Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan – học giỏi - Hoạt động 1: Những tấm gương học giỏi

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan – học giỏi - Hoạt động 1: Những tấm gương học giỏi

 Tuần: 7 Hoạt động: 1

NHỮNG TẤM GƯƠNG HỌC GIỎI

I- Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:

 - Giáo dục cho học sinh tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.

 - Giúp HS phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phẩm chất, ý chí, năng lực học tập, năng lực tư duy sáng tạo theo các gương học tập tốt.

 - Giúp HS tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập .

 II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động:

 - Kĩ năng tự tin khi tìm hiểu về những gương HS học tốt.

 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những gương học tốt.

 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những gương học tốt.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2866Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan – học giỏi - Hoạt động 1: Những tấm gương học giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 10
CHĂM NGOAN – HỌC GIỎI
 	Ngày thực hiện: 8/ 10/ 2011
 Tuần: 7	Hoạt động: 1
NHỮNG TẤM GƯƠNG HỌC GIỎI
I- Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:
 	 - Giáo dục cho học sinh tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.
	 - Giúp HS phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phẩm chất, ý chí, năng lực học tập, năng lực tư duy sáng tạo theo các gương học tập tốt.
 	 - Giúp HS tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để vươn lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập .
	II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
	 - Kĩ năng tự tin khi tìm hiểu về những gương HS học tốt.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những gương học tốt.
	 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những gương học tốt. 
	III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
	 - Thảo luận.
 - Trị chơi giáo dục 
	 - Biểu đạt sáng tạo.
	 - kể chuyện. 
 - Hỏi và trả lời 
	IV. Tài liệu và phương tiện:
	- Các tư liệu liên quan đến chủ đề hoạt động.
- Hệ thống các câu hỏi, câu dố,...
- Bảng quy định điểm chuẩn và thang chấm điểm cũng như đáp án .
- Phần thưởng.
- Các lá cờ nhỏ hoặc chuông.
	- Một số câu hỏi thảo luận.
	- Các tiết mục văn nghệ.
	V. Tiến trình hoạt động: 
Người thực hiện 
 Nội dung hoạt động 
Thời gian
Phạm Hồi Giang 
1. Khám phá:
 Chúng ta đã từng biết đến những tấm gương học sinh Việt Nam làm rạng rỡ Tổ quốc tại các kỳ thi quốc tế về Toán học, Tin học, Vật lý,... Chúng ta cũng đã nghe nói đến những bạn học sinh tuy bị thiệt thòi về hoàn cảnh, thân thể nhưng vẫn vươn lên học tập tốt. Họ đã từng làm cho chúng ta cảm phục, luôn xứng đáng để chúng ta noi theo. Họ là ai, ở đâu, chúng ta sẽ học tập ở họ những điều gì... và đồng thời trong tiết sinh hoạt hôm nay, lớp ta sẽ tổ chức cuộc thi văn nghệ với những bài hát, bài thơ, câu chuyện... về mái trường, về quê hương. Hi vọng, qua cuộc thi này, tình cảm của chúng ta đối với trường lớp và quê hương càng gắn bó và thắm thiết. Đó là nội dung buổi sinh hoạt hôm nay của lớp ta.
Giới thiệu ban giám khảo: Vinh, Ánh, Thảo, Tiên - thư ký: Vi 
5 phút 
Phạm Hồi Giang 
Học sinh các tổ 
Phan Vũ Ngọc Ý 
2. Kết nối: 
ơ Hoạt động 1: Thi tìm hiểu tấm gương học tốt
- Nêu thể lệ cuộc thi : Các đội bốc câu hỏi nêu số, Ban giám khảo đọc câu hỏi, đội nào có tín hiệu trước trả lời. Sau từng câu hỏi và trả lời của đội trước, đội sau sẽ bổ sung. Ban giám khảo cho điểm công khai, tính tổng số điểm, công bố các đội đạt giải nhất, nhì, ba. Phát thưởng.
- Tổ chức thi.
+ Bạn hiểu thế nào là một học sinh học tốt ?
+ Trong cuộc sống, chúng ta có thể noi theo những tấm gương học tập tốt ở đâu ?
+ Trong lớp ta, bạn nào học tập tốt ? Tại sao bạn lại cho là như vậy ? Bạn có thể noi theo những bạn đó điều gì ?
+ Trong trường ta, trong năm học qua, những học sinh nào dược coi là học giỏi tiêu biểu ?
+ Bạn hãy cho biết một tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập ở trường ta.
+ Bạn hãy kể về một tấm gương học tốt mà mình cảm phục nhất ?
+ Đố bạn biết số học sinh được nhà thường công nhận là học sinh giỏi trong năm học vừa qua là bao nhiêu ?
+ Bạn nghĩ như thế nào trước ý kiến cho rằng, học giỏi hay không thì đã thể hiện ở Tiểu học, còn ở Trung học cơ sở chỉ thừa hưởng kết quả đó ?
+ Một nhà khoa học nổi tiếng đã từng nói: “ Thành công của con người một phần trăm là nhờ trí thông minh, còn 99 phần trăm là nhờ khổ luyện”. Bạn nghĩ như thế nào về ý kiến đó ?
- Các đội dự thi trả lời, nếu không trả lời được thì sẽ dành cho cổ động viên, cổ động viên trả lời đúng sẽ có phần thưởng và được tính điểm. Điểm đó được tính vào ô điểm của đội nhà .
ơ Hoạt động 2 : Chương trình văn nghệ
- Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu một vài tiết mục văn nghệ.
- Các bạn có tiết mục văn nghệ (đơn ca, song ca, ngâm thơ  lần lượt lên điều khiển.
- Nêu thể lệ cuộc thi: Trình tự các tổ trình bày tiết mục của tổ mình, tiêu chuẩn đánh giá về nội dung, phong cách, tác phong, sự hấp dẫn...
- Lần lượt thực hiện tiết mục của mình. Trình bày tốt sẽ có phần thưởng.
- Cuộc thi tiến hành:
 Hãy hát hoặc đọc một bài thơ có từ: đi học, mái trường, lớp, quê hương, thầy cô, bạn bè, bài học...
10 phút 
10 phút 
Phạm Hồi Giang 
3, Thực hành/ luyện tập:
- Mỗi cá nhân tự viết bảng thời gian biểu học tập riêng của mình.
- Một số bạn trình bày trước lớp, các bạn khác lắng nghe và góp ý để hoàn thiện.
- Mỗi cá nhân phải tự hứa phấn đấu vươn lên trong năm học này bằng tất cả say lam mê học tập.
12 Phút 
Phạm Hồi Giang 
Các tổ thực hiện 
4. Vận dụng:
- Muốn đạt học sinh giỏi bạn cần phải làm gì? 
- Qua cuộc thi tìm hiểu tấm gương học tập tốt bạn cĩ suy nghĩ gì? 
- Để đạt kết quả cao trong học tập ngay từ bây giờ bạn phải làm gì? 
- Nhận xét chung về kết quả cuộc thi, về sự chuẩn bị, tham gia của các tổ, cá nhân.
- Công bố kết quả cuộc thi, trao phần thưởng.
- Cám ơn thầy cô và đại biểu.
8 phút 
VI. TƯ LIỆU: 
GVCN nhận xét sự chuẩn bị và các bước tiến hành của cá nhân, tổ, nhĩm.
Dặn dị chuẩn bị cho hoạt động hơm sau. 
 *. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docNGLL tuan 3 thang 10.doc