Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Tháng 9 đến tháng 2

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Tháng 9 đến tháng 2

Chủ điểm tháng 9

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

I – MỤC TIÊU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:

- Hiểu về truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, tự hào là học sinh của trường, có ý thức phát huy truyền thống nhà trường.

- Thực hiện đúng và nghiêm túc nội quy.

II – NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG

HOẠT ĐỘNG 1:

· THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC

1/ Yêu cầu giáo dục:

- Hiểu được nội quy nhà trường và nhiệm vụ năm học.

- Có ý thức tôn trong nội quy và nhiệm vụ năm học mới.\

- Tích cực hoạt động, rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học.

2/ Nội dung và hình thức hoạt động:

a) Nội dung: Nội quy của nhà trường.

 Những nhiệm vụ chủ yếu của năm học.

b) Hình thức: Nghe giới thiệu nội quy và nhiệm vụ năm học.

 Trao đổi, thảo luận, văn nghệ.

3/ Chuẩn bị hoạt động:

a) Phương tiện hoạt động:

- Chuẩn bị 1 bản nội quy nhà trường.

- Một bản ghi nhiệm vụ năm học.

- Một bài hát: Bài ca đi học – Tác giả : Phan Trần Bảng.

b) Về tổ chức: Giáo viên nêu yêu cầu, kế hoạch học tập

 Chuẩn bị một số bài hát.

4/ Tiến hành:

a) Giới thiệu nội quy và nhiệm vụ năm học:

- Giáo viên giới thiệu nội quy nhà trường: 10 điều.

b) Thảo luận:

- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng, 1 thư ký.

- Từng nhóm thảo luận theo sự phân công:

 + Nhóm 1: Điều 1, 2, 3.

 + Nhóm 2: Điều 4, 5, 6.

 + Nhóm 3: Điều 7, 8.

 + Nhóm 4: Điều 9, 10.

- Từng nhóm lên trình bày ý kiến. Các nhóm khác bổ sung.

- Giáo viên chốt lại ý cơ bản. Nêu nhiệm vụ và động viên nhắc nhở học sinh thực hiện tốt.

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Tháng 9 đến tháng 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các chủ điểm tháng – năm học 2007– 2008
STT
THÁNG
TÊN CHỦ ĐIỂM
DỰ KIẾN NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
01
9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Thảo luận nội qui, nhiệm vụ năm học.
Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp.
Giới thiệu truyền thống nhà trường.
Tập các bài hát qui định.
02
10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Giới thiệu thư Bác Hồ( 15. 10)
Đăng ký giao ước thi đua.
03
11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Giới thiệu các thầy cô trong trường.
Văn nghệ “ Hát về thầy cô”.
04
12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Đố vui để học.Ôn tập..
Nghe nói chuyện về ngày 22/12.
05
1+2
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Văn nghệ mừng đảng mừng xuân.
Tổng kết học kì I – truyển khai công tác HK II.
06
3
TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Tìm hiểu truyền thống đoàn TNCSHCM.
Tham gia hội trại 26/3.
07
4
HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
Văn nghệ kỉ niệm ngày 30/4.
Đố vui ôn luyện – chuẩn bị thi hoc kì II.
08
5
BÁC HỒ KÍNH YÊU
Sưu tầm mẫu chuyện, tranh ảnh về Bác Hồ.
Văn nghệ – toạ đàm về Bác Hồ.
Chủ điểm tháng 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I – MỤC TIÊU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:
Hiểu về truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, tự hào là học sinh của trường, có ý thức phát huy truyền thống nhà trường.
Thực hiện đúng và nghiêm túc nội quy.
II – NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG
HOẠT ĐỘNG 1:
THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC
1/ Yêu cầu giáo dục:
Hiểu được nội quy nhà trường và nhiệm vụ năm học.
Có ý thức tôn trong nội quy và nhiệm vụ năm học mới.\
Tích cực hoạt động, rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung: Nội quy của nhà trường.
	Những nhiệm vụ chủ yếu của năm học.
b) Hình thức: Nghe giới thiệu nội quy và nhiệm vụ năm học.
	Trao đổi, thảo luận, văn nghệ.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện hoạt động:
Chuẩn bị 1 bản nội quy nhà trường.
Một bản ghi nhiệm vụ năm học.
Một bài hát: Bài ca đi học – Tác giả : Phan Trần Bảng.
Về tổ chức: Giáo viên nêu yêu cầu, kế hoạch học tập 
	 Chuẩn bị một số bài hát.
4/ Tiến hành:
Giới thiệu nội quy và nhiệm vụ năm học:
Giáo viên giới thiệu nội quy nhà trường: 10 điều.
Thảo luận:
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng, 1 thư ký.
Từng nhóm thảo luận theo sự phân công:
	+ Nhóm 1: Điều 1, 2, 3.
	+ Nhóm 2: Điều 4, 5, 6.
	+ Nhóm 3: Điều 7, 8.
	+ Nhóm 4: Điều 9, 10.
Từng nhóm lên trình bày ý kiến. Các nhóm khác bổ sung.
Giáo viên chốt lại ý cơ bản. Nêu nhiệm vụ và động viên nhắc nhở học sinh thực hiện tốt.
Vui văn nghệ: Cả lớp hát bài: Đi học
 Một số học sinh kể chuyện cho học sinh nghe.
5/ Kết thúc hoạt động:
Nhận xét buổi thảo luận.
Nhắc học sinh thực hiện nội quy, nhiệm vụ năm học
HOẠT ĐỘNG 2
TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP
1/ Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ các bộ lớp.
Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể, tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp.
Rèn luyện kỹ năng nhận nhiệm vụ và tham gia các hoạt động chung.\
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung: Thành lập tổ
	 Bầu đội ngũ cán bộ lớp
Lớp trưởng: Nguyễn Thị Diễm Thùy 
Lớp phó học tập: Trần Thị Minh Thùy
Các tổ trưởng : Tổ 1 : Tổ 3: 
 Tổ 2 : Tổ 4 : 
Chi Đội trưởng – Lớp phó văn thể: Nguyễn Thị Minh Anh
Chức năng, nhiệm vụ cán sự lớp:
 . Lớp trưởng : Phụ trách chung
 . Lớp phó học tập: Theo dõi kết quả học tập, có kế hoạch cho cán sự bộ môn hoạt động.
	. Lớp phó văn thể: Phụ trách hoạt động văn nghệ, vui chơi, TDTT.
	. Tổ trưởng : Phụ trách học tập, nề nếp.
	. Tổ phó: Theo dõi kết quả học tập, báo cáo LPHT.
	. Cán sự môn học: Phụ trách bộ môn, xây dựng kế hoạch giúp đỡ bạn yếu.
Tổ chức:
 Lớp trưởng
 Lớp phó học tập Lớp phó văn thể
 Tổ trưởng
Cán sự bộ môn Cán sự chức năng.
 Tổ phó
c) Hình thức hoạt động
	Chỉ định đội ngũ cám bộ lớp trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ học sinh.
Trao cho học sinh nhiệm vụ trước tập thể lớp.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện hoạt động:
	Bản sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
	Bảng ghi nhiệm vụ cán bộ lớp.
	Các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp.
Về tổ chức:
Bảng sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
Bảng nhiệm vụ cán bộ lớp.
Học sinh chuẩn bị ý kiến lựa chọn đội ngũ cán bộ có đủ năng lực điều hành hoạt động chung. 
4/ Tiến hành hoạt động :
Định hướng cho tập thể lớp về: 
 + Sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp.
 + Nêu nhiệm vụ của cán bộ lớp.
Trao nhiệm vụ cho cán bộ lớp.
Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta kết đoàn của Mộng Lân.
5/ Rút kinh nghiệm – Đánh giá kết quả:
Nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của học sinh.
Động viên đội ngũ cán bộ lớp cố gắng làm tốt nhiệm vụ. 
 HOẠT ĐỘNG 3
NGHE GIỚI THIỆU 
VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
1/ Yêu cầu giáo dục:
Nắm vững ý nghĩa, những truyền thống cơ bản của nhà trường
Xác định nhiện vụ của học sinh lớp 6 trong việc phát huy truyền thống nhà trường.
Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân và lớp.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường..
Về học tập, rèn luyện, các thành tích khác:
 + Học tập, đạo đức: Có nhiều học sinh giỏi các cấp từng đạt trường tiên tiến cấp tỉnh.
 Học sinh ngoan, có hướng phấn đấu rèn luyện đạo đức tác phong tốt.
Hình thức hoạt động:
Nghe giới thiệu – thảo luận.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện hoạt động: Chuẩn bị vài sơ đồ về cơ cấu, tổ chức của trường, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
Về tổ chức:
Cơ cấu tổ chức: HT, HPCM, Đoàn TN, Đội TN.
Đội ngũ thầy cô: Có nhiều thầy cô đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, cấp thị.
Có đội ngũ học sinh giỏi các môn: Anh, Toán, Lý 
4/ Tiến hành hoạt động:
Lý do sinh hoạt: Giới thiệu truyền thống nhà trường.
Cơ cấu tổ chức trường:
 + Tổng số 27 lớp; 
 + Tổng số giáo viên, cán bộ công nhân viên: 55
 + Ban giám hiệu: Thầy Chế Văn Ngọc – Hiệu trưởng
	 Thầy Hùynh Văn Chín – HPCM.
 + Các đoàn thể: Cô Nguyễn Thị Hồng Tâm – CTCĐ. 
 + Các thầy cô giáo theo bộ môn.
Học sinh thảo luận:
 + Qua những truyền thống của trường, em học tập được gì?
 + Em có suy nghĩ gì về hướng phấn đấu của mình để phát huy truyền thống đó của nhà trường.
 + Em nêu sơ lược kế hoạch hành động của mình.
5/ Kết thúc hoạt động: Nhận xét về nhận thức của học sinh.
Tuyên dương, góp ý phê bình.
HOẠT ĐỘNG 4
TẬP CÁC BÀI HÁT QUY ĐỊNH
1/ Yêu cầu giáo dục:
Học sinh phải thuộc và nhớ các bài hát quy định.
Học tập và rèn luyện các bài quy định.
Hào hứng, phấn khởi và có trách nhiệm học các bài hát quy định.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:Học sinh thuộc để sử dụng trong hoạt động chung.
Hình thức hoạt động:
Học bài hát: Lớp chúng ta kết đoàn.
Lớp phó văn thể hát mẫu à lớp tập theo.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
Tập bài hát quy định: Lớp chúng ta kết đoàn.
- Băng nhạc về các bài hát.
Về tổ chức:
Học sinh nghe bài hát trước.
Lớp phó văn thể tập cho cả lớp.
4/ Tiến hành hoạt động:
Nêu lí do:
 - Để sinh hoạt chung vào hoạt động của trường, lớp cần học những bài hát quy định.
 Một học sinh phát biểu suy nghĩ của mình
Tập hát:
 Các bài hát cần thuộc: Bài ca đi học, đi học, chào người bạn mới đến, lớp chúng ta kết đoàn, cánh chim tuổi thơ.
Cán sự văn nghệ tập 1 bài: Lớp chúng ta kết đoàn.
Từng cá nhân, học sinh, tổ, nhóm trình bày.
5/ Kết thúc hoạt động:
Động viên học sinh tích cực tập hát.
Nhận xét buổi tập.
Chủ điểm tháng 10
CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI
I – MỤC TIÊU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:
Hiểu ý nghĩa, sử dụng lời dạy của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng đầu tiên của nước VNDCCH tháng 9/1945 và thư gửi ngành giáo dục ngày 16/10/1968 .
Có thái độ đúng đắn và trách nhiệm trong học tập.
Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
II – NỘI DUNG, KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG:
Nghe giới thiệu thư Bác
Giao ước thi đua
Trao đổi kinh nghiệm học tập
Thi văn nghệ.
	 Chăm	
 ngoan	 Học giỏi
HOẠT ĐỘNG 1
NGHE GIỚI THIỆU THƯ BÁC
1/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu được sự quan tâm, chăm lo của Bác Hồ với thế hệ trẻ – Nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư.
Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tốt, rèn luyện tốt theo lời dạy của Bác kính yêu.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Trích thư BH gửihọc sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước (CHXH) VNDCCH T9. 1945.
Thư BH gửi ngành giáo dục ngày 16/10/1945.
Hình thức hoạt động:
Đọc thư Bác.
Trao đổi, thảo luận nội dung chính và ý nghĩa thư Bác.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện hoạt động: Chuẩn bị 2 bức thư
Thảo luận: Chuẩn bị câu hỏi
 + Bác khuyên học sinh phải làm gì?
 + Những câu nào trong thư Bác cần chú ý nhất? Vì sao?
 + Suy nghĩ về nhiệm vụ của mình.
- Một số tiết mục văn nghệ.
Về tổ chức: Cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động: Nghe thư Bác, thảo luận thư Bác, ca hát về BH kính yêu.
Phân công cụ thể:
 + Người điều khiển : 
 Người đọc thư Bác :
 + Nhóm trang trí: 
 + Mời đại biểu: GVCN
 + Người điều khiển văn nghệ: 
4/ Tiến hành hoạt động:
Hát tập thể: Nối vòng tay lớn.
Tuyên bố lí do (Chủ điểm tháng 10).
Giới thiệu đại biểu
Giới thiệu chương trình, giới thiệu người điều khiển, thư ký Thực hiện chương trình:
	+ Bạn Diễm Thùy đọc thư
	+ Trao đổi nội dung, ý nghĩa thư Bác.(Thảo luận)
Mời đại biểu tổng kết ý kiến, trao đổi, nhắc nhở nhiệm vụ học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Văn nghệ: Cán sự văn thể lần lượt giới thiệu các tiết mục.
5/ Kết thúc hoạ ... a hát mừng Đảng, mừng xuân.
Kế hoạch rèn luyện, phấn đấu HK 2.
	HOẠT ĐỘNG 1
	NGÀY XUÂN & NÉT ĐẸP 
	TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
1/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, của dân tộc ngày xuân, ngày Tết.
Tự hào về quê hương, về phong tục truyền thống tốt đẹp.
Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống quê hương. 
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Những phong tục, truyền thống VH ngày xuân ngày Tết của quê hương, đất nước qua sách báo, ca dao, tục ngữ, câu thơ, bài hát, điệu múa, trang ảnh và qua các truyện kể mà học sinh được nghe, được biết.
Qua những trải nghiệm thực tế mà học sinh được biết.
b) Hình thức hoạt động:
 Thi trình bày và giới thiệu kết quả sưu tầm, tìm hiểu giữa các tổ.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện hoạt động:
Mọi tư liệu sưu tầm về phong tục, tập quán truyền thống VH ngày xuân, ngày Tết.
Các bài viết liên quan (báo chí, sách)
Phấn, bảng, giấy màu trang trí.
Phần thưởng.
Về tổ chức:
Gvcn hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu tư liệu từ nhiều nguồn: ca dao, tục ngữ, thơ, bài hát, sách báo, tranh ảnh, phát thanh, truyền hình  
Phân công các tổ trưởng đôn đốc tổ viên sưu tầm, tập hợp, trưng bày sản phẩm.
Cử đại diện của tổ báo cáo.
Cử BGK: ù. Xây dựng thanh điểm: ND: 7đ; HT: 3đ
Phân định vị trí trưng bày: Lần lượt; T1 à T4.
Chuẩn bị văn nghệ: 
Trang trí:.
Phần thưởng: 
Mời đại biểu:– Cô TPT.
4/ Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Hát tập thể: Em là mầm non của Đảng
Tú Uyên giới thiệu đại biểu, tuyên bố lí do.
Giới thiệu BGK, mời BGK làm việc.
Trưng bày và giới thiệu kết quả sưu tầm:
Thời gian trưng bày: 5 phút
BGK chấm điểm theo các tiêu chí: nhiều thông tin (đặc biệt là về đp miền núi, phong tục tập quán người dân tộc thiểu số) có tính mĩ quan, khoa học, hình thức phù hợp.
Lần lượt các tổ cử đại diện, giới thiệu kết quả sưu tầm về số lượng, nội dung và minh hoạ 1 vài nội dung cụ thể: đọc thơ, hát, giới thiệu tranh, ca dao, tục ngữ  (Chú ý, tổ sau không lặp lại nội dung tổ trước đã trình bày)
BGK chấm điểm, công bố điểm.
Chương trình văn nghệ:
Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một số tiết mục tạo không khí vui tươi, sôi nổi cho cả lớp.
5/ Kết thúc hoạt động:
 Công bố điểm, phát thưởng.
nhận xét, kết thúc hoạt động.
HOẠT ĐỘNG 2
GƯƠNG SÁNG ĐẢNG VIÊN QUÊ EM
1/ Yêu cầu giáo dục : Gíup học sinh 
Tìm hiểu về cuộc đời, phẩm chất và thành tích của những Đảng viên ưu tú trong sự nghiệp CM xây dựng và bảo vệ quê hương.
Có lòng tự hào, cảm phục, yêu mến của Đảng viên ưu tú.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Truyền thống CM xây dựng và bảo vệ quê hương
Gương các Đảng viên ưu tú
Hình thức hoạt động:
Nghe nói chuyện và thảo luận.
Học sinh sưu tầm, tìm hiểu và trình bày kết quả tìm được.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện hoạt động:
Các tư liệu về truyền thống CM, truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương.
Các tư liệu về ĐV ưu tú có nhiều đóng góp cho sự nghiệp CM ở địa phương.
Về tổ chức:
Gvcn thông báo cho học sinh về nội dung và hình thức hoạt động: “ Nghe nói chuyện về ĐV ưu tú ở địa phương”.
Mọi người đều tham gia thảo luận.
Dự kiến mời báo cáo viên là Đảng viên lão thành ở trường (Thầy Đề)
Lớp trưởng điều khiển
Mời đại biểu.
4/ Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Hát tập thể bài: Đảng đã cho ta mùa xuân
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
Giới thiệu báo cáo viên.
Nghe nói chuyện và thảo luận:
Lớp trưởng mời báo cáo viên nói chuyện.
 Báo cáo viên nói chuyện về tình hình địa phương, về truyền thống CM và các ĐV ưu tú
Văn nghệ:
Trình bày các tiết mục văn nghệ.
5/ Kết thúc hoạt động:
Gvcn phát biểu ý kiến, cảm ơn báo cáo viên.
Người điều khiển nhận xét, kết thúc hoạt động.
HOẠT ĐỘNG 3
CHÚNG EM CA HÁT
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
1/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: 
Phát huy khả năng văn nghệ của lớp, củng cố cho học sinh niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hương đất nước, về mùa xuân dân tộc. Từ đó, động viên học sinh phấn khởi, lạc quan, hoạt động tốt, rèn luyện tốt.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung: 
 Những bài hát, bài thơ, điệu múa  ca ngợi Đảng, quê hương, đất nước, ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân.
Hình thức hoạt động:
 Thi văn nghệ giữa các tổ.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị
Một vài dụng cụ (nếu có)
Câu hỏi thi (VD: Bạn hãy trình bày bài hát co hai từ ‘Mùa xuân”, hãy đọc 1 bài thơ 
 - Bản quy ước về thang điểm cho giám khảo.
Phần thưởng
Về tổ chức:
Gvcn nêu yêu cầu hoạt động, kế hoạch và thời gian tiến hành với cả lớp, hướng dẫn học sinh sưu tầm các bài thơ, bài hát, điệu múa về Đảng, về mùa xuân.
Nêu hình thức thi cho các tổ tập luyện
Cử BGK: Lớp trưởng, lớp phó văn thể, gvcn.
Cử người dẫn chương trình: 
Chuẩn bị câu hỏi và chương trình điều khiển
Phân công trang trí:.
Chuẩn bị phần thưởng: 
Mời đại biểu.
4/ Tiến hành hoạt động:
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 
Giới thiệu ban giám khảo 
Nêu thể lệ cuộc thi giữa các tổ, sau mỗi câu hỏi, tổ nào cắm cờ báo trước sẽ trình bày trước.
Người dẫn CT nêu câu hỏi, các tổ thể hiện BGK đánh giá, chấm điểm, ghi điểm lên bảng.
5/ Kết thúc hoạt động:
Công bố tổng số điểm – trao phần thưởng
Nhận xét ý thức, thái độ tham gia hoạt động của lớp và kết quả hoạt động, tuyên bố kết thúc hoạt động
HOẠT ĐỘNG 4
KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN,
PHẤN ĐẤU HK 2
1/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu được nội dung, biện pháp, kế hoạch rèn luyện phấn đấu của lớp để đạt kết quả tốt cuối năm học.
Có thái độ nghiêm túc, có ý chí quyết tâm phấn đấu tiến bộ.
Tích cực thực hiện, các kỹ năng, các phương pháp học tập và rèn luyện theo kế hoạch của lớp.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Các chỉ tiêu phấn đấu của lớp về học tập, rèn luyện đạo đức trong HK 2 (Lớp trưởng soạn – cán bộ lớp bổ sung).
Các biện pháp và kế hoạch cụ thể.
Hình thức hoạt động:
Thảo luận, thống nhất biện pháp và kế hoạch.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
Về phương diện hoạt động:
Bản kế hoạch và biện pháp phấn đấu của tổ.
Bản kế hoạch và biện pháp phấn đấu của lớp.
Các câu hỏi thảo luận.
Về tổ chức:
 Gvcn cố vấn cho cán bộ lớp xây dựng kế hoạch, xác định chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong HK 2.
Trên cơ sở bản dự thảo kế hoạch của lớp, các tổ trưởng xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp hoạt động của tổ.
Cử lớp trưởng điều khiển hoạt động .
Gvcn cùng lớp trưởng xây dựng hệ thống các câu hỏi để lớp thảo luận.
Phân công thư ký ghi biên bản thảo luận.
Chuẩn bị chương trình văn nghệ (1 tổ 1 tiết mục).
4/ Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Hát tập thể.
Nêu lí do và yêu cầu hoạt động.
Thảo luận biện pháp, kế hoạch:
Lớp trưởng nêu chỉ tiêu phấn đấu HK 2 cụ thể (VD: kết quả học tập đạt bao nhiêu giỏi, khá, trung bình, , không có điểm kiểm tra miệng dưới 5  , về đạo đức: bao nhiêu phần trăm tốt, khá , không đi muộn, không quay cóp  ) cho lớp thảo luận, thống nhất.
Sau khi lớp đã nhất trí các chỉ tiêu, (ghi rõ vào sổ tay liên lạc cá nhân), các tổ cử cá nhân đại diện thể hiện quyết tâm của tổ – nêu chỉ tiêu rèn luyện cụ thể của tổ.
Chương trình văn nghệ:
Các tiết mục lần lượt lên diễn.
5/ Kết thúc hoạt động: 
Lớp trưởng tổng kết thảo luận.
Thư ký thông qua biên bản, lấy biểu quyết.
 * Chủ điểm tháng 3
	 TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
I – MỤC TIÊU GIÁO DỤC: Giúp học sinh:
Hiểu nội dung, ý nghĩa ngày thành lập Đoàn (26.3.1931) và những nét lớn về truyền thống vẻ vang của Đoàn.
Tự hào và tôn trọng tổ chức Đoàn
Rèn luyện phong cách ĐVTNTPHCM, tích cực trong học tập và sinh hoạt tập thể.
II – NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH TRONG THÁNG:
Hướng dẫn chuẩn bị nội dung và phương tiện hoạt động cho ngày 8.3
Chúng em ca hát mừng mẹ, mừng cô 
Nghe nói chuyện về ngày thành lập Đoàn.
Nghe nói chuyện về gương sáng Đoàn viên
Chuẩn bị tham gia hội trại 26.3.
HOẠT ĐỘNG 1
HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ NỘI DUNG 
VÀ PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG CHO NGÀY 8.3
1/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu ý nghĩa ngày 8/3 (Ngày hội của PN thế giới nói chung và PNVN nói riêng, là ngày vui của bà, mẹ, cô giáo và các bạn nữ)
Ca hát mừng mẹ, mừng cô là những lời gởi gắm tình cảm, sự biết ơn, lòng kính trọng với bà, mẹ, cô, là sự tôn trọng và bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho hoạt động ngày.
2/ Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung: Sưu tầm bài hát, bài thơ, chuyện kể, tranh ảnh về người phụ nữ, tổ chức vui văn nghệ chủ đề về mẹ và cô.
Hình thức hoạt động:
Thi hát về mẹ và cô + chúc mừng. 
Thi đọc thơ, kể chuyện về mẹ và cô.
Phát biểu cảm nghĩ về mẹ và cô.
3/ Chuẩn bị hoạt động:
Phương tiện hoạt động:
Tư liệu về ngày 8/3.
Tư liệu về truyền thống PNVN
Tư liệu về các CBCNV – Giáo viên ở trường và phong trào PN tại địa phương.
Tổ chức:
Giáo viên thông báo nội dung và hình thức hoạt động.
Lập ban tổ chức: 3 em
Lập BGK : 5 em
Mời đại biểu. 
4/ Tiến hành hoạt động:
Khởi động: Hát tập thể bài: “Mùng tám tháng 3”.
Tổ chức hoạt động:
Giáo viên nêu yêu cầu chuẩn bị cho học sinh.
+ Mỗi tổ sưu tầm thơ, truyện, tranh ảnh 
+ Thi văn nghệ giữa các tổ
Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành phân công chuẩn bị.
Thời gian: 8/3/2004
+ Địa điểm:.
5/ Kết thúc hoạt động:
Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị tốt.
Hát tập thể: Mẹ của em ở trường.

Tài liệu đính kèm:

  • dochoat dong NGLL6.doc