Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn - Trường THCS Cát Thành

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn - Trường THCS Cát Thành

Chủ điểm tuần: Tiến lên đoàn viên & thi sáng tác về đoàn

I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:

 Giúp học sinh:

 - Nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lí tưởng của người thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.

 -Hiểu công tác Đoàn và các phong trào của đoàn ở địa phương, hiểu thành tích và các phẩm chất tốt đẹp của đoàn viên ưu tú.

 -Tin tưởng và tự hào về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

 -Biết biểu đạt ý kiến của mình về vai trò của Đoàn, về lí tưởng của thanh niên, học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên phong của người Đoàn viên.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1216Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn - Trường THCS Cát Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 3
Các hoạt động của chủ điểm
1- Tiến lên đoàn viên & thi sáng tác về đoàn
 2- Vui văn nghệ mừng ngày thành lập đoàn & chuẩn bị tham gia hội trại 26 - 3
Ngày soạn: 11/3/2010
Ngày dạy: 13/3/2010
Chủ điểm tuần: Tiến lên đoàn viên & thi sáng tác về đoàn
HĐ 1&2 Tiết 1
I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:
	Giúp học sinh:
 - Nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lí tưởng của người thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
 -Hiểu công tác Đoàn và các phong trào của đoàn ở địa phương, hiểu thành tích và các phẩm chất tốt đẹp của đoàn viên ưu tú.
 -Tin tưởng và tự hào về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
 -Biết biểu đạt ý kiến của mình về vai trò của Đoàn, về lí tưởng của thanh niên, học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên phong của người Đoàn viên.
II- NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG: 
 1-Nội dung:
-Vai trò của tổ chức Đoàn.
- Nhiệm vụ của Đoàn viên, thanh niên hiện nay.
- Lí tưởng của thanh niên..
- Tình hình hoạt động của Đoàn ở địa phương.
- Các gương tốt đoàn viên ưu tú.
 2-Hình thức hoạt động:
- Toạ đàm, thảo luận.
- Văn nghệ.	
 3. Phương pháp hoạt động:
 -Diễn đàn.
 -Thảo luận.
III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
 1-Phương tiện hoạt động:
 -Điều lệ Đoàn.
 -Tư liệu, báo chí phản ánh các chương trình hành động của Đoàn, về nhiệm vụ, lí tưởng của thanh niên.
 -Các câu hỏi để tạo đàm, thảo luận.
 -Bản bào cáo tình hình hoạt động của Đoàn ở địa phương, thanh2 tích của đoàn viên ưu tú.
 2-Về tổ chức:
 -Yêu cầu mỗi HS tìm đọc Điều lệ Đoàn; sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu về Đoàn để tham gia hoạt động-Mời cán bộ Đoàn trường làm cố vấn.
 -GVCN liên hệ với tổ chức Đoàn ở địa phương, mồi đoàn viên ưu tú (vượt khó vươn lên, có nhiều sáng kiến trong sản xuất, làm kinh tế giỏi, tích cực hoạt động xã hội...) tham gia giao lưu với lớp.
 -Chuẩn bị câu hỏi giao lưu: Mỗi HS 1 câu hỏi
 -Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ: Hương phụ trách.
 -Phân công người điều khiển chương trình toạ đàm, thảo luận.
 -Phân công trang trí: Tổ 3	
 IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 
Người thực hiện
Nội dung
TL
Cả tập thể
Người điều khiển
Người điều khiển
Hoạt động 1
Mở đầu
-Hát một bài hát tập thể.
-Tuyên bố lí do:
Trong cuộc đấu tranh các mạng giải phóng dân tộc và xây dụng tổ quốc, Đoàn thanh niên đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc, xây dựng nên một truyền thống lịch sử vẻ vang. Với ý nghĩa đó, Đảng CSVN đã ra nghị quyết lấy ngày 26/3/1931 là ngày chủ tịch HCM lập nhóm thanh niên bí mật nòng cốt đầu tiên làm ngày thành lập Đoàn TNCS. Từ đó, ngày 26/3 hàng năm trở thành kỉ niệm ngày thành lập Đoàn. Để giúp các bạn nhận thức được mục đích, lí tưởng của Đoàn và nhiệm vụ của đoàn viên, thanh niên hiện nay; Tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn; Rèn luyện đạo đức, tư cách người đoàn viên và phấn đấu được đứng trong đội ngũ của Đoàn. Đó là lí do tất cả chúng ta có mặt trong buổi sinh hoạt này.
- Giới thiệu khách mời.
- Giới thiệu chương trình hoạt động
5’
- Đại biểu Đoàn viên và học sinh
- Người điều khiển
 -Học sinh các tổ.
Hoạt động 2
Toạ đàm thảo luận: Tiến lên đoàn viên
-Lần lượt nêu câu hỏi:
1-Đoàn thanh niên là gì?
2-Đoàn thang niên Cộng sản Hồ Chí Minh do ai sáng lập?
 Do Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ Tịch Hồ Chí Minh Sáng Lập.
3-Ý nghĩa của huy hiệu Đoàn?
Biểu thị sức mạnh, ý chí của thanh niên Việt Nam, tính xung kích của tuổi trẻ trong công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4-Mục đích lí tưởng của Đoàn thanh niên Cộng sản HCM là gì?
Đoàn bao gồm những thanh niên tiến tiến, phấn đấu vì mục tiêu lí tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng văn minh.
5-Tính chất của Đoàn thanh niên Cộng sản HCM là gì?
Có ba tính chất: tính chính trị, tính tiên tiến, tính quần chúng.
6-Chức năng của Đoàn thanh niên Cộng sản HCM là gì?
Có ba chức năng:Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đoàn là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên; Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ.
7-Vai trò, vị trí và mối quan hệ của Đoàn trong xã hội như thế nào?
Đoàn thanh niên Cộng sản HCM là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp Và pháp luật của nước cộng hoà XHCN Việt Nam. Trong hệ thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên.
Câu 8: Bạn hãy Cho biết bài ca chính thức của đoàn là bài hát nào
 Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”.
Câu 9 : Bác Hồ đã cĩ một câu nĩi hết sức ý nghĩa, là: “Các vua Hùng đã cĩ cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” nhân dịp nào:
 Tháng 03/1962, khi về thăm đền Hùng và dự lễ giỗ Tổ Hùng Vương
10’
Người điều khiển
Đại diện các tổ
- BGK
Hoạt động 3: Thi sáng tác về đoàn
Trưng bày và giới thiệu sản phẩm dự thi:
-Người dẫn chương trình đề nghị các tổ mang báo tường của tổ mình lên vị trí trưng bày. Các tờ báo được treo ở phía trước bảng để cả lớp có thể quan sát được dễ dàng.
-Lần lượt mời đại diện các tổ lên giới thiệu khái quát tờ báo tường của tổ mình.
-Đại diện tổ giới thiệu tên tờ báo, ý tưởng chọn tên cho tờ báo, ý tưởng trang trí; số bài thơ, bài văn, số tranh ảnh; ý tưởng thể hiện nội dung; số bạn trong tổ tham gia.
- Mỗi tổ có thời gian từ 3 – 5 phút để giới thiệu tờ báo của mình 
– đồng thời ban giám khảo và ban cố vấn sẽ chấm điểm.
10’
Người điều khiển
Đại diện các tổ
BGK
Đội văn nghệ của lớp
BGK&
GVCN
Hoạt động 4: Bình báo và văn nghệ:
- Người dẫn chương trình đề nghị mỗi tổ chọn một bài viết hay nhất (văn, thơ, truyện) và một bức tranh hoặc một bức ảnh có ý nghĩa nhất để bình luận trước lớp.
- Lần lượt đại diện các tổ lên thể hiện sáng tác được chọn với nội dung súc tích, ngắn gọn, có ý nghĩaBan giám khảo chấm điểm.
- Sau khi kết thúc, ban giám khảo công bố điểm cho từng tổ và nhận xét cả hai hoạt động 2 và 3.
- Cuối cùng là phần trình diễn một vài tiết mục văn nghệ của lớp.
-Ban giám khảo công bố tổng số điểm của từng tổ (điểm trưng bày giới thiệu và điểm bình chọn tác phẩm hay nhất ).
-Trao phần thưởng cho các tổ và các cá nhân đạt giải nhất, nhì, ba.
10’
Người điều khiển
Hoạt động kết thúc
- Cảm ơn đại biểu tham gia giao lưu
 - Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh
 5’
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG (5 ph)
- GVCN nhận xét; nêu chủ đề hoạt động của tuần tiếp theo:
 Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và tìm hiểu về các hoạt động đồn có liên quan đến chủ đề: “Vui văn nghệ mừng ngày thành lập đoàn & chuẩn bị tham gia hội trại 26 – 3”
- Phân công tổ thực hiện hoạt động.
VI/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG:
1. Nhận xét chung của em về hai hoạt động đã tham gia:
 Rất bổ ích, lý thú	 Khá bổ ích	 Không bổ ích
 2. Em cảm thấy hứng thú hơn với hoạt động nào? 
 Giao lưu trò chuyện.
 Giao lưu văn nghệ giữa HS và đại biểu 
Vì sao em thấy hứng thú?.........................................................................................................
.....................................................................................................................................................Ý kiến khác:................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Rút kinh nghiêm:
Ngày soạn: 25/3/2010
Ngày dạy: 27/3/2010
 Chủ điểm tháng 1 và 2: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN 
 Chủ điểm tuần: Vui văn nghệ mừng ngày thành lập đoàn & 
 chuẩn bị tham gia hội trại 26 - 3
HĐ 3&4 Tiết 2
I-YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp HS:
- Hiểu thêm nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện về Đoàn; củng cố thêm nhận thức về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26-3 và lí tưởng của đoàn viên, thanh niên hiện nay, đồng thời hiểu nội dung, ý nghĩa của Hội trại 26 – 3 do nhà trường tổ chức.
- Có kĩ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về Đoàn và có kĩ năng tham gia thảo luận, bàn bạc kế hoạch chuẩn bị Hội trại, biết điều khiển một hoạt động cụ thể.
- Có tình cảm yêu mến, tôn trọng tổ chức Đoàn và người đoàn viên; sống lạc quan, gắn bó, đoàn kết trong tập thể lớp, trường.
- Ủng hộ hoạt động của Hội trại, sẵn sàng tham gia với tinh thần chuẩn bị và trách nhiệm cao.
II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1-Nội dung:
- Những bài hát, điệu múa, bài thơ, câu chuyện kể, tiểu phẩm về Đoàn và những đoàn viên ưu tú
- Các nhiệm vụ lớp được giao để chuẩn bị cho Hội trại.
- Kế hoạch chuẩn bị của lớp.
- Các nội dung hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, những sáng tác tự biên, tự diễn về Đoàn.
 để tham gia Hội trại của lớp.
2-Hình thức hoạt động: 
- Chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp mừng ngày thành lập Đoàn 26-3.
-Thảo luận kế hoạch chuẩn bị Hội trại.
3. Phương pháp hoạt động:
 -Diễn đàn.
 -Thảo luận.
III-CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
1-Về phương tiện hoạt động:
- Sưu tầm, tập hợp các bài thơ, bài hát, câu chuyện, tiểu phẩmvề Đoàn.
- Những bài sáng tác thơ, ca hátvề Đoàn.
- Một số nhạc cụ thông thường.
- Bản thông báo của nhà trường tới các lớp về kế hoạch và nội dung tổ chức Hội trại 26-3. Các công việc, nội dung cụ thể nhà trường đã phân công cho lớp chuẩn bị để tham gia Hội trại.
2-Về tổ chức:
-Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung hoạt động biểu diễn văn nghệ của lớp và hướng dẫn các tổ và cá nhân chuẩn bị tập luyện.
-Thống nhất thời gian, kế hoạch tiến hành hoạt động cũng như thời gian các tổ và cá nhân, nhóm đăng kí các tiết mục tham gia.
-Giáo viên chủ nhiệm thông báo cho cả lớp về nội dung, kế hoạch tổ chức Hội trại 26-3 của nhà trường và các công việc, nội dung lớp phải chuẩn bị. Yêu cầu lớp bàn bạc, thảo luận thực hiện các nội dung cụ thể cần chuẩn bị như :
+Các phương tiện để dựng trại như lều, bạt, dây, cọc, hoa, trang trí
+Các nội dung hoạt động để tham gia Hội trại như văn nghệ, thể thao, trò chơi
+Các c6ng việc khác do nhà trường phân công.
-Cán bộ lớp, cán bộ chi đội và các tổ trưởng hội ý để phân công, chuẩn bị nội dung thảo luận và xây dựng kế hoạch tham gia của lớp.
-Lớp trưởng và chi đội trưởng bàn bạc và phân công nhau điều khiển lớp thảo luận kế hoạch tham gia Hội trại.
IV-TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Người thực hiện
Nội dung
TL
Cả tập thể
Người điều khiển
Người điều khiển
Hoạt động 1
Mở đầu
-Hát một bài hát tập thể.
-Tuyên bố lí do:
Để hiểu thêm nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện về Đoàn; củng cố thêm nhận thức về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26-3 và lí tưởng của đoàn viên, thanh niên hiện nay; Có kĩ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về Đoàn; Có tình cảm yêu mến, tôn trọng tổ chức Đoàn và người đoàn viên; sống lạc quan, gắn bó, đoàn kết trong tập thể lớp, trường.Và để hiểu nội dung, ý nghĩa của Hội trại 26 – 3 do nhà trường tổ chức; Có kĩ năng tham gia thảo luận, bàn bạc kế hoạch chuẩn bị Hội trại, biết điều khiển một hoạt động cụ thể; Ủng hộ hoạt động của Hội trại, sẵn sàng tham gia với tinh thần chuẩn bị và trách nhiệm cao. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về tổ chức này và lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Đó là lí do tất cả chúng ta có mặt trong buổi sinh hoạt này.
-Giới thiệu khách mời.
-Giới thiệu chương trình hoạt động
5’
- Đại biểu Đoàn viên và học sinh
- Người điều khiển
 -Học sinh các tổ.
Hoạt động 2: Trình diễn văn nghệ
-Người dẫn chương trình lần lượt mời những học sinh đã đăng kí (theo tổ) lên trình diễn các tiết mục văn nghệ của mình.
-Học sinh lên trình diễn thể hiện phong cách riêng của mình, trang nhã, tự tin. Cả lớp cổ vũ cho mỗi tiết mục bằng cách vỗ nhịp tay hoặc cùng hát
-Người dẫn chương trình có thể mời một số đại biểu cùng tham gia với lớp, tạo không khí sôi nổi cho hoạt động.
10’
-Người điều khiển
-Học sinh các tổ.
-Người điều khiển
-Học sinh các tổ.
Hoạt động 3: 
a) Thảo luận nội dung tham gia Hội trại:
-Người điều khiển lần lượt nêu các nội dung tham gia Hội trại của lớp như thi đấu thể thao, biểu diễn văn nghệ, tham gia các trò chơiđể lớp bàn bạc, thảo luận.
-Học sinh thảo luận về khả năng tham gia của lớp, phát hiện những cá nhân có khả năng tham gia các nội dung cụ thể..
-Tổ chức đăng kí tham gia theo nhu cầu, hứng thú của học sinh.
-Thành lập các nhóm, đội (ví dụ: đội thi đấu thể thao, nhóm văn nghệ)
-Xây dựng và thống nhất kế hoạch tập luyện
b) Thảo luận về hình thức dựng trại:
-Người điều khiển nêu yêu cầu chung, đề nghị cả lớp thảo luận, bàn bạc, thiết kế hình thức dựng trại của lớp.
-Cả lớp thảo luận về việc xây dựng mô hình lều trại của lớp.
-Cuối cùng người điều khiển tổng kết lựa chọn một mô hình chung và lấy biểu quyết của cả lớp.
-Phân công mỗi tổ chuẩn bị một phần việc cụ thể để dựng trại.
20’
Người điều khiển
GVCN
Hoạt động 3
 Kết thúc
-Cảm ơn đại biểu tham gia giao lưu
-Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh
5’
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG (5 ph)
- GVCN nhận xét; nêu chủ đề hoạt động của tuần tiếp theo:
 Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và tìm hiểu về các hoạt động đồn có liên quan đến chủ đề: 
“Hoà bình hữu nghị”: Học sinh với các vấn đề toàn cầu & Bạn biết gì về Unesco
- Phân công tổ thực hiện hoạt động.
VI/ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG:
1. Nhận xét chung của em về hai hoạt động đã tham gia:
 Rất bổ ích, lý thú	 Khá bổ ích	 Không bổ ích
 2. Em cảm thấy hứng thú hơn với hoạt động nào? 
 Giao lưu trò chuyện.
 Giao lưu văn nghệ giữa HS và đại biểu 
Vì sao em thấy hứng thú?.........................................................................................................
.....................................................................................................................................................Ý kiến khác:................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Rút kinh nghiêm:

Tài liệu đính kèm:

  • docChủ diểm Thang 3.doc