Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Thi tìm hiểu các tấm gương học tập tốt lễ giao ước thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác dạy

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Thi tìm hiểu các tấm gương học tập tốt lễ giao ước thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác dạy

THI TÌM HIỂU CÁC TẤM GƯƠNG HỌC TẬP TỐT

LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA HỌC TẬP TỐT, RÈN LUYỆN TỐT THEO LỜI BÁC DẠY

I. Mục tiêu

- Giáo dục cho HS tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vượt lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.

- Rèn luyện kỹ năng phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phầm chất và ý chí, năng lực học lậ[; năng lực theo gương sáng tạo các gương học tập tốt.

- Hiểu lời Bác dạy, hiểu nội dung và giao ước thi đua.

- Có ý thức thi đua lành mạnh, có động cơ, thái độ học tập tốt.

- Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực.

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động

- Kỹ năng tự tin khi tìm hiểu về những gương HS học tốt.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về gương học tốt.

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về những gương học tốt.

- Kỹ năng nêu vấn đề về thực hiện các chỉ tiêu thi đua.

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ làm thế nào thực hiện các chỉ tiêu thi đua.

- Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua.

- Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – liên hệ.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Thi tìm hiểu các tấm gương học tập tốt lễ giao ước thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: __/__/2010
	Ngày hoạt động: __/__/2010
THI TÌM HIỂU CÁC TẤM GƯƠNG HỌC TẬP TỐT
LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA HỌC TẬP TỐT, RÈN LUYỆN TỐT THEO LỜI BÁC DẠY
I. Mục tiêu
- Giáo dục cho HS tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vượt lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.
- Rèn luyện kỹ năng phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phầm chất và ý chí, năng lực học lậ[; năng lực theo gương sáng tạo các gương học tập tốt.
- Hiểu lời Bác dạy, hiểu nội dung và giao ước thi đua.
- Có ý thức thi đua lành mạnh, có động cơ, thái độ học tập tốt.
- Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kỹ năng tự tin khi tìm hiểu về những gương HS học tốt.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về gương học tốt.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về những gương học tốt.
- Kỹ năng nêu vấn đề về thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ làm thế nào thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
- Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
- Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – liên hệ.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Trò chơi giáo dục
- Hỏi và trả lời.
- Biểu đạt sáng tạo – giao ước thi đua
- Trình bày một phút
IV. Tài liệu và phương tiện
- Hai bức thư của Bác Hồ gửi nhân ngày khai trường năm 1945 và Gửi ngành giáo dục năm 1968.
- Bản đăng ký thi đua của tổ trình bày trên giấy A0.
- Bản giao ước thi đua chung của lớp: các chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp. Bản giao ước thi đua này cũng được thể hiện trên giấy A0.
- Câu hỏi thảo luận
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong hoạt động.
V. Tiến trình hoạt động
Khám phá :
Trò chơi “Tôi biết..”.
- Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một cành hoa chuyền nhau cành hoa đến người nào đó sẽ nói to một câu. Ví dụ như: “Tôi biết Bác Hồ là một danh nhân văn hoá”; “Tôi biết Ngô Bảo Châu là một giáo sư toán học”; “Tôi biết Pytago là nhà toán học lỗi lạc” cứ thế cho đến người cuối cùng.
- Kết thúc trò chơi người điều khiển chương trình cho cả lớp bình luận về các phát biểu của bạn.
- Người dẫn chương trình mời một bạn hát ca ngợi về Bác Hồ 
- Người dẫn chương trình chuyển sang giai đoạn 2.
Kết nối :
Hoạt động 1: Thi tìm hiểu về tấm gương học tốt
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, đại diện tổ lên bắt thăm trả lời câu hỏi.
1. Bạn hiểu thế nào là một học sinh tốt?
2. Trong lớp ta, bạn nào học tập tốt? Tại sao bạn lại cho như vậy? Bạn có thể noi theo bạn đó những điều gì?
3. Trong trường ta, trong năm học qua, những học sinh nào được coi là học giỏi tiêu biểu?
4. Bạn hãy cho biết một tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập ở trường ta.
- Sau khi các tổ trình bày hết, người điều khiển chương trình kết luận: Mời giáo viên nêu kết luận vấn đề - Thư ký ghi lại.
- Người dẫn chương trình mời một biểu diễn tiết mục văn nghệ.
Hoạt động 2: Giao ước thi đua
- Người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện tổ lên trình bày giao ước thi đua.
- Bản giao ước của tổ được trình bày trên giấy A0 và được treo lên bảng, đại diện của tổ trình bày giao ước thi đua của tổ.
- Sau khi HS đại diện tổ trình bày, người điều khiển chương trình hỏi ý kiến các tổ viên tổ đó có ý kiến hoặc bổ sung thêm không. Các HS khác của lớp có thể phát biểu ý kiến về bản giao ước thi đua của tổ bạn (ví dụ các chỉ tiêu phấn đấu còn thấp, hoặc nội dung thi đua chưa đầy đủ,)
- Sau khi các tổ đã trình bày, người điều khiển kết luận và mời lớp trưởng lên trình bày giao ước thi đua của lớp - Thư ký ghi lại.
- Lớp trưởng thay mặt lớp lên trình bày giao ước thi đua. Bản giao ước thi đua của lớp thể hiện ý chí phấn đấu của các tổ, của mọi HS trong lớp. Bản giao ước của lớp cũng được trình bày trên giấy A0.
* Gợi ý: Nội dung bản giao ước thi đua
- Học thuộc bài, làm bài đầy đủ, hiểu bài mới.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Không nói chuyện, không làm việc riêng trong tiết học.
- Đi học đúng giờ, không nghỉ học không phép.
- Thực hiện đúng nội quy của nhà trường.
- Kết quả cuối năm: học lực và hạnh kiểm phải đạt ra sao.
Hoạt động 3: Thảo luận kế hoạch hành động.
- Người điều khiển chương trình lần lượt nêu từng câu hỏi thảo luận.
- Theo từng câu hỏi, HS của lớp phát biểu ý kiến của mình, bổ sung, tranh luận với nhau. Người điều khiển tổng hợp ý kiến theo từng nội dung. Có thư ký ghi biên bản thảo luận.
- Kết quả thảo luận thể hiện được chương trình hành động của lớp.
- Cuối cùng lớp thông qua chương trình hành động của lớp thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác Hồ dạy.
Gợi ý nội dung thảo luận
- Phát cho mỗi nhóm HS hai bức thư của Bác Hồ. Thảo luận nội dung sau:
1. Trong thư Bác Hồ gửi HS ngày khai trường đầu tiên (tháng 9/1945), Bác đã dạy HS những điều gì?
2. Trong thư cuối cùng của Bác năm 1968, lời dặn nào của Bác mà theo bạn là quan trọng nhất?
3. Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, bạn thấy những chỉ tiêu nào phù hợp, những chỉ tiêu nào không? Vì sao?
4. Theo bạn, có thể có những khó khăn nào trong việc thực hiện? Khắc phục bằng cách nào?
5. Theo bạn, để thực hiện những chỉ tiêu đó, cần phải có những biện pháp gì?
6. Bạn phải làm gì để học tập tốt, rèn luyện tốt theo các lời Bác dạy trong thư?
Thực hành luyện tập:
Hoạt động 4: Trình bày 1 phút
- Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi “bạn hãy nêu các nội dung chính trong bản giao ước thi đua của tổ và của lớp, theo bạn những chỉ tiêu thi đua nào là quan trọng nhất đối với lớp ta”.
- Yêu cầu trình bày ngắn gọn trong 1 phút
- Cho một vài bạn trình bày.
Vận dụng:
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi HS về nhà, căn cứ vào giao ước thi đua của tổ và của lớp, hãy xây dựng bản chương trình hành động, kế hoạch rèn luyện, phấn đấu của cá nhân để thực hiện mục tiêu thi đua của tổ, của lớp.
- HS hoàn thành bản kế hoạch này trong một tuần và nộp cho lớp trưởng quản lí theo dõi.
VI. Tư liệu:
1. Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9/1945
Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hòan tòan Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ được tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ được tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà.
Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước.
Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu.
HỒ CHÍ MINH
2. Thư Bác Hồ gửi ngành giáo dục ngày 16/10/1968 (trích)
Các cô các chú và các cháu thân mến, 
Nhân dịp đầu nǎm học thứ tư chống Mỹ, cứu nước, Bác thân ái gửi lời thǎm hỏi tất cả các cô, các chú và các cháu. 
Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. []
Các trường đã có nhiều cố gắng trong việc thi đua dạy tốt và học tốt bảo đảm an toàn cho thầy và trò, làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ.
[]
 Vì vậy, Bác nhắc các cô, các chú và các cháu mấy điều sau đây: 
- Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đốí trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng.
- Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tuởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật. 
- Các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn. 
Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang. 
Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. 
Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâmhơn nữa đến sự nghiệp này, phải chǎm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới.
Bác mong chờ những thành tích mới của các cô, các chú và các cháu. 
Chào thân ái và quyết thắng
Bác Hồ

Tài liệu đính kèm:

  • dochdngll 8(1).doc