Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Tiết 1 đến 32

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Tiết 1 đến 32

CHỦ ĐIỂM THÁNG 9

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

 Tiết 1

HOẠT ĐỘNG I: BẦU CÁN BỘ LỚP.

 I – Mục tiêu:

 - Giúp học sinh hiểu được vai trò của cán bộ lớp.

 - Có kỹ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng cán bộ lớp.

 - Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực.

 II – Chuẩn bị:

 1. Chương trình:

 + Báo cáo tổng kết: Ban cán sự cũ.

 + Phiếu bầu: Giáo viên chỉ định phương án.

 + Phương hướng năm học: Ban cán sự cũ.

 + Văn nghệ: GVCN chỉ định.

 + GVCN phân công: Người điều khiển, thư ký .

 

doc 48 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Tiết 1 đến 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 9
Truyền thống nhà trường
Ngày soạn:4/9/2006
 Tiết 1
Hoạt động I: Bầu cán bộ lớp.
	I – Mục tiêu:
	- Giúp học sinh hiểu được vai trò của cán bộ lớp.
	- Có kỹ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng cán bộ lớp.
	- Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực.
	II – Chuẩn bị:
	1. Chương trình:
	+ Báo cáo tổng kết: Ban cán sự cũ.
	+ Phiếu bầu: Giáo viên chỉ định phương án.
	+ Phương hướng năm học: Ban cán sự cũ.
	+ Văn nghệ: GVCN chỉ định.
	+ GVCN phân công: Người điều khiển, thư ký.
	III – Các hoạt động cụ thể:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
Người điều khiển
1. Khởi động
- Hát 1 bài tập thể
- Tuyên bố lý do: Hết năm học cũ -> năm học mới -> bầu lại cán sự.
5’
Lớp trưởng
2. Báo cáo tổng kết
- Lớp trưởng báo cáo kết quả hoạt động của lớp.
- Thảo luận góp ý (cả lớp).
- Người điều khiển tổng kết.
10’
Người điều khiển
3. Bầu cán bộ lớp mới:
- Yêu cầu lớp thảo luận về tiêu chuẩn của cán bộ lớp.
- Tự ứng cử, bầu cử các bạn có năng lực.
5’
Thư ký
- Thư ký ghi tên những bạn ứng cử.
2’
Người điều khiển
- Cho lớp bầu ban kiểm phiếu
- Thông qua thể lệ bầu:
+ Bầu lớp trưởng và lớp phó
+ Bầu cán sự lớp
+ Bầu các tổ trưởng
-> Ban kiểm phiếu hoạt động
5’
Người điều khiển
4. Văn nghệ:
+ Hát tốp ca 1 bài
+ Đơn ca.
5’
	IV: Kết thúc hoạt động:
	- GVCN nhắc nhở:
	+ Chức năng – nhiệm vụ của cán sự lớp mới -> hoàn thành nhiệm vụ
	+ Xác định vai trò và trách nhiệm của từng học sinh.
	+ Chuẩn bị cho giờ sinh hoạt tiếp theo.
	Ngày soạn: 11/9/2006
	 Tiết 2:
Hoạt động 2: TôI là học sinh lớp 8
	I – Mục tiêu: 
	- Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong lớp 8.
	- Tự giác quyết tâm trong học tập.
	- Biết giúp đỡ nhau trong học tập.
	II – Chuẩn bị:
	- Đặt ra các câu hỏi về trách nhiệm và nhiệm vụ của một học sinh.
	- Địa điểm sinh hoạt: Phòng học lớp 8.
	- Cơ sở vật chất: Giấy bút.
	- Văn nghệ: 2 – 3 tiết mục.
	III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
Người điều khiển
1. Khởi động
- Hát 1 bài tập thể
- Tuyên bố lý do: Để thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của năm học đặt ra ở năm học này chúng ta có vị trí và nhiệm vụ gì khi mình là học sinh lớp 8.
15’
Lớp trưởng
2. Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ:
- Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8.
- Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì trong năm học này.
- Lớp trao đổi thảo luận theo tổ.
- Tổ trưởng ghi kết quả thảo luận lên giấy.
- Đại diện mỗi tổ trình bầy kết quả thảo luận.
- Lớp góp ý bổ sung.
15’
Người điều khiển
3. Văn nghệ:
+ Hát tốp ca 1 bài
+ Đơn ca: Lần lượt các tổ trình bầy các tiết mục văn nghệ của tổ mình.
15’
	IV – Kết thúc hoạt động:
Giáo viên nêu khái quát vị trí nhiệm vụ của cả năm học.
Động viên học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Tích cực hơn trong các hoạt động.
Nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho tiết học sau.
	Ngày soạn: 18/9/2006
	 Tiết 3:
Hoạt động 3: 
Phát huy truyền thống của nhà trường.
	I – Mục tiêu:
	- Giúp học sinh hiểu được truyền thống của nhà trường tsau 2 năm học tập và rèn luyện.
	- Biết trân trọng những truyền thống đó
	- Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu.
	II – Chuẩn bị:
Đặt ra một số câu hỏi hoạt động.
Chuẩn bị bản kế hoạch phát huy truyền thống của nhà trường.
Bản kế hoạch cá nhân.
Bản kế hoạch của lớp.
Một số tiết mục văn nghệ.
III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
Người điều khiển
1. Khởi động
- Cả lớp hát tập thể 2 bài: Mái trường thân yêu và bài truyền thống dưới mái trường Nội trú vùng cao.
2. Thảo luận: 
- Đưa ra một số câu hỏi:
+ Hãy nêu một số truyền thống của nhà trường ?
+ Do đâu mà có được truyền thống đó ?
+ Truyền thống tốt đẹp của lớp ta là gì ?
+ Nêu những học sinh tiêu biểu của lớp trong năm học vừa qua.
3. Các tổ thảo luận:
Đại diện mỗi tổ lên báo cáo kết quả thảo luận của tổ mình.
+ Các thành viên khác góp ý kiến bổ sung.
+ GVCN tổng kết ý kiến.
4. Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp của trường:
+ Đại diện 4 tổ thông qua kế hoạch của tổ mình.
+ Các thành viên trong tổ thảo luận góp ý kiến bổ sung.
+ Lớp trưởng trình bầy kế hoạch của lớp.
+ Cả lớp thảo luận.
+ Lớp trưởng ghi các ý kiến bổ sung.
5’
25’
Lớp phó văn nghệ
5. Văn nghệ:
- Mỗi tổ trình bầy các tiết mục của tổ mình.
5’
	IV – Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên nêu khái quát chung về kế hoạch phát huy truyền thống của của trường – lớp.
Động viên học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Phổ biến phân công thực hiện chương trình tuần sau.
	Ngày soạn: 25/9/2006
	 Tiết 4:
Hoạt động 4: 
Thi hát các bài hát truyền thống
	I – Mục tiêu: 
	- Giúp cho học sinh biết thưởng thức, biết hát các bài hát truyền thống.
	- Yêu văn nghệ, phấn khởi, lạc quan.
	- Tự tin quyết tâm học tập tốt.
	II – Chuẩn bị:
Một số tiết mục, bài hát về truyền thống nhà trường.
Một số nhạc cụ đơn giản.
Trang phục biểu diễn.
Tặng phẩm.
	III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
Lớp phó văn nghệ
1. Khởi động
- Hát 1 bài tập thể
- Tuyên bố lý do. 
5’
Người điều khiển
2. Thi hát đồng đội giữa các tổ:
+ Mời từng tổ trình bầy bài hát của tổ mình.
+ BGK chấm điểm.
+ Mời đại diện các tổ bốc thăm theo thứ tự biểu diễn.
+ Mỗi tổ biểu diễn 2 – 3 tiết mục. Sau mỗi tiết mục BGK cho điểm -> tổ nào điểm cao sẽ thắng.
25’
Lớp phó văn nghệ
3. Thi hát các tiết mục tự chọn:
+ Mỗi tổ biểu diễn 1 tiết mục tự chọn.
+ Yêu cầu hát đúng nhạc, biểu diễn hay.
+ BGK cho điểm – thư ký ghi điểm 
5’
	IV – Kết thúc hoạt động:
- Lớp phó văn nghệ nhận xét chung. 
- Công bố kết quả hát đồng đội và tiết mục tự chọn.
- Công bố đội nhất, nhì.
- Mời GVCN lên phát thưởng.
.............................................................................................................
Chủ điểm tháng 10 
 chăm ngoan – học giỏi
	Ngày soạn: 2/10/2006
	 Tiết 5:
Hoạt động 1: làm thế nào để học tốt
	I – Mục tiêu: 
	- Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy.
	- Hiểu các kinh nhgiệm và phương pháp học tập để đạt kết quả tốt như Bác mong muốn.
	- Khiêm tốn học hỏi.
- Cùng giúp nhau tiến bộ.
II – Chuẩn bị:
- Các bản báo cáo về kinh nghiệm học tập, về phương pháp học tập tốt do các cá nhân chuẩn bị.
- Phấn, bảng.
- Các mô hình, dụng cụ học tập.
	III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
Lớp trưởng
1. Khởi động
- Hát tập thể 1 bài
- Tuyên bố lý do: Thực hiện lời Bác dạy -> làm thế nào để học tập tốt -> chúng ta cùng thảo luận. 
5’
Lớp trưởng
2. Trao đổi thảo luận:
- Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành thảo luận theo chủ đề.
- Yêu cầu các bạn cùng trao đổi:
+ Làm thế nào để học tốt môn: Toán.
+ Làm thế nào để học tốt môn: Hoá.
+ Làm thế nào để học tốt môn: Văn.
- Lớp ta học yếu nhất môn nào ? Vì sao ?
- Hướng khắc phục.
5’
Lớp phó học tập
3. Điều khiển thảo luận:
- Lấy tinh thần xung phong hoặc chỉ định.
- Tổng kết tóm tắt từng vấn đề trao đổi -> thảo luận. 
- Mời giáo viên cố vấn giải đáp những vấn đề thắc mắc.
20’
Lớp phó văn nghệ
4. Văn nghệ:
- Các tổ trình bầy lần lượt
5’
	IV – Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá ý thức, kết quả giờ học. 
- Nêu chủ đề hoạt động tuần sau để lớp chuẩn bị.
Ngày soạn: 9/10/2006
	 Tiết 6:
Hoạt động 2: lễ giao ước thi đua
	I – Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh hiểu được lời dạy của Bác.
	- Hiểu nội dung và ý nghĩa của việc giao ước.
	- Có ý thức thi đua lành mạnh.
- Có thái độ, động cơ học tập tốt.
- Đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ.
	II – Chuẩn bị:
- Các bản giao ước thi đua của các cá nhân, tổ, lớp với nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể.
- Thư Bác Hồ gửi học sinh: 1945 – 1968.
- Phương tiện trang trí.
- Phần thưởng.
	III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
Lớp trưởng
1. Khởi động
- Hát tập thể 1 bài
- Tuyên bố lý do: Để có phương hướng chỉ tiêu phấn đấu thành con ngoan trò giỏi... hôm nay lớp ta tổ chức lễ giao ước thi đua. 
5’
Lớp trưởng
2. Giao ước thi đua:
- Lớp trưởng nêu cthể lệ giao ước.
- Mời các tổ trưởng thay mặt giao ước thi đua:
- Một tổ nêu của mỗi tổ độc giao ước thi đua.
- Lớp trưởng trình bầy tóm tắt “Chương trình thi đua của lớp”.
15’
Lớp phó học tập
3. Thảo luận:
- Nêu các chỉ tiêu phấn đấu để lớp có biện pháp thực hiện.
- Lớp phát biểu ý kiến thảo luận.
10’
Lớp phó văn nghệ
4. Văn nghệ:
- Tập thể hát bài truyền thống.
- Tổ lần lượt trình bầy bài hát của tổ mình
5’
	IV – Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ hoạt động. 
- Nêu chủ đề hoạt động tuần sau để lớp chuẩn bị.
- Chủ đề sau: “Những tấm gương học tốt”.
Ngày soạn: 16/10/2006
	Tiết 7:
Hoạt động 3: những tấm gương học tốt
	I – Mục tiêu: 
	- Giáo dục cho học sinh hiếu học, sự ham hiểu biết.
	- Giáo dục tinh thần vượt khó vươn lên trong học tập.
	- Rèn cho học sinh phương pháp học tập tốt, ý chí học tập, tư duy sáng tạo.
	II – Chuẩn bị:
- Hệ thống câu hỏi, câu đố.
- Phần thưởng.
- Một số tiết mục văn nghệ.
	III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
Người điều khiển
1. Khởi động
- Hát tập thể: “Em yêu trường em”.
- Tuyên bố lý do: Trong lớp có rất nhiều tấm gương học tốt... chung sta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học hôm sau. 
5’
Người điều khiển
2. Cuộc thi:
- Nêu nội dung câu hỏi:
+ Lớp ta hiện nay có bao nhiêu bạn học giỏi từ lớp 6 đến lớp 8 ?
+ Hãy kể một gương vượt khó trong học tập của trường mà em biết ?.
+ Trình bầy một bài thơ, bài hát.
20’
BGK
3. Chấm điểm:
- Ban giám khảo chấm điểm và công bố. 
- Thư ký ghi điểm cho từng đội
- Mời GVCN lên trao thưởng.
5’
Người điều khiển
4. Văn nghệ:
- Hát tập thể.
- Hát đơn, tốp ca.
5’
	IV – Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- Nêu chủ đề tuần sau để học sinh chuẩn bị.
Ngày soạn: 23/10/2006
	 Tiết 8:
Hoạt động 4: 
hát về mái trường và quê hương
	I – Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh phát triển tiềm năng văn nghệ.
	- Biết thêm các bài hát về tuổi học trò về mái trường, về quê hương đất nước.
	- Kích thích phong trào của lớp.
	- Lạc quan, tự tin trong hoạt động và rèn luyện.
	II – Chuẩn bị:
- Lựa chọn một số bài hát hoặc bài thơ ca ngợi trường lớp, quê hương.
	III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
NDCT
1. Khởi động
- Hát tập thể 1 bài
- Tuyên bố lý do: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thi hát tìm hiểu về quê hương và mái trường.
5’
NDCT
2. Cuộc thi:
- BGK công bố thể lệ cuộc thi, cách chấm điểm.
- Giới thiệu các tiết mục văn nghệ.
- Giới thiệu các bạn có tiết mục văn nghệ lên lần lượt biểu diễn.
- Đại diện BGK: ghi điểm lên bảng.
- Công bố kết quả.
30’
	IV – Kết thúc hoạt động:
- Lớp phó vă ... u cầu cho buổi sinh hoạt sau để họpc sinh chuẩn bị. 
chủ điểm tháng 3
tiến bước lên đoàn
Ngày soạn: 5/3/2007
	Tiết 25:
Hoạt động 1: tiến lên đoàn viên.
	I – Mục tiêu:
	Giúp học sinh: + Nhận thức được mục đích, lý tưởng của Đoàn và nhiệm vụ của Đoàn viên thanh niên hiện nay.
	+ Tự hào tin tưởng ở tổ chức Đoàn.
	+ Rèn luyện đạo đức, tư cách người đoàn viên và phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đoàn.
	II – Chuẩn bị:
	- Các tư liệu về tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
	- Các tư liệu về Đoàn của Nhà trường hoặc Chi đoàn của lớp.
	- Các bản tham luận của học sinh về từng vấn đề liên quan đến diễn đàn.
	- Một số tiết mục văn nghệ.
	III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
DCT
1. Khởi động
- Hát tập thể. 
- Tuyên bố lý do.
- Giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu chương trình.
5’
DCT
2. Diễn đàn và thảo luận:
- DCT lần lượt nêu một số vấn đề hoặc câu hỏi đã chuẩn bị.
- Học sinh xung phong trả lời, trình bày nhận thức, quan điểm của mình về vấn đề đã nêu.
- Các bạn khác phát biểu ý kiến bổ xung thảo luận hoặc tranh luận.
- DCT tổng kết tóm tắt những ý chính.
20’
Lớp phó văn nghệ
3. Văn nghệ:
- Giới thiệu chương trình văn nghệ.
- Các tổ lần lượt trình bầy tiết mục văn nghệ của tổ mình.
- Cá nhân trình bầy các tiết mục đơn ca.
5’
	IV - Phần kết thúc:
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả buổi hoạt động.
	- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho tiết hoạt động tuần sau. 
Ngày soạn: 12/3/2007
	Tiết 26:
chủ đề 2: thi sáng tác về đoàn.
	I – Mục tiêu:
	Giúp học sinh: + Nhận thức và cảm nhận được những biểu tượng tốt đẹp về tổ chức Đoàn.
	+ Có kỹ năng sáng tác thơ, viết văn, vẽ.
	II – Chuẩn bị:
	- Giấy, bút, giấy màu, giấy vẽ, mực vẽ.
	- Địa điểm trưng bày các tác phẩm.
	- Phần thưởng cho các tổ.
	III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
DCT
1. Khởi động
- Hát tập thể. 
- Tuyên bố lý do.
- Giới thiệu đại biểu.
5’
DCT
2. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm dự thi:
- DCT đề nghị các tổ mang tác phẩm của tổ mình lên vị trí trưng bày.
- Lần lượt mời đại diện các tổ lên giới thiệu khái quát tác phẩm.
- Đại diện tổ giới thiệu tên tờ báo, ý tưởng chọn tên tờ báo, ý tưởng trang trí....
- Mỗi tổ có thời gian từ 3 – 5 phút để giới thiệu tờ báo của mình.
10’
DCT
3. Bình báo:
- DCT đề nghị mỗi tổ chọn 1 bài viết hay nhất để bình luận.
- Lần lượt đại diện các tổ lên thể hiện sáng tác được chọn.
- BGK chấm điểm.
- BGK công bố điểm
10’
Lớp phó văn nghệ
4. Văn nghệ:
- Các tổ trình bày các tiết mục văn nghệ của tổ mình.
- BGK công bố điểm của từng tổ
- Trao phần thưởng.
10’
	IV - Kết thúc hoạt động:
	- Giáo viên nhận xét kết quả buổi sinh hoạt.
	- Giáo viên nêu yêu cầu để học sinh chuẩn bị cho giờ sau. 
Ngày soạn: /3/2007
	Tiết 27:
hoạt động 3: vui văn nghệ
mừng ngày thàNH LậP ĐOàN.
	I – Mục tiêu:
	Giúp học sinh: + Hiểu thêm nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện về Đoàn.
	+ Củng cố thêm nhận thức ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3.
	+ Có kỹ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về Đoàn.
	+ Có tình cảm yêu mến, tôn trọng tổ chức Đoàn, củng cố thêm tình cảm gắn bó, đoàn kết.
	II – Chuẩn bị:
	+ Sưu tầm, tập hợp các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về Đoàn.
	+ Những sáng tác thơ, ca,... về Đoàn.
	+ Một số nhạc cụ thông thường.
	III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
DCT
1. Khởi động
- Hát tập thể. 
- Tuyên bố lý do.
- Giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu chương trình
5’
DCT
2. Trình diễn văn nghệ:
- DCT lần lượt mời những học sinh đã đăng ký theo tổ lên trình diễn các tiết mục văn nghệ của mình.
- Học sinh lên trình diễn thể hiện phong cách riêng của mình, trang nhã, tự tin.
- Cả lớp cổ vũ cho mỗi tiết mục bằng cách vỗ nhịp tay hoặc cùng hát.
- DCT mời đại biểu tham gia cùng lớp.
30’
	IV - Kết thúc hoạt động:
	- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét buổi sinh hoạt.
	- Khen ngợi những học sinh có kết quả xuất sắc.
	- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho buổi sinh hoạt sau. 
...............................................................................................................
Ngày soạn: /3/2007
	Tiết 28:
hoạt động 4: 
chuẩn bị tham gia hội trại 26/3.
	I – Mục tiêu:
	Giúp học sinh: + Hiểu nội dung, ý nghĩa của hội trại 26/3.
	+ Có kỹ năng tham gia thảo luận, bàn bạc kế hoạch chuẩn bị hội trại.
	+ Biết điều khiển 1 hoạt động cụ thể.
	+ ủng hộ hoạt động của hội trại.
	II – Chuẩn bị:
	+ Bản thông báo của nhà trường tới các lớp về kế hoạch và nội dung hoạt động.
	+ Các công việc cụ thể.
	III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
DCT
1. Khởi động
- Hát tập thể. 
- Tuyên bố lý do.
5’
DCT
2. Thảo luận nội dung tham gia hội trại:
- DCT nêu các nội dung tham gia hội trại của lớp như thi đấu thể thao, biểu diễn văn nghệ, tham gia các trò chơi.
- Học sinh thảo luận về khả năng tham gia của lớp.
- Tổ chức đăng ký tham gia theo nhu cầu.
- Thành lập các nhóm (thể thao, văn nghệ).
- Xây dựng và thống nhất các kế hoạch tập luyện.
15’
DCT
3. Thảo luận về hình thức dựng trại:
- DCT nêu yêu cầu chung, đề nghị lớp thảo luận, thiết kế hình thức dựng trại.
- Cả lớp thảo luận về việc xây dựng mô hình lều trại của lớp.
- DCT tổng kết lựa chọn 1 mô hình chung và lấy biểu quyết của lớp.
- Phân công mỗi tổ chuẩn bị 1 phần việc cụ thể.
18’
	IV - Kết thúc hoạt động:
	- DCT báo cáo kết quả thảo luận. 
	- GVCN nhận xét buổi sinh hoạt.
	- Yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc các phần việc được giao.
chủ điểm tháng 4
Hoà bình và hữu nghị
Ngày soạn: //2007
	Tiết 29:
Hoạt động 1: học sinh với vấn đề toàn cầu.
	I – Mục tiêu:
	Giúp học sinh hiểu được: + Một vài vấn đề chủ yếu hiện nay mà nhân loại đang quan tâm như: tệ nạn ma tuý, bảo vệ môi trường dân số và đói nghèo.
	+ Có kỹ năng thu nhận những thông tin về vấn đề đó.
	+ Biết tỏ thái độ có đồng tình với những sự việc, hiện tượng gây ra hậu quả xấu.
	II – Chuẩn bị:
	- Các tư liệu, sách báo, tranh ảnh, câu chuyện, số liệu hoặc bảng biểu phản ánh nôị dung của một vài vấn đề hiện nay.
	- Giấy vẽ, bút màu.
	- Một vài tiết mục văn nghệ.
	III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
DCT
1. Khởi động
- Tuyên bố lý do.
- Giới thiệu chương trình.
5’
DCT
2. Thi tìm hiểu:
- Lần lượt từng tổ trình bầy sự hiểu biết của mình về một vấn đề nào đó đồng thời đưa ra cho cả lớp xem những kết quả sưu tầm được của tổ mình.
- Sau các phần trình bầy của tổ trình bày -> BGK có thể đánh giá kết quả theo 2 cách:
+ Nhận xét đánh giá kết quả trực tiếp.
+ Cho lớp bổ xung bình luận và sau đó có kết quả.
- Kết thúc phần trình bầy của các tổ:
+ BGK công bố điểm
+ Trao phần thưởng.
25’
Lớp phó văn nghệ
3. Văn nghệ:
- Học sinh trình bầy các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị.
10’
	IV - Phần kết thúc hoạt động:
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá buổi sinh hoạt động.
	- Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho tiết hoạt động tuần sau. 
Ngày soạn: //2007
	Tiết 30:
Hoạt động 2: bạn biết gì về unesco.
	I – Mục tiêu:
	Giúp học sinh: + Hiểu được mục đích, chức năng và cơ cấu tổ chức của Unesco tổ chức quốc tế về giáo dục, khoa học và văn hoá.
	+ Biết thể hiện sự hiểu biết của mình về Unesco.
	+ ủng hộ những việc làm, những hoạt động vì sự phát triển của mỗi quốc gia.
	II – Chuẩn bị:
	- Tài liệu, sách báo nói về tổ chức Unesco.
	- Sơ đồ cơ cấu tổ chức Unesco.
	- Phiếu câu hỏi.
	- Cây hoa để gài câu hỏi.
	- Khăn bàn, lọ hoa.
	III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
DCT
1. Khởi động:
- Hát tập thể.
- Tuyên bố lý do, mục đích.
5’
DCT
Lớp phó văn nghệ
2. Hoạt động chính:
- DCT nêu rõ yêu cầu của cuộc thi, cách thức thi và giới thiệu ban giám khảo.
- DCT lần lượt mời từng tổ lên hái hoa -> đọc câu hỏi -> trả lời.
- BGK theo dõi, nhận xét -> đánh giá, cho điểm.
- BGK công bố điểm của từng tổ
+ Động viên những đội có điểm số thấp để trả lời tốt hơn.
+ Văn nghệ:
+ BGK công bố tổng điểm của từng tổ.
35’
	IV - Phần kết thúc hoạt động:
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giờ sinh hoạt.
	- Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho giừo sinh hoạt sau. 
Ngày soạn: //2007
	Tiết 31:
Hoạt động 3: ngày lịch sử đáng nhớ.
	I – Mục tiêu:
	Giúp học sinh: + Nhận thức được lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.
	+ Rèn luyện các kỹ năng tổ chức và điều khiển hoạt động của tập thể.
	+ Tự hào, phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động về ngày giải phóng Miền Nam.
	II – Chuẩn bị:
	- Các tư liệu, tranh ảnh nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam 30/4.
	- Viết cảm nghĩ về ngày 30/4.
	- Một số tiết mục văn nghệ.
	III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
1. Khởi động
- Hát tập thể một bài.
- Tuyên bố lý do.
5’
2. Hoạt động chính:
a, Phát biểu cảm tưởng:
- Giáo viên nêu vắn tắt ý nghĩa của ngày 30/4.
- Đại diện học sinh nêu cảm nghĩ của mình về ngày 30/4.
b, Biểu diễn văn nghệ:
+ Theo thứ tự, NĐK lần lượt mời các bạn có tiết mục văn nghệ lên biểu diễn.
+ Sau mỗi tiết mục là sự cổ vũ của khán giả.
+ Mời CCB tham gia phát biểu, tâm sự hoặc vui chung với lớp.
+ Tập thể lớp biểu diễn bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
35’
	IV - Phần kết thúc hoạt động:
	- Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu học sinh ghi nhớ ý nghĩa lịch sử và có hành động thiết thực vào ngày này.
	- Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho tiết hoạt động tuần sau. 
Ngày soạn: //2007
	Tiết 32:
Hoạt động 4: Hội vui học tập.
	I – Mục tiêu:
	Giúp học sinh: + Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập.
	+ Củng cố kiến thức các môn đã học để đạt kết quả cao nhất cho kỳ thi cuối năm.
	+ Có phương pháp học tập đúng đắn, thích hợp phát huy kiến thức đã học.
	II – Chuẩn bị:
	- Hệ thống câu hỏi ôn tập của một vài môn.
	- Khăn bàn, lọ hoa.
	- Phần thưởng.
	III – Nội dung hoạt động:
Người dẫn chương trình
Nội dung hoạt động
Định lượng
NĐK
1. Khởi động
- Hát tập thể một bài.
- Tuyên bố lý do.
5’
NĐK
2. Tổ chức hội thi:
- BGK phổ biến cách thi và nội thi:
+ Cuộc thi: Mỗi đội 3 người – bốc thăm câu hỏi -> chuẩn bị và trả lời trong 2 phút -> đội nào trả lời nhanh và đầy đủ, đúng -> được điểm.
+ Quy định: Phải trả lời theo đúng đáp án nhanh và lưu loát -> trả lời đúng 10 điểm -> BGK điều khiển cuộc thi theo đúng trình từ như cách thi đã nêu7.
+ Công bố kết quả và trao giải thưởng cho đội thắng.
-> Văn nghệ
35’
	IV - Phần kết thúc hoạt động:
	- Giáo viên chủ nhiệm đánh giá ý thức tham gia và kết quả thực hiện của học sinh.
	- Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho tiết hoạt động tuần sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docHoat dong ngoai gio.doc