Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 6 (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 6 (Bản đẹp)

I. Mục tiêu:

 Kiến thức: HS được củng cố lại các kiến thức về hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông.

 Kĩ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình và làm bài tập

 Thái độ: Tích cực, cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

 GV: Tước kẻ, bảng phụ

 HS: Học bài và làm bài theo hướng dẫn của GV.

III. Phương pháp: Sử dụng và kết hợp các phương pháp quan sát, đặt vấn đề, thực hành luyện tập,

IV. Tiến trình lên lớp:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 315Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 6 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 6	TIẾT 11	
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:	
- Kiến thức: HS được củng cố lại các kiến thức về hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang, hình thang vuông.
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình và làm bài tập
- Thái độ: Tích cực, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tước kẻ, bảng phụ
- HS: Học bài và làm bài theo hướng dẫn của GV.
III. Phương pháp: Sử dụng và kết hợp các phương pháp quan sát, đặt vấn đề, thực hành luyện tập, 
IV. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: (9’).Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 1 HS lên bảng sửa bài tập 31 trang 83.
-GV nhận xét và cho điểm.
-HS lên bảng làm bài:
* Cách dựng:
+ Dựng tam giác ACD có :
	DA = 2cm, DC = AC = 4cm
+ Dựng tia Ax // CD (tia Ax và điểm C nằm 
trong cùng một nửa mặt phẳng bờ AD)
+ Dựng hình tròn tâm A bán kính 2cm, nó cắt
tia Ax tại B.
+ Kẻ đoạn thẳng BC
* Chứng minh:
+ Tứ giác ABCD là hình thang vì AB // CD
+ Hình thang ABCD có AB = AD = 2cm, DC = AC = 4cm nên thỏa mãn yêu cầu.
-HS nhận xét bài làm của bạn.
Hoạt động 2: (34’): Luyện tập
* Bài 35/ 87 SGK:
- GV cho HS vẽ các hình vào tập rồi vẽ các hình đối xứng. Sau đó cho 2 HS cùng bàn kiểm tra chéo với nhau.
-GV cho HS nhận xét và thống nhất kết quả.
* Bài 37/ 87 SGK:
- GV gọi HS đứng tại chổ tìm trục đối xứng của từng hình, mỗi HS một hình.
-GV cho HS nhận xét.
* Bài 39/ 88 SGK:
- GV gọi 1 HS lên bảng vẽ hình, các HS khác vẽ vào vở.
- GV gọi 1 HS nhận xét. Sau đó chứng minh:
a). Do C đối xứng với A qua d nên d là đường trung trực của AC nên DA = DC
	Do đó: AD + DB = CD + DB = CB (1)
	Vì Ed nên AE = EC
	Do đó : AE + EB = CE + EB (2)
	Tam giác CBE có : CB < CE + EB (3)
	Từ (1), (2) và (3) AD + DB < AE + EB
- GV gọi 1 HS trả lời câu b).
- HS vẽ các hình vào tập rồi vẽ các hình đối xứng.
-HS nhận xét
- HS tìm trục đối xứng.
- HS nhận xét
:
- HS nhận xét và ghi bài.
- HS: Con đường ngắn nhất mà bạn Tú phải đi là con đường ADB.
Hoạt động 3: (2’) Dặn dò
- Về nhà học bài.
- BTVN: 36, 38, 40, 41, 42/ 87, 88 - 89 SGK.
- Xem trước bài “§7. Hình bình hành”.
-HS theo dõi
	TUẦN 6	TIẾT 12
 HÌNH BÌNH HÀNH
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS nắm định nghĩa và các tính chật của hình bình hành, các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ một hình bình hành, rèn luyện khả năng chứng minh hai đoạn thẳng, hai góc bằng nhau, chứng minh ba điểm thẳng hàng, chứng minh hai đường thẳng song song.
- Thái độ: tích cực hoạt động, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
- HS: bảng nhóm, bút lông.
III. Phương pháp: Sử dụng và kết hợp các phương pháp quan sát, đặt vấn đề, thực hành luyện tập, 
IV. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (12’) Định nghĩa.
? 1 Các cạnh đối của tứ giác ABCD trên hình (bảng phụ) có gì đặc biệt?
- Tứ giác ABCD được gọi là hình bình hành. Như vậy thế nào là hình bình hành?
A
B
C
D
-Tứ giác ABCD là hình bình hành 
- Hình bình hành là hình thang là hình thang có hai cạnh bên song song.
- HS: Tứ giác ABCD có các cạnh đối song song.
- HS Nêu định nghĩa SGK
- HS vẽ hình và ghi bài.
Hoạt động 2: (15’) Tính chất.
? 2 GV vho HS hoạt động nhóm.
- GV treo bảng phụ các tính chất của hình bình hành.
Định lí: Trong hình bình hành:
a). Các cạnh đối bằng nhau.
b). Các góc đối bằng nhau.
c). Hai đuờng chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đuờng.
- GV vẽ hình sau đó gọi 1 HS lên bảng ghi GT & KL.
 I
A
B
C
D
- GV gợi ý cho HS chứng minh từng tính chất.
- GV gọi 3 HS đứng tại chổ trình bày.
- HS hoạt động nhóm và ghi kết luận vào bảng nhóm.
- HS lên bảng viết GT và KL: 
GT
ABCD là hình bình hành, AC cắt BD tại I
KL
a) AB= CD; AD= BC
b) ; 
c) AI = IC ; IB = ID
- HS tiếp tục thảo luận để tìm ra cách chứng minh.
- HS chứng minh.
Hoạt động 3: (16’) Dấu hiệu nhận biết.
- GV nêu dấu hiệu nhận biết (bảng phụ) và yêu cầu HS về nhà tự chứng minh 4 dấu hiệu cuối.
Dấu hiệu nhận biết hình bình hành:
1. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
3. Tứ giác có các cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
4. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
5. Tứ giác có hai đuờng chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.
- GV gọi HS đứng tại chổ trả lời miệng ? 3
- HS ghi bài.
- HS làm bài:
+ Tứ giác ABCD là hình bình hành vì có các cạnh đối song song.
+ Tứ giác EFGH là hình bình hành vì có các góc đối bằng nhau.
+ Tứ giác INMK không là hình bình hành.
+ Tứ giác PQRS là hình bình hành vì có hai đuờng chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đuờng.
+ Tứ giác UVXY là hình bình hành vì có hai cạnh đối song song và bằng nhau.
Hoạt động 4: (2’) Dặn dò
- Học thuộc định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
- BTVN: 43,45, 46/ 92 SGK.
-HS theo dõi
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_6_ban_dep.doc