Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 31: Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiết 2) - Trần Đinh Thanh

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 31: Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiết 2) - Trần Đinh Thanh

I - Mục tiêu :

- Học sinh nêu được các hệ thức về đường nối tâm và bán kính của hai đường tròn qua mỗi vị trí tương đối.

- Nêu được tính chất về tiếp tuyến chung của hai đường tròn, Vận dụng được kiến thức để giải bài tập.

II - Chuẩn bị:

- Nội dung kiến thức, thước thẳng , com pa

- Học sinh Ôn lại các tính chất của tiếp tuyến

III - Tiến trình dạy học:

1; Ổn định: (1 ph) Sĩ số :

2: Kiểm tra bài cũ: (5 ph)

3: Bài mới: ( 38 ph)

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 31: Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiết 2) - Trần Đinh Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn : 
	Ngày giảng :
Tiết: 31
VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN (Tiết 2)
I - Mục tiêu :
- Học sinh nêu được các hệ thức về đường nối tâm và bán kính của hai đường tròn qua mỗi vị trí tương đối.
- Nêu được tính chất về tiếp tuyến chung của hai đường tròn, Vận dụng được kiến thức để giải bài tập.
II - Chuẩn bị:
- Nội dung kiến thức, thước thẳng , com pa
- Học sinh Ôn lại các tính chất của tiếp tuyến
III - Tiến trình dạy học:
1; Ổn định: (1 ph) Sĩ số :
2: Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
3: Bài mới: ( 38 ph) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1; Tìm hiểu về các hệ thức giữa đường nối tâm và bán kính.
- Giáo viên vẽ hình cho học sinh quan sát. 
- So sánh đoạn 00' với các bán kính em có nhận xét gì?
- Em hãy chứng minh khẳng định. R – r < 00' < R + r
- Hai đường tròn tiếp xúc nhau sảy ra mấy trường hợp?
- Nếu tiếp xúc trong thì ta có hệ thức nào về đường nối tâm và bán kính?
- Nếu tiếp xúc ngoài thì ta có hệ thức nào?
* Hai đường tròn không giao nhau sảy ra mấy trường hợp?
- Nếu hai đường tròn ở ngoài nhau thì ta có được hệ thức nào?
- Nếu hai đường tròn đựng nhau thì ta có hệ thức nào?
- Học sinh quan sát hình vẽ
- Đoạn 00' luôn lớn hơn bán kính
- Ta xét D A00' thì hiệu hai cạnh luôn nhỏ hơn một cạnh và tổng hai cạnh luôn lớn hơn một cạnh 
- Có hai trường hợp tiếp xúc đó là tiếp xúc trong và tiếp xúc ngoài.
- Học sinh trả lời
- Có thể hai đường tròn nằm ngoài nhau, đựng nhau, đồng tâm
- Học sinh trả lời
1. Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính
a) Hai đường tròn cắt nhau.
R
o'
0
B
A
Ta có : R – r < 00' < R + r
b) Hai đường tròn tiếp xúc nhau
* Nếu (0) và (0') tiếp xúc ngoài thì 
 00' = R + r
* Nếu (0) và (0') tiếp xúc trong thì 
 00' = R - r
c) Hai đường tròn không giao nhau
- Nếu hai đường tròn ở ngoài nhau thì 00' > R + r
- Nếu hai đường tròn đựng nhau thì 00' < R - r
Hoạt động 2; Tìm hiểu về tiếp tuyến chung của hai đường tròn
- Cho học sinh quan sát hình 97, 98 Sgk(122) Thực hiện trả lời câu hỏi 3 
- Yêu cầu học sinh lấy các ví dụ thực tế về tiếp tuyến chung của hai đường tròn. 
- Học sinh quan sát hình vẽ đọc tên các tiếp tuyến chung của hai đường tròn
- Trong thực tế tiếp tuyến chung của hai đường tròn như dây xích xe đạp. dây cua roa máy sát
2 Tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
- Là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn đó
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
- Giáo viên treo bảng phụ ghi nội dung bài 35 Sgk(122)
- Gọi học sinh nhận xét đánh giá
* Hai đường tròn khi nào thì cắt nhau? khi nào thì tiếp xúc trong, khi nào thì tiếp xúc ngoài. Khi nào thì đựng nhau, khi nào thì nằm ngoài nhau?
- Học sinh lên bảng điền vào ô trống cho phù hợp
- Học sinh nhận xét
- Học sinh trả lời.
3 Luyện tập.	
Bài 35 Sgk(122)
+ (0,R) đựng (0',r) Þ số điểm chung là 0 ; d < R – r
+ d > R + r Þ (0,R) và (0',r) ở ngoài nhau. số điểm chung là 0
+ Tiếp xúc ngoài Þ (0,R) và (0',r) có số điểm chung là 1; d = R + r
+ d = R – r Þ (0,R) và (0',r) tiếp xúc trong, số điểm chung là 1
+ Số điểm chung là 2 Þ (0,R) và (0',r) cắt nhau ; R – r < 00' < R + r
4 Hướng dẫn về nhà:
- Học kỹ lại lý thuyết Sgk(122) về các vị trí tương đối của hai đường tròn.
- Giải các bài tập Sgk(123) chuẩn bị tốt tiết sau luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tiet_31_vi_tri_tuong_doi_cua_hai_duon.doc