HOẠT ĐỘNG 1
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
2. Kỹ năng:
- Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình , trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
- Rèn tính tự lập trong cuộc sống, tính phê và tự phê
3. Thái độ:
- Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các hoạt động một cách chủ động sáng tạo
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG
- Tính tự giác, độc lập làm việc
- Tính phê và tự phê
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP:
- Thảo luận, biểu đạt, sáng tạo
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Sách gv hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7
- Một số tiết mục văn nghệ
- Báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học 2009- 2010.
- Phương hướng hoạt động của cán bộ lớp trong năm học 2010 – 2011
Ngày dạy:10/9/2010 Tháng 9 Tiết 1 hoạt động 1 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp. 2. Kỹ năng: - Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình , trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động. - Rèn tính tự lập trong cuộc sống, tính phê và tự phê 3. Thái độ: - Có ý thức và thái độ tích cực tham gia các hoạt động một cách chủ động sáng tạo II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Tính tự giác, độc lập làm việc - Tính phê và tự phê III. Các phương pháp: - Thảo luận, biểu đạt, sáng tạo IV. Tài liệu và phương tiện Sách gv hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 Một số tiết mục văn nghệ Báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học 2009- 2010. Phương hướng hoạt động của cán bộ lớp trong năm học 2010 – 2011 V. Tiến hành hoạt động 1. Mở đầu: - Phân công: + Người viết báo cáo + Người điều khiển chương trình + Thư ký + Trang trí lớp + Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ 2. Kết nối - Hát tập thể - Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình, người điều khiển và thư kí. 3. Thực hành, luyện tập - Báo cáo của ban cán bộ lớp về tổng kết hoạt động trong năm học và phương hướng hoạt động năm lớp 7. + Lớp trưởng đọc báo cáo +Thảo luận và góp ý cho bản phương hướng + Người điều khiển tổng kết. - Bầu ban cán bộ lớp mới: + Thảo luận thống nhất tiêu chẩn của cán sự lớp +ứng cử và đề cử + Thư ký ghi tên các bạn được ứng cữ lên bảng. + Bầu bằng biểu quyết đối với lớp trưởng, lớp phó. + Công bố kết quả - GVCN chúc mừng và giao nhiệm vụ - Đại diện ban cán bộ mới phát biểu ý kiến - Hát tập thể. 4. Vận dụng Người điều khiển: - Chúc mừng ban cán bộ lớp mới - Chúc cả lớp đoàn kết, hợp tác trong hoạt động của lớp để đạt kết quả tốt trong năm học VI. Tư liệu: -Văn nghệ: mỗi tổ 2 tiết mục - Tình huống: nếu học sinh không ứng cử cho đề cử Ngày soạn: 17/9/2010 Ngày dạy: 24/9/2010 Tháng 9 Tiết 2 Hoạt động 2 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mơi và ý nghĩa của nó. - Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. 2. Kỹ năng : - Hình thành dần kĩ năng sống cho học sinh từ những nội quy của lớp, của trường 3. Thái độ -Vui vẻ, say mê II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Tính tự giác độc lập làm việc - Tính khoa học trong công việc III. Các phương pháp Thảo luận, sáng tạo, vấn đáp, tìm tòi IV. Tài liệu và phương tiện - Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học - Một số câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và về việc chấp hành nội quy của nhà trường, của lớp trong năm học qua. V. Tiến hành hoạt động 1. Mở đầu - Hát tập thể - Tuyên bố lý do, phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động giới thiệu chương trình, người điều khiển và thư kí. 2. Kết nối - Người điều khiển lần lượt nêu từng câu hỏi cho cả lớp thảo luận. 3. Thực hành, luyện tập - Yêu cầu từng học sinh nghiên cứu nội quy của nhà trường và việc thực hiện nội quy của bản thân, của tập thể lớp trong năm học - Cả lớp đuợc thảo luận những câu hỏi vừa đưa ra . - Dựa vào đáp án, người điều khiển tổng kết lại từng vấn đề đã thảo luận. 4. Vận dụng - Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ xen kẽ vào chương trình tạo không khí vui vẻ. - Hát tập thể - Động viên cả lớp phấn đấu tự giác thực hiện đúng nội qui và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Vi. Tư liệu Nội quy của lớp, trường : 1. Đi học đúng giờ (học chính, học thêm, ngoại khoá, lao động, vào học sau các giờ ra chơi) (muộn 1 lần trừ 2 điểm) 2. Nghỉ học phải có đơn xin phép , có chữ kí của bố (mẹ) (.P/-1/1lần; K/-5/1lần) 3. Đồng phục đúng quy định(sơ vin,dép quai hậu,đầu tóc,VSCN ( nhắc lần 2 trừ 5 điểm, lần 3 trừ hết) 4. Đồ dùng học tập đầy đủ (1 lần trừ 5 điểm, 2 lần trừ hết) 5. Chú ý nghe giảng, ghi bài, không làm việc riêng 6. Học và làm bài đầy đủ, bị ghi tên trong số đầu bài vì điểm kém hoặc ý thức (trừ 5điểm/ 1 lần) 7. Hăng hái phát biểu xây dựng bài có chất lượng (ít nhất 10 lần /1 tuần) 8. Tự giác , chăm chỉ vượt khó vươn lên có kết quả học lực từ trung bình trở lên 9. Nghiêm túc trong kiểm tra (không mở tài liệu hoặc quay cóp bài của bạn) (vi phạm 1 lần hạ 1 bậc HK) 10. Bảo vệ tài sản tốt (trong và ngoài lớp học, cây xanh,môi trường, ăn quà ,) (trừ 5 điểm/ 1 lần) 11. Lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi, không nói tục chửi bậy, không lấy cắp đồ dùng của người khác 12. Tham gia các hoạt động đội (các hoạt động quyên góp,) tốt, hát đầu giờ tốt 13.Xếp hàng ra, vào, về, thể dục:đầy đủ, nhanh, không nói chuyện, ngồi ngay ngắn, (1 lần vi phạm trừ 2 điểm) 14. Không hút thuốc, đánh bạc, chơi điện tử, đốt pháo (1 lần mời PH đến hoặc tạm đình chỉ học tập và trừ hết điểm) 15. Có ý thức đóng góp đầy đủ đúng hạn các khoản thu theo quy định (muộn 1 ngày trừ 5 điểm ; 2 ngày trừ hết, 3 ngày hạ một bậc hạnh kiểm) Ngày soạn: 1 /10 /2010 Ngày dạy: 8 /10 /2010 Tháng 10 Tiết 1 Hoạt động 1 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được tầm được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945. - Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ; giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể lớp. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về lời dạy của Bác trong thư - Kĩ năng suy nghĩ về việc thực hiện lời dạy của Bác gắng học chăm 3. Thái độ - Vui vẻ, say mê II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong hoạt động - kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Kĩ năng suy nghĩ III. Các Phương pháp - Làm việc theo nhóm nhỏ, thảo luận, trình bày ý kiến cá nhân, đại diện trình bày ý kiến tổ IV. Tài liệu và phương tiện - Nội dung thư của Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta - Câu hỏi và đáp án. - Khăn bàn, bình hoa. văn nghệ V. Tiến trình hoạt động 1. Khám phá - Hát tập thể - Người điều khiển tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. 2. Kết nối - Đại diện tổ trình bày câu hỏi các thành viên trong tổ có thể bổ sung và các tổ khác nêu lên những vấn đề khác để trao đổi kĩ nội dung chính của thư Bác. - Sau khi các tổ trình bày xong, cả lớp cùng trao đổi câu hỏi sau: 3. Luyện tập * Câu hỏi nội dung: 1. Đọc thư Bác Hồ có câu" Trước đây các em đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ ngày nay các em được may mắn hơn cha được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập bạn có suy nghĩ gì ? 2. Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người nếu không được ( hoặc không chịu học ) sễ dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và xã hội. 3. Trong thư Bác Hồ dặn học sinh phải làm những gì ? Bác mong muốn ở học sinh điều gì ? Để làm được theo lời bác dạy học sinh chúng ta cần học tập, tu dưỡng, rèn luyện như thế nào ? 4.- Trong thư đã thể hiện những tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng, những tình cảm nào kiến các em xúc động nhất vì sao ? Để thực hiện tốt lời dạy Bác Hồ cần làm gì? * Đáp án. 1. Trước đây dân tộc ta còn chìm trong ách nô lệ của thực dân, nhân dân ta đói khổ mọi người phải học tiếng pháp, không được học tiếng mẹ đẻ quyên hết truyền thống tốt đẹp lâu đời của cha ông còn bây giờ chúng ta đựoc học dưới một đất nước, xây dựng đất nước độc lập tự do. 2. Học tập giúp con người có chi thức, KHTT trở thành những con người công dân có ích cho đất nước đêm những năng lực sẵn có của mình giúp đất nước, xây dựng đất nước công bằng, xã hội dân chủ văn minh. 3. Bác dặn hãy cố gắng học tập siêng năng, ngoan ngoãn, nghe lời Thầy Cô, đoàn kết với bạn đưa đất nước theo kịp các nước trên thế giới. 4. Non sông việt nam........... Chúc các em một năm đầy vui vẻ và đạt kết quả tốt đẹp.. 4. Vận dụng - Các tiết mục văn nghệ xen kẽ. - GVCN đánh giá về chất lượng câu hỏi, cùng học sinh chọn ra những câu trả lời đúng, hay nhất. - Cán bộ lớp nhận xét - GVCN nhắc nhở chuẩn bị cho hoạt động sau: " Lễ giao ước thi đua tiết học tốt" . Chỉ tiêu biện pháp. VI. Tư liệu Thư Bác Hồ và ý nghĩa, tác dụng của thư Bác đối với học sinh . + Mỗi cá nhân có 1 bản thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945. + Giáo viên cùng ban cán sự lớp chuẩn bị câu hỏi. Ví dụ: Câu 1: Đọc thư Bác có câu: "Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải nhận một nền văn hoá nô lệ... Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập", bạn có suy nghĩ thế nào? Câu 2: Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người. Nếu không được học sẽ dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và xã hội? Câu 3: Trong thư, Bác dặn học sinh cần phải làm những gì? Bác mong muốn học sinh những điều gì? Để làm theo lời bác dạy, học sinh chúng ta cần phải học tập, tu dưỡng và rèn luyện như thế nào? Câu 4: Trong thư đã thể hiện tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng. Những tình cảm nào khiến em xúc động nhất? Vì sao? Để thể hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phải làm gì? - Các tổ chuẩn bị các câu hỏi trên để thảo luận. - Cử ban giám khảo - Cử người điều khiển chương trình - Phân công người trang trí. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề về Bác Hồ và về học tập. Ngày soạn:15/10/2010 Ngày dạy: 22/10/2010 Hoạt động 2 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Hiểu được được thế nào là một tiết học tốt và những yêu cầu mà các em cần thực hiện trong tiết học đó. 2. Kỹ năng - Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính chăm chỉ, sáng tạo trong học tập. - Rèn luyện kĩ năng học bài, làm bài, ghi chép, phát biểu ý kiến trong giờ học. 3. Thái độ - Xác định thái độ học tập đúng đắn, biết đấu tranh, phê phán những biểu hiện sai trái trong học tập. II. Các kỹ năng sống cơ bản - Rèn ý thức tổ chức kỉ luật, tính chăm chỉ, sáng tạo - Tính đấu tranh, phê phán những biểu hiện sai trái III. Các phương pháp - Thảo luận, biểu đạt sáng tạo, vấn đáp IV. Tài liệu và phương tiện - Các tổ họp thống nhất nội dung đăng kí thi đua thực hiện tiết học tốt theo 4 chỉ tiêu chính: + Chuẩn bị tốt bài học, bài làm ở nhà. + Giữ kỉ luật trong giờ học. + Phát biểu ý kiến trong giờ học. - Câu hỏi để lớp trao đổi: 1. Thế nào là một tiết học tốt.? 2. Tác dụng của một tiết học tốt là gì? 3. Để có một tiết học tốt các em phải làm gì ? - Đáp án V. Tiến trình hoạt động 1. Khám phá - Hát tập thể - Người điều khiển tuyên bố lý do lễ phát động thi đua "Tiết học tốt". - Công bố chương trình làm việc. 2. Kết nối - Cả lớp trao đổi về một số câu hỏi sau: - Thế nào là một ... ương, đất nước. - Biết tôn trọng và gìn giữ, bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam. 2. Kỹ năng - xác định, tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin vè các phong tục tập quán vui xuân, đón tết - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân 3. Thái độ - Có thái độ tôn trọng, quý mến, biết ơn quê hương và quân đội anh hùng II. Các kỹ năng cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Tìm kiếm, xử lí thông tin - Giao tiếp. - Trao đổi - Phát huy khả năng về năng khiếu của học sinh III. Các phương pháp - Thảo luận,kể chuyện, đóng vai, biểu đạt sáng tạo IV. Tài liệu và phương tiện -Những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp mang nét đẹp văn hoá đón tết, mừng xuân của quê hương đất nước. - Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hoá quê hương. - Những bài thơ, bài hát, các câu chuyện... về truyền thống văn hoá tốt đẹp đó. - Các câu hỏi, câu đố cùng đáp án và thang điểm chấm cho cuộc thi. V. Tiến trình hoạt động 1.Khám phá a) - Giáo viên chủ nhiệm: - Nêu ý nghĩa, nội dung, hình thức của chủ đề hoạt động và yêu cầu, hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tư liêu liên quan. - Hội ý với cán bộ lớp về yêu cầu cuộc thi và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động: + Cử người dẫn chương trình. + Ban giám khảo. + Phân công trang trí. b) Khởi động: - Lớp hát tập thể bài hát Mùa xuân của nhạc sĩ Hoàng Vân. - Người dẫn chương trình nêu lí do hoạt động, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động và thể lệ cuộc chơi, giới thiệu ban giám khảo. 2. Kết nối b) Cuộc thi giữa các tổ - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi Ví du: Hãy kể về phong tục đón tết của dân tộc mà bạn biết Hãy trình bày một bài hát về mùa xuân. - Ban giám khảo chấm điểm và ghi lên bảng để cả lớp cùng theo dõi. - Nếu tổ nào trả lời trước chưa đúng thì các tổ khác sẽ trình bày đáp án của mình và cũng được chấm điểm. 3. Thực hành luyện tập - Trong quá trình thi có thể xen kẽ các tiết mục văn nghệ đểtạo không khí sôi nổi, vui tươi. - Hát tập thể một bài hát liên quan đến chủ đề hoạt động. - Biểu diễn các tiết mục văn nghệ tập thể + Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ tập thể. - Biểu diễn các tiết mục cá nhân. + mỗi cả nhân đại diện cho tổ một tiết mục văn nghệ. 4. Vận dụng - Hát tập thể. - Người điều khiển công bố các tiết mục đạt giải. - Người điều khiển chương trình thay mặt lớp cám ơn và chúc sửc khoẻ cô giáo và tất cả các bạn đã tham gia nhiệt tình. IV. Tư liệu - Các tư liệu về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng xuân đón Tết của quê hương, đất nước, của các cộng đồng dân tộc Việt Nam. - Những bài thơ, bài hát, các câu chuyện... liên quan tới chủ đề hoạt động. ` Ngày soạn: 5/2/2011 Ngày dạy: 11/2/2011 Hoạt động 1+ 2 TRUYềN ThốNG CáCH MạNG Và NHữNG NéT Đổi thay của quê hương I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất... và những nét đổi thay ở quê hương, địa phương mình do Đảng lãnh đạo. - Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về quê hương, càng yêu mến làng xóm, trường, lớp mình. - Tự giác học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương. 2. Kỹ năng - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương 3. Thái độ - Có thái độ tôn trọng, quý mến truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương II. Các kỹ năng cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Tìm kiếm, xử lí thông tin về truyền thống cách mạng và những nét đổi thay của quê hương - Giao tiếp. - Trao đổi III. Các phương pháp - Động não, thảo luận, kể chuyện IV. Tài liệu và phương tiện - Những nét lớn về truyền thống cách mạng ở địa phương. - Các truyền thống học tập, sản xuất ở địa phương, những gương tốt bảo vệ và xây dựng quê hương giàu đẹp. - Những thay đổi của quê hương. - Những bài thơ, bài hát, các câu chuyện... liên quan tới chủ đề hoạt động. - Các tư liệu: tranh ảnh, bài viết, thơ ca về truyền thống cách mạng ở địa phương; các tấm gương tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất xây dựng bảo vệ quê hương; các thành tựu và di sản văn hóa ở địa phương. - Hệ thống các câu hỏi cho chủ đề hoạt động. V. Tiến trình hoạt động 1.Khám phá a) - Giáo viên chủ nhiệm: - Nêu chủ đề hoạt động, nêu nội dung và hình thức tiến hành. - Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan tới chủ đề hoạt động. - Hội ý với cán bộ lớp về yêu cầu cuộc thi và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động: + Xây dựng chương trình hoạt động. + Cử người dẫn chương trình. + Ban giám khảo. + Phân công trang trí. b) Khởi động: - Lớp hát tập thể bài hát Em là mầm non của Đảng (Nhạc và lời của Mộng Lân). - Người dẫn chương trình nêu lí do hoạt động, giới thiệu chương trình hoạt động. 2. Kết nối - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi như: 1/ Bạn hãy kể tên những anh hùng liệt sĩ ở quê hương mà bạn được nghe kể hoặc sư tầm được 2/ Bạn hãy kể một câu chuyện về gương sáng đảng viên ở quê hương ? 3/ Quê hương bạn có những đổi mới gì? 4/ Hãy kể tên truyền thống CM ở quê hương mà em biết ? 5/ Mùa xuân ở quê bạn có những ngày hội gì? Hãy kể tên một hoạt động mà em thấy hay trong ngày hội đó ? 6/ Hãy kể một câu chuyện vui ngày Tết mà em từng gặp ? - Các tổ tham gia thi - Trong quá trình hoạt động có xen kẽ văn nghệ. - Ban giám khảo chấm điểm và ghi lên bảng để cả lớp cùng theo dõi. - Nếu tổ nào trả lời trước chưa đúng thì các tổ khác sẽ trình bày đáp án của mình và cũng được chấm điểm. 3. Thực hành luyện tập - Trong quá trình thi có thể xen kẽ các tiết mục văn nghệ để tạo không khí sôi nổi, vui tươi. - Hát tập thể một bài hát liên quan đến chủ đề hoạt động. - Biểu diễn các tiết mục văn nghệ tập thể + Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ tập thể. - Biểu diễn các tiết mục cá nhân. + mỗi cả nhân đại diện cho tổ một tiết mục văn nghệ. 4. Vận dụng - Hát tập thể. - Người điều khiển công bố các tiết mục đạt giải. - Mời giáo viên phát biểu. - Nhân xét kết quả và tinh thần tham gia hoạt động của cá nhân, tổ, lớp. - Người điều khiển chương trình thay mặt lớp cám ơn và chúc sửc khoẻ cô giáo và tất cả các bạn đã tham gia nhiệt tình. IV. Tư liệu .- Các tư liệu về truyền thống bảo vệ và xâu dựng quê hương, về những tấm gương sáng, những nét đổi thay ở quê hương; đồng thời, có xen kẽ các tiết mục văn nghệ - Những bài thơ, bài hát, các câu chuyện... liên quan tới chủ đề hoạt động. Ngày soạn:01/3/2011 Ngày giảng: 04/3/2011 Hoạt động 1+2: rèn luyện theo gương sáng đoàn viên I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Giúp học sinh: - Hiểu rõ những phẩm chất, năng lực tốt đẹp của những gương sáng đoàn viên tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất và trong học tập mà em cần phải noi theo. 2. Kỹ năng - Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo gương sáng đoàn viên. 3. Thái độ - Cảm phục và yêu mến các gương sáng đoàn viên. II. Các kỹ năng cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kỹ năng tự tin về các gươíngáng đoàn viên để học tập - Kỹ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn về gương sáng đoàn viên. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ về việc học tập các gương sáng đoàn viên III. Các phương pháp - Thảo luận - Trình bày - Kể truyện IV. Tài liệu và phương tiện 1) Giáo viên chủ nhiệm: + Nêu mục đích, nội dung thảo luận, hướng dẫn học sinh tìm hiểu các gương sáng đoàn viên trong sách báo trong cuộc sống xung quanh ở địa phương hay ở nhà trường. + Hội ý với cán bộ lớp, với tổ trưởng để phân công chuẩn bị. 2)- Các gương sáng đoàn viên: Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Cù Chính Lan ... chống Mĩ ( Nguyễn Văn Trỗi, Thái Văn A ....) + Tên tuổi các gương sáng đoàn viên tiêu biểu. + Các phẩm chất năng lực của họ trong thực tiễn. + Kế hoạch học tập, xây dựng và rèn luyện. - Các câu hỏi thảo luận Câu 1: Bạn hãy nêu một số gương sáng đoàn viên trong thời gian chống Mĩ mà em biết, em đã học tập được gì từ họ? Câu 2: Bạn hãy kể tên một gương sáng đoàn viên về học tập ở địa phương ? Câu 3: Hãy hát một bài hát về đoàn? Câu 4: Kế hoạch rèn luyện của bạn như thế nào? Câu 5: Em làm gì để phấn đấu noi gương đoàn viên ? V. Tiến trình hoạt động 1.Khám phá - Hát tập thể bài hát" Tiến lên đoàn viên" 2. Kết nối - Nêu lý do, giới thiệu chương trình. 3. Thực hành luyện tập - Người điều khiển lần lượt nêu câu hỏi thảo luận - Các cá nhân phát biểu ý kiến và trình bày kế hoạch của mình" Rèn luyện theo gương sáng đoàn viên" 4. Vận dụng - Các tổ trình bày kế hoạch của tổ - Người điều khiển tóm tắt kế hoạch của lớp tập thể của lớp luôn phấn đấu học tập theo gương sáng đoàn viên. - Người điều khiển văn nghệ giới thiệu các tiết mục văn nghệ của lớp. + Tốp ca của tổ 1,4 + Đơn ca của tổ 2,3. IV. Tư liệu các gương sáng đoàn viên trong sách báo trong cuộc sống xung quanh ở địa phương hay ở nhà trường. Ngày soạn:03/4/2011 Ngày dạy:08/4/2011 Hoạt động 1+2: Tình đoàn kết hữu nghị I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Giúp học sinh hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. - Tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng giao tiếp xây dựng mối quan hệ thân thiện trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. 3. Thái độ - Say mê, yêu thích môn học II. Các kỹ năng cơ bản được giáo dục trong hoạt động - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình đoàn kết hữu nghị III. Các phương pháp - Vấn đáp - Thảo luận - Trình bày IV. Tài liệu và phương tiện - Tranh ảnh, bài hát, bài thơ ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị. - Một số câu hỏi cho hái hoa dân chủ. V. Tiến trình hoạt động 1.Khám phá - Lớp hát tập thể bài: " Bốn phương cùng là một nhà" 2. Kết nối - Dẫn chương trình tuyên bố lý do và nội dung hoạt động + Hái hoa dân chủ + Thảo luận. + Văn nghệ. - Ban giám khảo - Thư ký 3. Thực hành luyện tập - Hái hoa dân chủ - Câu hỏi: Câu1: Em hiểu thế nào là tình đoàn kết hữu nghị? Câu2: Nếu mỗi người chúng ta đều có tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác thì sẽ có tác dụng như thế nào cho gia đình và cộng đồng? Câu3: Cần phải làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị? Câu4: Thử phát thảo một kế hoạch của tổ trong việc xây dựng tình đoàn kết hữu nghị. 4. Vận dụng - Thảo luận: Các tổ trao đổi có thể bổ sung. - Văn nghệ: Điều khiển Hà Trang - Thư kí thông qua kết quả giữa các tổ. - Dẫn chương trình nhận xét chung buổi hoạt động. - GVCN nhận xét ý thức thái độ và đánh giá kết quả buổi hoạt động; phân công chuẩn bị hoạt động sau. IV. Tư liệu - Tranh ảnh, bài hát, bài thơ ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị. - Một số câu hỏi cho hái hoa dân chủ.
Tài liệu đính kèm: