Giáo án Hóa học 8 - Trần Thị Loan - Tiết 21: Định luật bảo toàn khối lượng

Giáo án Hóa học 8 - Trần Thị Loan - Tiết 21: Định luật bảo toàn khối lượng

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

Hiểu được: Trong một PƯHH, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.

2.Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.

- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.

- Tính được k/lượng của một chất trong pư khi biết khối lượng của các chất còn lại.

3.Thái độ: Học sinh có hứng thú với môn học, phát triển năng lực tư duy. Tin tưởng vào khoa học.

4. Trọng tâm

- Nội dung định luật bảo toàn khối lượng

- Vận dụng định luật trong tính toán.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 2505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Trần Thị Loan - Tiết 21: Định luật bảo toàn khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Ngày soạn:30/10/2011
Tuần: 11	 
Tiết: 21 Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 
I. MỤC TIÊU	
1.Kiến thức
Hiểu được: Trong một PƯHH, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.
2.Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.
- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.
- Tính được k/lượng của một chất trong pư khi biết khối lượng của các chất còn lại.
3.Thái độ: Học sinh có hứng thú với môn học, phát triển năng lực tư duy. Tin tưởng vào khoa học.
4. Trọng tâm
- Nội dung định luật bảo toàn khối lượng 
- Vận dụng định luật trong tính toán.
II.CHUAÅN BÒ: 
1. Giaùo vieân : 
Hoùa chaát
Duïng cuï
Dung dòch BaCl2
-Caân
Dung dòch Na2SO4
-2 coác thuyû tinh
2. Hoïc sinh: Ñoïc SGK / 53,54
III.HOAÏT ÑOÄNG DAÏY – HOÏC
1.Ổn định lớp
 	2.Kiểm tra bài củ:- Sửa BT 4,5/SGK/50
.	3.Vào bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Thí nghiệm (10’)
- Gv làm thí nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét vị trí kim cân trước PƯ
-Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và rút ra kết luận. Dựa vào yếu tố nào chứng tỏ có phản ứng xaỷ ra?
- Gv giới thiệu chất tạo thành là bari sunfat và natri clorua. Em hãy viết phương trình chữ của PƯHH?
- Em hãy quan sát vị trí của kim cân sau PƯ?
- Qua th/nghiêm rút ra nhận xét ?
-Đó là ý cơ bản của định luật. Gv giới thiệu sơ lược hai nhà khoa học Lô-mô-nô-xôp và La-voa-diê.
- Nêu nội dung định luật?
- Hs quan sát và nêu nhận xét
- HS quan sát và nhận xét hiện tượng
- HS viết PT
- Tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
-Phát biểu định luật.
Thí nghiệm:
- Phương trình chữ của PƯHH:
Bari clorua + natri sunfat 
à bari sunfat + natri clorua
Hoạt động 2: Định luật
- Nhắc lại nội dung của định luật?
- Khối lượng được kí hiệu bằng chữ gì? Vậy từ định luật em hãy viết công thức về khối lượng cho thí nghiệm trên?
- Giả sử ta có PƯ tổng quát là: 
 A + B à C + D
Theo ĐLBTKL hãy viết công thức về khối lượng cho PƯ trên?
- Bản chất của PƯHH? 
- Vậy khi PƯHH xảy ra, có những chất mới được tạo thành nhưng vì sao tổng khối lượng của các chất được bảo toàn?
- HS nhắc lại định luật
mbari clorua + m natri sunfat = mnatri clorua + m bari sunfat
mA + mB = mC + mD
- HS trả lời
- Vì trong PƯHH, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử không thay đổi.
Định luật:
 a.Định luật: Trong một PƯHH tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
Tổng quát: Giả sử có PƯHH: 
 A + B à C + D
Theo ĐLBTKL: mA + mB = mC + mD
VD: mbari clorua + m natri sunfat = m natri clorua + m bari sunfat
b.Giải thích: Vì trong PƯHH, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
Hoạt động 3:Vận dụng (12’)
Áp dụng ĐLBTKL để làm gì?
Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,1 g P trong không khí, thu được 7,1 g Điphotpho pentaoxit (P2O5).
a.Viết phương trình chữ của PƯ.
b.Tính khối lượng của oxi đã PƯ.
Hướng dẫn:
+Viết phương trình chữ 
+Viết biểu thức ĐL BTKL đối với phản ứng trên
+Thay các giá trị đã biết vào biểu thức và tính khối lượng của oxi.
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Gv nhận xét bài các nhóm, rút kinh nghiệm.
-Cho các nhóm làm Bài tập 2
- Dựa vào định luật ta có thể tính khối lượng của 1 chất khi biết khối lượng của các chất còn lại.
-Đọc đề
-Tóm tắt đề toán.
-Thảo luận theo nhóm để giải bài tập 
-Đại diện 1 nhóm lên sửa bài tập , các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
-Làm bài tập 2 các bước tương tự bài tập 1.
Bài tập 1:
 to
a.Phương trình chữ: 	
photpho+oxi g điphotpho penta oxit
b.Theo ĐL BTKL ta có:
m photpho + m oxi = m điphotpho pentaoxit
gm oxi = m điphotpho pentaoxit - m photpho
g m oxi = 7,1 - 3,1 = 4 g 
Bài tập 2: Nung đá vôi ( CaCO3) người ta thu được 112 kg vôi sống ( CaO) và 88 kg khí Cacbonic(CO2).
a. Hãy viết phương trình chữ.
b. Tính khối lượng của đá vôi cần dùng.
Giải:
 to
a. Phương trình chữ:
Đá vôi g vôi sống + khí cacbonic
b.Theo ĐL BTKL ta có:
m Đá vôi = m vôi sống + m khí cacbonic
g m Đá vôi = 112 + 88 = 200 kg
IV.CỦNG CỐ
-Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Viết biểu thức.
-Giải thích định luật.
Bài tập: Hãy giải thích vì sao: a. khi nung nóng cục đá vôi thì thấy khối lượng giảm đi.
	b. khi nung nóng miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên.
Hướng dẫn: a.Khi nung nóng cục đá vôi có khí cacbonic thoát ra nên khối lượng giảm đi.
b.Khi nung nóng miếng đồng trong không khí thì đồng hóa hợp với khí oxi tạo ra một chất mới nên khối lượng tăng lên.
V.DẶN DÒ
-Học bài.
-Làm bài tập 2,3 SGK/ 54
-Chuẩn bị bài “Phương trình hóa học”. Lưu ý: 
	-Các bước lập PTHH
-Phương trình hóa học biểu diễn gì, gồm CTHH của những chất nào? 
-Sơ đồ phản ứng khác với PTHH của phản ứng ở điểm nào?
VI.RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 21.doc