Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 15: Ứng dụng thực tế các tỷ số lượng giác của góc nhọn thực hành ngoài trời - Trần Đinh Thanh

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 15: Ứng dụng thực tế các tỷ số lượng giác của góc nhọn thực hành ngoài trời - Trần Đinh Thanh

I - Mục tiêu :

- Học sinh biết sử dụng giác kế đứng để xác định chiều cao của một vật không trực tiếp đo được

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, kỹ năng làm việc hợp tác, nghiêm túc.

II - Chuẩn bị:

- GV: Chuẩn bị cho 3 nhóm mỗi nhóm 1 giác kế đứng, 3 cọc tiêu

- HS ; Máy tính cá nhân, ê ke, mẫu báo cáo thực hành, một quận dây dài 10m thước.

III - Tiến trình dạy học:

1; Ổn định: (1 ph) Sĩ số :

2: Kiểm tra bài cũ: (5 ph)

 - Ta có những cách nào để tìm độ dài một cạnh góc vuông trong tam giác

3: Bài mới: ( 38 ph)

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 15: Ứng dụng thực tế các tỷ số lượng giác của góc nhọn thực hành ngoài trời - Trần Đinh Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn : 
	Ngày giảng : 
Tiết: 15 
ỨNG DỤNG THỰC TẾ CÁC TỶ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN
THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI
( Tiết 1: Xác địnhchiều cao)
I - Mục tiêu :
- Học sinh biết sử dụng giác kế đứng để xác định chiều cao của một vật không trực tiếp đo được
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, kỹ năng làm việc hợp tác, nghiêm túc.
II - Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị cho 3 nhóm mỗi nhóm 1 giác kế đứng, 3 cọc tiêu
- HS ; Máy tính cá nhân, ê ke, mẫu báo cáo thực hành, một quận dây dài 10m thước.
III - Tiến trình dạy học:
1; Ổn định: (1 ph) Sĩ số : 
2: Kiểm tra bài cũ: (5 ph)
 - Ta có những cách nào để tìm độ dài một cạnh góc vuông trong tam giác
3: Bài mới: ( 38 ph) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết.
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 34 Sgk( 90)
- Trong hình vẽ những đoạn nào đo được, những đoạn nào không thể đo được? Đoạn nào là độ dài cần tìm?
- Để tìm được độ dài AB ta làm như thế nào? ( AB bằng tổng những đoạn nào)
- Đoạn MB bằng đoạn nào? Đoạn AM tính được băng cách nào?
Hoạt động 2: Thực hành.
- Cho học sinh ra bãi rộng thực hành đo chiều cao của cột điện
- Hướng dẫn học sinh thực hành theo từng bước
- Giám sát không để học sinh đùa nghịch, giúp đỡ học sinh khi cần thiết.
- Khi thực hiện đo đạc ta cần chú ý điều gì để giảm sai số đến mức thấp nhất?
- Thu lại báo cáo thực hành, cho học sinh thu dọn dụng cụ. 
- Nhận xét buổi thực hành
I: Lý thuyết: 
C
M
B
A
a
* Để xác định một chiều cao mà ta không thể đo trực tiếp được
- Ta có AB = AM + MB
- Mà BM bằng chiều cao giác kế
 AM = CM . Tga
 ( CM xác định được bằng thước, góc a
xác định được bằng giác kế)
 II : Thực hành:
- Học sinh chia thành 3 nhón ra bãi thực hành đo theo sự phân công của giáo viên
Bước 1: Chỉnh cho giác kế đứng thăng bằng
Bước 2: Đo khoảng cách từ giác kế đến chân cột điện, ( cắm cọc tiêu để xác định đường ngắm, căng dây cho thẳng để giảm ít nhất sai số)
Bước 3: Ngắm từ giác kế đến đỉnh cột để xác định góc a
Bước 4: Tính chiều cao của cột dựa vào các kết quả đo được
- Ta phải chỉnh cho giác kế thật thăng bằng. khi xác định góc a phải thật chính xác.
4 – Hướng dẫn về nhà:
 	- Vận dụng kiến thức về nhà xác định chiều cao của cây cau, nóc nhà vv...
 - Xem trước phần đo khoảng cách tiết sau thực hành tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tiet_15_ung_dung_thuc_te_cac_ty_so_lu.doc