Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 51 đến 53 - Trường THCS Phú Phương

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 51 đến 53 - Trường THCS Phú Phương

I. Mục tiêu.

- Học sinh biết đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một điểm không thể tới được

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng thước ngắm để xác định điểm trên đường thẳng, đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất, đo góc trên mặt đất

- Biết áp dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để tính khoảng cách giữa hai địa điểm

- Rèn luyện ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỷ luật trong hoạt động tập thể.

*) Trọng tâm: Thực hành đo k/c giữa hai địa điểm trong đó có một điểm không thể tới

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Địa điểm thực hành cho hs

- Các thước ngắm để các tổ thực hành

- Một báo cáo thực hành

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 51 đến 53 - Trường THCS Phú Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:...................
Tiết 51 : Thực hành 
Đo chiều cao một vật, đo khoảng cách giữa hai địa điểm trên mặt đất, trong đó có một điểm không thể tới được
I. Mục tiêu.
- Học sinh biết đo gián tiếp chiều cao của một vật 
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng thước ngắm để xác định điểm trên đường thẳng, đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất.
- Biết áp dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để tính chiều cao của vật
- Rèn luyện ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỷ luật trong hoạt động tập thể.
*) Trọng tâm: Đo chiều cao của một vật
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: 
- Địa điểm thực hành cho hs
- Các thước ngắm để các tổ thực hành
- Một báo cáo thực hành
Mẫu báo cáo thực hành
Tổ: ...... Lớp.........
1) Đo gián tiếp chiều cao của một vật
Hình vẽ
Kết quả đo
1. Đo gián tiếp chiều cao của cây
AB = 
B’A = 
AC = 
Tính A’C’
2. Đo khoản cách giữa hai địa điểm trong đó có một điểm không tới được
Vẽ 
B’C’ = 
B’A’=
2) Nhận xét chung:
2. Học sinh: 
- Mỗi tổ là một nhóm thực hành, cùng Gv chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành
- 1 thước ngắm
- 1sợi dây khoảng 10m
- 1 thước đo độ dài (3m đến 5m)
- 2 cọc ngắm, mỗi cọc dài 0,3m
- Giấy, bút, thước kẻ, thước đo độ.
III. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách đo chiều co của một vật
- Gv giới thiệu dụng cụ đo chiều cao của một vật
- Đo chiều cao của một cây
ống ngắm( quay quanh chốt)
Dây dọi
- Gv giới thiệu các thức ngắm để đo
- Gv gọi hs ngắm.
?Chứng minhđồng dạng 
? Tính chiều cao A’C’ của cây
1.Giới thiệu dụng cụ đo, cách đo.
Đo chiều cao của một cây
- Dụng cụ: Thước ngắm.
- Cách đo.
- Đặt cọc AC thẳng đứng trên đó có gắn thước ngắm quay được quanh một cái chốtcủa cọc
- Điều khiển thước ngắm sao cho hướng thước đi qua đỉnh C’ của cây.
- Đổi chỗ xác định giao điểm B của đường thẳng CC’ và AA’
- Đo khoảng cách BA, BA’
*) Tính chiều cao của cây
Ta có:đồng dạng 
=> 
Hoạt động 2: Thực hành.
- Gv cho hs ra chỗ thực hành
- Yêu cầu hs các nhóm tiến hành đo, tính chiều cao của cậy
2. Tiến hành thực hành.
- Hs tiến hành đo chiều cao một cây
- Các tổ làm việc dưới sự điều hành của tổ trưởng.
4. Củng cố.
- Gv nhận xét giờ thực hành
- Thu dụng cụ
5. Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tiếp phần tam giác đồng dạng 
- Đọc bài ứng dụng thực tế tam giác đồng dạng
- Chuẩn bị dụng cụ như trên để tiết su thực hành tiếp.
Ngày:...................
Tiết 52 : Thực hành 
Đo chiều cao một vật, đo khoảng cách giữa hai địa điểm trên mặt đất, trong đó có một điểm không thể tới được
I. Mục tiêu.
- Học sinh biết đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một điểm không thể tới được 
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng thước ngắm để xác định điểm trên đường thẳng, đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất, đo góc trên mặt đất
- Biết áp dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để tính khoảng cách giữa hai địa điểm
- Rèn luyện ý thức làm việc có phân công, có tổ chức, ý thức kỷ luật trong hoạt động tập thể.
*) Trọng tâm: Thực hành đo k/c giữa hai địa điểm trong đó có một điểm không thể tới
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: 
- Địa điểm thực hành cho hs
- Các thước ngắm để các tổ thực hành
- Một báo cáo thực hành
Mẫu báo cáo thực hành
Tổ: ...... Lớp.........
1) Đo gián tiếp chiều cao của một vật
Hình vẽ
Kết quả đo
1. Đo gián tiếp chiều cao của cây
AB = 
B’A = 
AC = 
Tính A’C’
2. Đo khoản cách giữa hai địa điểm trong đó có một điểm không tới được
Vẽ 
B’C’ = 
B’A’=
2) Nhận xét chung:
2. Học sinh:
- Mỗi tổ là một nhóm thực hành, cùng Gv chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành
- 1 thước ngắm
- 1sợi dây khoảng 10m
- 1 thước đo độ dài (3m đến 5m), 2 cọc ngắm, mỗi cọc dài 0,3m
- Giấy, bút, thước kẻ, thước đo độ.
III. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách đo khoảng cáhc giữa hai địa điểm
=> Để đo được khoảng cách giữa hai địa điểm A, B cần tiến hành đo góc ABC, góc ACB
- Gv giới thiệu cách đo 
- Gv gọi 1hs đọc sgk/86.
? Chứng minh tam giác A’B’C’ đồng dạng tam giác ABC.
? Lập tỉ số đồng dạng.
1. Cách đo khoảng cáhc giữa hai địa điểm trong đó có một điểm không thể tới được.
*) Tến hành đo
- Chọn một khoảng đất phẳng rồi vạch đoạn BC, đo độ dài BC
- Dùng giác kế đo góc ABC, góc ACB
- Vẽ trên giấy tam giác A’B’C’ biết B’C’; A’B’
Góc A’B’C’ = góc ABC; góc A’C’B’= góc ACB
Ta có: 
=> 
Hoạt động 2: Thực hành.
- Gv cho hs đến địa điểm thực hành yêu cầu các nhóm tiến hành như đã hướng dẫn
2. Thực hành đo .
- Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một điểm không thể tới được
=> Các nhóm làm việc dưới sự điều hành của tổ trưởng.
4. Củng cố.
- Gv nhận xét giờ thực hành
- Gv thu dụng cụ các nhóm
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, ôn tập toàn bộ chhương III hình học.
- Đọc có thể em chưa biết
- Trả lời các câu hỏi sgk/89.
- Làm các bài tập 57 -> 61: sgk/92
Ngày:...................
Tiết 53 : ôn tập chương III
I. Mục tiêu.
- Hệ thống hoá các kiến thức về đoạn thẳng tỉ lệ, định lý Talét trong tam giác
- Hệ thống kiến thức về tam giác đồng dạng
- Vận dụng các kiến thức trên vào giải một số bài tập cụ thể.
- Rèn tính cẩn thận khi áp dụng các kiến thức trên vào bài tập
*) Trọng tâm: Ôn tập kiến thức cơ bản thông qua một số bài tập
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: sgk, bảng phụ ghi hệ thống kiến thức của chương
2. Học sinh: sgk, ôn tập theo cầu hỏi sgk/89.
III. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức cơ bản
? Phát biểu định lý Talét thuận, đảo, hệ quả.
- Gv gọi hs trả lời
=> Gv chỉ trên bảng phụ
? Phát biểu định nghĩa tam giác đồng dạng
- Gv gọi hs trả lời.
? Nêu các trường hộp đồng dạng của hai tam giác
? Nêu các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông
- Gv đưa bảng phụ ghi hệ thống liến thức của chương III
1. Kiến thức cơ bản.
*) Định lý Talét.
*) Tam giác đồng dạng
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
- Gv yêu cầu hs làm bài 58: sgk/92.
? Chứng minh BK = CH 
=> Chứng minh tam giác BKC bằng tam giác CHB
- Gv gọi hs làm trên bảng
? Chứng minh HK // BC 
=> Dựa vào định lý Talét đảo lập tỉ số tương ứng.
- Gv gọi hs làm trên bảng.
? Tính IC
? Chứng minh tam giác AIC đồng dạng tam giác BHC
? Tính CH, AH
? Chỉ ra tam giác AKH đồng dạng với tam giác ABC
? Tính KH.
- Gv cho hs làm bài tập 60: sgk/92.
=> Gv giới thiệu tính chất đặc biệt của tam giác vuông
? Dựa vào tính chất đường phân giác để tính.
- Gv gọi hs làm trên bảng
? Để tính chu vi tam giác ABC cần biết điều gì
=> Cần biết độ dài ba cạnh
- GV gọi hs làm trên bảng
? Tính diện tích của tam giác ABC
2. Bài tập.
*) Bài tập 58: sgk/92.
Bài làm
a) và có
=> 
=> BK = CH
b) Ta có: BK = CH; AB = AC
=> (định lý Talét đảo)
c) Ta có: 
AIC và BHC có
 => 
Vì 
*) Bài tập 60: sgk/92.
Bài giải
a) Chú ý: Trong tam giác 
vuông cạnh góc vuông 
đối diện với góc 300
bằng nửa cạnh huyền
ABC có BD là đường phân giác góc A
=> (tính chất đường phân giác) (1)
Mà ABC vuông tại A, góc C = 300
=> (2)
Từ (1) và (2) => 
b) Ta có: BC = 2AB = 25(cm)
ABC vuông tại A, theo định lý Pitago
Ta có: AC2 = BC2 - AB2 
 = 252 - 12,52 = 468,75
=> AC = 21,65(cm)
Chu vi ABC là:
AB + AC + BC = 12,5 + 21,65 + 25
 = 59,15(cm)
4. Củng cố.
- Gv lưu ý khi áp dụng định lý Talet, các trường hợp đồng dạng của hai tam giác
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài 
- Ôn tập toàn bộ chương trình chuẩn bị cho bài kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_51_den_53_truong_thcs_phu_phuong.doc