Giáo án Hình Lớp 8 - Tiết 51: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng - Nguyễn Văn Diễn

Giáo án Hình Lớp 8 - Tiết 51: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng - Nguyễn Văn Diễn

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

+ HS nắm vững 2 bài toán thực hành (đo gián tiếp chiều cao của một vật, đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được.

+ HS biết vận dụng tính chất của tam giác đồng dạng để thực hiện tính toán các khoảng cách hay độ dài của vật theo yêu cầu của bài toán.

+ Rèn cho HS thái độ cẩn thận chính xác khi trình bày, phát triển tư duy hình học.

* Trọng tâm: Hai bài toán có ứng dụng thực tế vận dụng tam giác đồng dạng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

GV: + Hai giác kế (ngang, đứng,thước thẳng, máy tính.

HS: + Thước kẻ đầy đủ, bảng nhóm, ê ke và com pa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình Lớp 8 - Tiết 51: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng - Nguyễn Văn Diễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 09/03/2013
 Ngày dạy : 13/03/2013
Tiết 51: ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
*********–&—*********
I. Mục tiêu bài dạy:
+ HS nắm vững 2 bài toán thực hành (đo gián tiếp chiều cao của một vật, đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được.
+ HS biết vận dụng tính chất của tam giác đồng dạng để thực hiện tính toán các khoảng cách hay độ dài của vật theo yêu cầu của bài toán.
+ Rèn cho HS thái độ cẩn thận chính xác khi trình bày, phát triển tư duy hình học.
* Trọng tâm: Hai bài toán có ứng dụng thực tế vận dụng tam giác đồng dạng.
II. Chuẩn bị của gv và hs:
GV: + Hai giác kế (ngang, đứng,thước thẳng, máy tính.
HS: + Thước kẻ đầy đủ, bảng nhóm, ê ke và com pa. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Đo gián tiếp chiều cao của vật
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
+ GV cho HS quan sát tranh vẽ và cho HS nắm được yêu cầu của bài toán có liên quan đến thực tế.
A
B
C
C'
A'
* Vấn đề đặt ra là cần đo chiều cao của cây mà không cần chèo lên cây!
+ GV hướng dẫn HS nghiên cứu bài toán để dựa vào tam giác đồng dạng từ đó lập tỉ số trong đó có 3 đoạn thẳng đã biết độ dài, còn một đoạn thẳng nữa là A'C'.
+ GV chốt lại nội dung bài toán và nêu yêu cầu của tiết thưc hành giờ sau.
15 phút
+ HS quan sát tranh vẽ và nắm được yêu cầu của bài toán đặt ra. 
a) Tiến hành đo đạc:
+ Đặt cọc AC thẳng đứng trên đó có gắn thước ngắm quay được quanh một cái chốt của cọc.
+ Điều chỉnh thước ngắm sao cho hướng của thước đi qua đỉnh C' của cây (hoặc tháp), sau đó xác định giao điểm B của đường thẳng CC' với AA'.
+ Đo khoảng cách AB và A'B cả AC nữa.
b) Tính chiều cao của cây:
Ta có DA'BC' ~ DABC với tỉ số đồng dạng bằng là k = ị A'C' = k.AC
áp dụng bằng số: AC = 1,5 (m), Ab = 1,25 (m) và A'B = 4,2 (m)
Ta suy ra: A'C' = k.AC
 Vậy A'C' = (m)
Hoạt động 2: Đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không tới được.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
+ GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài toán.
Vậy theo đề bài thì ta không thể đo trực tiếp khoảng cách này được Vậy ta phải làm thế nào?
25 phút
+ HS đọc đề bài:
Cần đo khoảng cách giữa hai điểm A và B trong đó điểm A không thể tới được (vì có ao, hồ hay đầm lầy).
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
A
+ GV cho HS quan sát tranh vẽ để HS tương tượng vấn đề trong thực tế.
a = 100 m
C
B
b
a
Trên thực địa
A'
C'
B'
a' = 4 cm
Tam giác trên giấy
+ GV hướng dẫn HS nghiên cứu bài toán để thấy được cách giải của bài toán là tạo một tam giác đồng dạng với tam giác đã tạo trên thực địa.
+ GV chốt lại nội dung trọng tâm của bài toán, nhấn mạnh ở đây ta sử dụng tính chất của hai tam giác đồng dạng theo trường hợp gócgóc.
25 phút
a) Tiến hành đo đạc:
+ Chọn một khoảng đất bằng phẳng rồi vạch một đoạn thẳng BC và đo độ dài của nó (BC = a).
+ Dùng thước đo góc (giác kế), đo các góc như sau: ; .
b) Tính khoảng cách AB:
Vẽ trên giấy DA'B'C' với BC = a'; ; .
Khi đó DA'BC' ~ DABC theo tỉ số 
k = . Ta đo A'B' trên hình vẽ, từ đó suy ra AB = .
áp dụng bằng số: a = 100m; a' = 4cm. Ta có:
k = 
Đo A'B' được 4,5cm. 
Vậy AB = 4,5.2500 = 11250cm = 112,5m
* HS đọc ghi chú trong SGK: Có 2 loại giác kế: đứng và ngang. 
+ Giác kế ngang dùng để đo góc trên mặt đất. (đã học ở L6).
+ Giác kế đứng dùng để đo góc theo phương thẳng đứng.
Hoạt động 3: hướng dẫn học tại nhà.
+ Nắm vững nội dung các đã thực hiện tính toán trên lý thuyết.
+ BTVN: Hoàn thành các BT còn lại trong SGK. Xem thêm các BT trong SBT.
+ Chuẩn bị cho bài sau: ôn tập chương iii.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_lop_8_tiet_51_ung_dung_thuc_te_cua_tam_giac_don.doc