Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Cả năm

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Cả năm

CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 9

 THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP

 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

 Hoạt động 1:

 Vị Trí , Vai Trò Của Người Thanh Niên HọcSinhTHPT

 Trong Sự Nghiệp Công Nghiệp Hóa , Hiện Đại Hóa

 Đất Nước    

I. Mục tiêu:

 HS hiểu được vai trò, vị trí của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH; hiểu thanh niên HS có quyền và nghĩa vụ tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

 Có thái độ tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

 Xác định được trách nhiệm của thanh niên HS trong công cuộc xây dựng đất nước, từ đó tích cực học tập và rèn luyện.

II. Nội dung :

1/ GVCN cung cấp cho HS các kiến thức :

 + Công nghiệp hóa là gì ?

 + Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như hiện nay được không?

 + Con người sống trong thời đại CNH, HĐH sẽ như thế nào?

2/ Hướng dẫn cho HS thảo luận về các vấn đề :

 + CNH, HĐH có tầm quan trọng như thế nào trong xây dựng và phát triển đất nước ? CNH, HĐH

có thể mang lại cho nhân dân nói chung, cho HS nói riêng những gì ?

 + Để thực hiện CNH, HĐH, cần có những điều kiện gì về con người ?

 + Muốn có con người đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH chúng ta phải làm thế nào ?

 + HS còn đang đi học nhưng có quyền và có thể tham gia vào sự nghiệp CNH, HĐH không ?

 

doc 47 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1063Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 10 - Cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 9
 THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP
	CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
	 Hoạt động 1:
 Vò Trí , Vai Troø Cuûa Ngöôøi Thanh Nieân HoïcSinhTHPT
 Trong Söï Nghieäp Coâng Nghieäp Hoùa , Hieän Ñaïi Hoùa 
 Ñaát Nöôùc	
	 — & –	
I. Mục tiêu:
F HS hiểu được vai trò, vị trí của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH; hiểu thanh niên HS có quyền và nghĩa vụ tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
F Có thái độ tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
F Xác định được trách nhiệm của thanh niên HS trong công cuộc xây dựng đất nước, từ đó tích cực học tập và rèn luyện. 
II. Nội dung :
1/ GVCN cung cấp cho HS các kiến thức : 
 + Công nghiệp hóa là gì ?
 + Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như hiện nay được không?
 + Con người sống trong thời đại CNH, HĐH sẽ như thế nào?
2/ Hướng dẫn cho HS thảo luận về các vấn đề :
 + CNH, HĐH có tầm quan trọng như thế nào trong xây dựng và phát triển đất nước ? CNH, HĐH 
có thể mang lại cho nhân dân nói chung, cho HS nói riêng những gì ?
 + Để thực hiện CNH, HĐH, cần có những điều kiện gì về con người ?
 + Muốn có con người đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH chúng ta phải làm thế nào ? 
 + HS còn đang đi học nhưng có quyền và có thể tham gia vào sự nghiệp CNH, HĐH không ? Bằng 
cách nào?
- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH là gì ?
- Muốn làm tròn trách nhiệm đó, học sinh phải làm thế nào? 
III. Chuẩn bị:
* GV: 
- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động để cung cấp cho HS. Vận dụng các Điều 
12, 13, 27, 29 trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em để hướng dẫn HS tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các quyền nói trên trong thực tế.
- Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS khai thác nội dung hoạt động dưới dạng hỏi – đáp .
- Giao cho cán bộ lớp phân công các tổ chuẩn bị câu trả lời.
- Bảng ô chữ.
* HS: 
- Tổ trưởng phân công tổ viên thu thập tài liệu cần thiết, chuẩn bị câu trả lời.
- Tìm những vd minh họa CNH, HĐH . 
- Trang trí lớp .
- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ.
- Phân công chủ tọa chương trình, thư ký.
IV. Tổ chức hoạt động:
1/ Khởi động:
- LPVN cho lớp hát bài “Thanh niên làm theo lời Bác”.
- Chủ tọa giới thiệu hoạt động - đại biểu – chương trình.
2/ MC sinh hoạt: 
Chia lớp làm 4 tổ - Mỗi câu trả lời đúng thư ký ghi 10 điểm.
- Phần 1: Thảo luận, trao đổi.
 + Câu 1: Bạn hiểu thế nào về CNH, HĐH ?
 + Câu 2: Giới thiệu khu công nghiệp mà em biết, vai trò của nó ?
 + Câu 3: Vai trò của CNH, HĐH trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước.
- Phần 2: Văn nghệ.
- Phần 3: Trò chơi ô chữ.
 + Câu 1: Môn học nào ở lớp 10 mà cấp 2 chưa học ?
 + Câu 2: Nhà Bè có khu chế xuất nào ?
 + Câu 3: Ngành tạo ra sản phẩm quần áo, sản xuất theo dây chuyền ?
 + Câu 4: Công trình xây dựng đánh dấu bước phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long ?
T
I
N
H
Ọ
C
T
Â
N
T
H
U
Ậ
N
M
A
Y
C
Ô
N
G
N
G
H
I
Ệ
P
C
Ầ
U
M
Ỹ
T
H
U
Ậ
N
- Phần 4: 
 + HS còn đang đi học nhưng có quyền và có thể tham gia vào sự nghiệp CNH, HĐH không? Tại sao?
 + Để thực hiện được CNH, HĐH chúng ta phải làm thế nào ?
 + Vai trò, trách nhiệm của HS phải làm gì?
V. Kết thúc hoạt động:
- GVCN đánh giá kết quả hoạt động của mỗi HS.
- Thư ký tổng kết, phát thưởng.
 — & –
I. Mục tiêu:
w HS hiểu được ý nghĩa, tác dụng và yêu cầu của phương pháp học tập tích cực. Trên cơ sở đó, các em có quyền được biểu đạt và lựa chọn cho mình phương pháp học tập phù hợp với điều kiện và khả năng 
học tập của bản thân.
w Có ý thức sẵn sàng giúp đỡ bạn, cùng nhau khắc phục khó khăn, học theo phương pháp học tập tích cực.
w Bước đầu biết vận dụng phương pháp học tập tích cực vào các tiết học, môn học cụ thể.
II. Nội dung hoạt động: Cho HS thảo luận để hiểu được và vận dụng các nội dung:
1. Sự cần thiết phải học tập theo phương pháp tích cực.
2. Hiểu biết thế nào là phương pháp học tập tích cực.
3.Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực.
4. Vận dụng phương pháp học tập tích cực vào môn học, tiết học cụ thể .
III. Chuẩn bị:
ú GV:
- Định hướng HS những nội dung nêu trên về phương pháp học tập tích cực, chú trọng Mục II.3.
- Chuẩn bị về nội dung, câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận về cách sử dụng phương pháp học tập tích cực trong một môn học, tiết học cụ thể : cách học theo SGK, cách đặt vấn đề thắc mắc, cách lĩnh hội kiến thức của môn học, tiết học.
- Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra HS ngay sau khi thảo luận.
- Tất cả những công việc chuẩn bị của GV đều phải lưu ý quán triệt một số Điều trong Công ước Liên
hợp quốc về Quyền trẻ em (như khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 29) để khi tổ chức thực hiện hoạt động 
HS sẽ được thực hiện quyền trẻ em của mình trong học tập.
ú HS:
- Tìm hiểu về các vấn đề do GVCN nêu ra, hình thành những suy nghĩ riêng của mình về những vấn đề đó.
- Mỗi bạn có thể viết một bản thu hoạch về kinh nghiệm học tập của bản thân để trao đổi, bên cạnh đó nên phân công mỗi tổ chuẩn bị sâu hơn một vấn đề nào đó để phần chuẩn bị cá nhân không trùng nhau
- Cử 2 bạn điều khiển cuộc thảo luận, 1 thư ký để ghi lại các ý kiến phát biểu của các bạn trong lớp.
- Mời Thầy (Cô) đến dự để hướng dẫn thêm cách đọc sách, cách thu thập tài liệu phục vụ học tập, mời một số bạn học giỏi trong lớp hoặc ở lớp trên lên phát biểu, chia sẻ những kinh nghiệm học tập của mình.
- Chuẩn bị trang trí. 
IV.Tổ chức hoạt động:
Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP
 HỌC TẬP TÍCH CỰC
 — & –
- Người dẫn chương trình nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của hoạt động.
- Người dẫn chương trình điều khiển thảo luận, yêu cầu cả lớp chú ý lắng nghe ý kiến của các bạn khác để có thể cùng trao đổi.
- Mời Thầy (Cô) đến dự, phát biểu ý kiến.
- Các bạn có nhất trí với ý kiến đó không? Hoặc có bạn cho rằng: Tôi không có điều kiện học tập theo pp mới, tôi chỉ có thể học tập theo cách học từ trước đến nay. Như vậy , tôi có gì sai không? Vì sao?
- Giải thích cho các bạn hiểu: Việc lựa chọn phương pháp học tập là quyền của mỗi HS. Nhưng nên lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả để nâng cao kết quả học tập của bản thân, hình thành cho mình phương pháp làm việc khoa học để sau này có điều kiện đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp chung.
- Ngoài các ý kiến được chuẩn bị sâu, cần mời thêm một số bạn trình bày những kinh nghiệm học tập
hoặc nêu những băn khoăn, vướng mắc của mình về phương pháp học tập để cùng trao đổi. Mỗi người có thể có những kinh nghiệm khác nhau, không nên áp đặt ý kiến cho các bạn khác, để mỗi bạn tự do phát biểu ý kiến cá nhân, chỉ hướng cho các bạn lựa chọn cách học tập tích cực, hiệu quả và phù hợp với bản thân.
- Nếu các ý kiến thống nhất thì chủ tọa đưa ra kết luận buổi thảo luận, nếu chưa thống nhất thì ghi lại những vấn đề cần thiết để tiết sau tiếp tục thảo luận .
- Khi phát biểu ý kiến với HS, GVCN nên khuyến khích các em phát biểu những ý kiến khác nhau về phương pháp học tập; phân tích các mặt hợp lý và chưa hợp lý của các ý kiến đó để đi đến sự thống nhất: Mỗi HS có cách học khác nhau, nhưng các em đều phải tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức trong sách vở, trên thực tế và do Thầy (Cô) cung cấp.
- Cuối cùng, GVCN khẳng định lại ý kiến thảo luận của HS về cách thức thực hiện phương pháp học tập tích cực và giới thiệu tên bài học của 1 – 2 tiết học mà HS sẽ thảo luận việc vận dụng phương pháp học tập tích cực; cho HS đọc trước và yêu cầu các em trình bày cách học các tiết đó theo phương pháp tích cực, những khó khăn gặp phải và cách khắc phục.
Phần 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TÍCH CỰC TRONG MÔN HỌC, TIẾT HỌC CỤ THỂ
 — & –
- GVCN nhắc lại mục đích, yêu cầu là vận dụng phương pháp học tập tích cực vào môn học, tiết học 
cụ thể sao cho phát triển được tối đa khả năng của HS.
- Nêu đặc điểm môn học, đặc điểm – yêu cầu của 1-2 tiết học cụ thể đã cho HS đọc trước, giao cho 
người dẫn chương trình điều khiển lớp thảo luận dưới hình thức hái hoa ,cho HS chuẩn bị trước các
cách vận dụng phương pháp học tập tích cực vào môn học, tiết học cụ thể và các thắc mắc.
 + Sự cần thiết phải học tập theo phương pháp học tập tích cực . 
 + Thế nào là phương pháp học tập tích cực ?
 + Tác dụng của phương pháp học tập tích cực ?
 + Yêu cầu và điều kiện của phương pháp học tập tích cực ?
 + Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực ?
 + Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện phương pháp học tập tích cực ?
 + Biện pháp khắc phục khó khăn? 
- GVCN chuẩn bị những phương án giải đáp thắc mắc, giải quyết các khó khăn gặp phải khi học theo 
phương pháp học tập tích cực .
- Cho HS kể chuyện về các gương hiếu học, chia sẻ kinh nghiệm bản thân.
V. Kết thúc hoạt động:
- Yêu cầu HS viết thu hoạch về phương pháp học tập của mình.
- Giao cho các tổ chấm chéo bản thu hoạch của nhau.
 THI TÌM HIỂU
 — & –
I. Mục tiêu:
w HS nắm được quyền và nghĩa vụ học tập của mình và một số vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục có liên quan trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của người học sinh.
w Có ý thức tôn trọng và có trách nhiệm với việc thực hiện Luật Giáo dục.
w Thực hiện và vận động những người xung quanh thực hiện tốt các điều khoản của Luật Giáo dục trong phạm vi trách nhiệm của người học sinh.
II. Nội dung hoạt động:
- Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản trong Luật Giáo dục (2005) dưới hình thức thi hái hoa.
- Định hướng cho HS chú trọng vào các điều khoản có liên quan đến mình như:
 * Điều 10 Chương I.
 * Mục 2 Chương II , Điều 27,28.
 * Mục 1 Chương III, Điều 48.
 * Chương V, Điều 83, 85, 86.
- Cho HS đọc, học trước một số điều trong Luật Giáo dục . 
III. Chuẩn bị:
ú GV: 
- Cung cấp cho HS tài liệu về Luật Giáo dục.
- Hướng dẫn cho HS đọc những điều gắn với nhà trường, gia đình, người học ở Chương III,Chương V,
Chương VI và những vấn đề có liên quan ở chương khác: 
- Soạn10 câu hỏi thi hái hoa dân chủ:
 1/ Luật Giáo Dục 2005 gồm mấy chương, bao nhiêu điều ?
 2/ Luật Giáo Dục 2005 có hiệu lực từ ngày nào ?
 3/ “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” được ghi ở điều mấy?
 4/ Điều 27 của Luật Giáo Dục 2005 nói gì?
 5/ Câu mở đầu của điều 10 là gì ?
 6/ Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo loại hình nào?
 7/ Nhiệm vụ của người học được qui định ở điều nào?
 8/ “Tôn trọng Nhà Giáo, Cán bộ và Nhân viên nhà trường , cơ sở giáo dục khác” ghi ở điều mấy ?
 9/ Điều 88 nói gì ?
 10/ Khoản 2 điều 88 qui định gì ?
ú HS:
- Đọc trước để nắm vững các điều luật trong 6 chương, chú trọng nhiều hơn đến các điều luật liên quan trực tiếp đến HS.
- Chia lớp làm 2 đội .
- Cử 2 người dẫn chương trình và 1 thư ký ghi điểm cho hai đội.
- Chuẩn bị cây hoa và giấy viết câu hỏi gắn lên cây. 
IV. Tổ chức hoạt động: Thi hái hoa ... ương trình hướng dẫn lớp tọa đàm theo một số câu hỏi hay vấn đề mà giáo viên đã xây dựng theo phương châm để mọi học sinh đều có đủ khả năng bày tỏ quan điểm của mình.
- Đại diện các tổ trình bày ý kiến của mình. Khi trình bày nên giới thiệu một vài tư liệu đã sưu tầm được để minh họa.
- Các thành viên trong lớp bổ sung ý kiến theo cách hiểu của bản thân về công lao của Bác, dành cho thế hệ trẻ. Mỗi học sinh tự trình bày ý kiến cho các bạn cùng nghe. Có thể liên hệ thực tế ở địa phương mình
- Giáo viên phát biểu ý kiến của mình hoặc có thể tổng hợp ý kiến của học sinh và nêu lên một số điểm để các em khắc sâu trong tình cảm và nhận thức của mình.
 * Hoạt động 2:
- Hình thức có thể là: biểu diễn các bài hát liên khúc, đọc các bài thơ hay một truyện ngắn có liên quan đến nội dung hoạt động.
V/ Kết Thúc:
- Chủ tọa nhận xét chung về ý thức tham gia hoạt động của lớp, đồng thời cũng chỉ ra cụ thể các 
 cá nhân, nhóm , tổ có nhiều ý kiến hay, có chất lượng.
- Nhắc nhở toàn lớp chuẩn bị cho hoạt động sau.
HOẠT ĐỘNG 2
 Vaên Ngheä :
 Nhöõng Baøi Ca Daâng Baùc
  & œ	
I/ Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được cách tổ chức và điều khiển một chương trình văn nghệ của tập thể lớp phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
- Tăng thêm lòng tự hào và tình cảm kính trọng, biết ơn BácHồ vĩ đại.
- Có ý thức tích cực và sẵn sàng tham gia vào phong trào văn hóa, văn nghệ của lớp.
II / Nội Dung:
 1) Ca ngợi công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, với sự nghiệp cách mạng
 vẻ vang của đất nước:
 * Có rất nhiều bài thơ, bài hát đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp và những công lao to lớn của Bác mà lớp lớp con cháu đều có thể biết và cần phải biết. Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” , để thế hệ trẻ luôn nhớ về Bác như một người ông, người cha thân thiết.
 2) Tình cảm của Bác Hồ dành cho thế hệ trẻ:
* Suốt đời Bác luôn dành những tình cảm thân thương nhất cho thế hệ trẻ. Những tình cảm đó được ghi lại trong các bài hát, bài thơ hay những câu chuyện cảm động.
* Hoạt động văn nghệ “ Những bài hát dâng Bác” phản ánh tình cảm, thái độ của thế hệ trẻ đối với Bác kính yêu. Thông qua việc trình diễn các tiết mục văn nghệ, các truyện kể, tiểu phẩm, học sinh thể hiện được thái độ của mình đối với Bác.
III / Công Tác Chuẩn Bị:
 1) Giáo Viên:
- Phổ biến mục đích yêu cầu của hoạt động để định hướng cho học sinh chuẩn bị.
- Giao cho đội ngũ cán bộ lớp thiết kế và nội dung hoạt động.
 2) Học Sinh:
- Cán bộ lớp họp bàn về hình thức của hoạt động, số lượng các tiết mục, thể loại tiết mục và xây dựng chương trình biểu diễn.
- Hình thức hoạt động có thể là biểu diễn văn nghệ, trò chơi âm nhạc “ Nghe câu hát đoán tên bài hát và tác giả” .
- Giao cho mỗi tổ chuẩn bị 4 – 5 tiết mục với các thể loại khác nhau như: hát đọc thơ, kể chuyện, chơi nhạc cụSau đó cán bộ lớp tập hợp và sắp xếp chương trình.
 - Có thể gợi ý một số câu trong bài hát về Bác để học sinh chơi trò chơi âm nhạc:
 * “ Trông vời lưng núi, Khuổi Nậm rì rào núi cao tầng mây..” ( Tiếng hát giữa rừng Pác Bó của 8 Nguyễn Tài Tuệ).
 * “ Tôi hát ngàn lời ca, bao la hơn những cánh đồng, mênh mông hơn mặt Biển Đông, êm đềm 
 hơn những dòng sông” ( Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người của Trần Kiết Tường ).
 * “ Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên”( Thanh niên làm theo lời Bác của 
 Hoàng Hà ).
 * “ Bác Hồ - Ngưòi là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại” 
 ( Bác Hồ tình yêu bao la của Thuận Yến ).
 * “ Nơi đây có túp liều nhỏ xinh ” ( Từ Razơlip đến Pác Bó của Phan Long ).
 * “ Ngàn đài hoa kính dâng lên Người”( Hát bên tượng đài Hồ Chí Minh của Lưu Hữu Phước ).
 * “ Giữa Mạc Tư Khoa, tôi nghe ơ ơ ơ, nghe câu hò Nghệ Tĩnh” ( Giữa Mạc Tư Khoa 
 nghe câu hò Nghệ Tĩnh của Trần Hoàn ).
 * “ Bác kính yêu đang cùng chúng cháu hành quân. Hôm nay Bác gọi cả non sông đáp lời” 
 ( Bác đang cùng chúng cháu hành quân của Huy Thục ).
 * “ Đất nước nghiêng mình, đời đời nhớ ơn, tên Người sống mãi với non sông Việt Nam ” 
 ( Người là niềm tin tất thắng của Chu Minh ) .
 * “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” ( Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn 
 thiếu niên nhi đồng của Phong Nhã ).
- Tùy theo số bài hát đã tập hợp được để tổ chức trò chơi âm nhạc mà lựa chọn một số học sinh chuẩn bị trước những câu hát, phục vụ trò chơi. Cử ban giám khảo cho trò chơi này.
IV/ Tổ Chức Hoạt Động:
 * Có thể gợi ý một chương trình hoạt động “ Những bài ca dâng Bác” với thời gian 1 tiết như sau:
 a) Hoạt động thứ nhất: 
 * Biểu diễn văn nghệ ( 20 phút ).
+ Người dẫn chương trình giới thiệu ý nghĩa của hoạt động và mời GVCN cùng các bạn trong lớp thưởng thức các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
+ Lần lượt các bạn có tiết mục văn nghệ lên trình diễn theo sự giới thiệu của người dẫn chương trình.
 b) Hoạt động thứ hai: 
 * Trò chơi âm nhạc ( 20 phút ).
+ Người dẫn chương trình nêu cách chơi: Khi nghe câu hát do một bạn trong lớp hát , hai đội phải nhanh chóng đoán đựơc tên bài hát, tên tác giả. Đội nào đoán nhanh và chính xác, đội đó được ghi điểm Lần lượt những câu hát được hát lên. Hai đội thi nhau đoán Ban giám khảo ghi điểm cho từng đội.
+ Trò chơi được bắt đầu dưới sự điều khiển của người dẫn chương trình.
+ Sau khi ban giám khảo công bố điểm, cả lớp hát một bài hát tập thể.
V / Kết Thúc: 
- Cán bộ lớp biểu dương đội có số điểm cao nhất, nếu có tặng phẩm thì càng có ý nghĩa.
- Nhận xét chung về kết quả hoạt động của lớp.
 Lôøi Baùc Daïy Thanh Nieân
 — & –
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được những lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên, đồng thời xác định trách nhiệm phải thực hiện tốt những lời dạy của Người.
- Biết thể hiện lòng quyết tâm thực hiện lời Bác dạy trong học tập và rèn luyện ; có kỷ năng phân tích, tổng hợp và khái quát ý nghĩa những lời Bác dạy thanh niên.
- Ghi nhớ và sẵn sàng làm theo những lời Bác dạy đối với thanh niên , phê phán những thái độ và hành vi thiếu ý chí phấn đấu.
II Nội Dung:
 * Bác dạy thanh niên nhiều điều. Nội dung những lời dạy 
 của Bác rất phong phú. Đối với hoạt động này, có thể tập trung vào một số nội dung sau:
 1) Thanh niên là lực lượng tiên phong trong mọihoạt động của tập thể:
-Thanh niên là những người trẻ , khỏe có khả năng “ dời non, lấp biển” , có thể đi đầu trong công việc.
- Khả năng tiếp nhận các tri thức mới, những thông tin mới của thanh niên khá nhanh nhạy.
- Thanh niên là đại diện cho lớp công dân mới của đất nước - những chủ nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 2) Thanh niên phải thể hiện ý chí vươn lên trong học tập:
- Thanh niên học sinh có nhiệm vụ chính là học tập. Họ phải hiểu là công việc đầy khó khăn, đòi hỏi phải có ý chí quyết tâm cao. Do đó, khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, họ phải thể hiện tinh thần chăm chỉ, nổ lực trong học tập, tu, dưỡng theo đúng lời Bác dạy: “ Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”.
-Ý chí vươn lên thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch học tập cụ thể và quyết tâm thực hiện kế hoạch 
 3) Xác định trách nhiệm của người thanh niên trong nhà trường THPT:
 - Trách nhiệm đối với học tập và với sự trưởng thành của bản thân.
 - Trách nhiệm đối với hoạt động chung.	
 - Trách nhiệm đối với bạn bè, với Thầy Cô.
 - Trách nhiệm đối với gia đình , dòng tộc
 - Trách nhiệm đối với các phong trào ở địa phương.
 Đây là nội dung rất cần thiết mà tại cuộc tọa đàm, tất cả học sinh đều phải có ý kiến tranh luận.
III. Công Tác Chuẩn Bị:
 1) Giáo Viên:
-Gợi ý một vài lời dạy của Bác dành cho thanh niên để học sinh tìm hiểu, suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến phát biểu tại cuộc tọa đàm. Đây là hoạt động có nhiều khả năng giúp học sinh thực hiện quyền trẻ em tại các điều 12, 13, 31 của Công ước LHQ về quyền trẻ em đã nêu rõ. Vì vậy giáo viên cần lưu ý khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào hoạt động tìm hiểu này để các em có cơ hợi tiếp nhận thông tin về Bác Hồ.
- Chuẩn bị một số đáp án để giải thích, làm rõ thêm những ý kiến trình bày của học sinh.
- Giao cho Ban Chấp Hành Chi Đoàn phối hợp với cán bộ lớp chủ trì cuộc tọa đàm.
 2) Học Sinh:
- Ban CHCĐ cùng cán bộ lớp chuẩn bị một số câu hỏi để thảo luận, chương trình cuộc tọa đàm, mời GVCN cùng tham gia điều khiển chương trình.
- Mỗi học sinh đều phải chuẩn bị ý kiến của mình, nếu ghi thành văn bản thì sẽ thuận lợi hơn khi trình bày tại cuộc tọa đàm. Tổ chức thi đua để mọi học sinh đều có cơ hội hình thành quan điểm riêng của mình về những lời Bác dạy.
- Cử một vài học sinh có thành tích học tập tốt chuẩn bị trình bày những kinh nghiệm xây dựng kế hoạch học tập để đạt kết quả tốt.
- Cử thư ký ghi chép.
- Chuẩn bị khẩu hiệu có ghi lời Bác ( để treo tại lớp )
- Làm phiếu câu hỏi phục vụ cho các hoạt động bốc thăm.
- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
IV. Tổ Chức Hoạt Động:
 Tiết 1:
 * Hoạt động 1: Vị trí ,vai trò của thanh niên trong xã hội.
 + Chủ tọa nêu một số câu hỏi để các thành viên trong lớp cùng thảo luận, Chẳng hạn như:
µ Vì sao nói thanh niên là lực lượng tiên phong các hoạt động của tập thể ?
µ Bác dạy “ Đâu cần, thanh niên có
 Đâu khó có thanh niên”.
 Bạn hiểu lời dạy của Bác như thế nào ? Hãy bày tỏ ý kiến của mình.
µ Bạn hãy cho biết ví trí, vai trò của thanh niên trong thời kỳ đổi mới của đất nước.
 + Học sinh cả lớp cùng nhau thảo luận: mỗi tổ cử đại diện ( hoặc học sinh xung phong ) trình bày ý kiến của tổ mình. Chủ tọa tóm tắt các ý kiến và gợi ý những người khác tiếp tục phát biểu. Giáo viên chủ nhiệm tham gia ý kiến với tư cách như một “cố vấn chuyên môn”, giúp chủ tọa giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của các bạn.
 * Hoạt động 2: Học tập là nhiệm vụ chính của thanh niên học sinh:
- Chủ tọa mời một vài bạn có thành tích tốt trong học tập lên trình bày kinh nghiệm của mình.
- Lớp cùng nhau trao đổi, phân tích những kinh nghiệm đó của bạn mình, rút ra những điều cần học tập ở bạn .
- Xen kẻ với việc trao đổi là một vài tiết mục văn nghệ giúp cho không khí của cuộc tọa đàm thêm vui vẻ, hấp dẫn .
 Tiết 2:
 * Hoạt động 1: Trách nhiệm của thanh niên học sinh:
- Chủ tọa nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận về trách nhiệm của thanh niên học sinhTHPT hiện nay. Đối với học sinh lớp 10, cần phải xác định những nhiệm vụ cụ thể với tư cách là thành viên tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển tập thể tự quản trong nhà trường THPT.
- Chủ tọa mời các bạn lên bốc thăm trả lời câu hỏi. Những thành viên khác lắng nghe, tranh luận và bổ sung ý kiến.
 * Hoạt động 2: Vui văn nghệ.
- Với các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị, chủ tọa lần lượt mời các bạn lên trình diễn. Các tiết mục sẽ được trình diễn cho đến khi kết thúc hoạt động.
V. Kết Thúc:
- Đại diện Ban Chấp Hành Chi Đoàn nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, khái quát một số nội dung cơ bản đã trao đổi.
- Nói lời chúc cuối năm học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an NGLL K10.doc