Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn - Trường THCS Phước Mỹ Trung

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn - Trường THCS Phước Mỹ Trung

CHỦ ĐIỂM THÁNG 3: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN

 1. Mục tiêu giáo dục:

 - HS hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn thanh niên.

 - Tích cực học tập và rèn luyện theo tư cách người Đoàn viên, phấn đấu trở thành Đoàn viên.

- Tự hào, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đoàn.

 2. Các họat động chủ điểm của tháng:

 - Họat động 1:Tiến lên Đoàn viên

 - Họat động 2: Văn nghệ mừng ngày 26-03 ( Giáo dục môi trường )

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3658Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn - Trường THCS Phước Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THÁNG 3: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
 1. Mục tiêu giáo dục:
 - HS hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn thanh niên.
 - Tích cực học tập và rèn luyện theo tư cách người Đoàn viên, phấn đấu trở thành Đoàn viên.
- Tự hào, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đoàn.
 2. Các họat động chủ điểm của tháng:
	- Họat động 1:Tiến lên Đoàn viên
	- Họat động 2: Văn nghệ mừng ngày 26-03 ( Giáo dục môi trường )
Ngày soạn:---------------
Ngày thực hiện:-------------------
HOẠT ĐỘNG I: TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN
Hoạt động giáo dục “GIÁ TRỊ TÌNH BẠN ”.
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS :
 - Nhận thức được mục đích, lý tưởng của đoàn viên, nhiệm vụ của đoàn thanh niên hiện nay.
 - Tin tưởng, tự hào ở tổ chức đoàn.
 - Rèn luyện đạo đức, tư cách người đoàn viên và phấn đấu được đứng trong đội ngũ của đoàn.
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
 1. Nội dung: 
 - Tìm hiểu về đoàn, rút ra bài học để phấn đấu trở thành đoàn viên tốt.
 2. Hình thức họat động :
 - Tổ chức tìm hiểu kiến thức bằng cách diễn đàn, báo cáo, vấn đáp.
 - Thi đua hoạt động theo nhóm và văn nghệ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
 1. Phương tiện hoạt động:
 - Các tư liệu về tổ chức đoàn TNCS HCM (bài viết, sách báo, điều lệ đoàn) và các tư liệu liên quan đến tổ chức đoàn của nhà trường hoặc chi đoàn lớp.
 - Các bản tham luận của HS về từng vấn đề liên quan đến diễn đàn.
 - Các tiết mục văn nghệ (hát, làm thơ ) về Đoàn.
2. Tổ chức :
 - GVCN hướng dẫn nội dung và các hình thức tổ chức.
 - HS : thực hiện nhiệm vụ được phân công, hội ý với cán bộ đội để chuẩn bị nội dung diẽn đàn, xây dựng các vấn đề hoặc câu hỏi.
IV. Tiến trình hoạt động:
 1. Phần mở đầu (5’)
 - Hát tập thể “Thanh niên làm theo lời Bác”
 - Tuyên bố lý do: Như các bạn đã biết, chúng ta dang học lớp 8, chúng ta hãy phấn đấu vào đoàn trong tháng 3 này. Vậy bạn có muốn mình đứng trong đội ngũ đoàn không? Đây là lý do buổi sinh hoạt hôm nay.
 - Giới thiệu đại biểu, ban giám khảo, thư ký.
 - Người điều khiển chương trình giới thiệu chương trình gồm:
+ Diễn đàn tìm hiểu kiến thức về đoàn viên (10’).
+ Ai nhanh hơn ( 8 ’)
 + Giải quyết tình huống (10 ’)
 + Thảo luận ( 5’ )
 2. Phần hoạt động : 
 a. Hoạt động 1: Diễn đàn tìm hiểu kiến thức về đoàn viên (10’).
 -Người dẫn chương trình đưa ra câu hỏi hoặc các nhóm nêu thắc mắc cùng nhau thảo luận
	* Câu 1: Vai trò của chi bộ nhà trường được thể hiện như thế nào?
	Trong cuộc đấu tranh CM giải phóng dân tộc và xây dựng TQ, Đoàn TN đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc xây dựng nên một truyền thống lịch sử rất vẻ vang. Từ đó Đảng CSVN ra nghị quyết thành lập Đoàn TNCS vào 26-3-1931. Từ đó đến nay để 
phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ CM Đoàn đã đổi tên gọi nhiều lần như:
 	- Từ 1937 ->1939: Đoàn TN Dân chủ Đông Dương
- Từ 11-1939-> 1941: Đoàn TN phản đế Đông Dương.
	- Từ 5-1941 -> 1956: Đoàn TN cứu quốc VN.
	- Từ 25-10-1956 -> 1970: Đoàn TN Lao động VN.
 - Từ 3-2-1970 ->1976: Đoàn TN Lao động HCM.
	- Từ 12-1976 -> nay : Đoàn TNCS HCM
	* Câu 2: Vai trò và nhiệm vụ của Đội viên hiện nay là gì? 
* Câu 3: Nhiệm vụ của Đoàn viên hiện nay là gì?
- Là chương trình hành động của tổi trẻ thực hiện hai phong trào lớn: “Thanh niên lập nghiệp”và “Tuổi trẻ giữ nước”. Chú trọng công tác hậu phương quân đội,vận động TN lên đường nhập ngũ, triển khai các công trình, chương trình dự án kinh tế xã hội của TN.
* Câu 4: Bạn có muốn trở thành đoàn viên không? Tại sao?
* Câu 5: Lý tưởng của TN ngày nay là gì?
* Câu 6: Bạn hiểu gì về tổ chức Đoàn ở trường ta?
* Câu 7: Điều kiện để HS được kết nạp vào đoàn là gì?
* Câu 8: Khi nghe bạn mình nói: “Tôi đã vào Đoàn mỗi tháng đóng 2000 đồng mà không có lợi ích gì”. Theo bạn suy nghĩ gì về vấn đề này?
 - Người điều khiển chương trình đọc từng câu hỏi cho các tổ trả lời, mời BGK nghe và cho điểm, thư ký ghi kết quả.
 - Người dẫn chương trình bắt giọng hát tập thể.
 b. Hoạt động 2: Ai nhanh hơn ( 8’ ) 
 - Người dẫn chương trình phổ biến thể lệ cuộc thi: Sau khi tôi đọc câu hỏi xong thì các bạn sẽ giơ tay trả lời. Tổ trả lời trước đúng đạt 10 điểm. Nếu trả lời sai mất quyền ưu tiên, tổ khác trả lời, đúng đạt điểm 8. Còn tổ trả lời sai đạt điểm 0.
Câu hỏi: 1. Bài hát chính thức của đoàn là gì? Bạn có thể hát không?
 (Thanh niên làm theo lời Bác)
 2. Đoàn TNCS HCM là gì? (là tổ chức chính trị xã hội của TN)
 3. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của đoàn viên là gì? 
 (Chấp hành điều lệ, thực hiện nghị quyết của đoàn)
 4. Đoàn là người như thế nào? (Chăm lo và bảo vệ quyền lợi của trẻ em)
 5. Muốn vào đoàn phải làm gì? (Tự nguyện viết đơn)
 - Tổ chức trò chơi: hoa nụ, hoa nở, hoa tàn.
 -Người dẫn chương trình phổ biến thể lệ cuộc chơi: làm theo lời, không làm theo hành động
 - Câu hỏi dành cho cổ động viên:
* Độ tuổi được kết nạp đoàn là bao nhiêu? (Từ 15 -> 30)
* Đoàn ta đã trãi qua mấy lần đổi tên ? ( 6 lần)
 - Hát tập thể.
* Hoạt động 3. Giải quyết tình huống (10 ’)
 - GV đưa ra tình huống: “ Tình bạn”.
- Tổ chức trò chơi sắm vai cho HS.
- Nhận xét cách diễn xuất của HS trong từng nhân vật.
 - HS nêu rút ra giá trị sống từ tình huống.
 * Hoạt động 4. Thảo luận ( 5’ )
 - Những biểu hiện nào là tình bạn tốt.
 - Những biểu hiện nào là tình bạn chưa tốt.
 - Qua đó HS rút ra được: thế nào là tình bạn tốt, thế nào là tình bạn chưa tốt.
 - HS tự rút ra được giá trị sống và kỹ năng sống qua phát biểu suy nghĩ của mình.
V. Kết thúc hoạt động : (5’)
	- Người điều khiển chương trình tổng kết kết quả cuộc thi, xếp hạng và phát thưởng cho các tổ
- Người điều khiển chương trình cám ơn GVCN và đại biểu đến dự.
	1/ Nhận xét :
 	- Mời GVCN Nhận xét .
 - Dặn dò: Chuẩn bị cho hoạt động sau:Văn nghệ mừng ngày 26-03 ( Giáo dục môi trường )
VI. Đánh giá kết quả họat động: ( 2’ )
Giáo viên cho cá nhân đánh, sau đó Gv đánh giá lại:
Tốt: 	khá: 	Tb: 	Yếu:
* Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:---------------
Ngày thực hiện:-------------------
HOẠT ĐỘNG II: VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN 26-03
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp HS :
 	- Hiểu thêm nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện về đoàn  củng cố thêm nhận thức về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26-3 và lý tưởng của đoàn viên thanh niên.
- Rèn luyện kỹ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về đoàn.
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
 1. Nội dung: 
 - Những bài hát, điệu múa, bài thơ, câu chuyện tiểu phẩm về đoàn, về những đoàn viên ưu tú. 
 - Những sáng tác tự biên, tự diễn về đoàn.
 2. Hình thức họat động :
 - Chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp mừng ngày thành lập đoàn 26-3.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
 - Sưu tầm, tập hợp các bài thơ, bài hát, chuyện kể, tiểu phẩm,  về Đoàn.
 - Những tác phẩm thơ, ca hát về đoàn.	
 - Một số bản nhạc thông thường.
2. Tổ chức :
 - GVCN yêu cầu các em chuẩn bị các tiết mục văn nghệ với chủ đề mừng ngày thành lập đoàn 26-3. Sưu tầm nhiều bài thơ, câu chuyện, bài hát nói về ngày 26-3.
 - Phân công :
 + Người dẫn chương trình, BGK, thư ký.
IV. Tiến trình hoạt động:
 1. Phần mở đầu (5’)
 - Tuyên bố lý do: Chúng ta có được cuộc sống hạnh phúc ngày hôm nay ta nhớ công ơn to lớn của ông cha ta ngày trước vào Đảng CSVN, Đoàn TNCS HCM và những anh hùng hy sinh vì dân tộc, trong tháng 3 này có ngày 26-3 là ngày thành lập đoàn, chúng ta thực hiện hạt động vui văn nghệ mừng ngày thành lập đoàn, đó là lý do của hoạt động hôm nay.
 - Giới thiệu đại biểu, ban giám khảo, thư ký.
2. Phần hoạt động : 
 a. Hoạt động 1:Trò chơi tiếp sức. (5’). 
 - Yêu cầu ghi tên bài hát, bài thơ, câu chuyện về đoàn và những đoàn viên ưu tú.
 - Mỗi tổ cử 5 bạn lên tham gia trò chơi, các bạn trong tổ thay phiên nhau ghi vào giấy tên bài hát, bài thơ, câu chuyện về đoàn. Ghi đúng mỗi bài đạt 5 điểm và đúng thời gian quy định
 b. Hoạt động 2: (12’) Biểu diễn văn nghệ bằng hình thức hái hoa dân chủ.
 - Yêu cầu trả lời câu hỏi với chủ đề mừng ngày thành lập đoàn.
 - Mỗi tổ cử đại diện lên hái hoa và thực hiện yêu cầu câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng 10 điểm.
1/ Bạn hãy kể một câu chuyện về một người đoàn viên ưu tú mà bạn biết.
2/ Bạn hãy hát một bài hát nói về đoàn.
3/ Bạn hãy đọc một bài thơ nói về ngày thành lập đoàn TNCS HCM.
4/ Bạn hãy hát và múa một bài hát về đoàn.
c. Hoạt động 3: Thảo luận câu hỏi (15’)
- Yêu cầu các tổ thảo luận câu hỏi với chủ đề mừng ngày thành lập đoàn:
1/ Là thế hệ thanh niên ngày nay bạn sẽ làm gì để xứng đáng với công ơn ông cha ngày trước?
2/ Bạn học tập được gì qua hai hoạt động “Tiến lên đoàn viên” và “Văn nghệ mừng ngày thành lập đoàn 26 - 3” ở chủ điểm tháng 3 này?
- BGK cho điểm, thư ký ghi điểm và tổng kết.
- Lớp trưởng tổng kết và xếp hạng cho các tổ.
- Bắt giọng hát tập thể.
V. Kết thúc hoạt động : (5’)
	- Lớp trưởng nhận xét.
	1/ Nhận xét :
 	- Mời GVCN nhận xét chung .
	2/ Dặn dò: Chuẩn bị cho hoạt động tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị”
 Chuẩn bị cho hoạt động “HỘI VUI HỌC TẬP”
VI. Đánh giá kết quả họat động: ( 3’ )
Giáo viên cho cá nhân đánh, sau đó Gv đánh giá lại:
Tốt: 	khá: 	Tb: 	Yếu:
* Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGDNGLL 8 thang 3.doc