Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 đầy đủ 9 tháng

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 đầy đủ 9 tháng

CHỦ ĐIỂM THÁNG 9

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Hoạt động1:

VỊ TRÍ QUAN TRỌNG CỦA HỌC SINH LỚP 8

I. Mục tiêu giáo dục:

- Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau hai năm học tập và rèn luyện.

- Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.

- Biết trân trọng những truyền thống đó. Có thái độ và ý thức trong học tập.

II. Nội dung và hình thức hoạt động:

a) Nội dung

- Những truyền thống của lớp, của trường.

- Trách nhiệm của mỗi học sinh đối với việc phát huy các truyền thống của lớp, của trường.

- Kế hoạch và biện pháp của lớp, của từng cá nhân để phát huy truyền thống của lớp, của trường.

- Văn nghệ: ca ngợi trường lớp.

b) Hình thức hoạt động

- Thảo luận trao đổi, tự liên hệ, tự đánh giá, đề suất các biện pháp.

- Văn nghệ.

 

doc 40 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 đầy đủ 9 tháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/09/2010
Ngày dạy: 16/09/2010
Chủ điểm tháng 9
Truyền thống nhà trường
Hoạt động1:
Vị trí quan trọng của học sinh lớp 8
I. Mục tiêu giáo dục:
- Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau hai năm học tập và rèn luyện.
- Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.
- Biết trân trọng những truyền thống đó. Có thái độ và ý thức trong học tập.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung
- Những truyền thống của lớp, của trường.
- Trách nhiệm của mỗi học sinh đối với việc phát huy các truyền thống của lớp, của trường.
- Kế hoạch và biện pháp của lớp, của từng cá nhân để phát huy truyền thống của lớp, của trường.
- Văn nghệ: ca ngợi trường lớp.
b) Hình thức hoạt động
- Thảo luận trao đổi, tự liên hệ, tự đánh giá, đề suất các biện pháp.
- Văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
GVCN hướng dẫn học sinh chuẩn bị chương trình hoạt động:
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Lớp trưởng
Bản dẫn chương trình
2
3
Ghi biên bản
Ban giám khảo
Thư kí
Sổ ghi biên bản
Cán bộ lớp
Đáp án, biểu điểm
4
Mời đại biểu
Lớp trưởng
Giấy mời
5
Trang trí lớp, bảng
Lớp phó PT, HS
Phấn màu, giấy màu...
6
Tín hiệu trả lời
Nhóm trưởng
 Cờ, trống...
7
Văn nghệ
Lớp phó
Văn nghệ
Bài hát, thơ, truyện, ca dao, tục ngữ ... ca ngợi trường lớp, thầy cô giáo và các bạn
8
Sưu tầm câu hỏi thảo luận về truyền thống của trường, lớp.
Cán bộ lớp
Tập thể lớp
Câu hỏi thảo luận, đáp án
9
Phần thưởng
Cán bộ lớp
Phần thưởng (viết sổ hoặc cờ)
10
Tổng duyệt
GVCN
Tất cả các nội dung trên
4. Tiến hành hoạt động:
1) Khởi động: Hát tập thể bài hát “Lớp chúng mình”
2) Thảo luận về truyền thống của trường của lớp.
- Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi.
- Học sinh thảo luận theo tổ (có thể giao cho một số tổ thảo luận câu hỏi 1 và 2, các tổ thảo luận câu hỏi 3 và 4), thư kí ghi tóm tắt kết quả thảo luận của tổ mình.
- Mời đại diện mỗi tổ báo cáo kết quả thảo luận một câu hỏi.
- Cả lớp góp ý kiến.
- Ban giám khảo đánh giá, cho điểm. Người điều khiển tổng kết
3) Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường
- Người điều khiển giao nhiệm vụ cho các tổ: xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ để phát huy các truyền thống của lớp , của trường.
- Học sinh thảo luận theo tổ, góp ý cho bản dự thảo kế hoạch của tổ. Tổ trưởng ghi kết quả thảo luận của tổ mình. Sau đó đại diện từng tổ lên báo cáo trước lớp, các tổ khác góp ý kiến bổ sung.
- Lớp trưởng trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp. 
- Cả lớp thảo luận.
- Lớp trưởng tổng kết lại ý kiến của các thành viên.
- Văn nghệ: Lớp phó Văn nghệ điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.
5. Kết thúc hoạt động:
- Người dẫn chương trình nhận xét tinh thần, ý thức tham gia của cả lớp, biểu dương và rút kinh nghiệm.
- Người dẫn chương trình mời đại biểu, GVCN lên phát biểu ý kiến.
- Người dẫn chương trình cám ơn, chúc sức khoẻ các đại biểu, GVCN. Chúc tất cả các bạn học tập tốt, đạt kết quả cao trong năm học mới.
Hoạt động2 |: BAÀU CAÙN BOÄ LễÙP
I. Mục tiêu giáo dục:
- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
- Có kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung:
- Báo cáo tổng kết hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp sau một năm học.
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp: (lớp trưởng, các lớp phó, các tổ trưởng, tổ phó, các cán sự môn học, cán sự chức năng).
b) Hình thức hoạt động:
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bỏ phiếu bầu hoặc lấy biểu quyết.
III. Chuẩn bị hoạt động:
GVCN hướng dẫn học sinh chuẩn bị chương trình hoạt động:
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Lớp trưởng (cũ)
Bản dẫn chương trình
2
Ghi biên bản
Thư kí (cũ)
Giấy, bút
3
Đoàn chủ tịch
Ban cán sự lớp (cũ)
Bản tổng kêt năm học 2008-2009 của lớp 7A và phương hướng năm học 2010-2011 của lớp 8A và các bản tham luận.
4
Trang trí lớp, bảng
Một số HS 
Phấn màu, giấy màu...
5
Văn nghệ
Lớp phó
Văn nghệ (cũ)
Bài hát, thơ, truyện, ca dao, tục ngữ...ca ngợi truyền thống tốt đẹp của trường, của lớp.
6
Báo cáo kết quả hoạt động của lớp
Lớp trưởng (cũ)
Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp
7
Phiếu bầu
Lớp phó 
Phong trào (cũ)
Phiêú bầu
8
Dự kiến ban kiểm phiéu
3 Học sinh
Danh sách ban kiểm phiếu (Dự kiến)
9
Tổng duyệt
GVCN
Tất cả các nội dung trên
IV. Tiến hành hoạt động:
1) Khởi động: Lớp phó Văn nghệ (cũ) điều khiển lớp sinh hoạt văn nghệ (2-3 bài hát)
2) Báo cáo tổng kết hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua:
- Lớp truởng hoặc lớp phó học tập (cũ) báo cáo kết quả hoạt động của lớp trong năm qua.
- Cả lớp thảo luận đóng góp ý kiến.
- Người điều khiển tổng kết.
3) Bầu cán bộ lớp mới
- Người điều khiển yêu cầu lớp thảo luận để thống nhất tiêu chuẩn của cán bộ lớp.
- Tự ứng cử và đề cử các bạn có năng lực làm cán bộ lớp.
- Thư kí ghi tên các bạn ứng cử (nếu có) và các bạn được đề cử lên bảng.
- Bầu ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu, nêu rõ thể lệ bỏ phiếu bầu, được tiến hành như sau: 
 + Bầu lớp trưởng và các lớp phó.
 + Bầu các cán sự lớp...
 + Bầu tổ trưởng, tổ phó theo đơn vị tổ.
- Ban kiểm phiếu làm việc, sau đó công bố kết quả.
- Ban cán bộ lớp ra mắt
- Lớp trưởng mới thay mặt cán bộ lớp phát biểu ý kiến.
4) Nêu phương hướng năm học mới.
- Lớp trưởng nêu phương hướng năm học 2010-2011 của lớp.
- Cả lớp thảo luận đóng góp ý kiến
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp mới và giáo viên giao nhiệm vụ cho các em.
V. Kết thúc hoạt động:
- Lớp phó Văn nghệ điều khiển lớp thực hiện 1-2 tiết mục văn nghệ.
- Người dẫn trương trình nhận xét tinh thần, ý thức tham gia của cả lớp, biểu dương và rút kinh nghiệm.
- Người dẫn chương trình cám ơn, chúc sức khoẻ các đại biểu, GVCN và tất cả các bạn.
Ngày soạn: 10/10/2010
Ngày dạy: 14/10/2010
Chủ điểm tháng 10
Chăm ngoan học giỏi
Hoạt động 1: 
Làm thế nào để học tập tốt
I. Yêu cầu giáo dục:
- Giáo dục cho học sinh tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh trí thức và đạt kết quả cao trong học tập.
- Rèn luyện kĩ năng, phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phẩm chất, ý chí, năng lực học tập, năng lực tư duy sáng tạo theo các gương học tập tốt.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung 
- Tư liệu về các tấm gương học tốt, ham học, hiếu học, những gương vượt khó vươn lên để học tốt... sưu tầm được hay tìm hiểu được trong sách báo và trong đời sống thực tế dưới dạng các mẩu chuyện, bài viết, thơ ca, tranh ảnh, người thật việc thật...
- Các hiện tượng tự nhiên, các câu đố khoa học có liên quan đến rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo...
b) Hình thức hoạt động
- Thi kể chuyện về những gương học tốt, tìm hiểu gương học tập của bạn bè xung quanh.
- Văn nghệ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
GVCN hướng dẫn học sinh chuẩn bị chương trình hoạt động:
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Lớp trưởng
Bản dẫn chương trình
2
Ghi biên bản
Thư kí
Sổ biên bản
3
Ban giám khảo
Cán bộ lớp
Đáp án, biểu điểm
4
Mời đại biểu
Lớp trưởng
Giấy mời
5
Trang trí lớp, bảng
Lớp phó PT, HS
Phấn màu, giấy màu...
6
Tín hiệu trả lời
Nhóm trưởng
Cờ, chuông...
7
Văn nghệ
Lớp phó
Văn nghệ
Bài hát, thơ, truyện, ca dao, tục ngữ , câu đố... ca ngợi những tấm gương học tốt
8
Sưu tầm câu hỏi thảo luận về những tấm gương học tốt
Tập thể lớp
Câu hỏi thảo luận
9
Phần thưởng
Cán bộ lớp
Phần thưởng (viết, sổ hoặc cờ)
10
Tổng duyệt
GVCN
Tất cả các nội dung trên
IV. Tiến hành hoạt động:
1) Khởi động: Hát tập thể bài hát ca ngợi tinh thần học tập.
2) Thi tìm hiểu gương học tốt:
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi câu đố, ví dụ: “ Bạn hãy kể một câu chuyện về gương vượt khó vưon lên trong học tập” ; “ Trường ta có bao nhiêu học sinh giỏi liên tục từ lớp 6 đến lớp 9? Bạn hãy kể một tấm gương cụ thể”; “Bạn hãy trình bày một bài hát hoặc một bài thơ mà bạn yêu thích”.
- Đội nào có câu trả lời trước sẽ đánh tín hiệu xin trả lời (rung chuông hoặc cắm cờ), nếu không, người dẫn chương trình sẽ mời từng đội.
- Ban giám khảo chấm điểm. Điểm được công bố ngay và thư kí giám khảo sẽ ghi lên ô điểm của từng đội trên bảng.
- Trong tình huống một câu hỏi nào đó không có đội nào trả lời được, ngưpời dẫn chương trình sẽ hỏi các cổ động viên; cổ động viên trả lời đúng sẽ có phần thưởng và được tính điểm. Điểm đó được tính vào ô điểm của đội nhà.
- Ban giám khảo công bố điểm của từng đội và công bố đội đạt giải nhất, nhì, ba.
- Người dẫn chương trình mời giáo viên chủ nhiệm hoặc đại biểu lên trao giải thưởng cho các đội.
- Lớp sinh hoạt văn nghệ: hát, đọc thơ hoặc kể chuyện
V. Kết thúc hoạt động
- Người dẫn chương trình nhận xét tinh thần, ý thức tham gia của cả lớp, biểu dương và rút kinh nghiệm.
- Người dẫn chương trình mời đại biểu, GVCN lên phát biểu ý kiến.
- Người dẫn chương trình cám ơn, chúc sức khoẻ các đại biểu, GVCN. Chúc tất cả các bạn học tập tốt, đạt kết quả cao trong năm học mới
 Hoạt động 2
Lễ giao ước thi đua
I. Mục tiêu giáo dục:
Giúp học sinh
- Hiểu lời dạy của Bác, hiểu nội dung ý nghĩa của việc giao ước thi đua.
- Có ýthức thi đua lành mạnh, có thái độ, động cơ học tập tốt.
- Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp học tập tích cực.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung
- Những lời dạy của Bác về học tập tốt rèn luyện tốt.
- Các chỉ tiêu về học tập, rèn luyện đạo đức của lớp, tổ, cá nhân học sinh.
- Các biện pháp thực hiện giao ước thi đua.
b) Hình thức hoạt động
- Các tổ, cá nhân giao ước thi đua.
- Thảo luận về các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện.
- Vui văn nghệ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
GVCN hướng dẫn học sinh chuẩn bị chương trình hoạt động:
STT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Lớp trưởng
Bản dẫn chương trình
2
Ghi biên bản
Thư kí
Sổ ghi biên bản
3
Bản đăng kí giao ước thi đua
Lớp trưởng, các tổ trưởng, cá nhân
Bản giao đăng kí ước thi đua
4
Mời đại biểu
Lớp trưởng
Giấy mời
5
Trang trí lớp, bảng
Lớp phó PT và HS
Phấn màu, giấy màu...
6
Thư Bác Hồ gửi HS năm 1945 và 1968
GVCN
 Thư Bác Hồ gửi HS năm 1945 và 1968
7
Văn nghệ
Lớp phó 
Văn nghệ
Bài hát, thơ, truyện, ca dao, tục ngữ ... ca ngợi trường lớp, thầy cô giáo và các bạn
8
Thảo luận chỉ tiêu và biện pháp cụ thể để giao ước thi đua.
Ban cán sự
Tập thể lớp
Câu hỏi thảo luận, đáp  ... 10
Tổng duyệt
GVCN
Tất cả các nội dung trên
4. Tiến hành hoạt động:
a)Thi tìm hiểu
Sau khi người điều khiển nêu lí do hoạt động, giáo viên chủ nhiệm nêu một vài vấn đề có tính chất gợi mở để học sinh bắt đầu cuộc thi
- Lần lượt tuàng tổ trình bày hiểu biết của mình về một vài vấn đề nào đó, đồng thời đưa ra cho cả lớp xem những kết quả sưu tầm được của tổ mình
- Sau mỗi lần trình bày của một tổ, ban giám khảo có thể đánh giá kết quả theo hai cách: một là nhận xét đánh giá trưc tiếp kết quả của tổ đó; hai là cho cả lớp bổ sung, bình luận và sau đó đánh giá kết quả
Kết thúc phần trình bày cỷa các tổ, ban giám khảo công bố điểm số đạt được của từng tổ. Thang điểm có thể như sau:
+ Nêu được từ 2- 3vấn đề toàn cầu hiện naymà nhân loại đang quan tâm:
+Trình bày rõ ràng, khúc chiết, dễ hiểu: 5 điểm 
+Có bộ sưu tập đẹp mắt; 3 điểm
 2 điểm
 10 điểm
b) Sinh hoạt văn nghệ 
Học sinh trình bày các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị theo chương trình cụ thể
5. Kết thúc hoạt động:
Người dẫn chương trình mời đại diện cán bộ lớp mới phát biểu ý kiến.
Người dẫn trương trình nhận xét tinh thần, ý thức tham gia của cả lớp, biểu dương và rút kinh nghiệm.
-Người dẫn chương trình cám ơn, chúc sức khoẻ các đại biểu, GVCN và tất cả các bạn.
 Hoạt động 2 :
 Hội vui học tập
 1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập ; củng cố kiến thức các môn đã học để giành kết quả cao nhất cho kì thi cuối năm.
- Có phương pháp học tập thích hợp, có kĩ năng huy động các kiến thức đã học cho các hoạt động tập thể.
- Có động cơ học tập đứng đắn, có thái độ chăm chỉ, tích cực học tập và rèn luyện.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung
- Kiến thức các môn học, đặc biệt là phần nội dung chuẩn bị cho kì thi cuối năm học.
- Những kiến thức liên hệ thực tế, phục vụ cho việc củng cố bài học vững chắc hơn.
b) Hình thức hoạt động
- Thi tiếp sức đồng đội.
- Vui văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
GvcN hướng dẫn học sinh chuẩn bị chương trình hoạt động:
	STT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Lớp trưởng
Bản dẫn chương trình
2
Thư kí
 Lớp phó học tập
Giấy, bút
3
Ban giám khảo
 Cán bộ lớp
Đáp án, biểu điểm
4
Mời đại biểu
Lớp trưởng
Giấy mời
5
 Trang trí lớp, bảng
HS nam
Phấn màu, giấy màu...
6
Câu hỏi ôn tập môn học
GV bộ môn
Ngân hàng câu hỏi ôn tập
7
Cố vấn chương trình
GV bộ môn
Đáp án, biểu điểm
8
Phần thưởng
Cán bộ lớp
Tặng phẩm
9
Tổng duyệt
GVCN
Tất cả các nội dung trên
4. Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động: Hát tập thể bài hát “ lớp chúng mình ”
b) Tổ chức hội thi
- Ban giám khảo điều hành cuộc thi tiếp sức với trình tự như sau:
+ Phổ biến cách thi và những quy định của cuộc thi.
* Cách thi: Mỗi tổ cử một đội thi gồm 3 người. Các đội thi ngồi vào vị trí theo quy định của ban giám khảo. Trưởng ban giám khảo bốc thăm câu hỏi, đọc to cho cả lớp cùng nghe rồi yêu cầu các đội thi cuẩn bị trong 2 phút. Đội nào giơ tay trước, đội đó được quyền trả lời đầu tiên. Khi đại diện của tổ trả lời, các thành viên còn lại chú ý nghe để kịp thời tiếp sức bạn trả lời nhanh và đầy đủ, đúng với đáp án. Nếu đội nào chậm và trả lời không lưu loát, ban giám khảo có thể quyết định cho dừng lại, coi như đội đó không được điểm và đội khác có quyền trả lời thay. Cứ như vậy cho đến khi hết thời gian hoạt động. Thư kí ghi điểm cho từng đội.
* Quy định của cuộc thi: Các đội phải trả lời theo đúng đáp án, nhanh lưu loát. Trả lời đúng đáp án được 10 điểm. Nếu trả lời còn thiếu thì tuỳ theo mức độ sẽ bị trừ điểm. Thời gian quy định cho việc trả lời câu hỏi là do ban giám khảo quyết định.
+ Ban giám khảo điều khiển cuộc thi theo đúng trình tự như cách thi đã nêu ở trên.
+ Công bố kết quả và trao giải thưởng.
- Sau phần thi của các đội là chương trình văn nghệ với một vài tiết mục đã được chuẩn bị.
5. Kết thúc hoạt động:
Người dẫn chương trình mời đại diện cán bộ lớp mới phát biểu ý kiến.
Người dẫn trương trình nhận xét tinh thần, ý thức tham gia của cả lớp, biểu dương và rút kinh nghiệm.
Người dẫn chương trình cám ơn, chúc sức khoẻ các đại biểu, GVCN và tất cả các bạn.
6. Đánh giá kết quả hoạt động: 
HS tự đánh giá xếp loại:
Câu 1: Qua hoạt động em thu hoạch được những gì?
Câu 2: Em tụ xếp loại mình đạt loại nào?
Tốt Khá TB Yếu
Tổ đánh giá xếp loại:
Tốt Khá TB Yếu
GVCN đánh giá xếp loại:
Tốt Khá TB Yếu
Chủ điểm tháng 5 
Bác Hồ kính yêu.
I.Mục tiêu giáo dục :
+ Thi tìm hiểu theo chủ đề “ Bác Hồ với thiếu nhi”
+ Thảo luận về trách nhiệm người đội viên để thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
II. Chuẩn bị:
- Giáo án .
III. Nội dung và kế hoạch hoạt động trong tháng 5:
Tiết
Hoạt động
Nội dung
Tiết 17
Hoạt động :1
Thi tìm hiểu theo chủ đề “ Bác Hồ với thiếu nhi”
Tiết 18
Hoạt động :2
Thảo luận về trách nhiệm người đội viên để thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
Tiết 17 :
 Hoạt động 1 : Thi tìm hiểu theo chủ đề “ Bác Hồ với thiếu nhi”
Ngày chuẩn bị:
Ngày thực hiện:
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi qua đó thấy được trách nhiệm của người học sinh phải học tập tốt để đền đáp công lao của Bác Hồ.
- Có kĩ năng tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của chủ đề để có thể thực hành rèn luyện tốt trong học tập và cuộc sống hằng ngày.
- Tự hào, phấn khởi là con cháu Bác Hồ, ra sức phấn đấu đr trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung
Học sinh tập trung tìm hiểu theo các nội dung sau:
- Công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi.
- Trách nhiệm của người học sinh THCS phải làm để đền đáp công lao của Bác.
b) Hình thức hoạt động
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu giữa các tổ học sinh trong lớp dưới hình thức bốc thăm.
- Trình bày những hiểu biết của cá nhân theo nội dung cảu chủ đề dưới dạng một báo cáo thu hoạch.
3. Chuẩn bị hoạt động:
GvcN hướng dẫn học sinh chuẩn bị chương trình hoạt động:
STT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Lớp trưởng
Bản dẫn chương trình
2
Thư kí
 Lớp phó học tập
Giấy, bút
3
Ban giám khảo
 Cán bộ lớp
Đáp án, biểu điểm
4
Mời đại biểu
Lớp trưởng
Giấy mời
5
 Trang trí lớp, bảng
HS nam
Phấn màu, giấy màu...
6
Sưu tầm tư liệu, tài liệu nói về công lao của Bác Hồ đv dân tộc và thiếu nhi
Tập thể lớp
Bản thu hoạch tư liệu về Bác Hồ
7
Cố vấn chương trình
GV lịch sử
Sách, báo...
8
Phần thưởng
Cán bộ lớp
Tặng phẩm
9
Tổng duyệt
GVCN
Tất cả các nội dung trên
4. Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động
b) Tổ chức cuộc thi
- Báo cáo thu hoạch
Mỗi tổ cử một đại diện trình bày báo cáo thu hoạch về chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”. Khi trình bày phải nói to, rõ ràng, rành mạch từng nội dung đã thu hoạch được và nêu cụ thể loại tư liệu, tài liệu nào đã giúp cho bản thân có được những thu hoạch đó.
 Người điều khiển hướng dẫn toàn lớp bổ sung ý kiến hoặc thảo luận xung quanh các báo cáo thu hoạch đó.
- Thi trả lời hay nhất:
 Đây là hoạt động mà mọi thành viên trong lớp đều có thể tham gia. Người điều khiển mời một bạn bất kì lên bốc thăm đầu tiên, sau đó đọc to câu hỏi để cả lớp cùng suy nghĩ trả lời. Ai có câu trả lời hay nhất thì người đó có quyền mời một bạn khác lên bốc thăm.
 Việc bắt thăm thi trả lời hay nhất cứ thế tiếp diễn cho đến khi người điều khiển tuyên bố kết thúc hoạt động. Ban giám khảo công bố kết quả cuủa hai hoạt động: tổ có báo cáo thu hoạch tốt nhất và người trả lời hay nhất.
- Trao phần thưởng (nếu có)
5. Kết thúc hoạt động:
Người dẫn chương trình mời đại diện cán bộ lớp mới phát biểu ý kiến.
Người dẫn trương trình nhận xét tinh thần, ý thức tham gia của cả lớp, biểu dương và rút kinh nghiệm.
Người dẫn chương trình cám ơn, chúc sức khoẻ các đại biểu, GVCN và tất cả các bạn.
Tiết 18 :
 Hoạt động 2 : Thảo luận về trách nhiệm người đội viên để thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
Ngày chuẩn bị:
Ngày thực hiện:
1. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh
- Nhận thức rõ trách nhiệm của người học sinh trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
- Biết thực hiện tốt 5 điều Bác dạy ở mọi lúc mọi nơi.
- Tích cực, chủ động và vận động các bạn cùng thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung
- Tác dụng của 5 điều Bác dạy thiên niên nhi đồng trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.
- Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
b) Hình thức hoạt động
- Thảo luận nhóm theo các vấn đề cụ thể do người điều khiển nêu ra.
- Vui văn nghệ xen kẽ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
GvcN hướng dẫn học sinh chuẩn bị chương trình hoạt động:
STT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện hoạt động
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Lớp trưởng
Bản dẫn chương trình
2
Thư kí
 Lớp phó học tập
Giấy, bút
3
Cố vấn chương trình
GV TPT
Nội dung sinh hoạt
4
Mời đại biểu
Lớp trưởng
Giấy mời
5
 Trang trí lớp, bảng
HS nam
Phấn màu, giấy màu...
6
Câu hỏi thảo luận 
GVCN
Các câu hỏi thảo luận
7
Văn nghệ
Lớp phó VTM
Các bài hát về Bác
8
Phần thưởng
Cán bộ lớp
Tặng phẩm
9
Tổng duyệt
GVCN
Tất cả các nội dung trên
4. Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động
- Người điều khiển chương trình nêu mục đích, nội dung và cách tiến hành buổi sinh hoạt.
b) Tổ chức thảo luận
- Hình thành các nhóm học sinh và phát cho từng nhóm các dụng cụ cần thiết để hoạt động như: giấy khổ to, bút dạ, băng dính, keo.
- Các nhóm thảo luận theo nội dung mà người điều khiển đã nêu trong khoảng 15 phút.
- Kết thúc thảo luận nhóm, người điều khiển mời các nhóm dán tờ giấy của nhóm mình lên bảng để cả lớp cùng quan sát và chẩn bị bổ sung ý kiến.
- Lần lượt từng nhóm cử đai diện lên trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. Người điều khiển đề nghị các nhóm bổ sung cho nhau để đi tới sự thống nhất các ý kiến của toàn lớp.
- Khi không còn ý kiến nào bổ sung thêm, người điều khiển tóm tắt nội dung hoặc mời giáo viên chủ nhiệm tóm tắt và thống nhất lại nội dung trình bày cảu các nhóm. Điều quan trọng là xây dựng được một hệ thống biện pháp để thực hiện 5 điều Bác dạy.
- Kết thúc thảo luận là phần trình diễn một số tiết mục văn nghệ.
5. Kết thúc hoạt động:
Người dẫn chương trình mời đại diện cán bộ lớp mới phát biểu ý kiến.
Người dẫn trương trình nhận xét tinh thần, ý thức tham gia của cả lớp, biểu dương và rút kinh nghiệm.
Người dẫn chương trình cám ơn, chúc sức khoẻ các đại biểu, GVCN và tất cả các bạn.
 6. Đánh giá kết quả hoạt động: 
1.HS tự đánh giá xếp loại:
Câu 1: Qua hoạt động em thu hoạch được những gì?
Câu 2: Em tụ xếp loại mình đạt loại nào?
Tốt Khá TB Yếu
2.Tổ đánh giá xếp loại:
Tốt Khá TB Yếu
3.GVCN đánh giá xếp loại:
Tốt Khá TB Yếu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an HDNGLL 8 day du 9 thang.doc