Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 11 - Lê Trần Kiên

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 11 - Lê Trần Kiên

I/ MỤC TIÊU:

- Học sinh được củng cố các kiến thức về hình thoi: định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết.

- Kỹ năng chứng minh một tứ giác là hình thoi, liên hệ giữa hình thoi và hình chữ nhật.

- Vận dụng tính chất của hình thoi để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thẳng vuông góc, áp dụng vào một số bài toán thực tế.

II/ CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1) Ổn định tổ chức:

2) Kiểm tra bài cũ:

? Phát biểu các dấu hiệu nhận biết hình thoi?

*Áp dụng: BT74 (SGK/t1/106) (Đáp án: (B) cm)

3) Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 11 - Lê Trần Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Tiết: 21
(Giáo án chi tiết)
Ngày soạn: 
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Học sinh được củng cố các kiến thức về hình thoi: định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết.
Kỹ năng chứng minh một tứ giác là hình thoi, liên hệ giữa hình thoi và hình chữ nhật.
Vận dụng tính chất của hình thoi để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thẳng vuông góc, áp dụng vào một số bài toán thực tế.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ.
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu các dấu hiệu nhận biết hình thoi?
*áp dụng: BT74 (SGK/t1/106)	(Đáp án: (B) cm)
Bài mới:
*HĐ1: Chữa BT75&76 (SGK/t1/106):
Giáo viên yêu cầu học sinh chứng minh đồng thời 2 bài tập 75 và 76
? Đọc bài? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu như thế nào?
? Vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận của bài toán?
? Hai BT 75 và 76 có mối quan hệ như thế nào?
(thuận – nghịch)
? Để chứng minh tứ giác MNPQ là hình thoi (hình chữ nhật), ta làm như thế nào?
? Trình bày lời giải?
Giáo viên theo dõi các nhóm học sinh hoạt động, giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm còn yếu.
 (Chia cho các nhóm làm 1 trong 2 BT 75 và 76)
Có thể có nhiều cách chứng minh khác nhau.
? Nhận xét bài làm của các nhóm?
Giáo viên nhận xét, tổng hợp, nhấn mạnh lại mối quan hệ đặc biệt giữa hình thoi và hình chữ nhật.
*HĐ2: Chữa BT141 (SBT/t1/74):
? Đọc bài? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu như thế nào?
? Vẽ hình? Ghi giả thiết, kết luận của bài toán?
(Giáo viên có thể vẽ sẵn hình vào bảng phụ)
? Để chứng minh IK vuông góc với MN, ta có thể làm như thế nào?
? Tứ giác IMKN là hình gì?
? Chứng minh tứ giác IKMN là hình thoi?
 Giáo viên theo dõi học sinh chứng minh, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh còn yếu
? Nhận xét bài làm của bạn?
Giáo viên nhận xét, tổng hợp, sửa chữa chỗ sai (nếu cần)
Đánh giá cho điểm (nếu có thể)
Hoạt động nhóm
Học sinh trả lời
*BT76 (SGK/t1/106):
GT
Hình thoi ABCD
MA = MB, NB = NC
PC = PD, QD = QA
KL
MNPQ là h.c.n
Chứng minh:
+ Xét ∆AMQ và ∆BMN:
MA = MB (gt)
AQ = BN (= AD)
 (= 90O)
Suy ra:
∆AMQ = ∆BMN (c.g.c)
ị MQ = MN
+ Chứng minh tương tự, ta được: MQ = MN = NP = PQ
Do đó: MNPQ là hình thoi
(định nghĩa)
Học sinh nhận xét
Học sinh đọc bài
Học sinh trả lời câu hỏi
Học sinh ghi giả thiết, kết luận
GT
∆ABC: BD = CE
MB = ME, NC = ND
ID = IE, KB = KC
KL
IK ^ MN
Học sinh lên bảng trình bày lời giải
Lớp làm nháp
Học sinh khác nhận xét
1) BT75 (SGK/t1/106):
GT
H.c.n ABCD
MA = MB, NB = NC
PC = PD, QD = QA
KL
MNPQ là hình thoi
Chứng minh:
+ Xét ∆BAC có:
MA = MB (gt)
NB = NC (gt)
 Suy ra MN là đường trung bình của ∆BAC
ị 	MN // AC
	MN = AC (1)
+ Chứng minh tương tự, ta được:	PQ // AC
	PQ = AC 	(2)
&	NP // BD
	NP = BD 	(3)
+ Từ (1)&(2) suy ra:
	MN // PQ
	MN = PQ
ị MNPQ là hình bình hành (tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau) (4)
+ Ta lại có: AC ^ BD (hai đường chéo của hình thoi), kết hợp với (3), ta được:
	MN ^ NP	(5)
+ Từ (4)&(5) suy ra MNPQ là hình chữ nhật (hình bình hành có một góc vuông)
2) BT141 (SBT/t1/74):
Chứng minh:
+ Xét ∆DEC có:
ID = IE (gt)
ND = NC (gt)
Suy ra IN là đường trung bình của ∆DEC
ị IN = CE
 Chứng minh tương tự, ta được:
NK = BD; KM = CE;
MI = BD
Lại có: BD = CE (gt)
Do đó suy ra:
IN = NK = KM = MI
ị IKMN là hình thoi
(định nghĩa)
ị IK ^ MN (tính chất hai đường chéo của hình thoi)
Củng cố:
Củng cố từng phần trong quá trình luyện tập.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, xem lại các bài tập đã chữa.
Làm BT142, 143 (SBT/t1/75)
Đọc trước bài mới.
IV/ Rút kinh nghiệm:
 	 .
Tiết: 22
(Giáo án chi tiết)
Ngày soạn: 
Đ12. Hình vuông
I/ Mục tiêu:
Học sinh hiểu được định nghĩa hình vuông. Hình vuông là hình đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi (tứ giác đặc biệt)
Biết cách vẽ hình vuông, chứng minh một tứ giác là hình vuông.
Nắm được các kiến thức về hình vuông và vận dụng tính toán, chứng minh trong thực tế.
II/ Chuẩn bị:
Bảng phụ
III/ Tiến trình lên lớp:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thoi?
Bài mới:
*HĐ1: Tìm hiểu định nghĩa hình vuông:
? Một tứ giác vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi thì sẽ có đặc điểm như thế nào?
? Thế nào là hình vuông?
? Có thể định nghĩa hình vuông từ hình chữ nhật, hình thoi như thế nào?
? Muốn vẽ hình vuông, ta làm như thế nào?
*HĐ2: Tìm hiểu tính chất hình vuông:
? Dự đoán xem hình vuông sẽ có những tính chất như thế nào?
? Liệt kê các tính chất về cạnh, về góc của hình vuông?
? Làm ?1?
*HĐ3: Tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết hình vuông:
? Nêu các dấu hiệu nhận biết hình vuông?
	? Một hình chữ nhật có thêm điều kiện gì thì sẽ là hình vuông?
	? Một hình thoi có thêm điều kiện gì thì sẽ là hình vuông?
? Chứng minh các dấu hiệu nhận biết đó?
 Giáo viên gợi ý để học sinh chứng minh các dấu hiệu nhận biết hình vuông
*Củng cố: ?2
? Tìm các hình vuông trên hình 105 (SGK/t1/108) và chỉ rõ dự vào dấu hiệu nhận biết nào để chứng minh?
? Hình vuông có bao nhiêu tâm đối xứng? có bao nhiêu trục đối xứng?
(BT80 – SGK/t1/108)
Học sinh trả lời
“Có 4 góc bằng nhau, 4 cạnh bằng nhau”
Học sinh trả lời định nghĩa hình vuông
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời:
+ Tính chất:
- về góc
- về cạnh
Học sinh làm ?1
“Hình vuông có hai đường chéo bằng nhau và vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường”
Học sinh trả lời
“Chứng minh nó là hình chữ nhật hoặc hình thoi có thêm 1 tính chất của hình kia mà nó không có”
Học sinh hoạt động nhóm chứng minh vắn tắt các dấu hiệu nhận biết
Bảng phụ
Học sinh giải thích
a) Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau
b) Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác của một góc
c) Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc (hoặc hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau)
d) Hình thoi có một góc vuông.
BT80 – SGK/t1/108
+ Có 1 tâm đối xứng:
- Giao điểm hai đường chéo
+ Có 4 trục đối xứng:
- Hai đườngchéo
- Hai đường thẳng nối trung điểm các cạnh đối.
1) Định nghĩa: 
(SGK/t1/107)
+ ABCD là hình vuông
Û 
2) Tính chất:
- Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
3) Dấu hiệu nhận biết:
(SGK/t1/107)
Củng cố:
? Hình vông có phải là một trong các dạng tứ giác đã biết không?
(Hình vuông là tứ giác đặc biệt trong các tứ giác đặc biệt)
Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm BT 79, 81, 82 (SGK/t1/108)
BT 145_151 (SBT/t1/75)
IV/ Rút kinh nghiệm:
	Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_11_le_tran_kien.doc