Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 9: Luyện tập - Hoàng Thị Huệ

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 9: Luyện tập - Hoàng Thị Huệ

A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau:

1. Kiến thức: - Học sinh được rèn luyện kĩ năng trình bày hai phần cách dựng và chứng minh trong lời giải bài toán bài toán dựng hình; được tập phân tích bài toán dựng hình để chỉ ra cách dựng

2. Kỹ năng: - Học sinh sử dụng thước thẳng, compa để dựng hình thang, hình thang cân.

 -Củng cố lược đồ để giải bài toán dựng hình và tập dượt HS vận dụng phương pháp đặc biệt hoá trong dự đoán và chứng minh.

3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ; rèn luyện khả năng suy luận khi chứng minh. Có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế.

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề

 Thực hành- Kiểm tra

C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: Thước, compa, thước đo góc, bảng phụ.

* Học sinh: Thước, compa, thước đo góc

D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)

2. Kiểm tra bài củ:

 Không

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 9: Luyện tập - Hoàng Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	 Ngày soạn: 24/ 9/ 2011
 TIẾT 9:	 LUYỆN TẬP
A.MỤC TIÊU: Qua bài này, HS cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức: - Học sinh được rèn luyện kĩ năng trình bày hai phần cách dựng và chứng minh trong lời giải bài toán bài toán dựng hình; được tập phân tích bài toán dựng hình để chỉ ra cách dựng
2. Kỹ năng: - Học sinh sử dụng thước thẳng, compa để dựng hình thang, hình thang cân.
 -Củng cố lược đồ để giải bài toán dựng hình và tập dượt HS vận dụng phương pháp đặc biệt hoá trong dự đoán và chứng minh.
3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ; rèn luyện khả năng suy luận khi chứng minh. Có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế.
B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu và giải quyết vấn đề
 Thực hành- Kiểm tra
C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Thước, compa, thước đo góc, bảng phụ.
* Học sinh: Thước, compa, thước đo góc
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức- Kiểm tra sỉ số: (1’)
2. Kiểm tra bài củ:
 Không
3. Nội dung bài mới: 
a. Đặt vấn đề: (1’) Với các bài toán dựng hình đã biết là cơ sở để dựng các hình thang trong các bài tập sau.
b. Triển khai bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
Gv; Yêu cầu hs làm bài tập 31 sgk
Hs: Đọ đề
Gv: Hướng dãn hs phân tích bài toán.
Giã sử ta dựng được hình thang thoản mản các điều kiện của bài toán đã cho.
Trong hình thang trên ta có thể dựng được những hình nào?
Hs; Dựng được 
Điểm B ta dựng ntn?
Hs: Nêu cách dựng.
Gv: Gọi 1 hs lên bảng dựng hình thang trên
Gọi 1 hs khác nhắc lại cách dựng.
Gv: Vì sao hình đã dựng là hình thang cần dựng.
Hs: Chứng minh.
Hoạt động 2
Gv; Yêu cầu hs làm bài tập 33 sgk
Hs: Đọ đề
Gv: Hướng dãn hs phân tích bài toán.
Giã sử ta dựng được hình thang thoản mản các điều kiện của bài toán đã cho.
Theo tính chát của hình thang cân ta có điều gì?
Hs: AD = BC; AC = BD = 4cm.
Trong hình thang trên ta có thể dựng được những hình nào?
Hs; Dựng được ; đoạn thẳng CD = 4cm; 
Gv: Điểm A và điểm B ta dựng ntn?
Hs: Nhận thấy được điểm A nằm trên cung tròn tâm C bán kính 4cm và nằm trên cạnh của góc D.
Điểm nằm trên cung tròn tâm D bán kính 4cm và nằm trên đường thẳng đi qua A song song với DC.
Gv: Em hãy nêu thứ tự cách dựng.
HS nêu từng bước dựng, đồng thời lên bảng dựng hình
Gv: Khẳng định lại hình đã dựng là hình thang cân thỏa mản các điều kiện của bài toán.
Bài tập 31 (SGK): (17’)
Dựng hình thang ABCD (AB//CD), 
AB = AD = 2cm,
AC = DC = 4cm.
*Cách dựng:
-Dựng có: AD=2cm, 
AC = CD = 4cm.
	 A 2 B	x
	 2 	 4
	D	 4	C
-Dựng tia Ax//DC (tia Ax và điểm C thuộc nửa mặt phẳng bờ AD)
-Dựng điểm B thuộc tia Ax sao cho AB=2cm.
-Kẻ đoạn thẳng BC.
*Chứng minh:
Theo cách dựng AB//CD nên ABCD là hình thang, có AD=AB=2cm; AC=DC=4cm do đó thoả mãn các yêu cầu của bài toán.
Bài tập 33 (SGK): (18’)
Dựng hình thang cân ABCD, đáy CD=3cm, đường chéo AC=4cm, .
*Cách dựng:
-.Dựng .
- Dựng đoạn thẳng CD=4cm
- Dựng cung tròn tâm C bán kính 4cm cắt Dx tại A.
- Dựng tia Ay//DC (tia Ay và điỉem C thuộc cùng mặt phẳng bờ AD).
	x
	A	B	y
	4	
	 800 3
	D	C
-Dựng cung tròn tâm D bán kính bằng AC cắt tia Ay tại B.
-Kẻ đoạn thẳng BC.
*Chứng minh:
Theo cách dựng: AB//CD và AC=BD nên ABCD là hình thang cân.
Hình thang cân ABCD có: AC=4cm, CD=3cm, nên thoả mãn điều kiện bài toán.
* Biện luận: Ta luôn dựng được một hình thang cân thỏa mản các điều kiện của bài toán đã cho.
4.Củng cố: (5’)
- GV: Theo em hiểu, muốn giải một bài dựng hình phải làm những công việc gì?
 + Nội dung lời giải một bài dựng hình gồm những phần nào?
- Nhắc lại các bước dựng hình 
- Nhắc lại các bài tập đã làm.
5. Dặn dò: (3’)
-Xem các bài tập đã giải
-BTVN: 32,34 (SGK)
*Hướng dẫn bài 32 (SGK):
-Dựng một tam giác đều bất kì có góc 600.
-Dựng tia phân giác của góc 600.
- Xem trước bài Đối xứng trục

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_9_luyen_tap_hoang_thi_hue.doc