Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 11 - Hoạt động 2: Tổ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 11 - Hoạt động 2: Tổ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam

TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

 I. Mục tiêu:

 Sau hoạt động, HS có khả năng:

 - Nhận thức được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

 - Biết cách ứng xử/ giao tiếp với các thầy, cô giáo.

 - Kính trọng, yêu quý, lễ phép và tin tưởng với thầy cô giáo.

 II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động:

 - Kĩ năng tự tin tham gia lễ kỉ niệm ngày hội của các thầy, cô giáo.

 - Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với thầy, cô giáo.

 - Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp tham gia lễ kỉ niệm.

 - Kỉ năng thể hiện sự cảm thông với lao động sư phạm của thầy cô.

 III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

 - Biểu đạt sáng tạo.

 - Lời chúc mừng thầy cô giáo.

 - Các câu hỏi thảo luận.

 - Kể chuyện.

 - Trình bày 1 phút.

 IV. Tài liệu và phương tiện:

 - Bản tóm tắt ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam.

 - Các tư liệu HS sưu tầm được: bài báo, bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh về thấy, cô giáo, về tình nghĩa thầy trò.

 - Những câu hỏi dành cho thảo luận.

 - Một số tiết mục văn nghệ về thầy, cô giáo, về tình nghĩa thầy trò

 - Bảng cho điểm của ban giám hiệu kẻ trên giấy AO.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2767Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 11 - Hoạt động 2: Tổ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 11
Ngày thiết kế: 22 / 11/ 2011	Ngày thực hiện: 27/ 11/ 2011
 Tuần: 14 	 Hoạt động: 02
TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
	I. Mục tiêu:
	Sau hoạt động, HS có khả năng:
	- Nhận thức được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
	- Biết cách ứng xử/ giao tiếp với các thầy, cô giáo.
	- Kính trọng, yêu quý, lễ phép và tin tưởng với thầy cô giáo.
	II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
	- Kĩ năng tự tin tham gia lễ kỉ niệm ngày hội của các thầy, cô giáo. 
 	- Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử với thầy, cô giáo.
	- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp tham gia lễ kỉ niệm.
	- Kỉ năng thể hiện sự cảm thông với lao động sư phạm của thầy cô. 
	III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
 	- Biểu đạt sáng tạo.
	- Lời chúc mừng thầy cô giáo.
	- Các câu hỏi thảo luận.
	- Kể chuyện.
 	- Trình bày 1 phút.
	IV. Tài liệu và phương tiện:
	- Bản tóm tắt ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam.
 	- Các tư liệu HS sưu tầm được: bài báo, bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh về thấy, cô giáo, về tình nghĩa thầy trò.
	- Những câu hỏi dành cho thảo luận.
	- Một số tiết mục văn nghệ về thầy, cô giáo, về tình nghĩa thầy trò
	- Bảng cho điểm của ban giám hiệu kẻ trên giấy AO.
	V. Tiến trình hoạt động:
Người thực hiện
Nội dung hoạt động
Thời gian
 Quyên
HS các tổ
HS các tổ
 HS lớp
HS lớp
 1, Khám phá:
- Mở đầu cho hoạt động, người điều khiển cho lớp thể hiện hai bài hát: “Khi tóc thầy bạc trắng - Nhớ ơn thầy cô”
 Nhạc và lời : Trần Đức 
- Hằng năm, cứ đến ngày 20-11, toàn xã hội lại có diệp nhìn lại, ghi nhận vai trò, công lao to lớn của các thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, những người ngày đêm chăm lo cho việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi học sinh. Ở trường ta, toàn thể học sinh đang ngày đêm chăm lo học tập, rèn luyện, tu dưỡng để càng xứng đáng hơn với sự tin cậy, mong muốn của thầy cô giáo. Ở những tiết sinh hoạt lớp trước, lớp ta đã có nhiều hoạt động thể hiện lòng tôn sư trọng đạo theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hôm nay, lớp ta tổ chức lễ kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 để bày tỏ tình cảm kính trọng, biết ơn với các thầy cô giáo của mình.
- Người điều khiển kết luận để dẫn nhập vào hoạt động chính: “Tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam”.
2. Kết nối:
 ơ Hoạt động 1: Lễ kỉ niệm và chúc mừng thầy cô giáo
- Đọc tóm tắt lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11
 + Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11
 + Vị trí, vai trò của Nhà giáo đối với sự phát triển của xã hội 
 + Công lao của thầy cô giáo đối với học sinh 
 + Giới thiệu một số Nhà giáo Việt Nam tiêu biểu (như Chu Văn An, Nguyễn Tất Thành , Võ Nguyên Giáp )
 + Trách nhiệm học tập, rèn luyện của học sinh để đền đáp công ơn của thầy cô giáo .
- Đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo, ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy dỗ hứa với thầy cô sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt.
 + Vài lời ca nghợi vị trí người giáo viên - kỹ sư tâm hồn trong xã hội, công ơn, tình cảm của thầy cô giáo dành cho học sinh .
 + Lới chúc tốt đẹp nhất dành cho thầy cô giáo: về sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong sự nghiệp “trồng người “.
 + Lời hứa của tập thể học sinh về học tập, rèn luyện, tu dưỡng để đền đáp công ơn, tình cảm của thầy cô giáo.
 - Một học sinh có thành tích lên tặng hoa cho các thầy cô giáo. Cả lớp biểu lộ tình cảm bằng cách hát tập thể một bài hát hoặc vỗ tay - Phát biểu chúc mừng các thầy cô giáo.
- Phát biểu về tâm tư tình cảm của mình đối với nghề nhà giáo, đối với học sinh.
ơ Hoạt động 2: Thi bình luận về tác phẩm tự chọn của các tổ 
- Mỗi tổ chọn một đến hai tác phẩm đại diện cho to.å 
- Mỗi tổ thuyết trình về tác phẩm chung của mình, về một bài tìm hiểu trong số đó trong khoảng thời gian theo qui định của ban tổ chức.
- Sau mỗi bài thuyết trình, ban giám khảo sẽ cho điểm công khai 
- Từng tổ thực hiện bài thuyết trình của mình 
 + Tác phẩm đó có tên gọi là gì?
 + Trong đó tổ đã thể hiện những nội dung gì ?
 + Hình thức của tác phẩm được trình bày theo ý tưởng nào?
 + Các bạn trong tổ muốn gởi gắm gì qua báo ( tập san )?
 + Giới thiệu một bài tiêu biểu (có thể kết hợp đọc thơ, ngâm thơ, hát thể hiện )
- Trình bày theo trình tự.
- Ban giám khảo cho điểm. 
3. Thực hành/ Luyện tập:
ơ Hoạt động 3: Trình bày 1 phút
 - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các vấn đề cần thảo luận và động viên cả lớp tích cực tham gia phát biểu ý kiến .
1. Bạn hiểu như thế nào ý nghĩa câu : “Tôn sư trọng đạo” ?
2. Nhân ngày 20 – 11, bạn hãy nói một dự định mình muốn thực hiện đối với thầy cô giáo của mình .
3. Bạn có đồng ý với câu tục ngữ “Không thầy đố mầy làm nên”.
- Tóm tắt các ý kiến và kết luận.
+ Trong quá trình thảo luận giới thiệu xen kẽ các tiết mục văn nghệ, các lời phát biểu cảm tưởng, những tâm sự hoặc những câu chuyện cảm động về thầy cô giáo.
- Yêu cầu trình bày 1 phút.
- Cho một vài HS trình bày, HS lựa chọn một câu hỏi để trình bày & không nói lại nguyên xi lời bạn khác đã trình bày.
- Người điều khiển mời GVCN cho ý kiến kết luận, tóm tắt lại những nội dung bổ ích HS đã thu nhận được qua hoạt động. 
 4. Vận dụng:
- Cảm ơn sự hiện diện của thầy cô, của đại diện phụ huynh học sinh. Chúc sức khoẻ thầy cô và đại biểu.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho hoạt động sau chủ điểm tháng 12 “Uống nước nhớ nguồn” với hoạt động “Truyền thống cách mạng của quê hương em”.
7 phút
10 phút
15 phút
10 phút
5 phút
	VI. Tư liệu:
 	- Tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương em.
	- Tìm hiểu về các di tích lịch sử ở Bình Định mà em biết để giới thiệu với các bạn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNGLL tuan 3 thang 11.doc