I- Muc tiêu bài dạy
Kiến thức: Từ mô hình trực quan của hình hộp chữ nhật , GV giúp HS nắm được dấu hiệu hai đường thẳng song song , đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song. Củng cố lại vững chắc công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
Kĩ năng: Rèn luyện thêm thao tác so sánh, tương tự của tư duy qua việc so sánh sự song song của hai đường thẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng, giữa hai mặt phẳng .
Rèn kĩ năng nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng , bước đầu nắm được phương pháp nhận biết hai mặt phẳng song song.
Thái độ: Giáo dục ý thức áp dụng toán học vào thực tế.
II- Phương tiện dạy học
1. GV: một số mô hình hình hộp hình chữ nhật.
2. HS: thước bút chì, compa; Xem lại kiến thức cũ về công thức tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật ( lớp 5).
III- Tiến trình lên lớp
1 / On định lớp
2 / Bài cũ (5 phút)
Dùng bảng phụ, có sẵn hình vẽ và câu hỏi. ( Xem phần ghi bảng.
a/ Kể tên các mặt của hình hộp chữ nhật trên.
b/ BB’ và AA” có nằm trong một mặt phẳng ? Có thể nói AA’//BB” được không? Vì sao?
c/ AD và BB’ có hay không điểm chung.
*Giới thiệu bài mới: Hai đường thẳng, đường thẳng và mặt phẳng, hai mặt phẳng trong không gian có quan hệ gì với nhau Học bài hôm nay
3 / Bài mới
TUẦN 30 TIẾT 54 Ngày soạn : Ngày dạy : Chương IV-Hình lăng trụ đứng - Hình chóp đều A. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG BÀI 1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I- Mục tiêu bài dạy : Kiến thức: Thông qua mô hình trực quan , HS biết được số đỉnh , số cạnh số mặt của hình hộp chữ nhật , hình thành một số khái niệm : điểm , đường thẳng , đoạn thẳng trong không gian , nhắc lại khái niệm về chiều cao Kĩ năng: HS nhận biết được các yếu tố của hình chữ nhật , vẽ được hình hộp chữ nhật trong không gian Thái độ: Giáo dục cho Hs tính thực tế của các khái niệm toán học. II- Phương tiện dạy học: GV : Chuẩn bị mô hình hộp chữ nhật, hình hộp lập phương, một số vật dụng hàng ngày có dạng hình hộp chữ nhật. Dùng bảng phụ vẽ tranh hình 69 SGK. HS: Thước đo có chia đến mm. III- Tiến trình lên lớp: 1 / On định lớp 2 / Bài cũ * Giới thiệu chương IV (5 phút): GV lấy bộ mô hình hình học không gian, và giới thiệu các em: Chưong IV chúng ta sẽ học các định nghĩa, tính chất, diên tích xung quanh, thể tích của các hình như hình hộp chữ nhật , hình lăng trụ đứng, hình chóp đều, mở đầu chương ta tìm hiểu về hình hộp chữ nhật 3 / Bài mới Hoạt động của Gv Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1:Hình hộp chữ nhật (10 phút) GV: Dựa trên mô hình hộp chữ nhật và trên hình vẽ 69 SGK, giới thiệu cho HS khái niệm hình hộp chữa nhật và hình hộp lập phương. GV: Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh, mặt, cạnh.? - Cho Ví dụ về một hình hộp chữ nhật gặp trong đời sống hàng ngày? - Khi các mặt của hình hộp chữ nhật đều là hình vuông thì hình hộp chữ nhật đó gọi là hình lập phương. - Xem hình vẽ ở bảng và chỉ ra tất cả các mặt, đỉnh, cạnh của hình hộp chữ nhật đó? - Hướng dẫn cho HS cách vẽ một hình hộp chữ nhật trong không gian , lưu ý những nét không thấy ta vẽ bằng nét đứt - Hình hộp chữ nhật có : 8 đỉnh, 6 mặt( là hình chữa nhật) và 12 cạnh. - HS nêu ví dụ về hình hộp chữ nhật -HS chỉ ra đỉnh, cạnh, mặt của hình hộp lập phương trên hình vẽ và trên mô hình. - HS làm bài trên phiếu học tập hình hộp chữ nhất bên có tất cả. - Các mặt - Các đỉnh - Các cạnh I/ Hình hộp chữ nhật: Hình hộp chữ nhật: Hình hộp lập phương. Hoạt động 2 : Mặt phẳng và đường thẳng ( 15 phút) Trên hình vẽ, liên hệ với những khái niệm đã biết trong hình học phẳng, các điểm A,B. Các cạnh AB, BC là những hình gì? -Các mặt ABCD, A’B’C’D’ là một phần của mặt phảng đó. -Chú ý cho HS tính chất “ Đường thẳng đi qua hai điểm AB thì nằm hoàn toàn trong mặt phẳng đó” - GV giới thiệu chiều cao của hình hộp chữ nhật trên mô hình và trên hình vẽ. - Các đỉnh A,B ,C là các điểm. Các cạnh AB,BC là các đoạn thẳng. II: Mặt phẳng và đường thẳng: * các cạnh A, B, C là các điểm. * Các cạnh AB, BC là các đọan thẳng. * Mỗi mặt ABCD, A’B’C’D’. là một phần của mặt phẳng . Mặt phẳng ABCD kí hiệu là mp(ABCD) 4 / Củng cố ( 13 phút) Bài tập củng cố : Cho hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật: 1/ Các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhât BCDA’B’C’D’ là : 2/ Nếu O là trung điểm của đọan thẳng BA’ thì O có nằm trên đoạn thẳng AB’ không? Vì sao? 3/ Nếu điểm K thuộc cạnh BC thì điểm K có thuộc cạnh C’D’; không? 4/ Nếu A’ D’ = 5 cm , D’D = 3cm , DD” = 4 cm thì độ dài của: B’D’ = .. vì A’B’ = ..vì 5 / Hướng dẫn về nhà (2 phút) Bài tập 4 SGK Hướng dẫn : Để ghép hình đã cho để có một hình lập phương , chú ý vị trí hai mặt đáy. Làm bài tập các bài tập còn lại Rút kinh nghiệm : TUẦN 31 TIẾT 55 Ngày soạn : Ngày dạy : HÌNH HỘP CHỮ NHẬT ( tt) I- Muc tiêu bài dạy Kiến thức: Từ mô hình trực quan của hình hộp chữ nhật , GV giúp HS nắm được dấu hiệu hai đường thẳng song song , đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song. Củng cố lại vững chắc công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật. Kĩ năng: Rèn luyện thêm thao tác so sánh, tương tự của tư duy qua việc so sánh sự song song của hai đường thẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng, giữa hai mặt phẳng . Rèn kĩ năng nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng , bước đầu nắm được phương pháp nhận biết hai mặt phẳng song song. Thái độ: Giáo dục ý thức áp dụng toán học vào thực tế. II- Phương tiện dạy học GV: một số mô hình hình hộp hình chữ nhật. HS: thước bút chì, compa; Xem lại kiến thức cũ về công thức tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật ( lớp 5). III- Tiến trình lên lớp 1 / On định lớp 2 / Bài cũ (5 phút) Dùng bảng phụ, có sẵn hình vẽ và câu hỏi. ( Xem phần ghi bảng. a/ Kể tên các mặt của hình hộp chữ nhật trên. b/ BB’ và AA” có nằm trong một mặt phẳng ? Có thể nói AA’//BB” được không? Vì sao? c/ AD và BB’ có hay không điểm chung. *Giới thiệu bài mới: Hai đường thẳng, đường thẳng và mặt phẳng, hai mặt phẳng trong không gian có quan hệ gì với nhau Þ Học bài hôm nay 3 / Bài mới Hoạt động của Gv Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1 : Hai đường thẳng song song ( 10 ph ) - Qua bài cũ , giới thiệu về hai đường thẳng song song - Yêu cầu HS tìm thêm những ví dụ khác trên hình vẽ cho trên hay trên mô hình. - Chỉ ra những đường thẳng cắt nhau và mặt phảng chứa hai đường thẳng đó. GV: Chỉ ra hai đường thẳng không cùng nằm trong mặt phẳng nào? - Giới thiệu hai đường thẳng chéo nhau trong không gian GV : Trong mặt phẳng quan hệ song song giữa hai đường thẳng có tính chất gì? GV: Trong không gian , tính chất đó vẫn đúng , hãy nêu vài ví dụ về tính chất đó trên hình vẽ trên. -HS cho thêm những ví dụ về hai đường thẳng song song - HS nêu tên một số cặp đường thẳng không cùng nằm trong một mặt phẳng. - Nếu a//b và b //c thì a//c. HS : nêu lên được một số ví dụ: * AD//BC và BC//B’C’ suy ra AD//B’C’ * AB//DC và DC//D’C’ suy ra AB//D’C’ 1/ Hai đường thẳng song song trong không gian : Ví dụ: AA’ // DD’ ( Cùng nằm trong mặt phẳng (ADD’A) Hai đường thẳng không cùng năm trong một mặt phẳng nào: Hai đường thẳng AD và D’C’ Chú ý: Trong không gian: a//bvà b// c a //c Hoạt động 2 : Đường thẳng song song với mặt phẳng .Hai mặt phẳng song song. - Quan sát hình vẽ ở và nêu. BC có song song với B’C’ không? - BC có chứa trong mặt phẳng A’B’C’D’ không? - GV giới thiệu khái niệm một đường thẳng song song với một mặt phẳng. -Vận dụng lí thuyết để chứng minh một đường thẳng song song với một mặt phẳng. Bài tập ?3 GV giới thiệu dấu hiệu nhận biết hai mặt phẳng song song bằng mô hình. * Hãy tìm trong hình vẽ trên, những cặp mặt phẳng song song? ( Nêu đầy đủ luận cứ). - HS:BC//B’C’ - BC mf ( A’B’C’D’) HS: Tìm và chỉ ra được một số đường thẳng có tính chất tương tự như vậy. Học sinh tìm vài đường thẳng có quan hệ như vậy với một mặt phẳng nào đó có trong hình vẽ * AB//A’B’ và ABmp A’B’C’D’ vậy AB//mp A’B’C’D’ * AD // A’D’ và ADmp A’B’C’D’ vậy AD//mp A’B’C’D’. -HS trình bày bài giải. 2/ Đường thẳng song song với mặt phẳng .Hai mặt phẳng song song. Chú ý : * Đường thẳng // với mặt phẳng: BC // mp ( A’ B’ C’ D’) *Hai mặt phẳng song song: Mp ( ABCD)//mp(A’B’C’D’) 4 / Củng cố ( 10 phút ) -GV cho HS làm bài tập bên ( HS hoạt động theo nhóm ) -Sau khoảng 4-5 phút cho các nhóm trình bày kết quả Bài tập áp dụng: Cho ABCD A’B’C’D’ là hình hộp chữ nhật: a/ Những đường thẳng nào song song với mặt phẳng DCC’D’ b/ BC song song với những mặt phẳng nào có trong hình vẽ. c/ Chứng minh BCD’A’ là hình bình hành , từ đó có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cạnh DC’ và mặt ABB’A’? 5 /Hướng dẫn về nhà (2 phút ) Bài tập : Bài tập về nhà 7 & 8 SGK: ( hướng dẫn : Diện tích cần quét = ? ( Sxq + S1đáy - Scửa). Rút kinh nghiệm TUẦN 31 TIẾT 56 Ngày soạn : Ngày dạy : THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I. Mục tiêu bài dạy : Kiến thức : HS nắm vững khái niệm và dấu hiệu nhận biết một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng , hai mặt phẳng vuông góc . Củng cố lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật Kĩ năng : HS biết tính thể tích hình hộp chữ nhật , bước đầu nắm được phương pháp chứng minh một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng , hai mặt phẳng vuông góc. Thái độ : HS biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế II. Phương tiện dạy học HS : Ôn tập lại bài cũ , xem lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, diện tích toàn phần đã biết từ tiểu học, chuẩn bị bảng nhóm, kéo, tấm bìa giấy . GV: Mô hình hộp chữ nhật , bảng phụ bài 12 , 13 III. Tiến trình lên lớp 1 / On định lớp 2 / Bài cũ ( 7 ph ) : - Thế nào là hai đường thẳng song song trong không gian ? Lấy ví dụ cụ thể ? Các khẳng định sau có đúng hay không ? Giải thích ? a/ Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau b/ Hai đường thẳng cùng song song với một đường thẳng thì song song với nhau c/ Nếu một đường thẳng cắt một trong hai đường thẳng song song thì cắt đường thẳng còn lại 3 / Bài mới Hoạt động của Gv Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1 : Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, Hai mặt phẳng vuông góc.(15phút) - Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ ( mô hình ) - AA’ có vuông góc với AD không ? Vì sao ? - AA’ có vuông góc với AB không vì sao ? - Giới thiệu AA’ vuông góc với mặt phẳng ABCD đường thẳng vuông góc với mặt phẳng khi nào ? - Cho HS làm ?2 SGK - Cho HS làm ?3 SGK : qua đó giới thiệu về hai mặt phẳng vuông góc ? - HS quan sát mô hình - AA’ AD vì ADD’A’ là hình chữ nhật - AA’ AB vì ABB’A’ là hình chữ nhật - Khi đường thẳng đó vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau trong mặt phẳng đó - HS thực hiện - Hai mặt phẳng vuông góc khi một đường thẳng nằm trong mặt phẳng này vuông góc với mặt phẳng kia 1/ Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, Hai mặt phẳng vuông góc. Ví dụ: Ví dụ: Hoạt động 2 : Thể tích hình hộp chữ nhật - Luyện tập củng cố (23 phút) - Thiết lập cho HS công thức tình thể tích Nếu mỗi ô vuông nhỏ là 1cm3 thì con Rubic này có thể tích là bao nhiêu? Þ công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật, và của hình lập phương Áp dụng: Hình hộp lập phương có diện tích toàn phần 96cm2 tìm thể tích lập phương đó? -GV cho HS đọc đề bài tập 10 Cho HS hoạt động theo nhóm làm bài 10 -GV tổ chức cho HS làm bài 11 : a,b,c, tỉ lệ với 3 , 4,5 nghĩa là gì? Nếu a .b .c = 480 thì ta tính a,b,c như thế nào? HS Nếu ba kích thức của hình hộp chữ nhật là a ,b , c, thì thể tích V của nó được tính bởi công thức: Vhộp chữ nhật = a.b.c Con Rubic này có thể tích bằng 27cm3 S1 mặt = 96 : 6 = 16 cm2 Độ dài cạnh của hình lập phương A = = 4 ( cm) Thể tích hình lập phương là: V = a3 = 43 = 64 ( cm3) -HS hoạt động theo nhóm -HS trả lời -HS suy nghĩ trả lời Þ làm bài 2. Thể tích hình hộp chữ nhật. Vhộp chữ nhật = a.b.c Đặc biệt VLập Phương= a3 Bài 10 HS gấp theo sự chuẩn bị giấy Chỉ ra: BF vuống góc với những mp: ABCD, EHGF DC ^ mp(AEHD), mà DCÎmp(CGHD) Þ mp(AEHD) ^ mp(CGHD) Bài 11 (HS trình bày trên bảng) 4 / Củng cố (5 ph ) - Nhắc lại công thức tính thể tích , diện tích toàn phần của ... iệm, các dấu hiệu nhận biết một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc , đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song. Kĩ năng: HS biết chứng minh một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng , hai mặt phẳng vuông góc , biết thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Thái độ: HS biết liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn II. Phương tiện dạy học Giáo Viên: Chuẩn bị bảng phụ Học Sinh: làm bài tập ở nhà mà GV đã cho , xem trước một số bài tập phần luyện tập III. Tiến trình dạy học 1 / On định lớp 2 / Bài cũ (5 phút) -Viết công thức tính diện tích hình hộp chữ nhật ? Công thức tính diện tích hình lập phương ? - Áp dụng tính thể tích căn phòng có chiều dài 5,7m . chiều rộng 4m , chiều cao 3,2 m? Vhộp chữ nhật = a.b.c VLập Phương= a3 Đáp án 3 / Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1 : Luyện tập bài 13 (10 phút) - Gọi HS đọc đề bài trong SGK sau đó hoạt động theo nhóm bài 13 - Chứng minh AB vuông góc với mặt phẳng ADHE ? -Chứng minh AD//mp ( EFGH)? - HS hoạt động theo nhóm bài 13 - Vì AB vuông góc với AE , AD ( ABFE là hình chữ nhật ) ; AD , AE cắt nhau và AB vuông góc với mặt phẳng ADHE - HS thực hiện tương tự Bài tập 13 : A/ Điền vào ô trống các số thích hợp. Dài 22 18 15 20 Rộng 14 Cao 5 6 8 S1 đáy 90 260 V 1320 2080 b/ c/ Hoạt động 1 : Luyện tập bài 14(12 phút) -Gọi hs đọc đề bài tập 14. Treo bảng phụ minh hoạ. BỂ NƯỚC -GV: 120 lít nước tương ứng với thể tích là bao nhiêu? -Biết thể tích và chiều cao của mục nước ta tính diện tích đáy được không? Tính như thế nào? Þ chiều rộng - HS đọc đề bài tập 14 - 120 . 20 = 2400cm3 -Thể tích chia cho chiều cao mực nước. -HS lên trình bày Bài giải: (Bài tập14 SGK) a/ Thể tích nước đổ vào: 120.20 = 2400 ( lít) = 2,4 (m3) Diện tích đáy bể là 2,4:0,8=3m chiều rộng bể nước : 3:2 = 1,5 ( m) b)Dung tích bể: 2400 = 60.20 = 3600 (lít) Chiều cao bể: 3600: (20.15) = 12 ( dm) 1,2m. Hoạt động 1 : Luyện tập bài 12 (12 phút) Trên hình vẽ bên, nếu gọi ba kích thước của hình hộp chữ nhật là a,b,c, và EC = d ( gọi là đường chéo hình hộp chữ nhật ) Chứng minh rằng: d = GV: thu một số bài làm , chiếu cho cả lớp nhận xét, sau đó giáo viên khái quát lời giải , hiển thị lời giải hoàn chỉnh , lưu ý HS đây là một công thức quan trọng của hình hộp chữ nhật có thể ghi nhớ thêm. Nêu được các nội dung sau đây: AC2 =AB2 + BC2 ( định lí Pi – Ta – Go trong ) (1) EC2 = AC2 + AE2 ( định lí Pi-Ta-Go trong (2) Từ ( 1) & (2) suy ra điều cần chứng minh. Bài Tập 12 ; Bài giải : AC2 = AB2 + BC2 ( định lí Pi-Ta-Go trong ) (1) từ (1) và (2) suy ra; EC2 = AB2 + BC2 + AE2 Hay dd = 4/ Củng cố ( 3 ph ) - Công thức tính thể tích , diện tích toàn phần của hình chữ nhật 5 / Hướng dẫn về nhà (2phút) Btvn: 15, 17 sgk Bài tập 17: Ôn tập điều kiện để hai mặt phẳng song song.. Rút kinh nghiệm : TUẦN 32 TIẾT 58 Ngày soạn : Ngày dạy : HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG I- Mục tiêu bài dạy : Kiến thức: Thông qua trực quan HS nhận biết các yếu tố của hình lăng trụ đứng : đỉnh , cạnh , mặt đáy , mặt bên , cạnh bên, đỉnh, chiều cao. Kĩ năng: HSbi ết vẽ hình lăng trụ đứng , biết chỉ ra các yếu tố của hình lăng trụ đứng Tư duy - thái độ: Củng cố khái niệm liên quan đến quan hệ song song. II- Phương tiện dạy học GV: Mô hình hình lăng trụ đứng , hình hộp chữ nhật , tranh vẽ HS: Báng nhóm. III- Tiến trình dạy học 1 / On định lớp 2 / Bài cũ - Cho hình hộp chữ nhật ABCDEFGH ( Hình vẽ ) . Chứng minh AE vuông góc với mặt phẳng EFGH 3 / Bài mới Hoạt động của Gv Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 2: Tìm kiếm kiến thức mới trong mối liên hệ với hình hộp chữ nhật ( 20 phút) - Trong hình lăng trụ trên, hãy chứng minh các cạnh bên vuông góc với hai đáy, các mặt bên vuông góc với hai đáy. - Theo trên , hình hộp chữ nhật có phải là hình lăng trụ đứng không ? ( từ đó suy ra hình lập phương). - GV dùng mô hình giới thiệu hình hộp đứng ( hình lăng trụ đứng , có đáy là hình bình hành) - Giơi thiệu chiều cao hình lăng trụ đứng GV : * chú ý vẽ một hình trong không gian. - Yếu tố song song được bảo toàn. - Các đoạn thẳng vuông góc có thể không vẽ thành các đoạn thẳng vuông góc, ( Hình chữ nhật có thể vẽ thành hình bình hành) GV: Yêu cầu HS vẽ một hình lăng trụ đứng có đáy là một hình thang vào vở, hướng dẫn cho HS cách vẽ theo ba bước : Vẽ đáy thứ nhaát, cạnh bên, đáy thứ hai. HS làm trên nháp và trả lời miệng, Cần nêu được các ý : Do các mặt bên là hình chữ nhật nên các cạnh bên thỏa mãn điều kiện vuông góc với hai đường cắt nhau nằm trong hai mặt đáy, từ Đó suy ra điều cần chứng minh. - HS vẽ hình vào vở theo ba bước mà GV hướng dẫn. Vẽ đáy EFGH Vẽ các cạnh bên song song. Vẽ đáy ABCD Hình a Hình b Hình c ( A trùng B và E trùng E) Trong các hình lăng trụ trên ( Hình a, b): A,B,C, là đỉnh. ABFE, BFGC, là các Mặt bên . - Hai mặt ABCD, EFGH là hai đáy.( trong hình c, có hai đáy là các tam giác) Hình lăng trụ có đáy là n- giác gọi là hình lăng trụ – giác). Chú ý(SGK) Hoạt động 3: Củng cố ( 13 phút) - Hãy vẽ thêm vào các đường cho sẵn để có các hình lăng trụ đứng. GV vẽ sẵn trên bảng phụ, cho 2 HS lên bảng trình bày Bài tập 21( SGK) -HS hoạt động nhóm làm bài 21 -Sau khoảng 5 phút, GV cho các nhóm trình bày kết quảÞ sửa sai. HS làm bài trên phiếu học tập HS làm bài tập 21 SGK Những cặp mặt phẳng song song là DBC và HEG.- -Những cặp mặt phẳng vuông góc là: BCGE,DCGH,DBEH vuông góc với hai đáy Bài tập 21 ( SGK) 4 / Hướng dẫn về nhà ( 2 phút) Bài tập ở nhà : bài tập 19 ,22 SGK Hướng dẫn bài 22 : Vẽ hình trên một tấm bìa cứng , có thể gấp lại thành hình lăng trụ đứng ,chú ý đến các kích thước ghi trên hình vẽ để gấplại chính xác .Sẽ mang lên lớp học để GV chấm, sử dụng trong tiềt đến. Rút kinh nghiệm : TIẾT 60 NS : ND: DIỆN TÍCH XUNG QUANH HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG I- Mục tiêu bài dạy : Kiến thức: Trên mô hình cụ thể và trên hình vẽ , GV tạo điều kiện để HS chứng minh công thức tính xung quanh của hình lăng trụ đứng một cách đơn giản nhấ ( Bài tập) Kĩ năng : Vận dụng thành thạo công thức tính diện tích xung quanh của lăng trụ đứng trong các bài tập. Tư duy , thái độ : Giáo dục tính cẩn thận khi vẽ hình và tính toán . II- Phương tiện dạy học GV : Mô hình khai triển hình chóp đều , SGK , thước HS : Bài cũ , SGK , thước có chia khoảng III- Tiến trình dạy học 1 / On định lớp 2 / Bài cũ ( 10 ph ) - Vẽ hình lăng trụ đứng ABC .A’B’C’ . Chỉ ra các yếu tố : Đỉnh , cạnh , đáy , mặt bên của hình lăng trụ 3 / Bài mới Hoạt động của Gv Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1 : Công thức tính diện tích xung quanh ( 15 PHÚT) - Cho HS quan sát mô hình khai triển của hình lăng trụ đứng tam giác - Độ dài các cạnh của đáy là bao nhiêu ? - Diện tích của hình chữ nhật là bao nhiêu ? Diện tích xung quanh của hình lăng trụ trên là ? - Phát biểu công thức trên thành lời ? - Viết công thức tính diện tích toàn phần của hình lăng trụ ? - HS quan sát - Tổng độ dài các cạnh 3 + 1,5 + 2 = 6 , 5 - Tổng diện tích của hình chữ nhật là : 4.3 + 4 . 1 , 5 + 4 . 2 = 4 (3 + 1,5 + 2 ) = 4 . 6,5 - Sxq = C.h - HS thực hiện 1/ Công thức tính diện tích xung quanh Sxq =C .h ( p là nửa chu vi, h là chiều cao hình lăng trụ đứng) STP = Sxq + 2Sđáy Hoạt động 2 : Vận dụng công thức ( 15 phút) - Gọi HS đọc đề - Muốn tích diện tích toàn phần của hình lăng trụ trên ta phải làm gì ? - Cần biết thêm điều gì ? - Tính AD bằng cách nào ? - Gọi HS lên bảng thực hiện - HS đọc đề - Ta phải tình được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần - Cần tính AD - Ap dụng định lí Pitago 2 / Ví dụ ( SGK ) Bài giải Tam giác ACD vuông ở C nên: AD2 = AC2 + CD2 = 9+16 AD2 =25cm suy ra. AD =5cm S=xq = ( 3+4+5).6=72cm2 S2đáy = 3.4 = 12 cm2 Stp = 72 + 12 = 84 cm2 4 / Củng cố ( 13 phút) Bài tập 24 ( SGK) Xem hình vẽ và điền vào ô trống: a(cm) 5 3 12 7 b(cm) 6 2 15 c(cm) 6 13 6 h(cm) 10 5 Chu vi đáy (cm) 9 21 Sxq (cm2) 63 5 / Hướng dẫn về nhà ( 2 phút) Bài tập ở nhà : bài tập 19 ,22 SGK Bài tập về nhà: Bài tập 25 Bài tập 26. VI. Hướng dẫn : Để xem có gấp được hay không dựa trên những yếu tố nào ? Đỉnh nào trùng nhau, cạnh nào trùng nhau sau khi gấp?. Rút kinh nghiệm : TIẾT 61 NS : ND : THỂ TÍCH HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG I- Mục tiêu bài dạy : Kiến thức: Thông qua mô hình cụ thể và trên hình vẽ, HS nhận biết được công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng trong mối quan hệ với thể tích hình hộp chữ nhật. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng trong các bài tập . Tư duy, thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác ; Củng cố vững chắc các khai niệm đã học song song, vuông góc của đường và mặt. II- Chuẩn bị:- Giáo Viên : Mô hình lăng trụ đứng , hình lập phương đơn vị. Học sinh : Bảng nhóm. III- Nội dung: 1 / ổn định lớp 2 / Bài cũ - Phát biểu công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật . - Thể tích của hình hộp chữ nhật ABCDA’B’C’D’so với thể tích hình lăng trụ đứng ABDA’B’D’? Đáp án V hộp chữ nhật = a.b.c Vlăng trụ đứng =a.b.c 3 / Bài mới Hoạt động của Gv Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1 : Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật (15 PHÚT) - Từ bài cũ công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng? - Mối quan hệ giữa công thức tính thể tích của hình lăng trụ và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật? - Thể tích hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân với chiều cao. V lăng trụ đứng = S.h (S là diện tích đáy, h là chiều cao) - Hai công thức tính thể tích của hình lăng trụ và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật là như nhau: V hộp chữ nhật = a.b.c Vlăng trụ đứng =a.b.c 1/ Công thức tính thể tích: V lăng trụ đứng = S.h (S là diện tích đáy, h là chiều cao) Hoạt động 2 : tập vận dụng lí thuyết ( 15 phút) - Cho HS làm bài tập áp dụng : Cho hình lăng trụ tam giác đứng, đáy là tam giác ABC vuông tại, C, AB = 12 cm, AC = 4cm, AA’ = 8cm Tính thể tích hình lăng trụ đứng trên. - Hướng dẫn : Muốn tình thể tích hình lăng trụ trên ta phải làm gì ? - HS đọc đề sau đó vẽ hình vào vở - Tính CB 2/ Ví dụ: Giải Do tam giác ABC vuông tại C, suy ra. CB = CB = Vậy S = V= S.h = 16.8 ( cm3) 4 / Củng cố ( 13 phút) Bài tập 27 SGK: HS làm bài tập trên phiếu học tập do GV chuẩn bị trước , để không mất thời gian. - GV cho hiển thị kết quả đúng khi thu phiếu và chấm một số bài. b 5 6 4 h 2 4 h1 8 5 10 S 12 6 V 12 50 5/ Hướng dẫn về nhà ( 2 phút) Bài tập về nhà: Bài tập 28 : Đáy là hình gì? Chiều cao? Suy ra V? ( Chú ý dựa vào định nghĩa để xác định đáy mặt bên). Bài tập 30: Câu a,b hướng dẫn tương tự trên, hình c phân chia hợp lí để có hai hình có thể áp dụng công thức tính thể tích được. Rút kinh nghiệm : .
Tài liệu đính kèm: