Tuần soạn : 1
Tiết soạn : 1
Chủ điểm tháng 9:
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG.
HOẠT ĐỘNG 1: BẦU CÁN BỘ LỚP.
I) Yêu cầu giáo dục:
+ Giúp học sinh hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
+ Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
+ Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
II) Nội dung và hình thức hoạt động:
1) Nội dung:
+ Bầu cán bộ lớp tiêu biểu xuất sắc, năng động trong mọi hoạt động
của lớp.
+ Trách nhiệm của mỗi học sinh trong lớp đối với việc phát hiện, bầu cán bộ lớp.
2) Hình thức hoạt động:
+ Nghe báo cáo và thảo luận.
+ Bỏ phiếu kín.
Phòng GD huyện Kim Sơn Trường THCS Hùng Tiến Phân phối chương trình Hoạt động ngoài giờ Lớp 8. Tuần Tiết Tên chủ điểm- Tên bài Chủ điểm tháng 9: "Truyền thống nhà trường". Bầu cán bộ lớp. Trao đổi vị trí, nhiệm vụ người học sinh lớp 8. Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường. Thi hát những bài hát về nhà trường và thiếu nhi. Chủ điểm tháng 10: "Chăm ngoan học giỏi". Thảo luận chủ đề “Làm thế nào để học tập tôt theo lời Bác daỵ”. Giao ước thi đua giữ các tổ, cá nhân. Thi tìm hiểu tấm gương học tập tốt. Sinh hoạt văn nghệ. Chủ điểm tháng 11: "Tôn sư trọng đạo". Thảo luận chủ đề “Tình nghĩa thầy trò”. Đăng ký tuần học tốt. Tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. Thi viết, vẽ chủ đề thầy, cô giáo. Chủ điểm tháng 12: "Uống nước nhớ nguồn". Thảo luận về truyền thống cách mạng của địa phương. Thi văn nghệ. Hội vui học tập. Giao lưu với cựu chiến binh ở địa phương. Chủ điểm tháng 1- 2: "Mừng Đảng mừng xuân". Tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của Đảng. Thi viết, vẽ ca ngợi công ơn của Đảng, vẻ đẹp của quê hương. Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân. Giao lưu với đảng viên của trường. Chủ điểm tháng 3: "Tiến bước lên đoàn". Diễn đàn “Tiến lên Đoàn viên”. Thi viết, vẽ về Đoàn. Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày thành lập Đoàn 26-3. Thảo luận kế hoạch chuẩn bị hội trại 26-3 . Chủ điểm tháng 4: "Hoà bình và hữu nghị". Mối quan tâm của chúng em. Tìm hiểu về tổ chức UNESCO. Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 30- 4. Hội vui học tập. Chủ điểm tháng 5: "Bác Hồ kính yêu". Tìm hiểu theo chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi”. Thảo luận về trách nhiệm người Đội viên trong việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 19/5. Chủ điểm hoạt động hè: "Hè vui, khoẻ và bổ ích". Lễ bàn giao học sinh cho địa phương. Sinh hoạt các câu lạc bộ yêu thích. Tổng vệ sinh đường phố, làng xóm. Tham quan, nghỉ mát, du lịch. Hoạt động phong trào phòng tránh ma tuý. Nghe nói truyện về những tâm gương anh hùng, liệt sỹ. Ngày soạn :28/8/2007 Tuần soạn : 1 Tiết soạn : 1 Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường. Hoạt động 1: Bầu cán bộ lớp. I) Yêu cầu giáo dục: + Giúp học sinh hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp. + Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động. + Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm. II) Nội dung và hình thức hoạt động: 1) Nội dung: + Bầu cán bộ lớp tiêu biểu xuất sắc, năng động trong mọi hoạt động của lớp. + Trách nhiệm của mỗi học sinh trong lớp đối với việc phát hiện, bầu cán bộ lớp. 2) Hình thức hoạt động: + Nghe báo cáo và thảo luận. + Bỏ phiếu kín. III) Chuẩn bị: 1) Phương tiện hoạt động: + Bản báo cáo kết quả hoạt động cán bộ lớp năm qua. + Phiếu bầu. + Một số tiết mục văn nghệ. 2) Tổ chức: + GV chủ nhiệm họp với cán bộ lớp cũ xây dựng bản báo cáo về kết quả hoạt động năm học trước và dự kiến tiêu chuẩn cán bộ lớp, thống nhất chương trình. + Phân công người báo cáo, tổ chức điều khiển, thơ ký. + Phân công người chuẩn bị phiếu bầu, dự kiến ban kiểm phiếu. + Phân công tổ, nhóm trang trí lớp. IV) Tiến hành hoạt động: 1) Khởi động: Hát tập thể bài “Lớp chúng mình”. 2) Báo cáo kết quả hoạt động của lớp trong năm qua: (cán bộ lớp) + Lớp trưởng báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua. + Cả lớp thảo luận góp ý kiến. + Người điều khiển tổng kết. 3) Bầu cán bộ lớp mới: + Người điều khiển yêu cầu lớp thảo luận để thống nhất tiêu chuẩn của cán bộ lớp. + Tự ứng cử và đề cử các bạn có năng lực làm cán bộ lớp. + Thư ký ghi tên các bạn ứng cử (nếu có) và các bạn được đề cử lên bảng. + Bầu ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu, nêu rõ thể lệ bỏ phiếu bầu, có thể tiến hành như sau: - Bầu lớp trưởng và các lớp phó . - Bầu cán sự lớp. - Bầu tổ trưởng, tổ phó theo đơn vị tổ. + Ban kiểm phiếu làm việc, sau đó công bố kết quả. + Lớp trưởng mới thay mặt cán bộ lớp phát biểu ý kiến. + Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kíên, chúc mừng đội ngũ cán bộ lớp và giao nhiệm vụ cho các em. V) Kết thúc hoạt động: + Giáo viên giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp. + Giáo viên tổng kết nhận xét, rút kinh nghiệm. Rút kinh nghiệm: ----------------------------------------------------- Tuần soạn : 2 Tiết soạn : 2 Hoạt động 2: trao đổi về vị trí, nhiệm vụ người học sinh lớp 8. I) Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: + Hiểu được vị trí. Nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8 + Tự giác quyết tâm cao trong học tập + Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học II) Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: + Xác định vị trí quan trọng của lớp 8 +Những nhiệm vụ trong năm học + Những biện pháp để thực hiện tôt nhiệm vụ năm học 2) Hình thức hoạt động: + Trao đổi thảo luận giữa các nhóm học sinh trong tổ + Trao đổi giữa các tổ trong lớp III) Chuẩn bị: 1) Phương tiện hoạt động: + Một số câu hỏi thảo luận Câu 1: Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8. (vị trí,vai trò và trách nhiệm của người học sinh lớp 8). Câu 2: Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? vì sao?. Câu 3: Để làm tốt những nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào? (về chủ quan, khách quan) + Giấy khổ to, bút dạ để ghi kết quả thảo luận, phiếu làm việc cá nhân + Một vài tiết mục văn nghệ. 2) Tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm phổ biến nội dung, yêu cầu hoạt động và họp cán bộ lớp để phân công chuẩn bị các việc cụ thể sau: +Thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động. + Phân công chuẩn bị các phương tiện . + Phân công người điều khiển chương trình và thư ký + Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. + Phân công trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê bàn ghế. + Cử người mời đại biểu. IVTiến hành hoạt động: 1) Khởi động: Hát tập thể. 2) Thảo luận về vị trí nhiệm vụ năm học: + Người điều khiển nêu câu hỏi 1 và 2. + Học sinh trao đổi, thảo luận theo tổ.Tổ trưởng (thư ký tổ) ghi kết qủa thảo luận . + Đại diện từng tổ trình bày kết quả thảo luận của mình + Lớp góp ý bổ sung,phân tích, lựa chọn và thống nhất ý kiến về vị trí và nhiệm vụ năm học. + Người điều khiển tổng kết thảo luận 3) Làm việc cá nhân về biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học: + Người điều khiển phát phiếu cho từng học sinh và yêu cầu ghi các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học . + Từng học sinh suy nghĩ và ghi vào phiếu. + Một số học sinh trình bày trước lớp (thư ký ghi tóm tắt ) . + Cả lớp góp ý kiến, bổ sung, lựa chọn biện pháp tốt nhất . + Người điều khiển tổng kết lại các biện pháp cơ bản để mỗi học sinh , tổ , lớp vận dụng . 4) Văn nghệ: + Cán bộ văn nghệ giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã được phân công chuẩn bị và mời lên biểu diễn. + Hoạt động này cũng có thể xen vào giữa hoạt động 2 và 3. V Kết thúc hoạt động: +Giáo viên chủ nhiệm nêu khái quát vị trí, nhiệm vụ năm học và động viên học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Rút kinh nghiệm: -- --------------------------------------------------- Tuần soạn : 3 Tiết soạn : 3 Hoạt động 3: xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, của trường. I) Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: + Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau 2 năm học tập và rèn luyện. + Biết trân trọng những truyền thống đó. + Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của từng cá nhân, cử lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường. II) Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: + Những truyền thống của lớp, của trường. + Trách nhiệm của mỗi học sinh đối với việc phát huy các truyền thống của trường. + Kế hoạch và biện pháp của lớp, từng cá nhân để phát huy truyền thống của lớp, trường. + Văn nghệ ca ngợi lớp, ca ngợi trường. 2) Hình thức hoạt động: + Thảo luận, trao đổi, tự liên hệ, tự đánh giá, tự đề xuất các biện pháp + Văn nghệ. III) Chuẩn bị: 1) Phương tiện hoạt động: + Một số cấu hỏi thảo luận: Câu 1: Hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của trường? Câu 2: Do đâu có được truyền thống đó? Câu 3: Nêu các truyền thống của lớp? Câu 4: Nêu tên những học sinh tiêu biểu đã góp người công sức xây dựng truyền thồng của lớp, của trường? + Bản kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, trường. - Bản kế hoạch cá nhân. - Bản kế hoạch tổ. - Bản kế hoạch của lớp. + Một số tiết mục văn nghệ. 2) Tổ chức: + Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị. + Cán bộ lớp họp đ thống nhất chương trình và phân công. - Người điều khiển chương trình và thư ký. - Người mời đại biểu. - Lớp trưởng dự thảo và trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp. - Có thể phân công một số bạn làm nòng cốt trong việc chuẩn bị cho hoạt động (kế hoạch cá nhân, văn nghệ) IV) Tiến hành hoạt động: 1) Khởi động: Hát tập thể. 2) Thảo luận về truyền thống của trường, của lớp. + Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi (phần chuẩn bị) + Học sinh thảo luận theo tổ: - Tổ 1: Câu 1. - Tổ 2: Câu 2. - Tổ 3: Câu 3. - Tổ 4: Câu 4. - Thơ ký ghi tóm tắt kết quả thảo luận của tổ mình. + Đại diện các tổ báo cáo kết quả thảo luận của tổ mình. + Cả lớp góp ý kiến. + Người điều khiển tổng kết. 3) Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp, trường. + Người điều khiển giao n hiệm vụ cho các tổ, xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ để phát huy các truyền thống của lớp, trường. + Học sinh thảo luận theo tổ, góp ý cho bản dự thảo kế hoạch của tổ đ đại diện tổ báo cáo. + Lớp trưởng trình bày kế hoạch phấn đấu của lớp. Cả lớp thảo luận. + Lớp trưởng tiếp thu ý kiến của các thành viên và tổng kết thảo luận. 4) Văn nghệ: + Hát tập thể. + Một số tiết mục văn nghệ của cá nhân V) Kết thúc hoạt động: + Giáo viên tổng kết, đánh giá kết quả và nhắc nhở học sinh những điều cần rèn luyện. Rút kinh nghiệm: Tuần soạn : 4 Tiết soạn : 4 Hoạt động 4 : thi hát những bài hát về nhà trường và thiếu nhi. I) Yêu cầu giáo dục: Giáo dục học sinh: + Biết thưởng thức, biết hát các bài hát truyền thống ca ngợi, trường lớp, thầy cô, bạn bè. + Yêu thích văn nghệ, phấn khởi, lạc quan, yêu mến, gắn bó vời trường lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, tự tin và quyết tâm học tập tốt. II) Nội dung và hình thức hoạt động: Nội dung: + Hát các bài hát truyền thống do nhà trường quy định. 2) Hình thức hoạt động: + Thi hát giữa các tổ. + Thi tiết mục tập thể của tổ. + Thi tiết mục tự chọn của tổ , nhóm III) Chuẩn bị: 1) Phương tiện hoạt động: + Những bài hát truyền thống. + Một số nhạc cụ đơn giản, trang phục biểu diễn văn nghệ. + Một số tặng phẩm để thưởng. 2) Tổ chức: + Giáo viên phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, ... húc hoạt động Người điều khiển tổng kết hoạt động GV chủ nhiệm nhận xét hoạt động qua buổi sinh hoạt văn nghệ Đánh giá hoạt động theo chủ điểm 1-HS tự đánh giá: Câu1: Qua hoạt động “ Bác Hồ với thiếu nhi” ; “ Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy” ; “Chúng em hát về Bác Hồ”. Em có thu hoạch được những gì? Câu2: Tham gia các hoạt động theo chủ điểm này hãy tự đánh giá xếp loại : Tốt Khá Trung bình Yếu 2-Tổ đánh giá : Tốt Khá Trung bình Yếu 3-Giáo viên chủ nhiệm đánh giá ,xếp loại: Tốt Khá Trung bình Yếu Rút kinh nghiệm : Ngày soạn: Tuần soạn: 32 Tiết soạn :32 Chủ điểm tháng 6 HèVui , khoẻ và bổ ích A-Mục tiêu giáo dục *HS hiểu được ba tháng nghỉ hè là để vui chơi giải trí ,ôn tập văn hoá, lao động và tham gia các hoạt động xã hội *HS tích cực tham gia các hoạt động tập thể ở địa phương, có ý thức tự giác ôn tập văn hoá,có tình cảm gắn bó yêu quý gia đình làng xóm. *Hs rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng sử và khả năng thích nghi với môi trường ,cũng như khả năng tự đánh giá. B-Nội dung chính * Hoạt động 1: Lễ bàn giao học sinh cho địa phương –Cùng nhau vào hè * Hoạt động 2: Hãy tránh xa ma tuý *Hoạt động 3: Biết ơn các thương binh liệt sỹ C- Tiến hành hoạt động: Tiết 32 Hoạt động 1 Cùng nhau vào hè I-Yêu cầu giáo dục: *Giúp HS làm quen với anh chị bạn bè và các bạn trong cụm dân cư *HS có kỹ năng thực hiện chương trình,kế hoạch hoạt động hè *Có thái độ thân thiện gần gũi với anh chị ,bạn bè và các em nơi mình chung sống II-Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: -Phổ biến chương trình kế hoạch hoạt động hè ở địa phương -Làm quen với các anh chị ,các bạn và các em sống trong lối xóm -Đăng ký thamgia vào sinh hoạt tại câu lạc bộ mình yêu thích 2/ Hình thức hoạt động -Nghe giới thiệu chương trình ,kế hoạch sinh hoạt hè -Văn nghệ -Tự giới thiệu hoặc giới thiệu lẫn nhau -Trò chơi tập thể III -Chuẩn bị hoạt động 1/Phương tiện hoạt động: -Một phòng họp rộng và sân chơi có không gian rộng -Danh sách các câu lạc bộ -Phiếu hoạt động hè 2/Tổ chức -Bí thư đoàn xã thông báo đến từng học sinh về thời gian,địa điểm ngày đầu tiên tập trung trong hè -Nắm được danh sách học sinh ở cụm dân cư nơi mình quản lý IV –Tiến hành hoạt động 1/Khởi động: -Học sinh tập trung –hát một bài tập thể -Bí thư đoàn xã giới thiệu về mình người sẽ tham gia quản lý ,tổ chức các hoạt đông hè -Giới thiệu các chương trình hoạt động trong hè 2/Giới thiệu là quen -Tổng phụ trách sẽ cho các em giới thiệu về mình -Cho các nhóm giới thiệu về nhóm hoạt động của mình 3/ Đăng ký tham gia sinh hoạt câu lạc bộ Người phụ trách giới thiệu tên các câu lạc bộ và thời gian ,địa điểm sinh hoạt của câu lạc bộ + ,Câu lạc bộ cờ vua +,Câu lạc bộ cầu lông +,Câu lạc bộ khéo tay hay làm,.. Người phụ trách phát phiếu đăng ký sinh hoạt Người phụ trách thu lại phiếu sau khi các em đã đăng ký 4/Vui chơi-văn nghệ -Hát tập thể những bài hát có chủ đề về tinh bạn -Trò chơi tập thể: “ Trí nhớ tốt “ +, Các em đứng thành vòng tròn +,Đếm ngược theo kim đồng hồ từ 1đén 3 +Một người đứng giữa vòng tròn đến trước môt một người và nói tên và địa chỉ của người đó .Nếu đúng thì được đứng thay vào chỗ người đó ,nếu sai thì nhảy lò cò +,Có thể tổ chức một số trò chơi khác tương tự V –Kết thúc hoạt động : -Người phụ trách nhắc nhở các em lịch sinh hoạt của buổi sinh hoạt tiếp theo và chương trình hoạt động của câu lạc bộ -Hướng dẫn các em về nhà ghi kế hoạch hoạt động hè vào phiếu sinh hoạt. * Rút kinh nghiệm:...................................... . Hùng tiến ngày tháng năm 200 Ban giám hiệu duyệt Ngày soạn: Tuần soạn :33 Tiết soan : 33 : Sinh hoạt câu lạc bộ Hãy tránh xa với ma tuý I-Yêu cầu giáo dục; * HS hiểu rõ ma tuý và những tác hại của nó đối với cấ nhân ,gia đình và xã hội * Có ý thức phòng tránh sự tiêm nhiễm ,lây lan của ma tuý. *Biết phát hiện ,đấu tranh,tố cáo những người buôn bán và sử dụng ma tuý. *Biết giúp đỡ những người đã mắc nghiện ,không kỳ thị với họ khi họ quay trở lại con đường lương thiện II-Nội dung và hình thức hoạt động ; 1/ Nội dung -Nhũng kiến thức về ma tuý: Ma tuý là gì? Tác hại của ma tuý,. -Những quy định của pháp luật về sử dụng và buôn bán ma tuý 2/ Hình thức hoạt động -Thi trưng bày tài liệu sưu tầm về tác hại của ma tuý -Thi tìm hiểu về ma tuý và tình hình nghiện ma tuý ở địa phương -Thi sáng tác và đóng tiểu phẩm về tác hại của ma tuý. III- Chuẩn bị hoạt động: 1/ Phương tiện hoạt động -Những số liệu thông kê về sử dụng ,buôn bán ma tuý. -Những câu chuyện ,hình ảnh về người thật ,việc thật đã bị ma tuý tàn phá huỷ họai 2/ Tổ chức; -Thành lập ban phòng chống ma tuý gồm: +,Bí thư đoàn xã +,Trưởng công an xã +, Đại diện hội cựu chiến binh +,Đại diện giáo viên trong trường +,Đại diện học sinh Ban tổ chức phân công trách nhiệm cho từng thành viên Định hướng nêu yêu cầu để các nhóm tự bàn bạc cùng nhau xây dựng kế hoạch thực hiện Hướng dẫn cách sưu tầm tư liệu,tranh ảnh ,viết tiểu phẩm,. Hưóng dẫn cách tập hợp và cách sắp xếp tư liệu,.. Ban tổ chức kiểm tra đôn đốc việc chuẩn bị cho cuộc thi Thành lập ban giám khảo,phân công điều khiển chương trình, Tổ chức cuộc thi: “ Hãy tránh xa ma tuý “ IV- Tiến hành hoạt động; 1/ Khởi động 2/ Thi trưng bày sản phẩm Các nhóm trưng bày sản phẩm Mỗi nhóm cử một đại diện thuyết minh cho sản phẩm của nhóm mình. Ban giám khảo chấm điểm phần sưu tầm 3/ Thi tìm hiểu về ma tuý: - Người điều khiển chương trình giới thiệu các nhóm tham dự - Từng nhóm lần lượt tham gia bắt thăm câu hỏi và trả lời các kiến thức về ma tuý - Ban giám khảo chấm điểm cho từng nhóm dự thi -Người điều khiển chương trình có thể nhấn mạnh lại những nội dung cần thiết cho các câu hỏi đẻ các em nắm được -Lần lượt các nhóm trả lời câu hỏi đã chuẩn bị của ban tổ chức -Ban giám khảo công bố kết quả của các nhóm ,cá nhân đoạt giải 4/ Thi sáng tác tiểu phẩm -Các nhóm bắt thăm để biết thứ tự trình diễn của nhóm mình - Người điều khiển chương trình công bố tiêu chuẩn chấm điểm cho phần thi - Mỗi nhóm trình tiểu phẩm của mình theo quy định. - Ban giam khảo cho điểm từng nhóm - Người dẫn chương trình có thể nhận xét đánh giá ,nhấn mạnh nội dung giáo dục của tiểu phẩm tiêu biểu sau khi ban giám khảo công bố điểm V-Tổng kết ,đánh giá ,trao giảithưởng -Ban giám khảo tổng hợp kết quả chung và công bố giải thưởng -Người điều khiển có thể phỏng vấn mộtvài em để nhấn mạnh lại nội dung cuộc thi : “ Hãy tránh xa ma tuý “ -Trao giải thưởng cho cá nhân, tập thể có kết quả tốt. * Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Tuần soạn: 34-35 Tiết soạn :34-35 Hoạt động 3 . Biết ơn các thương binh liệt sỹ I-Yêu cầu giáo dục: -HS hiểu ý nghĩa của ngày 27-7 là để ghi nhớ công ơn của những liệt sỹ,anh hùng đã cống hiến,hy sinh bảo vệ giang sơn Tổ quốc và giáo dục truyền thống :“ Uống nước nhớ nguồn “ cho thế hệ sau. -Có thái độ tích cực trong các hoạt động kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ. -Biết bày tỏ lòng biết ơn và thường xuyên quan tâm giúp đỡ các thưng binh,gia đình các liệt sỹ,các bà mẹ Việt nam anh hùng trong điều kiện cụ thể. II-Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: -Lịch sử ngày 27-7 -Những thành tích chiến đấu của các thương binh,liệt sỹ ở địa phương và của dân tộc -Những bài thơ,bài hát có nội dung về thương binh ,liệt sỹ. 2/ Hình thức hoạt động -Nghe nói chuyện về những tấm gương anh dũng của những anh hùng dân tộc,địa phương -Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ -Văn nghệ về chủ đề “ Thương binh liệt sỹ “ -Thăm hỏi ,giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ,các bà mẹ Việt nam anh hùng. III-Chuẩn bị hoạt động: 1/ Phương tiện hoạt động : -Một phòng rộng hoặc một sân chơi có không gian rộng đủ ngồi với số lượng lớn học sinh tham gia -Trang trí phòng với tiêu đề “ Nhớ ơn các thương binh liệt sỹ “. -Danh sách ,địa chỉ các gia đình thương binh ,liệt sỹ,các bà mẹ Việt nam anh hùng của địa phương. -Quà tặng ,hoa cho cá thương binh ,bà mẹ Việt nam anh hùng và gia đình các liệt sỹ. 2/ Tổ chức: -Tuần đầu tiên của tháng 7 , Bí thư đoàn xã họp các em trong cụm dân cư bàn kế hoạch triển khai những hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh ,liệt sỹ. -Thành lập ban tổ chức để chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ -Chia các em thành từng nhóm đi tìm hiểu danh sách ,thành tích của các thương binh ,liệt sỹ.Lấy địa chỉ các gia đình thương binh,liệt sỹ ,các bà mẹ Việt nam anh hùng của địa phương. -Tìm phương án gây quỹ “Uống nước nhớ nguồn “ - Mời một cựu chiến binh nói chuyện về gương anh hùng liệt sỹ,thương binh -Mời hội cựu chiến binh hoặc các thương binh trong xã về dự ngày kỷ niệm. IV- Tiến hành hoạt động: 1 / Khởi động: - ổn định tổ chức, tạo không khí cho buổi lễ bằng những bài hát như : “ Chú thương binh “ , “ Biết ơn chị Võ Thị Sáu “,. 2/ Nghe nói chuyện về ngày Thương binh liệt sỹ. -Đại diện ban tổ chức giới thiệu tên ,thành tích của các đại biểu về dự lễ kỷ niệm ngày 27-7 -Giới thiệu báo cáo viên nói chuyệ về lịch sử ngày 27-7 và những tấm gương anh hùng của các liệt sỹ, thương binh -Khi nói chuyện ,các em có thể hỏi thêm các thông tin để các đại biểu trả lời -Sau khi nghe báo cáo ,nói chuyện ,đại diện học sinh tặng hoa cho báo cáo viên và các đại biểu. 3/ Thăm nghĩa trang liệt sỹ ( Hoạt độngdiễn ra ngay sau khi nói chuyện ) -Đại diện ban tổ chức hướng dẫn các em đến thăm nghĩa trang liệt sỹ -Tại nghĩa trang liệt sỹ,các em đứng xếp hàng trước đài tưởng niệm .Đại diện học sinh lên đặt hoa trên tượng đài.( Tất cả tưởng niệm 1 phút ) -Đại diện ban tổ chức giới thiệu cho các em thành tích của các liệt sỹ đang an nghỉ tại nghĩa trang. -Học sinh chia nhóm thăm khu vực của nghĩa trang. - Học sinh tổ chức làm cỏ,dọn vệ sinh, trồng hoa xung quanh các mộ liệt sỹ. 4/ Thăm gia đình thương binh, liệt sỹ,bà mẹ Việt nam anh hùng ( Hoạt động này diễn ra trước hoặc đúng vào ngày 27-7 ) - Các em đến thăm gia đình thương binh ,liệt sỹ,bà mẹ Việt nam anh hùng địa bàn theo nhóm đã được phân công. - Tặng quà cho các thương binh ,bà mẹ Việt nam anh hùng và các gia đình liệt sỹ. - Giúp đỡ gia đình thương binh,liệt sỹ,bà mẹ Việt nam anh hùng bằng những việc làm cụ thể như : quét dọn nhà cửa sân vườn,bổ củi,xách nước, quét vôi giặt quần áo, V- Kết thúc hoạt động : - Sau những hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh ,liệt sỹ ban tổ chức tập hợp các em để tổng kết ,đánh giá ,tuyên dương các em trong hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn “ - Nhắc nhở các em tiếp tục những việc làm tốt để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ và bà mẹ Việt nam anh hùng Rút kinh ngiệm : . Hùng Tiến ngày tháng năm 200 Ban giám hiệu duỵêt
Tài liệu đính kèm: