I - Mục tiêu :
- Ôn lại khái niệm đường tròn.
- Học sinh nêu được cách xác định một đường tròn, nhận biết được tâm đối xứng, trục đối xứng của đường tròn.
- Vận dụng được kiến thức để giải bài tập.
II - Chuẩn bị:
- GV: Nội dung kiến thức, com pa thước thẳng
- HS ôn lại các kiến thức về hình tròn đã học ở lớp 6
III - Tiến trình dạy học:
1; Ổn định: (1 ph) Sĩ số : .
2: Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
- Thế nào là đường tròn? Thế nào là hình tròn?
3: Bài mới: ( 38 ph)
CHƯƠNG II: ĐƯỜNG TRÒN Ngày soạn : Ngày giảng : Tiết: 20 SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN. TÍNH CHẤT ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN I - Mục tiêu : - Ôn lại khái niệm đường tròn. - Học sinh nêu được cách xác định một đường tròn, nhận biết được tâm đối xứng, trục đối xứng của đường tròn. - Vận dụng được kiến thức để giải bài tập. II - Chuẩn bị: - GV: Nội dung kiến thức, com pa thước thẳng - HS ôn lại các kiến thức về hình tròn đã học ở lớp 6 III - Tiến trình dạy học: 1; Ổn định: (1 ph) Sĩ số :. 2: Kiểm tra bài cũ: (5 ph) - Thế nào là đường tròn? Thế nào là hình tròn? 3: Bài mới: ( 38 ph) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức: - Em hãy nhắc lại thế nào là đường tròn. - Giáo viên vẽ hình, giới thiệu cách ký hiệu đường tròn. - Lấy một điểm M trên mặt phẳng chứa đường tròn thì sẽ sảy ra những trường hợp nào? - Cho học sinh thực hiện câu hỏi 1 Sgk(98) Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định đường tròn - Cho 2 điểm trên mặt phẳng em hãy vẽ một đường tròn đi qua 2 điểm đó? - Cho 3 điểm không thẳng hàng em hãy vẽ một đường tròn đi qua 3 điểm đó? - Ta vẽ được bao nhiêu đường tròn thỏa mãn điều kiện trên. - Giáo viên giới thiệu khái niệm đường tròn ngoại tiếp và tam giác nội tiếp. - Học sinh trả lời - Học sinh vẽ hình vào vở - Khi đó sẽ sảy ra 1 trong 3 trường hợp - Góc OKH > góc OHK vì trong tam giác đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn - Tập hợp tâm của đường tròn đi qua 2 điểm là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó. - Ta dựng hai đường trung trực của hai đoạn thẳng, giao của chúng là tâm đường tròn đi qua 3 điểm cho trước. 1; Nhắc lại về đường tròn: r 0 - Đường tròn tâm o bán kính r ( r > 0) là hình gồm các điểm cách đều điểm o một khoảng bẳng r - Kí hiệu: (0 ; r) hoặc (0) - Lấy điểm M bất kỳ ta có + M nằm trên (0) Khi; 0M = r + M năm ngoài (0) Khi; 0M > r + M nằm trong (0) Khi; 0M < r 2; Cách xác định đuờng tròn 0 C B A F H - Qua 3 điểm không thẳng hàng ta vẽ được một và chỉ một đường tròn. - Chứng minh Sgk(98; 99) - Ta có DABC nội tiếp (0) và đường tròn (0) ngoại tiếp DABC Hoạt động 3: Ôn lại các khái niệm về tâm đối xứng, trục đối xứng; - Thế nào là hình có tâm đối xứng - Tâm đối xứng của hình tròn nằm ở đâu? vì sao? - Cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 4 - Thế nào là hình có trục đối xứng. - Vậy đường tròn có bao nhiêu trục đối xứng? đó là những đường nào? - yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 5 - Hình có tâm đối xứng là mỗi điểm thuộc hình này qua tâm đối xứng cho một điểm vẫn thuộc hình đó - Học sinh thảo luận nhóm trả lời - Hình có trục đối xứng là bất kỳ điểm nào nằm trên hình đó qua trục đối xứng vẫn cho một điểm thuộc hình đó - Đường tròn có vô số trục đối xứng đó là các đường kính 3 ; Tâm đối xứng: o A A' - Tâm của đường tròn cũng là tâm đối xứng của đường tròn đó o C D A B 4; Trục đối xứng: - Bất kỳ đường kính nào trong đường tròn cũng là trục đối xứng của đường tròn đó Hoạt động 4: Củng cố; - Giáo viên treo bảng phụ nội dung bài 2 Sgk(100) cho học sinh thảo luận nhóm trả lời. - Học sinh thảo luận nhóm trả lời. 5; Luyện tập: Bài 2 Sgk (100) Nối ý . 1 – 5; 2 – 6 ; 3 – 4 ; 4; Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại các khái niện về đối xứng trục đối xứng tâm, học kỹ lại lý thuyết của bài - Vận dụng giải các bài tập Sgk(100). Chuẩn bị tốt tiết sau luyện tập.
Tài liệu đính kèm: