Giáo án Hóa học 8 - Tuần 26 - Chuẩn KTKN

Giáo án Hóa học 8 - Tuần 26 - Chuẩn KTKN

Tuần 26 - Tiết 51:

BÀI LUYỆN TẬP 6.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Học sinh ôn lại các kiến thức cơ bản như: TCVL, điều chế, ứng dụng của hiđro.

 - Hiểu được khái niệm phản ứng oxi hoá khử, khái niệm chất khử, chất oxihoá, sự khử, sự oxihoá. Hiểu được khái niệm phản ứng thế.

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng viết PTPƯ về TCHH của hiđro, các phản ứng điều chế hiđro.

 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm các bài tập tính theo PTHH.

3. Thái độ:

 - Hs có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực.

II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. GV: Bảng phụ.

2. HS : Ôn lại các kiến thức cơ bản.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu định nghĩa phản ứng thế. Cho ví dụ minh hoạ.

3. Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Tuần 26 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02 – 3 – 2011 
Tuần 26 - Tiết 51: 
bài luyện tập 6.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 	- Học sinh ôn lại các kiến thức cơ bản như: TCVL, điều chế, ứng dụng của hiđro...
 	- Hiểu được khái niệm phản ứng oxi hoá khử, khái niệm chất khử, chất oxihoá, sự khử, sự oxihoá. Hiểu được khái niệm phản ứng thế.
2. Kĩ năng:
 	- Rèn luyện kĩ năng viết PTPƯ về TCHH của hiđro, các phản ứng điều chế hiđro.
 	- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm các bài tập tính theo PTHH.
3. Thái độ:
	- Hs có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học: 
1. GV: 	Bảng phụ.
2. HS : 	Ôn lại các kiến thức cơ bản.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:	 	Nêu định nghĩa phản ứng thế. Cho ví dụ minh hoạ. 
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động1: I. Kiến thức cần nhớ:
- GV cho 1- 2 HS đã được chuẩn bị trước trình bày bảng tổng kết những kiến thức cơ bản về: TCVL, TCHH, ƯD và ĐC khí H2.
- Các HS khác bổ sung dưới sự hướng dẫn của GV đẻ làm rõ mối liên hệ giữa các TCVL, TCHH, ƯD và ĐC khí H2; so sánh các tính chất và cách điều chế của khí H2- O2.
- HS nhắc lại các kiến thức cần nhớ.
- HS nêu định nghĩa. 
- Phân biệt sự khác nhau giữa các loại PƯ.
Hoạt động2: II. Luyện tập:
- GV cho HS trả lời các câu hỏi.
? Định nghĩa PƯ thế, PƯ oxihoá- khử, sự khử, sự oxihoá, chất khử, chất oxihoá.
? Sự khác nhau của PƯ thế với PƯ hoá hợp và PƯ phân huỷ.
Gv Nêu đề bài lên bảng.
Hướng dẫn Hs: Đây là các phản ứng giữa H2 với đơn chất O2 và các oxit kim loại.
? Gv: Hãy nêu sản phẩn của các loại phản ứng này?
Hs: Trả lời, sau đó 2 em lên bảng chữa bài.
Các Hs khác nhận xét.
* Bài tập 2: trang 118 Sgk.
Gv: Nêu đề bài lên bảng, cho Hs thảo luận, thống nhất phương án thực hiện phép nhận biết.
Hs: Hoạt động thảo luận, thống nhất cách thực hiện.
* Bài tập 3: trang 119 Sgk.
Gv: Cho Hs đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
* Bài tập 4: trang 119 Sgk.
Gv: Nêu đề bài trên bảng phụ, yêu cầu Hs nêu CTHH của những chất chưa có CTHH trong đề bài, sau đó yêu cầu 2 em lên bảng làm bài.
Hs: Tiến hành làm bài 
Hs khác nhận xét, bổ xung.
- GV hướng dẫn cách giải 2 bài toán 5 và 6 trang 119 Sgk.
- GV có thể chỉ định 2 HS lên bảng.
+ HS1: Làm bài tập 5.
+ HS2: Làm bài tập 6.
Tất cả các HS còn lại làm bài tập 5 hoặc 6 trong giấy nháp.
- GV thu vở nháp của 1 số HS kiểm tra, cho điểm.
- Sau khi HS làm xong BT ở bảng, các HS còn lại nhận xét, sữa chữa từng bài.
- GV bổ sung, chốt lại những kết luận quan trọng.
Hs trả lời câu hỏi. 
* Bài tập 1: trang 118 Sgk.
PTHH: 2H2 + O2 2H2O
 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
 4H2 + Fe3O4 3Fe + 4H2O
 H2 + PbO Pb + H2O
- Các PƯ trên đều thuộc PƯ oxihoá- khử vì có đồng thời cả sự khử và sự oxihoá.
+ Phản ứng a: PƯ hoá hợp.
+ Phản ứng b, c, d: PƯ thế.
 (Theo định nghĩa)
* Bài tập 2: trang 118 Sgk.
- Dùng que đóm đang cháy cho vào mỗi lọ
+ Lọ làm que đóm bùng sáng: khí O2.
+ Lọ có ngọn lữa xanh mờ : khí H2.
+ Lọ không làm thay đổi ngọn lữa của que đóm đang cháy: không khí.
* Bài tập 3: trang 119 Sgk.
Câu trả lời C là đúng.
* Bài tập 4: trang 119 Sgk.
a. PTHH:CO2 + H2O H2CO3 (1)
 SO2 + H2O H2SO3 (2)
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (3)
 P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (4)
 PbO + H2 Pb + H2O (5)
b. PƯ 1, 2, 4: PƯ hoá hợp.
 PƯ 3, 5 : PƯ thế.
 PƯ 5 : Đồng thời là PƯ oxihoá - khử.
* Bài tập 5: trang 119 Sgk.
a. PTHH: 
 CuO + H2 Cu + H2O (1)
 Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O (2) 
b. - Chất khử : H2. 
Vì H2 đã chiếm oxi của chất khác.
 - Chất o xihoá: CuO và Fe2O3.
Vì CuO và Fe2O3 đã nhờng oxi cho chất khác.
c. – Khối Lượng Cu thu được từ 6 gam hỗn hợp 2 kim loại:
 6g – 2,8g = 3,2g Cu.
Lượng đồng thu được: 
Lượng sắt thu được: 
- Thể tích khí H2 cần dùng để khử CuO theo PTHH (1):
- Thể tích khí H2 cần dùng để khử CuO theo PTHH (2):
- Vậy thể tích khí H2 cần dùng (ở đktc) để khử hỗn hợp 2 oxit:
* Bài tập 6: trang 119 Sgk.
a. PTHH:
 Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 (1)
 65g 22,4 l
 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 (1)
 2.27=54g 3. 22,4 l
 Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (1)
 56g 22,4 l
b. Theo PTHH (1, 2, 3). Cùng một Lượng kim loại tác dụng với Lượng axit d thì:
- Kim loại Al sẽ cho nhiều hiđro hơn:
( 54g Al sẽ cho 3. 22,4 l = 67,2 l H2 )
- Sau đó là kim loại Fe:
( 56g Fe sẽ cho 1. 22,4 l = 22,4 l H2 )
- Cuối cùng là kim loại Zn:
( 65g Zn sẽ cho 1. 22,4 l = 22,4 l H2 )
c. Nếu dùng một Lượng khí H2, thí dụ 22,4 l thì
- Khối Lượng kim loại ít nhất là Al:
- Sau đó là kim loại Fe:
- Cuối cùng là Zn:
4. Củng cố:	- GV cũng cố cách giải một số dạng toán thờng gặp.
5. Dặn dò: 	- Ôn tập kiến thức toàn chơng.
 	- HS cần nắm các kiến thức về: Điều chế, thu khí hiđro, tính chất hoá học của hiđro. Chuẩn bị cho bài thực hành giờ sau.
* rút kinh nghiệm giờ dạy:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 02 – 3 – 2011
Tuần 26 - Tiết 52: 
Bài thực hành số 5
điều chế – thu khí hiđro và thử tính chất chủa khí hiđro
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
- Thí nghiệm điều chế hiđro từ dung dịch HCl và Zn (hoặc Fe, Mg, Al, ...). Đốt cháy khí hiđro trong không khí. Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí.
- Thí nghiệm chứng minh H2 khử được CuO.
2. Kỹ năng:
- Lắp dụng cụ điều chế khí hiđro, thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy không khí.
- thực hiện thí ngiệm cho H2 cho khí H2 khử CuO.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.
- Viết phương trình hoá học điều hiđro và phương trình hoá học của phản ứng giữa CuO và H2.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm an toàn, có kết quả.
3. Thái độ:
- Hs có thái độ thực hành nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
Chuẩn bị đủ 5 bộ thí nghiệm bao gồm:
Đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, có ống dẫn.
Giá sắt, kẹp gỗ, ống thủy tinh hình V.
ống nghiệm: 2 chiếc
Hóa chất: Zn, HCl, CuO
III. Tiến trình giờ dạy
1. Công tác chuẩn bị:
	Kiểm tra dụng cụ hóa chất của các nhóm
2. Bài mới:
	 Tiến hành thí nghiệm:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Điều chế khí hiđro
? Hãy cho biết nguyên liệu để điều chế hidro trong PTN
? Hãy viết PTHH điều chế hidro từ Zn và HCl?
Hs lên bảng viết PTHH
GV: Hướng dẫn HS lắp dụng cụ như hình vẽ
? Làm cách nào để biết được H2 đã tinh khiết
HS các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn
- Cho một ít Zn vào ống nghiệm, cho tiếp 1- 3 ml HCl vào ống nghiệm.
? Quan sát hiện tượng, nêu nhận xét?
? viết PTHH xảy ra?
Thí nghiệm 1: Điều chế H2 từ Zn và HCl.
Đốt cháy hidro trong không khí
PTHH:
Zn + 2HCl ZnCL2 + H2
Hoạt động 2: Thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí
GV: Hướng dẫn lắp dụng cụ như hình vẽ
? Để thu khí hidro bằng cách đẩy không khí thì ống nghiệm phải để như thế nào? tại sao?
HS: các nhóm làm thí nghiệm
? Quan sát và nêu hiện tượng thí nghiệm
Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí:
Hoạt động 3: Hiđro khử CuO
GV: Hướng dẫn HS các nhóm lắp dụng cụ như hình vẽ.
GV: Treo bảng phu ghi các bước tiến hành thí nghiệm:
- Cho một ít CuO vào ống dẫn , lắp vào ống dẫn cho khí H2 đi qua.
- Đun nóng CuO trên ngọn lửa đèn cồn
? Quan sát màu sắc của CuO biến đổi như thế nào?
? Nêu nhận xét của các hiênh tượng xảy ra?
? Viết PTHH? 
Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng II oxit
PTHH:
H2 + CuO Cu + H2O
3. Công việc cuối buổi thực hành:
1. Thu dọn phòng thực hành , lau chùi rửa dụng cụ.
2. Làm tường trình thí nghiệm theo mẫu:
STT
Tên thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
Kết quả thí nghiệm
PTHH
1
2
3
* rút kinh nghiệm giờ dạy:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 8 TUAN 26 CKTKN.doc