời đại diện lớp nhận xét ưu khuyết điểm của buổi hoạt động. - Mời GVCN nhận xét buổi hoạt động và phân công công việc ở tuần sau. CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI TIẾT 4 Thi tìm hiểu các gương học tập tốt I . Yêu cầu giáo dục: Qua những gương sáng học tốt - Giáo dục cho hs tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập. - Rèn luyện kỹ năng, phương pháp học tốt, rèn luyện các phẩm chất, ý chí, năng lực học tập, năng lực tư duy sáng tạo theo các tấm gương học tốt. II . Nội dung và hình thức hoạt động. 1 / Nội dung: - Các tư liệu về tấm gương học tốt, ham học, hiếu học, những gương vượt khó vươn lên để học tốt sưu tầm được hay tìm hiểu trong sách báo và trong đời sống thực tế dưới dạng mẫu chuyện hoặc người thật việc thật. - Các hiện tượng tự nhiên, các câu đố khoa học có liên quan để rèn luyện năng lực nhận thức, năng lự tư duy sáng tạo. - Các bài hát, bài thơ về mái trường, về quê hương, về tuổi học trò. 2 / Hình thức hoạt động. - Thi kể chuyện - Văn nghệ xen kẽ các nội dung. III . Chuẩn bị hoạt động. 1 / Phương tiện hoạt động. - Các câu chuyện xoay quanh chủ đề - Lựa chọn các bài hát về trường lớp, quê hương. 2 / Về tổ chức. - Nhiệm vụ của GVCN: + Nêu nội dung, hình thức tổ chức hoạt động cho cả lớp và hướng dẫn các em sưu tầm. + Phân công, hướng dẫn HS các công việc cụ thể cho hoạt động: mỗi tổ dự thi 1 mẩu chuyện, BGK là người quyết định thành tích của mỗi tổ. - Nhiệm vụ của HS: + Thực hiện các yêu cầu được giao của GV + Chuẩn bị sẵn các công việc : trao đổi, bàn bạc, lựa mẩu chuyện và lựa chọn đại diện dự thi, lựa chọn và thống nhất bài hát sẽ trình bày. IV . Tiến hành hoạt động. 1 / Khởi động: - Ổn định lớp - Hát tập thể - Tuyên bố lí do và giới thiệu thành phần tham dự ( nếu có) - Thông qua chương trình hoạt động - Giới thiệu thành phần BGK. 2 / Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Phương tiện hoạt động - DCT nêu thể lệ cuộc thi và ... t động. 1 / Khởi động: - Ổn định lớp - Mời đại diện lớp khởi động bằng bài hát: “ Nối vòng tay lớn” - Giới thiệu thành phần tham dự. THÁNG 1,2 2 / Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Phương tiện hoạt động Hoạt động 1:Thảo luận - Hs thống nhất bài hát hoặc bài thơ sẽ tham gia biểu diễn ( mỗi tổ ít nhất 2 tiết mục ) Hoạt động 2 : Trình diễn văn nghệ - DCT lần lượt mời những học sinh đã đăng kí ( theo tổ ) lên trình diễn các tiết mục văn nghệ của mình. - Hs lên trình diễn thể hiện phong cách riêng của mình, trang nhã, tự tin. - DCT có thể mời 1 số bạn khác cùng tham gia cho không khí them sôi nổi. Giấy, bút ghi lại tên bài hát, tác giả , người trình bàyđã chọn lọc. - Lời dẫn đã chuẩn bị từ trước. - Các bài hát theo chủ đề. 3 / Kết thúc hoạt động. - Đại diện HS nhận xét buổi hoạt động, - Mời GVCN nhận xét và phân công công việc tuần sau. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM & Câu 1: Qua các hoạt động của chủ điểm “ Tiến Bước Lên Đoàn ” em đã thu hoạch được gì? Câu 2: Tham gia các hoạt động của chủ điểm, em tự xếp mình đạt loại nào trong các mức sau đây: Tốt Khá Trung bình Yếu -Hết- KiÓm tra gi¸o ¸n ®Çu tuÇn TPCM NguyÔn ThÞ Thuû CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tổ chức UNESCO I . Yêu cầu giáo dục: Giúp HS - Hiểu được mục đích, chức năng và cơ cấu tổ chức của UNESCO: tổ chức quốc tế về giáo dục, khoa học và văn hoá. - Biết thể hiện sự hiểu biết của mình về tổ chức UNESCO - Ủng hộ và quan tâm đối với những việc làm, những hoạt động vì sự phát triển của mỗi quốc gia, của mỗi cộng đồng. II . Nội dung và hình thức hoạt động. 1 / Nội dung: - Mục đích hoạt động của UNESCO. - Chức năng của UNESCO. - Cơ cấu tổ chức của UNESCO. 2 / Hình thức hoạt động. Tìm hiểu về tổ chức UNESCO dưới hình thức tuyền truyền. III. Chuẩn bị hoạt động. 1 / Phương tiện hoạt động. - Tài liệu, sách báo nói về UNESCO, sơ đồ cơ cấu tổ chức của UNESCO. - Câu hỏi kiểm tra kiến thức về nội dung đã tuyên truyền. 2/ Về tổ chức. - GV phát động toàn lớp sưu tầm tài liệu, sách báo nói về tổ chức UNESCO để chuẩn bị nội dumg cho việc tìm hiểu. - Phối hợp gv bộ môn GDCD hoặc Lịch sử để xây dựng sơ đồ cơ cấu tổ chức của UNESCO - Một vài tiết mục văn nghệ. - Xây dựng câu hỏi cho cuộc thi tìm hiểu. IV . Tiến hành hoạt động. 1 / Khởi động: - Ổn định lớp - Giới thiệu thành phần tham dự. - Bắt nhịp lớp khởi động một bài hát tập thể 2 / Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Phương tiện hoạt động Hoạt động 1:Tìm hiểu về tổ chức UNESCO - DCT giới thiệu tổ chức UNESCO bằng cách mời 1 số bạn có giọng tốt giới 3 nội dung sau : + Mục đích và chức năng. + Cơ cấu tổ chức. + Việt Nam với UNESCO. - DCT mời tiết mục văn nghệ sau khi các bạn đọc xong. Hoạt động 2: Tìm hiêu tổ chức UNESCO bằng cách nhắc lại nội dung đã mới tuyên truyền - DCT lần lượt nêu câu hỏi để hs tìm hiểu. - DCT mời các tiết mục văn nghệ đan xen sau mỗi câu trả lời của hs Tư liệu đính kèm ở trang phía sau. Một số câu hỏi liên quan đến chủ đề như: (1)UNESCO được thành lập vào ngày tháng năm nào ? (2)Vì sao lại có sự ra đời của tổ chức này ? Mục đích của UNESCO là gì ? (3)UNESCO có những chức năng nào ? (4)Nêu cơ cấu tổ chức của UNESCO ? (5) Việt Nam được kết nạp vào UNESCO năm nào ? (6) UNESCO có phải là cơ quan của liên hiệp quốc không ? 3 / Kết thúc hoạt động. - Đại diện HS nhận xét buổi hoạt động. - Mời GVCN nhận xét và phân công công việc tuần sau. TƯ LIỆU VỀ TỔ CHỨC UNESCO Mục đích và chức năng a ) Mục đích : Góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lí, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên hợp quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc. b) Chức năng - Khuyến khích sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các dân tộc thông qua những phương tiện thông tin rộng rãi ; khuyến nghị những hiệp định quốc tế cần thiết để khuyến khích tự do giao lưu tư tưởng bằng ngôn từ và hình ảnh. - Thúc đẩy mạnh mẽ việc giáo dục quần chúng và truyền bá văn hoá. + Bằng cách hợp tác với các nước thành viên trong việc phát triển các hoạt dộng giáo dục theo yêu cầu của từng nước. + Bằng cách hợp tác giữa các quốc gia nhằm thực hiện từng bước lí tưởng bình đẳng về giáo dục cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ hoặc bất cứ một phân biệt nào khác về kinh tế hay xã hội. + Bằng cách đề xuất những phương pháp giáo dục thích hợp để luyện tập thiếu nhi toàn thế giới về trách nhiệm của con người tự do. - Duy trì, tăng cường và truyền bá kiến thức : + Bằng cách bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới về sách báo, tác phẩm nghệ thuật và công trình lịch sử hay khoa học, và bằng cách khuyến nghị với các nước hữu quan về các công ước quốc tế cần thiết. + Bằng cách khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia về tất cả các ngành hoạt động trí óc, trao đổi quốc tế những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hoá, kể cả trao đổi sách báo, tác phẩm nhgệ thuật, dụng cụ thí nghiệm và mọi tư liệu có ích. + Bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các dân tộc tiếp xúc với các xuất bản tác phẩm của mỗi nước thông qua những phương pháp hợp tác quốc tế thích hợp. Cơ cấu tổ chức Tổ chức của UNESCO gồm 3 cơ quan : Đại hội đồng, Hội đồng chấp hành và Ban thư kí. Đại hội đồng Đại hội đồng là cơ quan có quyền lực cao nhất, gồm đại biểu của các nuớc thành viên. Đại hội đồng quyết định đường lối, chính sách, kết nạp thành viên mới, bầu hội đồng chấp hành và Tổng giám đốc, thông qua chương trình và biểu quyết ngân sách. Hội đồng chấp hành Hội đồng chấp hành là cơ quan thay mặt Đại hội đồng trong thời gian giữa hai kì họp của Đại hội đồng. Ban thư kí Ban thư kí là cơ quan thực hiện, bảo đảm hoạt động thường xuyên của UNESCO, thi hành nghị quyết của Đại hội đồng và Hội đồng chấp hành, nhất là thực hiện các chương trình đã được Đại hội đồng thông qua. Việt Nam với UNESCO Ngày 15 – 6 – 1977, chính phủ ta đã ra quyết định thành lập Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam để đảm nhiệm việc thực hiện những nghĩa vụ và quyền hạn của nước ta với tư cách là một thành viên của UNESCO và việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta trong UNESCO. Ít lâu sau đó, Chính phủ đã cử một phái đoàn đại diện thường trực bên cạnh UNESCO ở Pari và từ năm 1982 đã cử cán bộ cấp đại sứ lãnh đạo phái đoàn CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ Hoạt động 2 : Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 30 / 4 I . Yêu cầu giáo dục: Giúp HS - Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa của ngày giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước - Rèn luyện kĩ năng sinh hoạt tập thể, nhất là tham gia hoạt động biểu diễn văn nghệ. - Tự hào, phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động kỉ niêm ngày giải phóng hoàn tòn miền nam thống nhất đất nước. II . Nội dung và hình thức hoạt động. 1 / Nội dung: - Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày 30-04 - Những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới ngày giải phóng hoàn toàn miền nam 30-04- 1975 - Những bài hát mừng chiến thắng. 2 / Hình thức hoạt động. - Phát biểu cảm tưởng, nêu lên những nhận thức của bản thân về ngày 30-04. - Biểu diễn văn nghệ. III . Chuẩn bị hoạt động. 1 / Phương tiện hoạt động. - Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30-04. - Cảm nghĩ của mình về ngày 30-04 - Các tiết mục văn nghệ 2 / Về tổ chức. - GVCN phát động toàn lớp viết cảm nghĩ của mình về ngày 30-04 trên cơ sở tài liệu các em thu thập được. - Mỗi tổ chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ. IV . Tiến hành hoạt động. 1/ Khởi động: - Ổn định lớp - Giới thiệu thành phần tham dự. - Bắt nhịp lớp khởi động một bài hát tập thể 2 / Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Phương tiện hoạt động Hoạt động 1: Phát biểu cảm tưởng về ngày lịch sử 30-04 - DCT mời đại diện lớp đọc ý nghĩa lịch sử ngày 30-04. - Mời một đại diện khác phát biểu cảm tưởng của mình về ngày 30-04. Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ. -DCT lần lượt mời đại diện 4 tổ lên bốc thăm để biết thứ tự biểu diễn. - DCT cử BGK chấm điểm thi đua giữa các tổ. - DCT mời BGK công bố thang điểm - DCT mời mời các tiết mục biểu diễn. ( Sau mỗi bài hát DCT cần động viên các bạn cổ vũ ) -Kết thúc hoạt động DCT bắt nhịp bài hát “ Như có Bác trong ngày vui đại thắng ”hoặc một bài khác phục vụ chủ điểm. - Ý nghĩa lịch sử ngày miền nam giải phóng 30-04 ( hs tự tìm hoặc nhờ GVBM lịch sử giúp.) - Bài phát biểu cảm tưởng ngày miền nam giải phóng 30-04-1975 mà hs đã chuẩn bị. - Các thăm đánh số thứ tự biểu diễn - Thang điểm đánh giá các tiết mục biểu diễn ( Chất giọng, chủ đề bài hát, tinh thần biểu diễn ghi điểm cụ thể ) - Các bài hát mà tổ đã chuẩn bị 3 / Kết thúc hoạt động. - Đại diện HS nhận xét buổi hoạt động. - Mời GVCN nhận xét : nhận thức, thái độ và ý thức tham gia của lớp DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH - Từ 9 /4 / 1975 ta bắt đầu đánh Xuân Lộc, cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng quyết liệt . - 16 /4 / 1975 phòng tuyến Phan Rang của địch bị chọc thủng. - 18 / 4 / 1975 Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản người Mĩ khỏi Sài Gòn - 21 / 4 / 1975 chiến thắng Xuân Lộc. Thiệu tuyên bố đầu hàng. - 17g 26 / 4 / 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, theo 5 hướng định sẵn 5 cánh quân của ta tiến vào giải phóng. - 10h45 ngày 30 / 4 / 1975 xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập. - 11h30 ngày 30 / 4 / 1975 lá cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa nhà của phủ tổng thống. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng - Từ 30 /4 > 2 / 5 / 1975 các tỉnh còn lại của Nam bộ được giải phóng. Ý NGHĨA LỊCH SỬ * Trong nước - Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thống nhất đất nước. - Mở ra 1 kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc lập thống nhất đi lên CNXH. * Quốc tế: - Tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ và thế giới. - Nó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong giải phóng dân tộc trên thế giới. - Chiến thắng này có tính thời đại sâu sắc, là một trong những chiến công vĩ đại của thế kỉ XX ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM & Sau mỗi tháng hoạt động GV phát phiếu HS tự đánh giá theo các nội dung : Câu 1: Qua các hoạt động của chủ điểm “ Hoà bình hữu nghị ” em đã thu hoạch được gì ? Câu 2: Tham gia các hoạt động của chủ điểm, em tự xếp mình đạt loại nào trong các mức sau đây: Tốt Khá Trung bình Yếu KiÓm tra gi¸o ¸n ®Çu tuÇn TPCM NguyÔn ThÞ Thuû
Tài liệu đính kèm: