Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Khối 9 - Chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị

Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Khối 9 - Chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị

1. Nội dung:

 - Một số ND cơ bản trong công ước LHQ về QTE;

 - Hoà bình và sự cần thiết phải bảo vệ và gìn giữ hoà bình trong bối cảnh hiện nay . Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần gìn giữ hoà bình;

 - Những biện pháp để thực hiện hòa bình trong một quốc gia và giữa các dân tộc;

 - Trách nhiệm của thanh niên hs trong việc thực hiện hoà bình bằng hành động cụ thể ,thiết thực.

2. Hình thức:

 - Diễn đàn: Trình bày những suy nghĩ và quan điểm của cá nhân,của nhóm;

 - Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ .

I. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG.

1. Về phương tiện:

 - Bản trình bày ý kiến của cá nhân, của nhóm về chủ đề hòa bình và hữu nghị , công ước LHQ về QTE;

 - Một số điều trong 4 nhóm QTE;

 - Một số bài hát , tiểu phẩm , trò chơi . . . .

2. Về tổ chức:

 - Phân công mỗi cá nhân chuẩn bị ý kiến của mình;

 - Mỗi tổ nhóm định hướng trả lời câu hỏi và cự người trình bày ý kiến;

 - Chuẩn bị một số tiết mục VN xen kẽ giữa các câu hỏi;

 - Xây dựng chương trình buổi diễn đàn;

 - Phân công người DCT – Trang trí lớp .

 

doc 8 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Khối 9 - Chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THÁNG 4
	HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
HOẠT ĐỘNG 1:
TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VỀ CHỦ ĐỀ
“ HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ”
I.	YÊU CẦU GIÁO DỤC GIÚP HS 
	-	Nâng cao hiểu biết về vấn đề hoà bình , ý nghĩa của hoà bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc . Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như : mơi trường ,đói nghèo , chiến tranh;
	-	Có kĩ năng phân biệt các sự kiện,các tình huống có liên quan đến hoà bình ; biết bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên về một vấn đề toàn cầu nào đó;
	-	Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết , ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực , tôn trọng các giá trị dân tộc mình và các dân tộc khác .
II.	NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG 
1.	Nội dung: 
	-	Một số ND cơ bản trong công ước LHQ về QTE;
	-	Hoà bình và sự cần thiết phải bảo vệ và gìn giữ hoà bình trong bối cảnh hiện nay . Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần gìn giữ hoà bình;
	-	Những biện pháp để thực hiện hòa bình trong một quốc gia và giữa các dân tộc;
	-	Trách nhiệm của thanh niên hs trong việc thực hiện hoà bình bằng hành động cụ thể ,thiết thực.
2.	Hình thức: 
	-	Diễn đàn: Trình bày những suy nghĩ và quan điểm của cá nhân,của nhóm;
	-	Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ .
 CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG.
1.	Về phương tiện: 
	-	Bản trình bày ý kiến của cá nhân, của nhóm về chủ đề hòa bình và hữu nghị , công ước LHQ về QTE;
	-	Một số điều trong 4 nhóm QTE;
	-	Một số bài hát , tiểu phẩm , trò chơi . . . .
2.	Về tổ chức: 
	-	Phân công mỗi cá nhân chuẩn bị ý kiến của mình;
	-	Mỗi tổ nhóm định hướng trả lời câu hỏi và cự người trình bày ý kiến;
	-	Chuẩn bị một số tiết mục VN xen kẽ giữa các câu hỏi;
	-	Xây dựng chương trình buổi diễn đàn;
	-	Phân công người DCT – Trang trí lớp .
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
1.	Khởi động: 
	-	Cho lớp hát tập thể bài “ Nối vòng tay lớn” ;
	-	Tuyên bố lí do – Giới thiệu thành phần tham dự ;
	-	Giới thiệu chương trình gồm 2 phần chính :
 +	Toạ đàm về “Hoà bình và hữu nghị”;
 +	Văn nghệ .
2.	Toạ đàm về “ hoà bình và hữu nghị”
	-	DCT: Giới thiệu lần lượt đại diện từng tổ lên trình bày ý kiến của mình:
	+	Tổ 1: Nêu suy nghĩ về ý nghĩa của hoà bình đối với sự ổn định và phát triển của xã hội;
	+	Tổ 2: Trìng bày trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần gìn giữ hoà bình của xã hội (phải thể hiện ở mọi lúc,mọi nợi tinh thần hoà bình trong các mối quan hệ và giao tiếp hàng ngày giữa con người ); 
	+	Tổ 3 : Trình bày công ước LHQ về QTE . Cụ thể giới thiệu về 4 nhóm quyền của trẻ em (Quyền sống còn,quyền được bảo vệ,quyền được pt , quyền được tham gia);
	+	Tổ 4 : Trình bày trách nhiệm của thanh niên hs trong việc góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường.
	-	Phần trình bày của đại diện các tổ xong;
	-	DCT mời một số bạn trong lớp bổ sung thêm ý kiến;
	-	Sau mỗi tổ trình bày DCT giới thiệu 1 số tiết mục văn nghệ xen kẽ .
3.	Văn nghệ: Giới thiệu 1 số bài hát về hoà bình – Hữu nghị .
V.	KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG 
 	-	Mời 1 – 2 bạn phát biểu cảm nghĩ ;
 	-	Mời GVCN nhận xét , dặn dò chuẩn bị cho HĐ 2 “ Tổ chức hội vui học tập” ;
 	-	Tuyên bố kết thúc hoạt động./.
HOẠT ĐỘNG 2: 
 TỔ CHỨC HỘI VUI HỌC TẬP 
I.	YÊU CẦU GIÁO DỤC GIÚP HS 
	-	Thi đua học tập trong tháng cuối năm để đạt kq tốt nhất trong kì thi học kì và kì thi TN;
	-	Biết thêm được những kiến thức mới trong học tập , trong ôn thi học kì ;
	-	Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập .
II.	NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG 
1.	Nội dung:
	Kiến thức của một số môn học mà kết quả đạt được chưa cao, hoặc kiến thức của những môn học do lớp quyết định chọn để đưa vào hoạt động học tập .
2.	Hình thức:
	-	Thi giải câu đố , thi giải nhanh bài tập , tình huống ứng xử, sự kiện lịch sử của dân tộc;
	-	Hoạt động theo nhóm .
III.	CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 
1.	Về phương tiện .
	-	Hệ thống các câu hỏi , câu đố , bài tập , tình huống . . . Phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng;
	-	Phần thưởng .
2.	Về tổ chức: 
	-	Lựa chọn môn học để xây dựng hệ thống câu hỏi;
	-	Tập hợp 1 số học sinh khá giỏi để XD hệ thống câu hỏi;
	-	Thông qua và xin ý kiến của GVCN, GVBM;
	-	Biểu điểm;
	-	Cử BGK;
	-	Mời GVBM tham gia;
	-	Phân công người điều khiển CT, nhóm trang trí lớp, chuẩn bị phần thưởng .
IV.	TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 
Khởi động: 
-	Yêu cầu LPVTM cho cả lớp hát tập thể bài “Nối vòng tay lớn”
	-	DCT tuyên bố lí do – giới thiệu khách mời –GVCN – Tập thể lớp;
	-	Giới thiệu chương trình gồm 3 phần chính :
 +	Thi trả lời đúng;
 +	Thi đố vui ;
 +	Văn nghệ.
Thi trả lời đúng:
	-	DCT mời 2 nhóm thi vào vị trí thi và phát lệnh thi;
	-	Đại diện mỗi nhóm lên hái hoa , đọc to câu hỏi . Nhóm trao đổi trong 1 phút . Nhóm nào có tín hiệu trước được quyền trả lời . Nếu không trả lời thì không ghi điểm . Quyền trả lời thuộc nhóm tiếp theo điểm số tính cho nhóm trả lời đúng .
	-	Bắt đầu thi :
	+	Câu1: Đối với bạn , môn học nào là khó khăn hơn cả ? Bạn có thể cho lớp biết dự định của mình về kế hoạch phấn đấu cho môm học đó .
	+	Câu 2 : Có ý kiến cho rằng “ Gần đến ngày thi học cũng kịp , lo gì” theo bạn ý kiến đó đúng hay sai ? Hãy cho biết quan điểm của bạn .
Thi đố vui:
	-	DCT nêu các câu đố vui học tập, yêu cầu 2 đội cử đại diện bốc thăm trả lời.
 	+	Câu 1 : 
 Cậu em một tuổi đi đầu 
 Ba anh lên chín theo sau thẳng hàng 
 Riêng anh chín cuối rất “ngang”
 Trồng cây chuối ngược cho làng “ biết tay”
 ( Là số nào ? ) ( 1996)
	+	Câu 2 :
 Để nguyên – ai cũng lặc lè 
 Bỏ nặng , thêm sắc – ngày hè chói trang .
 ( Là chữ gì? ) ( Chữ nặng )
 + Câu 3 : 
 Vua nào đại thắng quân thanh 
 Đống đa lưu dấu – sử xanh muôn đời ?
 ( Là vua nào ? ) ( Vua Quang Trung )
4.	Văn nghệ: 
 	DCT lần lượt giới thiệu tiết mục văn nghệ các đội đã chuẩn bị trước lên trình diễn.
V.	KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
	-	Mời 1 – 2 bạn phát biểu cảm nghĩ ;
	-	Mời GVCN nhân xét – Dặn dò chuẩn bị cho hoạt động 3 “ Sinh hoạt VN chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn MN . . .” ./.
	- Tuyên bố kết thúc hoạt động .	
HOẠT ĐỘNG 3:
SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM , THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30 - 4
YÊU CẦU GIÁO DỤC GIÚP HS 
	-	Tự hào về ngày lịch sử của Dân Tộc , từ đó xác định rõ trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng quê hương đất nước bằng việc học tập tốt;
	-	Rèn luyện kĩ năng tham gia và những tổ chức hoạt động văn nghệ của lớp .
II.	NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
Nội dung :
	Ca ngợi giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn MN , thống nhất đất nước , ca ngợi những tấm gương hi sinh quyên mình của những cá nhân và tập thể của các binh chủng quân đội . . . 
Hình thức :
	-	Biểu diễn văn nghệ; 
	-	Trình bày tiểu phẩm .
III.	CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 
Về phương tiện .
	-	Bài hát , bài thơ , tiểu phẩm . . . ; 
	-	Các nhạc cụ ( Nếu có ) ;
	-	Khẩu hiệu trên bảng “ Mừng ngày giải phóng hoàn toàn MN 30- 4” ;
2.	Về tổ chức .
 -	Mỗi tổ chuẩn 3 hoặc 4 tiết mục văn nghệ theo các thể loại khác nhau .Hát, đọc thơ , kể truyện. . . báo cáo cho cán bộ lớp về một số tiết mục của tổ để tập hợp xây dựng chương trình;
	-	Cán bộ lớp sắp xếp các tiết mục đăng kí của các tổ và xây dựng chương trình biểu diễn;
	-	 Phân công người điều khiển chương trình , trang trí lớp , mời đại biểu .
IV . TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 
1.	Khởi động : 
	-	PVTM cho lớp hát tập thể bài “ Nối vòng tay lớn” ;
 	-	DCT tuyên bố lí do – Giới thiệu đại biểu : GVCN – Tập thể lớp; 
 	-	Giới thiệu chương trình gồm hai phần chính :
 +	Biểu diễn văn nghệ; 
 	+	Trình bày tiểu phẩm .
2 . Biểu diễn văn nghệ: 
	-	DCT : Giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ của các tổ lên trình diễn; --	Sau mỗi tiết mục văn nghệ DCT động viên để cho bầu không khí sôi nổi ;
 	-	Giữa các tiết mục văn nghệ xen kẽ một số câu đố vui;
	+	Câu 1 : 
 Nửa tối thì nửa sáng 
 Có biển rộng núi cao 
 Quay tròn không chóng mặt 
 Đố là quả gì nào ? 
	( Là quả gì ? )
+	Câu 2 : 
 Không dấu - làm bạn với răng 	
 Thêm huyền – con vật sống bằng lá dâu .
 Thêm sắc – kì cọ trước sau 
 	 Nên dùng nước ấm ; đoán mau chữ gì ?
	 	(Là chữ gì ? ) 
3.	Trình bày tiểu phẩm :DCT giới thiệu lần lượt TP của các đội lên trình diễn .
V.	KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG 
 	- 	Toàn lớp hát tập thể một bài; 
	-	Ý kiến của 1- 2 bạn; 
	- 	 Mời GVCN nhận xét - dặn dò chuẩn bị cho hoạt động tháng 5;
	-	Tuyên bố kết thúc hoạt động./.

Tài liệu đính kèm:

  • docngll9-T4.doc