I. MỤC TIÊU :
Kiến thức cơ bản:
- Học sinh hình dung và nhớ lại được công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng.
Kỹ năng cơ bản:
- Biết vận dụng công thức vào việc tính toán
- Củng cố lại các khái niệm song song và vuông góc giữa đường và mặt.
Tư duy:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và tính thể tích.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu vấn đề.
III. CHUẨN BỊ :
· GV : SGK , giáo án, phấn màu, thước, mô hình hình lăng trụ đứng (đáy tam giác, tứ giác, lục giác)
· HS : SGK, thước
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Tuần : 35 Tiết : 66 §6. THỂ TÍCH CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG Ngày soạn: Ngày dạy: I. MỤC TIÊU : Kiến thức cơ bản: Học sinh hình dung và nhớ lại được công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng. Kỹ năng cơ bản: Biết vận dụng công thức vào việc tính toán Củng cố lại các khái niệm song song và vuông góc giữa đường và mặt. Tư duy: - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và tính thể tích. II. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề. III. CHUẨN BỊ : GV : SGK , giáo án, phấn màu, thước, mô hình hình lăng trụ đứng (đáy tam giác, tứ giác, lục giác) HS : SGK, thước IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5 ph) Vẽ hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ trên giấy kẻ ô vuông Viết công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật đó? - Treo bảng phụ (kẻ ô vuông) - Gọi 1 HS lên bảng trả bài - Nhận xét, phê điểm V = AB. AD. AA’ Hoạt động 2: Công thức tính thể tích : ( 15 ph) Công thức tính thể tích : Thể tích của hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao V = Sđáy . h Với: Sđáy là diện tích 1 đáy h: là chiều cao HĐ2.1 Cho HS quan sát mô hình hình hộp chữ nhật và lăng trụ tam giác vuông. HĐ2.2 Cho HS làm ?1 + So sánh thể tích lăng trụ đứng tam giác với thể tích của hình hộp chữ nhậ? + Có phải hay không? Vì sao ? Với lăng trụ đứng đáy là tam giác thường, công thức tính vẫn vậy, thừa nhận công thức tính thể tích lăng trụ đứng Muốn tính thể tích của hình lăng trụ đứng đáy là một đa giác, ta cần biết những số liệu nào? AD: Tính thể tích của hình lăng trụ tam giác,biết đáy có độ dài 1 cạnh là 5 cm, chiều cao tương ứng là 2 cm và chiều cao của lăng trụ là 8 cm + Thể tích lăng trụ đứng tam giác bằng nửa thể tích của hình hộp chữ nhật + Vhlt = Sđáy . h Cần biết diện tích 1 đáy và chiều cao của hình lăng trụ Sđáy = 5 . 2 : 2 = 5 cm2 Vhlt = 5 . 8 = 40 cm3 Hoạt động 3: Ví dụ: (12 ph) Ví dụ: Cho lăng trụ đứng ngũ giác với các kích thước ở hình 107 (đơn vị tính là cm). Hãy tính thể tích của lăng trụ? HĐ3.1 Muốn tính thể tích của hình lăng trụ đứng, trước tiên ta cần tính gì? Hướng dẫn HS phân chia, tính diện tích đáy. Gọi HS trình bày lời giải Ngoài ra, còn cách tính nào khác? Giải Ta có: Sđáy = Shcn + STG = 4 . 5 + 2 . 5 : 2 = 20 + 5 = 25 cm2 Thể tích của hình lăng trụ đứng là V = Sđáy . h = 25 . 7 = 175 cm3 Cách khác: V = Vhcn + VTG = 5 . 4. 7 + (5 . 2 : 2) . 7 = 175 cm3 Hoạt động 4: Củng cố (12 ph) c) Cho HS làm BT 28 trang 114 Dung tích = thể tích Nhận xét dạng của lăng trụ Yêu cầu HS làm bài tập nhanh Chấm điểm vài tập Nhận xét Tiếp tục, yêu cầu HS làm BT 30 trang 114 Trên hình a) và hình c), hãy tính thể tích và diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng ? Nhận xét dạng của các lăng trụ? Viết công thức tính diện tích toàn phần của hình lăng trụ? BT 28 trang 114 Ta có: lăng trụ đứng đáy là tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông là 60 cm, 90 cm, chiều cao 70 cm Dung tích của thùng là: V = (60 . 90 : 2) . 70 = 189000 cm3 BT 30 trang 114 DABC vuông tại A nên BC2 = AB2 + AC2 = 62 + 82 = 100 BC = 10 cm Sđáy = 6 .8 : 2 = 24 cm2 Thể tích là: V = 24 . 3 = 72 cm3 Sxq = 3 (6 + 8 + 10) = 72 cm2 Diện tích toàn phần là: Stp= Sxq+ 2Sđáy = 72 + 2.24 = 120 cm2 Cách làm tương tự Đáp số: V = 15 cm3 Stp = 46 cm2 Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1 ph) BTVN: 27, 31 trang 115 Tiết sau luyện tập. Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: