Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2008-2009 - Ngô Sĩ Trụ

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2008-2009 - Ngô Sĩ Trụ

Hoạt động I:

 - Gv: làm thí nghiệm: Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch CuSO4.

-Học sinh quan sát màu sắc dung dịch trước phản ứng và sau khi phản ứng xảy ra.Nhận xét hiện tượng.

- Gv: cho học sinh làm thí nghiệm thả đinh sắt vào dung dịch HCl.

-Học sinh quan sát hiện tượng rút ra nhận xét.

 -Hs: Em hãy rút ra nhận xét về 2 thí nghiệm trên ?

-Hoặc vd: Đốt cháy đường thành than.

- Gv: Từ 2 TN trên, em hiểu Hoá học là gì ?

Hoạt động II:

- Hs: đọc 3 câu hỏi trong sgk trang 4.

- Học sinh thảo luận nhóm cho ví dụ .

- Gv: Hoá học có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống.

-Khi sản xuất hoá chất và sử dụng hoá chất có cần lưu ý vấn đề gì ?

Hoạt động III:

- Hs: Đọc thông tin sgk

- Gv: tổ chức cho HS thảo luận.

- Gv: Khi học tập hoá học các em cần chú ý thực hiện những hoạt động gì ?

- Gv: Để học tập tốt môn hoá học cần áp dụng những phương pháp nào ? I .Hoá học là gì?

* Thí nghiệm 1:

Dung dịch NaOH không màu.

Dung dịch CuSO4 màu xanh.

-> Tạo ra chất mới kết tủa.

*Thí nghiệm 2:

Thả đinh sắt vào dung dịch HCl->Có hiện tượng đinh sắt tan dần và tạo ra chất khí sủi bọt trong lòng chất lỏng.

* Nhận xét:

- Có sự biến đổi tạo thành chất mới khi các chất tác dụng với nhau .

* Kết luận: (Sgk)

- Nghiên cứu các chất, sự biến đổi của chất.

II Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

- Tạo ra các đồ dùng sinh hoạt, công cụ lao động.

- Các sản phẩm hoá học cho công nghiệp, phục vụ học tập,thuốc chữa bệnh.

-Phân bón hoá học.

->Hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống.

* Lưu ý:Trong sản xuất và sử dụng cần tránh ô nhiễm.

III.Các em cần làm gì để học tốt môn hoá học:

1. Các hoạt động cần chú ý khi học tập môn hoá học:

-Thu thập tìm hiểu kiến thức .

-Xử lý thông tin.

-Vận dụng.

-Ghi nhớ.

2. Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt:

- Nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.

- Biết làm TN, quan sát, lòng say mê học tập, chủ động, đọc thêm sách tham khảo và nhớ một cách chọn lọc.

 

doc 132 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2008-2009 - Ngô Sĩ Trụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: 
Mở đầu môn Hoá học
A.Mục tiêu:
 -Học sinh hiểu hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi của chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là bộ môn quan trọng bổ ích.
 -Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống, do đó cần phải biết kiến thức về hoá học về các chất và cách sử dụng chúng trong đời sống .
 -Bước đầu các em biết làm gì để có thể học tốt môn hoá học, trước hết là phải hứng thú, say mê, biết quan sát, biết làm thí nghiệm , ham thích đọc sách, có ý thức rèn luyện tư duy sáng tạo. 
B.Phương pháp: Quan sát, hoạt động nhóm.
C.Chuẩn bị: 
* Gv: - Dụng cụ : ống nghiệm, công tơ hút, kẹp gỗ, một số hình ảnh về vai trò của hoá chất trong đời sống.
 - Hoá chất:Dung dịch NaOH, CuSO4, Ca(OH)2, HCl, đinh sắt. 
D.Tiến trình lên lớp:
* Bài cũ:
* Bài mới:
 Hoá học là gì? Hoá học có vai trò quan trọng như thế nào trong công nghiệp, nông nghiệp và đời sống và phải làm gì để có thể học tốt môn Hoá học .
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung.
Hoạt động I:
 - Gv: làm thí nghiệm: Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch CuSO4.
-Học sinh quan sát màu sắc dung dịch trước phản ứng và sau khi phản ứng xảy ra.Nhận xét hiện tượng.
- Gv: cho học sinh làm thí nghiệm thả đinh sắt vào dung dịch HCl.
-Học sinh quan sát hiện tượng rút ra nhận xét.
 -Hs: Em hãy rút ra nhận xét về 2 thí nghiệm trên ?
-Hoặc vd: Đốt cháy đường thành than...
- Gv: Từ 2 TN trên, em hiểu Hoá học là gì ?
Hoạt động II:
- Hs: đọc 3 câu hỏi trong sgk trang 4.
- Học sinh thảo luận nhóm cho ví dụ .
- Gv: Hoá học có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống.
-Khi sản xuất hoá chất và sử dụng hoá chất có cần lưu ý vấn đề gì ? 
Hoạt động III:
- Hs: Đọc thông tin sgk
- Gv: tổ chức cho HS thảo luận.
- Gv: Khi học tập hoá học các em cần chú ý thực hiện những hoạt động gì ? 
- Gv: Để học tập tốt môn hoá học cần áp dụng những phương pháp nào ?
I .Hoá học là gì?
* Thí nghiệm 1:
Dung dịch NaOH không màu.
Dung dịch CuSO4 màu xanh.
-> Tạo ra chất mới kết tủa.
*Thí nghiệm 2:
Thả đinh sắt vào dung dịch HCl->Có hiện tượng đinh sắt tan dần và tạo ra chất khí sủi bọt trong lòng chất lỏng.
* Nhận xét:
- Có sự biến đổi tạo thành chất mới khi các chất tác dụng với nhau .
* Kết luận: (Sgk)
- Nghiên cứu các chất, sự biến đổi của chất....
II Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
- Tạo ra các đồ dùng sinh hoạt, công cụ lao động...
- Các sản phẩm hoá học cho công nghiệp, phục vụ học tập,thuốc chữa bệnh. 
-Phân bón hoá học.
->Hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống.
* Lưu ý:Trong sản xuất và sử dụng cần tránh ô nhiễm.
III.Các em cần làm gì để học tốt môn hoá học: 
1. Các hoạt động cần chú ý khi học tập môn hoá học:
-Thu thập tìm hiểu kiến thức .
-Xử lý thông tin.
-Vận dụng.
-Ghi nhớ.
2. Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt:
- Nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
- Biết làm TN, quan sát, lòng say mê học tập, chủ động, đọc thêm sách tham khảo và nhớ một cách chọn lọc.
E . Củng cố - Dặn dò: 
 - Qua bài học hôm nay các em cần nắm những vấn đề gì ?
 - Học thuộc ghi nhớ cuối bài, tìm hiểu bài mới. 
 - Tìm hiểu việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ ở địa phương em.
Chương1: chất- nguyên tử- phân tử.
Tiết 2:
Chất
 A.Mục tiêu:
 - Học sinh phân biệt được vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo, vật liệu và chất, biết được ở đâu có có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể có trong tự nhiên được hính thành từ chất, vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.
 - Học sinh biết cách quan sát, làm thí nghiệm đề ra tính chất của chất.
 - Mỗi chất có tính chất vật lý, tính chất hoá học nhất định. Biết mỗi chất được sử dụng tuỳ 
tính chất của nó, biết giữ an toàn khi sử dụng hoá chất. 
B.Phương pháp: Trực quan và vấn đáp.
C.Chuẩn bị: 
 * Gv:-Dụng cụ : Mạch điện, pin, bóng đèn, nhiệt kế.
 -Hoá chất: S, P. Al, Cu, dung dịch muối. 
D.Tiến trình lên lớp:
* Bài cũ:
 1. Hoá học là gì? Hoá học có vai trò gì trong đời sống?
* Bài mới:
 Hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chất . Ta nghiên cứu về chất.
 Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung.
Hoạt động 1:
HS: đọc SGK và quan sỏt H.T7
 - Gv: Hóy kể tờn những vật thể xung quanh ta ? Chia làm hai loại chính: Tự nhiờn và nhõn tạo
-Thụng bỏo cỏc vật thể tự nhiờn và nhõn tạo
-GVgiới thiệu chất có ở đâu :
-Thông báo thành phần các vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
-Gv: Kể các vật thể tự nhiên, các vật thể nhân tạo?
- Phân tích các chất tạo nên các vật thể tự nhiên. Cho VD ?
- Vật thể nhân tạo làm bằng gì ?
- Vật liệu làm bằng gì ?
*GV hướng dẫn học sinh tìm các Vd trong đời sống.
Hoạt động II:
- Hs: Đọc thông tin sgk Tr 8.
-Gv: Tính chất của chất có thể chia làm mấy loại chính ? Những tính chất nào là tính chất vật lý, tính chất nào là tính chất hoá học ?
-Gv: hướng dẫn hs quan sát phân biệt một số chất dựa vào tính chất vật lí, hoá học.
-Gv: làm thí nghiệm xác định nhiệt độ sôi của nước, nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh, thử tính dẫn điện của lưu huỳnh và miếng nhôm.
- Muốn xác định tính chất của chất ta làm như thế nào?
-Học sinh làm bài tập 5. 
-Gv:Biết tính chất của chất có tác dụng gì?
Cho vài vd thực tiễn trong đời sống sx: cao su không thấm khí-> làm săm xe, không thấm nước-> áo mưa, bao đựng chất lỏng và có tính đàn hồi, chịu sự mài mòn tốt-> lốp ôtô, xe máy...
I.Chất có ở đâu?
Vật Thể
Tự nhiên
Nhân tạo
(Gồm cú một số chất) (Làm từ vật liệu)
(Mọi vật liệu đều là chất hay hổn hợp một số chất)
-Các vật thể tự nhiên: Người, dộng vật, cây cỏ, sông suối.
-Các vật thể nhân tạo: Nhà ở, xe đạp, bàn,ghế...
-Vật thể tự nhiên gồm có một số chất khác nhau.
-Vật thể nhân tạo làm bằng vật liệu.
- Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất
VD: (Sgk)
*Kết luận: ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
II . Tính chất của chất:
1. Mỗi chất có tính chất nhất định:
- Tính chất vật lí: Thể- Trạng thái, màu sắc, mùi, vị, tính tan hay không tan, tonc, tos, D, ánh kim, độ dẫn điện, dẫn nhiệt...
- Tính chất hoá học: Sự biến đổi chất này thành chất khác.Vd: Sắt bị oxi hoá thành gỉ.
* Làm thế nào để xác định tính chất của chất:
- Quan sát: nhận ra một số tính chất bề ngoài của nó như thể, màu sắc, ánh kim...
- Dùng dụng cụ đo: mới xác định được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi...của chất.
- Làm thí nghiệm: biết được tính tan hay không tan, dẫn điện hay không...của chất.
2.Biết tính chất của chất có lợi gì?
-Phân biệt chất.
-Biết cách sử dụng chất.
-Biết cách sản xuất và ứng dụng chất thích hợp.
E. Củng cố - Dặn dò: 	
 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập : 1,2,3.
 - BT6: Cách nhận biết khí CO2 có trong hơi thở của chúng ta.
 - Về nhà làm bài tập: , 4, 5, 6 sgk.
 - Bài tập: 2.1- 2.4 SBT Tr 4, chuẩn bị mẫu nước cất, vỏ chai nước khoáng. 
Tiết 3: 
chất (TT)
A.Mục tiêu:
 - Học sinh phân biệt được chất nguyên chất và hỗn hợp.
 - Có kỹ năng tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp, làm thí nghiệm, quan sát, nhận biết chất, rút ra kết luận.
 - Biết sử dụng hoá chất an toàn, hiệu quả trong làm thí nghiệm.
B.Phương pháp: Quan sát thí nghiệm phân tích, làm thí nghiệm và kết luận.
C.Chuẩn bị: Gv: - Dụng cụ: Dụng cụ chưng cất, tranh vẽ. 
 Hs: - Hoá chất: Chai nước khoáng, ống nước cất
 D.Tiến trình lên lớp:
* Bài cũ:
 1. Học sinh 1:Làm bài tập 1 (sgk).
 2. Học sinh 2: Làm bài tập 3 (sgk)
* Bài mới:
Trong thực tế có rất nhiều chất tạo thành nhiều hỗn hợp và nhiều vật dùng khác nhau có tác dụng trong đời sống . Bài này ta nghiên cứu về nguyên chất và hỗn hợp.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung.
Hoạt động 1:
-Hs: Đọc sgk, quan sát chai nước khoáng, ống nước cất và cho biết chúng có những tính chất gì giống nhau ?
-Gv: Vì sao nước sông Hồng có màu hồng, nước sông Lam có màu xanh lam, nước biển có vị mặn ?
-Vì sao nói nước tự nhiên là một hỗn hợp ?
-Vậy em hiểu thế nào là hỗn hợp ?
-Tính chất của hổn hợp thay đổi tuỳ theo thành phần các chất trong hỗn hợp.
Hoạt động II:
* Cho học sinh quan sát chưng cất nước như H1.4a và nhiệt độ sôi 1.4b, ống nước cất rồi nhận xét.
-Gv: Làm thế nào khẳng định nước cất là chất tinh khiết? (Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, D).
-Gv: giới thiệu chất tinh khiết có những tính chất nhất định.
- Vậy chất tinh khiết là gì?
Hoạt động III:
-Gv: Tách chất ra khỏi hỗn hợp nhằm mục đích thu được chất tinh khiết.
- Có một hỗn hợp nước muối, ta làm sao tách muối ra khỏi hỗn hợp muối và nước?
-Ta đã dựa vào tính chất nào của muối để tách được muối ra khỏi hỗn hợp muối và nước?
- Hs: tìm các phương pháp tách chất ra khỏi hỗp hợp ngoài phương pháp trên.
-HS cho ví dụ .
-Cho học sinh làm bài tập 4, bài tập 7(a,b).
I. Chất tinh khiết:
1. Hỗn hợp:
- Nước khoáng, nước tự nhiên là hỗn hợp: Vì có lẫn các chất khác.
* Vậy 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau gọi là hỗn hợp.
- Hổn hợp có tính chất thay đổi ,tuỳ thuộc vào thành phần các chất trong hổn hợp.
- Chất tinh khiết: nước cất...
2. Chất tinh khiết:
-Nước cất là chất tinh khiết.
-Chất tinh khiết có tính chất nhất định. Vd; nước cất có nhiệt độ nóng chảy: 0 oC, nhiệt độ sôi: 100 oC; D= 1g/ml...
* Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp:
* Ta có thể dựa vào tính chất vật lý của chất như nhiệt độ sôi khác, D, tính tan nhau của các chất để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp bằng các phương pháp sau: 
- Phương pháp cô cạn.
- Phương pháp chưng cất.
- Phương pháp lọc.
- Phương pháp lắng.
E . Củng cố - Dặn dò:
 - So sánh thành phần của hỗn hợp và nguyên chất?
 - So sánh nước cất và nước tự nhiên?
 - Học bài. Phân biệt chất tinh khiết, hỗn hợp.
 - Bài tập về nhà: 7,8 (sgk). 2.5- 2.8 sbt.
 - Chuẩn bị muối ăn , cát và nước. Đọc bài thực hành . 
 Tiết 4: 
bài Thực hành Số 1
tính chất nóng chảy của chất
tách chất từ hỗn hợp
A. Mục tiêu:
- Học sinh làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm. HS nắm các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- So sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
- Biết tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp.
B.Phương pháp: Thực hành, quan sát thí nghiệm, vấn đáp.
C.Chuẩn bị: 
 + Gv: - Hoá chất: S, NaCl ,Parafin, ,nước cất, cát . 
 - Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, giấylọc, đèn cồn,đũa thuỷ tinh, phểu.
 + Hs: Muối và cát.
D.Tiến trình lên lớp:
* Bài cũ:
1. So sánh thành phần chất tinh khiết, hỗn hợp? Cho ví dụ?
2. Dựa vào đâu để tách các chất ra khỏi hỗn hợp?
* Bài mới:
 ở tiết 2,3 các em đã nghiên cứu về chất. Bài này ta xác định tính chất của chất, tách chất ra khỏi hỗn hợp qua một số thí nghiệm.
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung.
Hoạt động I:
Gv: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm.
- Nội quy phòng thực hành.
- Hs: Đọc bảng phụ (mục I và II) ... c nhóm tính toán để có số liệu của TN2.
- Gọi 1 HS nêu cách pha chế.
- Các nhóm thực hành pha chế.
3.Hoạt động 3:
* Thực hành 3: 50g dd đường 5% từ dd đường có nồng độ 15% ở trên.
- Yêu cầu các nhóm tính toán để có số liệu của TN3.
- Gọi 1 HS nêu cách pha chế.
- Các nhóm thực hành pha chế.
4.Hoạt động 4: 
* Thực hành 4: 50ml dd NaCl có nồng độ 0,1M từ dd NaCl có nồng độ 0,2M trở lên.
- Yêu cầu các nhóm tính toán để có số liệu của TN4.
- Gọi 1 HS nêu cách pha chế.
- Các nhóm thực hành pha chế.
- Học sinh viết tường trình thí nghiệm.
I. Pha chế dung dịch:
I. Thực hành 1: 
- Phần tính toán:
 + Khối lượng chất tan (đường) cần dùng là:
 + Khối lượng nước cần dùng là:
 mdm = 50- 7,5 = 42,5(g).
- Phần thực hành: Cân 7,5g đường khan cho vào cốc có dung tích 100ml, khuấy đều với 42,5g nước, được dung dịch đường 15%.
II. Thực hành 2: 
- Phần tính toán:
 + Số mol chất tan (NaCl) cần dùng là:
 + Khối lượng NaCl cần dùng là:
- Phần thực hành: Cân 1,17g NaCl khan cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước vào cốc và khuấy đều cho đến vạch 100ml, được 100ml dung dịch NaCl 0,2M.
III. Thực hành 3: 
- Phần tính toán:
 + Khối lượng chất tan(đường) có trong 50g dd đường 5% là:
 + Khối lượng dd đường 15% có chứa 2,5g đường là:
+ Khối lượng nước cần dùng là:
 mdm = 50- 16,7 = 33,3(g).
- Phần thực hành: Cân 16,7g dd đường 15% cho vào cốc có dung tích 100ml. Thêm 33,3g nước (hoặc 33,3ml) vào cốc, khuấy đều, được 50g dd đường 5%.
IV. Thực hành 4: 
- Phần tính toán:
 + Số mol chất tan (NaCl) có trong 50ml dd 0,1M cần pha chế là:
 + Thể tích dd NaCl 0,2M trong đó có chứa 0,005mol NaCl là:
- Phần thực hành: Đong 25ml dd NaCl 0,2M cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước vào cốc đến vạch 50ml. Khuấy đều, được 50ml dd NaCl 0,1M.
II. Tường trình:
- Học sinh viết tường trình theo mẫu sẵn có.
E. Củng cố- Dặn dò: - GV nhắc lại cách pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước.
- Nhận xét giờ thực hành. 
 - Học sinh vệ sinh phòng học, dụng cụ.
 * 
 Tiết 68: 
 ôn tập cuối năm (Tiết 1).
A.Mục tiêu:
 - Học sinh được hệ thống hóa các kiến thức cơ bản trong năm học:
 Các khái niệm về: Nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, phân tử, hóa trị, phản ứng hóa học, định luật BTKL, thể tích mol của chất khí, sự oxi hóa...
 Nắm và phân biệt được các loại PƯHH: PƯ hóa hợp, PƯ phân hủy, PƯ thế, PƯ tỏa nhiệt, PƯ oxi hóa khử.
 Nắm được các công thức, biểu thức: Định luật BTKL, biểu thức tính hóa trị, tỉ khối của chất khí, công thức chuyển đổi giữa m, V và m, công thức tính nồng độ d.dịch.
 - Rèn luyện kĩ năng tính hóa trị của nguyên tố, lập CTHH, lập PTHH, bài tập AD định luật BTKL, phân loại và gọi tên các loại HCVC.
 - Liên hệ được các hiện tượng xảy ra trong thực tế.
 B.Phương pháp: Đàm thoại, giải bài tập.
C.Phương tiện: 
 + Giáo viên: Máy chiếu, giấy trong, bút dạ. Phiếu học tập.
 + Học sinh: Ôn tập các kiến thức cơ bản trong năm.
D.Tiến trình lên lớp:
 * Bài cũ: 
* Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1
- GV tổ chức cho HS ôn lại các kiến thức cơ bản trong năm thông qua đàm thoại bằng cách đặt các câu hỏi. 
- GV chuẩn bị trước câu hỏi trên giấy, phát cho mỗi nhóm HS, với nội dung như trên.
- Đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung.
- GV có thể bổ sung, sửa lỗi và rút ra kết luận khi cần thiết. 
- Yêu cầu nhóm 1, 2, 3 báo cáo về TCHH của oxi, hiđro, nước.
 Nhóm 4 bổ sung. GV kết luận.
- HS nhắc lại các công thức tính quan trọng đã học.
 + CT chuyển đổi giữa m, V và n.
 + Công thức tính tỉ khối của chất khí.
 + Công thức tính C% và CM.
-
 GV đưa nội dung các bài tập lên màn hình. Yêu cầu các nhóm nêu cách làm.
* Bài tập1: Tính hóa trị của Fe, Al, S trong các hợp chất: FeCl2, Al(OH)3, SO3.
* Bài tập 2: Lập CTHH và tính PTK của các chất sau: Ca (II) và OH; H (I) và PO4; Fe (III) và SO4; C (IV) và O.
* Bài tập 3: Đốt cháy 16g C trong o xi thu được 27g CO2. Tính KL oxi p/ư.
* Bài tập 4: Lập các PTHH sau và cho biết chúng thuộc loại p/ứ gì.
a. Mg + O2 MgO.
b. Al + HCl AlCl3 + H2.
c. KOH + ZnSO4 Zn(OH)2+ K2SO4
d. Fe2O3 + H2 Fe + H2O.
* Bài tập5: Có các oxit sau: CaO, SO2, P2O5, Fe2O3, CO2, BaO, K2O.
 Tìm oxit axit, oxit bazơ?
I.Kiến thức cơ bản:
1. Các khái niệm cơ bản:
- Nguyên tử.
- Nguyên tố hóa học. Nguyên tử khối.
- Đơn chất, hợp chất. Phân tử.
- Quy tắc hóa trị. Biểu thức.
- Hiện tượng vật lí. Hiện tượng hóa học. 
 Phản ứng hóa học.
- Định luật BTKL. Biểu thức.
- Mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí
- Nêu khái niệm các loại phản ứng hóa học.
- Dung dịch, dung môi, chất tan.
- Nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l.
2. Các tính chất hóa học:
- Tính chất hóa học của oxi. 
- Tính chất hóa học của hiđro.
- Tính chất hóa học của nước.
3. Các công thức tính cần nhớ:
- Biểu thức tính hóa trị:
- Công thức chuyển đổi giữa m, V và n:
- Công thức tính tỉ khối của chất khí.
- Công thức tính C% và CM:
II. Bài tập: 
1,Hóa trị của Fe, Al, S lần lượt là: II, III, VI. 
2, Ca(OH)2 = 74đv.C ; 
 H3PO4 = 98đv.C
 Fe2(SO4)3 = 400đv.C ; 
 CO2 = 44đv.C
3, áp dụng định luật BTKL, ta có: 
4, PTHH.
 + Các loại phản ứng:
a. P/ư hóa hợp. b. P/ư thế.
a. P/ư trao đổi. b. P/ư oxihóa khử.
5, 
 + Các oxit axit : SO2, P2O5, CO2.
 + Các oxit bazơ: CaO, Fe2O3, BaO, K2O.
E Củng cố - Dặn dò: - GV nhắc lại nội dung cần nhớ .
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung ôn tập giờ sau.
Tiết 68: 11-5 - 2009
 ôn tập cuối năm (Tiết 1).
A.Mục tiêu:
* Học sinh được hệ thống hóa các kiến thức cơ bản trong họckỳ II :
- Tính chất hoá học của O xi , Hi đro, nước . Điều chế hi đrô , O xi
- Các khái niệm về các PƯ hoá học...
- Nắm và phân biệt được các loại PƯHH: PƯ hóa hợp, PƯ phân hủy, PƯ thế, PƯ tỏa nhiệt, PƯ oxi hóa khử.
- Các khái niệm về o xit , a xit , ba zơ , muối.
 - Liên hệ được các hiện tượng xảy ra trong thực tế.
 B.Phương pháp: Đàm thoại, giải bài tập.
C.Phương tiện: 
 + Học sinh: Ôn tập các kiến thức cơ bản trong năm.
D.Tiến trình lên lớp:
 * Bài cũ: 
* Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
 Cho HS hoạt động nhóm :
* Nhóm 1 :
- Nêu các tính chất hoá học của o xi . Viết các phương trình PƯ ?
* Nhóm 2 :
- Nêu các tính chất hoá học của hi đrô . Viết các phương trình PƯ ?
* Nhóm 3 :
- Nêu các tính chất hoá học của nước viết các phương trình PƯ ?
* Nhóm 4 :
- Viết các phương trình PƯ sau :
a, Phôt pho với o xi
4P + 5O2 2P2O5
b, Sắt với o xi
3Fe + 2 O2 Fe3O4
c, Hi đrô với đồng II o xit
H2 + CuO Cu + H2O
d, Nước với lưu huỳnh Tri o xit
H2O + SO3 H2SO4
e, Nước với can xi o xit
H2O + CaO Ca(OH)2
g, Kẽm với a xit sun phu ric
Zn+H2SO4 ZnSO4 +H2
- Nêu định nghĩa các loại PƯ ?
Hoạt động 2 :
- Viết các phương trình điều chế o xi và hi đrô
Hoạt động 3 :
- Hãy phân loại các chất sau :
 K2O , Mg(OH)2 , H2SO4 , 
 AlCl2 , Na2CO3 , CO2 , 
 Fe(OH)3 , HNO3 , Ca(HCO3)2
 K3PO4 , HCl , H2S ,
 CuO , Ba(OH)2 
- Cho hoạt động nhóm , mỗi nhóm nhận biết một số chất 
I. Tính chất hoá học của hi đ rô , o xi , nước và các loại phản ứng hoá học:
1, Tính chất hoá học của o xi :
a, Tác dụng với một số phi kim 
 S + O2 SO2 
b, Tác dụng với một số kim loại 
 4Al + 3 O2 2Al2O3
c, Tác dụng với một số hợp chất 
CH4 + 2 O2 2H2O +CO2
2, Tính chất hoá học của Hi đrô :
a, Tác dụng với o xi 
2H2 + O2 2H2O
b, Tính khử của hi đrô :
H2 + CuO Cu + H2O
3, Tính chất hoá học cuả nước :
a, Tác dụng với kim loại :
2H2O + 2K 2KOH + O2
b, Tác dụng với o xit ba zơ :
H2O + CaO Ca(OH)2
b, Tác dụng với o xit a xit :
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
4, Các loại phản ứng hoá học :
a, Phản ứng hoá hợp :
 ( PƯ : a , b , d, e )
b, Phản ứng o xi hoá khử :
 ( PƯ : c, g )
c, Phản ứng thế :
 ( PƯ ; c , g )
II. Điều chế O xi và hi đrô :
1, Điều chế O xi :
a,2KMnO4 K2MnO4 +MnO2+O2
b, 2KClO3 2KCl + 3 O2 
c, 2H2O 2H2 + O2 
2, Điều chế Hi đrô ;
a, Zn + HCl ZnCl2 + H2 
b, 2Na + 2H2O NaOH + H2 
c, 2H2O 2H2 + O2 
III. O xit – Ba zơ - A xit – Muối :
O xit
Ba zơ
A xit
Muối
Định nghĩa.....
...
...
...
Ví dụ :
K2O 
CO2 
CuO
Mg(OH)2
Fe(OH)3 
Ba(OH)2 
H2SO4 
HNO3
H2S
HCl
 AlCl2 , Na2CO3
Ca(HCO3)2
 K3PO4
E. Củng cố - Dặn dò 
- Ôn tập các kiến thức trong chương dung dịch- Và xem lại các bài tập trong chương 
Tiết 69: 18-5-2009
ôn tập cuối năm (Tiết 2).
A.Mục tiêu:
 - Học sinh nắm chắc các khái niệm và cách tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol
 Công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. 
 - Hiểu và vận dụng được công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch để tính toán nồng độ dung dịch hoặc các đại lượng liên quan đến nồng độ dung dịch.
 - Biết tính toán và cách pha chế một dung dịch theo nồng độ phần trăm và nồng độ mol với những yêu cầu cho trước.
B.Phương pháp: Đàm thoại, giải bài tập.
C.Phương tiện: 
 + Giáo viên: 
 + Học sinh: Ôn tập các khái niệm và công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol. Cách tính toán pha chế một dung dịch theo nồng độ phần trăm và nồng độ mol với những yêu cầu cho trước.
D.Tiến trình lên lớp:
* Bài cũ: 
* Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm và công thức tính nồng độ C% và CM.
 * Bài tập: Hòa tan 8g CuSO4 trong 100ml H2O. Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch thu được.
- GV gọi đại diện các nhóm nêu các bước làm.
? Để tính CM của dung dịch ta phải tính các đại lượng nào. Nêu biểu thức tính.
? Để tính C% của dung dịch ta còn thiếu đại lượng nào. Nêu cách tính.
Hoạt động 2
* Bài tập: Cho 50ml dung dịch HNO3 8M được pha loãng đến 200ml. 
 Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 sau khi pha loãng.
- Các nhóm thảo luận, nêu cách giải.
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày.
* Bài tập: Cho 16g CuSO4 hòa tan vào trong nước để được 20ml dung dịch.Tính nồng độ mol của dung dịch.
Hoạt động 3
* Bài tập: Cho 5,6g Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
 Fe + HCl FeCl2 + H2.
a. Lập PTHH của phản ứng trên.
b. Tính thể tích khí hiđrro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
c. Tính khối lượng muối FeCl2 tạo thành sau phản ứng.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để đưa ra các bước giải.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập.
I. Bài tập nồng độ dung dịch :
- HS :
Đổi 100ml H2O = 100g ( vì )
II. Bài tập pha chế dung dịch:
- HS: 
Đổi 50ml = 0,05l.
- HS: 
III. Bài tập tính theo phượng trình hóa học:
- HS : 
a. PTHH của phản ứng:
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2.
 1mol 1mol 1mol
 ? ? ? 
b. Thể tích khí hiđrro thu được ở điều kiện tiêu chuẩnlà:
c. Khối lượng muối FeCl2 tạo thành sau phản ứng:
E. Củng cố- Dặn dò: 
- GV nhắc lại nội dung chính bài ôn tập.
- GV nêu phương pháp giải các bài toán định lượng.
- Ôn tập các kiến thức cơ bản về các dạng bài tập định tính và định lượng, chuẩn bị cho kiểm tra học kì II. 
 *
 Tiết 70 5-2009
Kiểm tra học kỳ II

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Hoa hoc 8 ca nam.doc