Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 7: Luyện tập - Năm học 2010-2011

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 7: Luyện tập - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu

- Kiến thức: Qua luyện tập, giúp HS vận dụng thành thạo định lí đường trung bình của hình thang để giải được những bài tập từ đơn giản đến hơi khó.

- Kĩ năng: Rèn luyện cho HS các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp qua việc tập luyện phân tích chứng minh các bài toán.

- Thái độ: Vận dụng được kiến thức trong bài vào thực tiễn.

II. Đồ dùng dạy học

- Phương pháp: Tích cực hóa hoạt động học của HS.

- Phương tiện:

- GV : Bảng phụ, compa, thước thẳng có chia khoảng.

- HS : Ôn bài (§4) , làm bài ở nhà

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 7: Luyện tập - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7. LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 04/09/2010
Giảng dạy ở các lớp:	
Lớp
Ngày dạy
HS vắng mặt
Ghi chú
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Qua luyện tập, giúp HS vận dụng thành thạo định lí đường trung bình của hình thang để giải được những bài tập từ đơn giản đến hơi khó. 
- Kĩ năng: Rèn luyện cho HS các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp qua việc tập luyện phân tích chứng minh các bài toán.
- Thái độ: Vận dụng được kiến thức trong bài vào thực tiễn.
II. Đồ dùng dạy học
- Phương pháp: Tích cực hóa hoạt động học của HS.
- Phương tiện: 
- GV : Bảng phụ, compa, thước thẳng có chia khoảng. 
- HS : Ôn bài (§4) , làm bài ở nhà
III. Tiến trình bài dạy
1- Ổn định tổ chức lớp. (2')
2.Kiểm tra bài cũ (6') T
GV: treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra. Gọi một HS lên bảng 
1- Phát biểu đnghĩa về đtb của tam giác, của hthang. 
2- Phát biểu đlí về tính chất của đtb tam giác, đtb hthang. 
3- Tính x trên hình vẽ sau:(3đ)
 M I
 N
 P 5dm K x Q
HS: HS được gọi lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài. HS còn lại làm vào giấy bài 3 
GV chốt lại về sự giống nhau, khác nhau giữa định nghĩa đtb tam giác và hình thang; giữa tính chất hai hình này
3.Bài mới:
* GV ĐVĐ: Giờ trước chúng ta đac tìm hiểu đ/n và các tính chất đường trung bình của tam giác, của hình thang. Giờ hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đó để làm các bài tập.
* Phần nội dung kiến thức
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV –HS
GHI BẢNG
9'
10'
12'
? Gọi HS đọc đề
HS: HS đọc lại đề bài 25 sgk 
? Hãy vẽ hình vào vở
? Viết GT, KL
? Muốn cm ba điểm E, K, F thẳng hàng thì ta làm như thế nào?
HS: Ta cm cho ba điểm B, D, K cùng nằm trên một đường thẳng.
GV: Hướng dẫn HS chứng minh
GV: GV vẽ hình 45 và ghi bài tập 26 lên bảng . 
HS: Vẽ hình vào vở
GV gợi ý: GV Dựa vào định lí đường trung bình của hình thang 
? Gọi HS nêu cách làm 
HS: suy nghĩ, nêu cách làm
? Nêu bài tập 28 
? Vẽ hình, tóm tắt GT –KL? 
HS: Một HS vẽ hình, tóm tắt GT-KL 
GV: Lưu ý HS các kí hiệu trên hình vẽ 
GV: Gợi ý cho HS phân tích: 
a) EF là đtb của hthang ABCD
 EF//DC EF//AB 
AE=ED EK//DC EI//AB 
AE=ED
AK = KC BI = ID
-> Gọi một HS trình bày bài giải ở bảng.
b) Biết AB = 6cm, 
CD = 10cm có thể tính được EF? KF? EI? 
HS: Dựa vào t/c đường trung bình của hình thang.
EF= (AB+CD)
EI = AB 
KF = AB
? Hãy so sánh độ dài IK với hiệu 2 đáy hình thang ABCD?
HS: IK = (CD –AB)
* Bài tập 25 ( SGK - 80)
Giải: 
GT ABCD là hthang 
 AB // CD
 AE=ED,FB=FC,KB=KD
KL E,K,F thẳng hàng
Giải 
EK là đưòng trung bình của rABD nên EK //AB (1)
Tương tự KF // CD (2)
Mà AB // CD (3)
Từ (1)(2)(3)=>EK//CD,KF//CD
Do đó E,K,F thẳng hàng
Bài tập 26 trang 80 Sgk 
Chứng minh:
Ta có: CD là đường trung bình của hình thang ABFE. 
Do đó: CE = (AB+EF):2 
hay x = (8+16):2 = 12cm
- EF là đường trung bình của hình thang CDHG. Do đó :
EF = (CD+GH):2 
Hay 16 = (12+y):2
=> y = 2.16 – 12 = 20 (cm) 
Bài tập 28 trang 80 Sgk
 hình thang ABCD
 (AB//CD) 
 AE = ED ; BF = FC GT AF cắt BD ở I, 
 cắt AC ở K
 AB = 6cm; CD = 10cm
KL AK = KC ; BI = ID
 Tính EI, KF, IK 
Chứng minh: 
a) EF là đtb của hthang ABCD
nên EF//AB//CD.
KÎ EF nên EK//CD và 
AE = ED Þ AK = KC (đlí đtb DADC)
IÎ EF nên EI//AB và AE=ED (gt)
Þ BI = ID (đlí đtb DDAB) 
b) EF=(AB+CD)=
= (6+10)=8cm
EI = AB = 3cm
KF = AB = 3cm
IK=EF–(EI+KF)=
 = 8–(3+3)=2cm 
4. Củng cố ( 4')
GV chốt lại: Như vậy muốn giải những bài toán liên quan tới đường trung bình của hình thang, của tam giác chúng ta phải nắm được đ/n và các tính chất của nó
? Phát biểu đnghĩa về đtb của tam giác, của hthang. 
? Phát biểu đlí về tính chất của đtb tam giác, đtb hthang. 
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
Ôn tập lại phần lý thuyết và xem lại các bài tập đã làm để nắm được cách làm
BTVN: 27/ 80/sgk
- Ôn tập các bài toán dựng hình đã học ở lớp 6, lớp 7
Hướng dẫn cách làm bài 27
a) Sử dụng tính chất đường trung bình của tam giác ABC
b) sử dụng bất đẳng thức tam giác DEFK)
IV. Rút kinh nghiệm sau giờ giảng ..................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 7.doc