Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 1 đến 3 - Trường THCS Tân Hồng

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 1 đến 3 - Trường THCS Tân Hồng

A. Mục tiêu:

-Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.

-Biết cách CM một tứ giác là hình thang , hình thang vuông.

-Biết vẽ hình thang, hình thang vông, biết tính số đo các góc của hình thang.

-Biểt sử dụng dụng cụ để kiểm tra 1 tứ giác là hình thang

B. Chuẩn bị:

-GV:Thước thẳng, phấn màu, êke. Bảng phụ.

-HS:Thước thẳng, êke, ôn tập các kiến thức về hình thang đã học.

C. Tiến trình bài giảng:

I. Tổ chức lớp: (1)

II. Kiểm tra bài cũ : (6)

? HS1: Phát biểu và chứng minh định lý về tổng các góc của một tứ giác.

? HS2: Làm BT 3 (SGK.T67).

III. Bài mới: (27)

 

doc 19 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 1 đến 3 - Trường THCS Tân Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Tứ giác
Ngày soạn:...
Ngày dạy :
Tuần 1
Tiết 1
Tứ giác
A. Mục tiêu:
-Nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
-Biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.
-Biết vận dụng kiến thức của bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.
B. Chuẩn bị:
-GV:Bảng phụ H1 (SGK) Hình 5a, 6a (SGK), thước thẳng, phấn màu.
-HS: Thước thẳng.
C. Tiến trình bài giảng:
I. Tổ chức lớp : (1’ ) 
II. Kiểm tra bài cũ:(2’ )
 Giới thiệu chương trình hình 8 và nêu yêu cầu đồ dùng học tập
III. Bài mới: (29’)
Hoạt động của thày 
Hoạt động của trò
Ghi bảng
-Treo bảng phụ H1 (SGK).
?Kể tên các đoạn thẳng ở h1a,b,c và H2.
? 4 đoạn thẳng ở H1 có đặc điểm gì?
?5 đoạn thẳng ở H2 có đặc điểm gì?
?H1 là tứ giác, vậy tứ giác ABCD là gì?
-GV nhắc lại bờ của nửa mặt phẳng.
-Yêu cầu HS làm ?1.
-Hình 1a gọi là tứ giác lồi.
?Vậy tứ giác ntn gọi là t.giác lồi?
-Hướng dẫn HS cách vẽ , cách ghi các đỉnh của tứ giác.
-Yêu cầu HS làm ?2.
-Cho HS làm việc theo nhóm bàn.
-Gọi HS lên bảng làm.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt bài. 
-Yêu cầu HS làm ?3.
?Tổng 3 góc của một tam giác bằng bao nhiêu độ?
-Gọi HS lên bảng làm.
-GV giúp đỡ HS dưới lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. 
?Nhận xét gì về tổng các góc trong một tứ giác?
? Phát biểu nội dung định lý về tổng các góc trong một tứ giác?
-HS quan sát hình vẽ.
-Một vài HS trả lời câu hỏi của GV:
+H1 gồm 4 đoạn thẳng.
+H2 gồm 5 đoạn thẳng.
-4 đoạn khép kín, ko có bất kỳ 2 đoạn nào cùng nămg trên 1 đường thẳng.
-Có 2 đoạn cùng nằn trên 1 đường thẳng.
-HS phát biểu.
-Cả lớp làm bài (H1a.)
-HS phát biểu.
-HS chú ý theo dõi sự hướng dẫn của GV.
-HS làm ?1 theo nhóm bàn khoảng 2 phút.
-1 HS lên bảng làm.
-Học sinh nhận xét, bổ sung. 
-HS suy nghĩ làm bài.
-Bằng 180o.
-1 HS lên bảng làm câu b.
-HS cả lớp làm vào vở.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
-HS đứng tại chỗ phát biểu.
1. Định nghĩa. (SGK) (15’)
-Tứ giác ABCD có: AB, BC, CD, DA gọi là các cạnh
*chú ý: (SGK)
?2.
Tứ giác ABCD có;
*Đỉnh: 
+Hai đỉnh kề nhau A và B, C và D, B và C, D và A.
+Hai đỉnh đối nhau A và C, B và D.
Cạnh: 
+Hai cạch kề: AB và BC
+Hai cạnh đối nhau: AB và CD
*Đường chéo: AC và BD. 
2.Tổng các góc của một tứ giác (16’).
?3.
b)Nối A với C.
Xét ABC có: . (1)
Xét ACD có:
. (2)
Từ (1) và (2) ta có;
*Định lý: Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600.
IV. Củng cố:(10’).
-GV treo bảng phụ H5a lên bảng. Yêu cầu HS làm bài.
Bài 1 (SGK.T66)
	Hình 5a. 	Theo định lý tổng các góc của tứ giác ta có:
	x + 1100 1200 + 800 = 3600
	 x = 500.
Bài 2 (SGK.T66)
	Hình 6a: 	Ta có: x + x + 650 + 950 = 3600
	2x + 1600 = 3600
	 x = 1000.
	Hình 6b:	Ta có: 3x + 4x + x + 2x = 3600
	10x = 3600
	 x = 360.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (3’).
- Học và làm bài tập đầy đủ.
-Cần nẵm chắc nội dung định lý tổng các góc của một tứ giác.
-BTVN: BT 1 b,c,d+2+3+4+5 (SK-T67).
-Hướng dẫn BT3:
a)
 ?Để CM AC là đường trung trực của BD ta cần CM điều gì?
 ( A, C nằm trên đường trung trực của BD)
 ?A và C có nằm trên đường trung trực của BD không?
 ( Ta có AB= AD; CB = CD A,C nằm trên đường trung trực của BD)
b) 
 Nối A với C.
 ? góc B có bằng góc D không?
 ( do CBA = CDA (c.c.c))
 .
Ngày soạn:...
Ngày dạy :
Tuần 1
Tiết 2
Hình thang
A. Mục tiêu:
-Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.
-Biết cách CM một tứ giác là hình thang , hình thang vuông.
-Biết vẽ hình thang, hình thang vông, biết tính số đo các góc của hình thang.
-Biểt sử dụng dụng cụ để kiểm tra 1 tứ giác là hình thang
B. Chuẩn bị:
-GV:Thước thẳng, phấn màu, êke. Bảng phụ.
-HS:Thước thẳng, êke, ôn tập các kiến thức về hình thang đã học.
C. Tiến trình bài giảng:
I. Tổ chức lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ : (6’)
? HS1: Phát biểu và chứng minh định lý về tổng các góc của một tứ giác.
? HS2: Làm BT 3 (SGK.T67).
III. Bài mới: (27’)
Hoạt động của thày 
Hoạt động của trò
Ghi bảng
-Treo bảng phụ H13 và hỏi như SGK.
-Người ta gọi t.giác ABCD đó là hình thang.
?Vậy thế nào là hình thang?
?Nêu cách vẽ hình thang?
-Gọi HS lên bảng vẽ, cho HS cả lớp cùng vẽ ra nháp.
-GV nêu các yếu tố cạnh, đường cao
-Treo bảng phụ H15 và yêu cầu HS làm ?1.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt bài. 
-Treo bảng phụ H16, 17 và yêu cầu HS trả lời ?2.
-GV phân tích cùng HS.
?AB và CD có song song ko?
?Hai đoạn thẳng song song thường cho ta điều gì?
?Cặp góc nào bằng nhau?
?Để CM hai đoạn thẳng bằng nhau thông thường ta thường CM ntn?
?Hai tam giác đó có bằng nhau ko?
-Gọi HS lên bảng làm.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt bài. 
-Câu (b) tương tự câu a. 
-Cho HS về nhà làm.
-Treo bảng phụ H18.
?Có nhận xét gì về hình thang đa cho?
-GV giới thiệu hình thang vuông.
?Thế nào là hình thang vuông?
 AB//CD.
-HS nêu định nghĩa hình thang.
-Ta vẽ 2 cạnh đối //
-1 em lên bảng vẽ hình. HS cả lớp vẽ ra nháp.
-HS trao đổi theo nhóm bàn rồi báo cáo kết quả.
-Học sinh nhận xét, bổ sung. 
-HS cùng GV phân tích bài toán rồi HS làm bài và phát biểu.
-AB//CD.
-Cặp góc so le trong bằng nhau.
-HS phải suy nghĩ kẻ thêm hình để chỉ ra cặp góc so le trong bằng nhau.
-CM 2 bằng nhau.
-HS suy nghĩ làm bài khoảng 2’.
-1 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở.
-Học sinh nhận xét, bổ sung. 
-HS về nhà làm câu (b).
-Hình thang có 1 góc vuông.
-HS chú ý theo dõi.
-HS nêu ĐN hình thang vuông.
1. Định nghĩa (21’)
*Định nghĩa: (SGK).
Hình thang ABCD có AB//CD
-Cạnh đáy: AB, CD.
-Cạnh bên: AD. BC.
-Đường cao: AH.
?1.
a) T.giác là hình thang: 
+) ABCD (vì BC//AD).
+) EHGF (vì GF//HE).
b) Tổng 2 góc kề một cạnh bên của hình thang bằng 1800.
?2. Hình thang ABCD.
a) AD//BC.
CM: AD=BC
 AB = CD.
BL
a) Nối A với C.
Vì AB, CD là 2 đáy của hình thang ABCD AB//CD.
 (so le trong)
Vì AD//BC 
 (so le trong).
Xét ABC và CDA 
Có: AC chung
 (theo CM trên)
 (theo CM trên).
 ABC = CDA (g.c.g).
 AD = BC; AB = CD.
b)
*Nhận xét:(SGK).
2. Hình thang vuông (3’)
*Định nghĩa (SGK).
ABCD là hình thang vuông.
IV. Củng cố:(8’).
*Bài 6 (SGK.T70).
-GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS cách kiểm tra hai đường thẳng song song bằng thước và compa.
-HS làm theo hướng dẫn của GV.
-Các tứ giác là hình thang la: ABCD; KINM.
*Bài 8 (SGK.T71). Hình thang ABCD (AB//CD) có: ; .
 	Tìm số đo: 
BL
Hình thang ABCD có AB//CD AD và BC là hai cạnh bên.
Theo ?1 ta có: 
Từ (1) ta có mà theo gt 
Từ (2) ta có mà 
V. Hướng dẫn học ở nhà: (3’).
- Học và làm bài tập đầy đủ.
-Cần nắm chắc các tính chất của hình thang để vận dụng vào làm BT.
-BTVN: BT7+9+10 (SGK.T71). BT16+17+19+20 (SBT)
-HD: BT7 : làm như BT 8.
	BT9: Sử dụng t/c của tam giác cân và t/c hai đường thẳng song song.
Ngày soạn:...
Ngày dạy :
Tuần 2
Tiết 3
Hình thang cân
A. Mục tiêu:
-HS nắm được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
-Biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa và t/c của hình thang cân trong tính toán và chứng minh, biết cách CM một tứ giác là hình thang cân.
-Rèn tư duy lôgic, tính chính xác và cách lập luận CM hình học.
B. Chuẩn bị:
-GV:Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ H23; ?2, compa.
-HS:Ôn tập các kiến thức về hình thang đã học, thước thẳng, thước đo góc, compa.
C. Tiến trình bài giảng:
I. Tổ chức lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ:(8’)
? HS1:Nêu định nghĩa hình thang, vẽ hình và chỉ ra các yếu tố của hình thang.
? HS2:Lamg BT 9 (SGK.T71).
III. Bài mới: (27’)
Hoạt động của thày 
Hoạt động của trò
Ghi bảng
-Treo bảng phụ H23.
-Thông báo đó là hình thang.
?Vậy hình thang là hình ntn?
-Nêu cách vẽ hình thang cân.
?So sánh và từ đó rút ra nhận xét.
-Treo bảng phụ ?2.
-Cho HS trao đổi làm bài theo nhóm bàn.
-Gọi HS lên bảng trình bày.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt bài. 
-Treo tranh H23 lên bảng.
?Có nhận xét gì về 2 cạnh bên của hình thang cân?
?Rút ra nhận xét?
-GV hướng dẫn HS làm bài.
?So sánh OC với OD?
?So sánh ?
?SO sánh OA với OB?
-GV đưa ra chú ý.
-Treo bảng phụ H23.
?Vẽ 2 đường chéo của hình thang?
?Có nhận xét gì về 2 đường chéo trên?
?Ghi GT và KL của Đ.lý.
?Thông thường để CM AC=BD ta phải CM điều gì?
?Làm ntn để xuất hiện 2 ?
-Cho ha trao đổi thảo luận.
-Gọi HS lên bảng làm.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt kiến thức.
-Yêu cầu HS làm ?3.
-GV có thể hướng dẫn HS cách làm.
Để vẽ 2 đường chéo bằng nhau ta dùng compa để xác định.
?Để CM 1 tứ giác là hình thang cân ta CM điều gì?
-HS quan sát hình vẽ và trả lời ?1.
()
-HS nêu ĐN hình thang.
-Vẽ hình thang sao cho có 2 góc kề 1 cạnh đáy bằng nhau.
 = NX: HTC có 2 góc kề đáy bằng nhau.
-HS trao đổi làm bài theo nhóm khoảng 3’.
-1 HS lên bảng trình bày.
-HS cả lớp làm vào vở.
-Học sinh nhận xét, bổ sung. 
-AD = BC.
-HS làm theo hướng dẫn của GV.
-OD=OC vì ODC cân.
-(do ).
-OA=OB vì OAB cân.
-HS chú ý theo dõi.
-HS quan sát hình vẽ.
-1 HS lên bảng vẽ hình.
-Hai đường chéo bằng nhau.
-HS ghi GT và KL.
-CM hai tam giác có chứa 2 đoạn đó bằng nhau.
-Nối A với C hoặc B với D.
-HS trao đổi làm BT theo nhóm bàn.
-1 HS lên bảng trình bày.
-Học sinh nhận xét, bổ sung. 
-Lớp suy nghĩ làm bài.
-HS phát biểu trả lời ?3.
-Ta CM 2 góc kề 1 đáy bằng nhau.
1. Định nghĩa (10’0
*Định nghĩa: (SGK)
Hình thang ABCD cân 
?2.
Các hình thang cân: ABDC; IKMN; PQST.
b) 
2. Tính chất. (15’)
*Định lý 1: (SGK).
kéo dài AD và BC.
*Nếu AD cắt BC giả sử tại O
(ABCD là HT cân).
Từ ODC cân tại O OC=OD (1).
Từ 
 OAB cân tại O 
 OA = OB (2)
Từ (1) và (2) AD = BC.
*Nếu AD ko cắt BC 
 AD//BC
 AD = BC (theo nhận xét ở 2).
*Chú ý: (SGK).
*Định lý 2: (SGK).
GT
ABCD là hình thang cân (AB//CD)
KL
AC=BD
CM
Xét BCD và ADC
Có:DA=BC(ABCD là HT cân)
 DC là cạnh chung.
 (ABCD là HT cân)
 BCD =ADC(c.g.c)
 AC = BD (đpcm).
3. Dấu hiệu nhận biết. (7’)
?3.
*Định lý 3: (SGK).
GT
Hình thang ABCD (AB//CD), AC = BD.
KL
ABCD cân.
*Dấu hiệu nhận biết (SGK).
IV. Củng cố:(7’).
-Cho HS làm BT 13(SGK.T76)
-Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL.
-GV hướng dẫn HS làm bài theo sơ đồ phân tích đi lên.
a) 	EA = EB
	EAB cân tại E
	ABC= BDA (c.g.c)
-Gọi HS lên bảng làm.
b) Chứng minh tương tự.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (2’).
- Học và làm bài tập đầy đủ.
-Ôn tập và nắm chắc ĐN, T/C, dấu hiêuh nhận biết hinhg thang cân.
-Hiểu rõ và nắm chắc định lý và cách CM 3 định lý dó.
-BTVN: BT11+12+15+18 (SGK.T74+75).
	 BT24+30+31) (SBT.T63).
Ngày soạn:...
Ngày dạy :
Tuần 2
Tiết 4
Luyện tập
A. Mục tiêu:
-Củng cố và khắc sâu cho HS t/c của hình thang cân.
-Rèn kỹ năng chứng minh tứ giác là hình thang cân.
-Rèn tính cẩn thận, khả năng lập luận lôgíc trong CM hình học.
B. Mục tiêu:
-GV:Thước thẳng, phấn màu.
-HS: Thước thẳng, ôn tập ĐN và các t/c của hình thang cân đã học.
C. Tiến trình bài giảng:
I. Tổ chức lớp(1’) 
II. Kiểm tra bài cũ( 9’)
? HS1:Phát biểu định nghĩa và dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
? HS2: Nêu các t/c của hình thang cân và ghi GT, KL cho các t/c đó.
III. Bài mới (28’)
Hoạt động của thày 
Hoạt động của trò
Ghi bảng
-Yêu cầu HS làm BT 16.
-Hãy vẽ hình và ghi GT, KL.
-GV giúp HS xây dựng sơ đồ CM.
-Gọi HS lên bảng trình bày.
-GV giúp đỡ HS dưới lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt bài. 
?Có thể CM theo cách khác ko?
-GV có thể thông báo cách CM khác: EDB cân.
-Yêu cầu HS tìm hiểu BT.
-Cho HS vẽ hình, ghi , KL.
-Cho HS trao đổi thảo luận theo nhóm.
-Gọi HS lên bảng trình bày.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt bài.
-1 HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL.
-HS trả lời câu hỏi của GV để xây dựng sơ đồ CM.
BDEC là hình thang
ED//BC
 cân
AE=AD
-1 HS lên bảng trình bày.
-HS cả lớp làm vào vở.
-Học sinh nhận xét, bổ sung. 
-HS suy nghĩ trả lời.
-HS tìm hiểu BT.
-1 HS lên bảng vẽ hìng và ghi GT, KL.
-HS trao đổi theo nhóm bàn.
-1 HS đại diện nhón lên bảng trình bày.
-Học sinh nhận xét, bổ sung. 
Bài 16 (SGK.T75).
GT
(AB=AC), BD,CE là phân giác.
KL
AEDC là HT cân
ED=EB.
CM
*Chứng minh DEBC là HT cân.
Xét AEC và ADB
Có: AB=AC (vì ABC cân)
 (gt)
 chung.
AEC = ABD (g.c.g)
 AE = AD (2 cạnh t.ứng).
 AED cân tại A.
Khi đó: 
Mặt khác: 
 .
 BC//ED (2 góc đồng vị bằng nhau)
 BEDC là hình thang.
Theo CM trên thì 
AEC = ADB
 EC = BD
 BEDC là hình thang cân.
*Chứng minh ED=EB.
Xét EDC và EDB.
Có: DC=EB (vì AB=AC mà AE=AD).
 EC= BD (CM trên)
 EDC = EBD (c.g.c)
 ED = EB (đpcm).
Bài 17 (SGK.T75).
GT
Hình thang ABCD (AB//CD), 
KL
ABCD là hình thang cân
Chứng minh
Gọi O là giao của AC và BD.
Ta có: OCD cân tại O ()
 OD = OC (1)
Mặt khác: AB//CD
 (2 góc so le trong)
 (2 góc so le trong)
 OAB cân tại O.
 OB = OA (2)
Từ (1) và (2) AC = BD.
 ABCD là hình thang cân.
IV. Củng cố(5’).
-HS nhắc lại các t/c của hìnhthang cân.
-Các cách CM tứ giác là hình thang cân.
V. Hướng dẫn học ở nhà(2’).
- Học và làm bài tập đầy đủ.
-Xem và làm lại các BT đã chữa.
-BTVN: BT18+19 (SGK.T75).
	 BT26+33(T63.SBT).
Ngày soạn:...
Ngày dạy :
Tuần 3
Tiết 5
Đường trung bình của tam giác, 
của hình thang (T1)
A. Mục tiêu:
-Nắm được định nghĩa và các định lý về đường trung bình của tam giác.
-Biết vận dụng các định lý về đường trung bình của tam giác để tính độ dài, chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thẳng song song.
-Rèn luyện cách lập luận trong CM định lý và vận dụng các định lý đã học vào các bài toán thực tế.
B. Mục tiêu:
-GV: Thước thẳng , phấn màu, bảng phụ nội dung BT 20 (SGK.T9), thước đo góc.
-HS: Thước thẳng, nội dung kiến thức của các bài đã học(nhận xét về hình thang có hai cạnh bên song song).
C. Tiến trình bài giảng:
I. Tổ chức lớp(1’ ) 
II. Kiểm tra bài cũ( 6’)
? HS1: Phát biểu định nghĩa hình thang cân và dấu hiệu nhận biết hình thang cân?
? HS2: Phát biểu các t/c của hình thang cân và nêu nhận xét về hình thang cân có 2 cạnh bên song song, có hai cạnh đáy bằng nhau?
III. Bài mới(26’)
Hoạt động của thày 
Hoạt động của trò
Ghi bảng
GV đặt vấn đề như SGK.
-Yêu cầu HS làm ?1.
-Dùng thước đo để kiểm tra lại dự đoán của em.
?Phát biểu dự đoán trên theo trường hợp tổng quát?
-Vẽ hình ,ghi GT, KL của định lý.
-GV hướng dẫn HS cách CM.
?Để CM AE=EC ta làm ntn?
?Làm thế nào để xuất hiện chứa cạnh EC?
?So sánh với ?
-GV treo bảng phụ H35 và thông báo đường TB của tam giác.
?Nêu định nghĩa đường TB của tam giác?
?Nêu cách vẽ đường TB của tam giác?
?Trong một tam giác có mấy đường TB?
-Yêu cầu HS trả lời ?2.
-Từ nội dung ?2 em hãy phát biểu thành định lý.
 -Vẽ hình, ghi , KL của định lý.
-GV hướng dẫn HS cách CM.
-Gọi HS lên bảng làm.
-GV giúp HS dưới lớp làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt bài. 
?Vậy đường TB của hình thang có t/c gì?
-Yêu cầu HS làm ?3.
-Gọi HS lên bảng làm.
-Cả lớp làm ?1.
-HS trả lời ?1.
-HS phát biểu.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-1 HS lên bảng ghi GT, KL của định lý.
-Ta CM 2 bằng nhau.
-Từ E kẻ đường thẳng // BA
- = (vì = ).
-HS theo dõi.
-HS phát biểu ĐN đường TB của tam giác.
-Vẽ 2 TĐ của 2 cạnh rồi nối lại.
-Có 3 đường TB.
-HS thực hành và làm ?2.
-HS phát biểu nội dung của định lý.
-1 HS lên bảng vẽ hình ghi GT, KL.
-HS cùng GV tìm cách CM.
-1 HS lên bảng làm.
-HS cả lớp làm vào vở.
-Học sinh nhận xét, bổ sung. 
-HS phát biểu.
-HS làm ?3.
-1 HS lên bảng làm.
-HS làm vào vở.
1. Đường trung bình của tam giác. (25’)
*Định lý 1:(SGK)
GT
ABC, DA=DB
DE//BC (E AC)
KL
EA = EC
CM
kẻ EH // AB (H BC)
Xét ADE và EHC
Có: = (vì cùng = )
Vì EH//DB(đồng vị)
 EH=BD (t/c h.thang có 2 cạnh bên //)
 EH = DA (cùng bằng BD)
 ADE = EHC(g.c.g)
AE = EC (2 cạnh tương ứng)
Vậy E là trung điểm của AC.
*Định nghĩa: (SGK)
DE là đường
TB của 
ABC.
*Định lý 2: (SGK)
GT
ABC,AD=BD, AE=EC
KL
DE//BC, 
CM
Vẽ điểm F sao cho EF = ED
(E là trung điểm của DF)
Ta có: AED=CEF (c.g.c)
 (2 góc so le trong)
 DF//BC.
Mặt khác theo cm trên ta có:
AD = FC mà AD = BD
 FC=BD 
Theo t/c hình thang DF=BC
 DE = .
?3. Vì DE là đường TB của ABC DE = 
 BC = 2DE.
 BC = 2.50 = 100 (cm).
IV. Củng cố(9’).
-Cho HS làm BT 20+21 (SGK.T79)
+BT20: Theo giả thiết: AK = KC = 8cm.
	Mà IK // BC IK là đường TB của ABC
	 IA = IB (định lý 1)
	 x = 10 cm.
+BT 21. 
	AB = 2CD = 2.3 = 6 cm.
V. Hướng dẫn học ở nhà(3’).
- Học và làm bài tập đầy đủ.
-Cần nắm chắc nội dung định nghĩa, địng lý về đường TB của hình thang cũng như cách CM các định lý đó.
-BTVN: BT22 (SGK.T80).
	 BT3436 (SBT.T64).
Ngày soạn:...
Ngày dạy :
Tuần 3
Tiết 6
Đường trung bình của tam giác, 
của hình thang (T2)
A. Mục tiêu:
- HS nắm được định nghĩa đường trung bình của hình thang, hiểu và nắm chắc nội dung định lý 3, 4 .
-Rèn kỹ năng lập luận trong CM định lý, vận dụng định lý để tính độ dài các đọan thẳng, CM hệ thức về đoạn thẳng.
-áp dụng các kiến thức về đường TB của tam giác để Cm đường TB củ hình thang, thấy được sự tương tự giữa định nghĩa và định lý về đường TB trong tam giác và hình thang.
B. Mục tiêu:
-GV: Thước thẳng, bảng phụ H40, phấn màu.
-HS: Thước thẳng, ôn tập các kiến thức về đường TB của tam giác đã học.
C. Tiến trình bài giảng:
I. Tổ chức lớp(1’ ) 
II. Kiểm tra bài cũ( 7’)
? HS1: Phát biểu định nghĩa đường TB của tam giác. Tìm x trong hình vẽ sau:
? HS2: Phát biểu nội dung định lý về t/c đường TB của tam giác. Vẽ hình và ghi GT, KL của các định lý đó.
III. Bài mới(28’)
Hoạt động của thày 
Hoạt động của trò
Ghi bảng
-Yêu cầu HS làm ?4 .
-Cho HS thảo luận theo nhóm .
(Dùng thước để kiểm tra)
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. 
-Từ BT trên ta thấy nếu AE=ED và EF//DC thì F là trung điểm của BC.
?Phát biểu ?4 thành dạng tổng quát?
\-Yêu cầu HS tìm hiểu định lý 3.
-Hãy vẽ hình, ghi GT, KL của định lý.
-GV trở lại ?4 và hướng dẫn HS cách CM.
-Gợi ý: 
?So sánh IA và IC?
?So sánh BF với FC?
-Gọi HS lên bảng CM.
-GV giúp HS dưới lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt bài. 
-GV đưa ra :EF là đường TB của hình thang.
?Thế nào là đường TB của hình thang?
?Nêu cách vẽ đường TB?
-GV nêu định lý 4.
-Hãy vẽ hình, ghi GT và KL của định lý.
-GV cùng HS CM định lý này.
-GV: Để CM EF//CD ta tạo ra một tam giác có E và F là trung điểm của hai cạnh và DC nằm trên cạnh thứ 3.
?So sánh AF với FK?
?So sánh EF và DK?
?Từ đõ có nhận xét gì về EF và AB+CD?
- GV chốt kiến thức sau khi CM định lý.
-Treo bảng phụ ?5 và yêu cầu HS tự làm.
- GV chốt bài.
-HS tìm hiểu ?4.
-HS thảo luận theo nhóm rồi cử đại diện lên bảng trình bày.
-Học sinh nhận xét, bổ sung. 
-1 HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS tìm hiểu định lý 3.
-1 HS lên bảng ghi GT, KL của định lý.
-1 HS lên bảng CM.
-HS cả lớp làm vào vở.
-Học sinh nhận xét, bổ sung. 
-HS phát biểu định nghĩa đường TB của hình thang.
-Xác định 2 TĐ 2 cạnh bên và nối lại với nhau.
-HS chú ý theo dõi và nhắc lại.
-HS ghi GT và KL.
-HS cùng GV CM định lý 4.(HS làm thao hướng dẫn của GV).
-HS suy nghĩ cách CM và phát biểu.
-EF =DK.
EF = 
-Cả lớp làm bài và một HS nêu ra đáp số.
-Học sinh nhận xét, bổ sung kết quả.
2. Đường TB của hình thang
?4. 
*Định lý 3.(SGK)
GT
ABCD là hình thang (AB//CD), AE=ED
EF//AB, EF//CD
KL
BF=FC
CM
Nối A vớ C cắt EF tại I.
Xét ADC 
có EA =ED (gt)
 EI//CD (gt)
 EI là đường TB của ADC
 AI=IC.
Xét CBA
Có: AI=IC (theo CM trên)
 IF//AB (gt) 
 IF là đường TB của CBA. 
BF=CF (t/c đường TB của )
*Định nghĩa. (SGK)
*Định lý 4. (SGK)
GT
ABCD là hình thang (AB//CD), AE=ED
BF=FC.
KL
AF//AB, EF//CD, 
EF =
CM
Gọi K là giao điểm của AF và DC.
Xét FAB và FKC
Có: (2 góc đối đỉnh)
 (so le trong, AB//CD)
 BF=FC (theo gt)
 FAB = FKC (g.c.g)
 AF = FK 
Xét AKD có EF là đường TB
 và EF//DC
Vì DC//AB EF//AB.
Mặt khác theo CM trên ta có:
CK=AB EF=
 =
 EF = (đpcm)
IV. Củng cố(7’).
-HS làm bài 20 (SGK.T80).(1 HS lên bảng làm)
	Vì AE=EB (gt)
	 EF//AD; EF//BC 
	 EF là đường TB của hình thang ABCD 
V. Hướng dẫn học ở nhà(2’).
-Cần nắm chắc định nghĩa và các định lý về đường TB củahình thang cũng như cách CM các định lý đó.
- Học và làm bài tập đầy đủ.
-BTVN: BT23+25 (SGK.T80).
	 BT39 +40+41 (SBT.T64+65).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_1_den_3_truong_thcs_tan_hong.doc