Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 36 - Lê Trần Kiên

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 36 - Lê Trần Kiên

I/ MỤC TIÊU:

- Hệ thống hoá kiến thức chương IV (mở đầu về hình học không gian)

- Tính toán với các bài tập hình học không gian đơn giản

- Phát triển tư duy khái quát hoá, so sánh, tổng hợp.

- Kỹ năng vẽ hình không gian.

II/ CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1) Ổn định tổ chức:

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 36 - Lê Trần Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 36
Tiết: 70
Ngày soạn: 30/4/2009
Ôn tập chương IV
I/ Mục tiêu:
Hệ thống hoá kiến thức chương IV (mở đầu về hình học không gian)
Tính toán với các bài tập hình học không gian đơn giản
Phát triển tư duy khái quát hoá, so sánh, tổng hợp.
Kỹ năng vẽ hình không gian.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
*HĐ1: Hệ thống lý thuyết:
 Giáo viên kiểm tra đề cương ôn tập của học sinh và ra câu hỏi, hướng đến bảng tóm tắt các kiến thức cơ bản của chương như SGK (126+127)
*HĐ2: Chữa bài tập:
 Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh làm bài tập
*BT55 (SGK/t2/128)
Làm tương tự BT12
Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên
Bổ sung đề cương ôn tập (nếu cần)
Học sinh tính toán ra nháp và điền bảng phụ
A/ Lý thuyết:
I/ Hình lăng trụ đứng:
1) Hình hộp chữ nhật:
- Đường thẳng, mặt phẳng
2) Hình lăng trụ đứng:
- Diện tích xung quanh
- Thể tích
II/ Hình chóp đều:
1) Hình chóp đều, hình chóp cụt đều:
2) Diện tích xung quanh:
3) Thể tích:
B/ Bài tập:
1) BT51 (SGK/t2/127)
 Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của lăng trụ đứng có chiều cao h:
Hình thoi có hai đường chéo là 6a và 8a
Hình thanh cân, đáy lớn là 2a, các cạnh còn lại bằng a
Lục giác đều cạnh a
Tam giác đều cạnh a
Hình vuông cạnh a
Đáy
Diện tích xung quanh
Diện tích toàn phần
Thể tích
.
Củng cố:
Củng cố theo tiến trình lên lớp.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, xem lại các bài tập đã chữa.
Hệ thống lại chương trình, chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
IV/ Rút kinh nghiệm:
..
..
..
Tiết: 71
Ngày soạn: 30/4/2009
Kiểm tra (Chương IV)
I/ Mục tiêu:
Kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh về kiến thức hình học không gian: Hình lăng trụ đứng, hình chóp đều.
Giáo dục tinh thần tự giác, nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử
Làm cơ sở rút kinh nghiệm cho việc dạy và học trong các năm sau.
II/ Chuẩn bị:
+ GV: Soạn giáo án, ra đề
+ HS: Ôn tập
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Ma trận:
Bài kiểm tra môn:
Hình học
Khối lớp:
8
Thời điểm:
Chơng IV
Nội dung kiến thức
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Nội dung
Số
tiết
TN
KQ
Số
câu
Tự
luận
Số
câu
TN
KQ
Số
câu
Tự
luận
Số
câu
TN
KQ
Số
câu
Tự
luận
Số
câu
I/
Hình học không gian
12
3
4
3
4
2
4
Tỷ lệ %
100%
1
Hình hộp chữ nhật
4
1
9
2
10
11
TNKQ
8
40%
12
13
14
Tự luận
12
60%
2
Hình lăng trụ đứng
4
3
4
5
TS câu
20
TS điểm
10.0
3
Hình chóp đều
4
6
15
7
16
8
17
18
19
20
Cộng
12
Tỷ lệ %
35%
Tỷ lệ %
35%
Tỷ lệ %
30%
Tỷ lệ %
100%
TNKQ
3
TNKQ
3
TNKQ
2
TNKQ
8
40%
điểm
/câu
Tự luận
4
Tự luận
4
Tự luận
4
Tự luận
12
60%
TS câu
7
TS câu
7
TS câu
6
TS câu
20
0.5
TS điểm
3.5
TS điểm
3.5
TS điểm
3
Thang điểm
10
Đề bài:
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất trong 4 phương án trả lời được đưa ra sau mỗi câu hỏi dưới đây:
Trong một hình hộp chữ nhật, số các cặp đường thẳng vuông góc với nhau là:
A/ 8
B/ 12
C/ 16
D/ 24
Một hình hộp chữ nhật có kích thước 3cm, 4cm, 12cm thì độ dài đường chéo của nó bằng:
A/ 5cm
B/ 10cm
C/ 13cm
D/ 19cm
Số cạnh của một lăng trụ đứng đáy ngũ giác là:
A/ 5
B/ 10
C/ 15
D/ 20
Các mặt bên của một hình lăng trụ đứng là một:
A/ Hình chữ nhật
B/ Hình bình hành
C/ Hình thoi
D/ Hình vuông
Diện tích xung quanh của một lăng trụ đứng đáy là hình vuông cạnh 5cm, chiều cao 6cm là:
A/ 30cm2
B/ 120cm2
C/ 150cm2
D/ 180cm2
Các mặt bên của hình chóp đều là:
A/ Tam giác vuông
B/ Tam giác cân
C/ Tam giác đều
D/ Tứ giác
Hình chóp cụt đều có các cạnh bên:
A/ Đồng quy
B/ Song song
C/ Chéo nhau
D/ Vuông góc
Thể tích của hình chóp đều có diện tích đáy là 6cm2 và chiều cao 5cm là:
A/ 10cm3
B/ 15cm3
C/ 20cm3
D/ 30cm3
Câu 2: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH có AB = 3cm, AD = 4cm, AE = 12cm.
Viết tên các mặt phẳng vuông góc với đường thẳng AE?
Tính độ dài đường chéo AG?
Tính diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật?
Câu 3: Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD, đáy là hình vuông cạnh là 6cm, chiều cao SO = 4cm.
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình chóp?
Tính thể tích của hình chóp?
Cắt hình chóp trên bởi một mặt phẳng song song với đáy ABCD và cách đỉnh S của hình chóp một đoạn bằng 2cm. Tính thể tích của phần hình chóp cụt còn lại?
Đáp án – Biểu chấm:
Câu 1: Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
1) D/
2) C/ 
3) C/ 
4) A/
5) B/
6) B/
7) A/
8) D/
Câu 2:	Vẽ hình đúng	0,5đ
mp(ABCD) và mp(EFGH)	1,0đ
AG = = = = 13 (cm)	0,5đ
Stp = 2(3.4 + 4.12 + 12.3) = 192 (cm2)	0,5đ
V = 3.4.12 = 144 (cm3)	0,5đ
Câu 3:	Vẽ hình đúng	0,5đ
Đường cao của mặt bên SH = 5cm	0,5đ
Sxq = 2.5.6 = 60 (cm2)	0,5đ
V1 = 62.4 = 48 (cm3)	0,5đ
V2 = 32.2 = 6 (cm3)	0,5đ
V3 = V1 – V2 = 48 – 6 = 42 (cm3)	0,5đ
Củng cố:
Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
Có thể nêu đáp án vắn tắt
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, tự xem lại bài làm.
Hệ thống lại chương trình, làm đề cương ôn tập.
IV/ Rút kinh nghiệm:
..
..
..
	Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_36_le_tran_kien.doc