Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 50: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng - Ngô Thanh Hữu

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 50: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng - Ngô Thanh Hữu

I. MỤC TIÊU:

_ Giúp HS nắm chắc nội dung hai bài toán thực hành cơ bản (Đo gián tiếp chiều cao một vật và khoảng cách giữa hai điểm)

_ Biết thực hiện các thao tác cần thiết để đo đạc, tính toán, tiến đến giải quyết yêu cầu đặt ra của thực tế, chuẩn bị cho tiết thực hành trong tiết kế tiếp.

_ Giáo dục cho HS tính thực tiễn của toán học, quy luật của nhận thức theo kiểu tư duy biện chứng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

_ GV : Bảng phụ hình 54, 55 SGK.

_ HS : HS ôn tập các THĐD của tam giác đã học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 50: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng - Ngô Thanh Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 28 _ Tiết : 50 _ Ngày soạn:....Ngày dạy:
Bài 9. Ứng dụng thực tế của 
tam giác đồng dạng
MỤC TIÊU:
_ Giúp HS nắm chắc nội dung hai bài toán thực hành cơ bản (Đo gián tiếp chiều cao một vật và khoảng cách giữa hai điểm)
_ Biết thực hiện các thao tác cần thiết để đo đạc, tính toán, tiến đến giải quyết yêu cầu đặt ra của thực tế, chuẩn bị cho tiết thực hành trong tiết kế tiếp.
_ Giáo dục cho HS tính thực tiễn của toán học, quy luật của nhận thức theo kiểu tư duy biện chứng.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
_ GV : Bảng phụ hình 54, 55 SGK.
_ HS : HS ôn tập các THĐD của tam giác đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Nêu vấn đề và tím hiểu ứng dụng thứ nhất
_ Chúng ta đã tìm hiểu các trường hợp đồng dạng của tam giác. Vậy chúng có ứng dụng như thế nào trong cuộc sống ? 
_ Để đo chiều cao một cây cao (hay cây cột cờ) mà không cần đo trực tiếp, trong bài học trước và trong một bài tập ta cần đo, tính toán như thế nào?
_ GV: Nếu gặp tình huống trời không có nắng, thay vào đó ta có một thước ngắm và một đoạn dây có chiều dài tùy ý, ta có thể tiến hành đo, tính toán như thế nào để có thể biết được độ cao của cây mà không cần đo trực tiếp
a) GV giới thiệu như SGK.
+ Độ dài các cạnh nào trong hai tam giác ABC và A’BC’ có thể đo trực tiếp được ?
b) 2 ABC và A’BC’ có đồng dạng với nhau không ?
=> Tỉ số hai đường cao tương ứng của hai đồng dạng như thế nào so với tỉ số đồng dạng?
_ HS chú ý lắng nghe.
Tương tự như bài tập 50 của tiết trước ta làm như sau:
-Cắm một cọc vuông góc với mặt đất.
-Đo độ dài bóng của cây và độ dài bóng của cọc.
-Đo chiều cao của cọc: (Phần nằm trên mặt đất), từ đó sử dụng tỷ số đồng dạng ta có chiều cao của cây. 
+ Cạnh AB, A’B và cọc AC đã biết.
+ ABC A’BC’ (vì chúng có chung Â)
+ Tỉ số hai đường cao tương ứng của hai đồng dạng bằng với tỉ số đồng dạng.
1. Đo gián tiếp chiều cao của vật:
B
C
A
A’
C’
VD: Đo chiều cao của một cây cao trong sân trường.
a) Tiến hành đo đạc :
+ Đặt cọc AC thẳng đứng trên đó có gắn thước ngắm quay được quanh một chốt của cọc.
+ Điều khiển thước ngắm sao cho hướng thước đi qua điểm C’ (ngọn của cây), sau đó xác định điểm B là giao điểm của A’A và C’C.
+ Đo khoảng cách BA và BA’.
b) Tính chiều cao của cây:
Ta có ABC A’BC’ (chung Â) với tỉ số đồng dạng 
Từ đó suy ra : A’C’ = k.AC
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ứng dụng thứ hai
B
C
a0
a
A
b0
_ GV treo hình vẽ.
 + Sau khi HS suy nghĩ thảo luận nhóm, GV yêucầu một vài nhóm trình bày phương pháp giải quyết vấn đề, GV khái quát, rút ra các bước cụ thể để giải quyết vấn đề.
 Gợi ý : 
 a) Cách tiến hành đo đạc như thế nào?
 b) Khi vẽ trên giấy A’B’C’ có:BÂ’= ; CÂ’ = và B’C’= a’ thì A’B’C’ có đồng dạng với ABC không ? 
 + Từ đó ta suy ra được tỉ lệ thức nào ?
_ GV giới thiệu cấu trúc hai bộ dụng cụ giác kế đứng và giác kế ngang / SGK
_ HS quan sát.
* HS dựa vào SGK trả lời.
* A’B’C’ ABC theo trường hợp góc – góc.
* Ta suy ra được tỉ lệ thức : 
_ HS chú ý SGK.
2) Đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể tới được :
VD: Đo khoảng cách AB trong đó địa điểm A nằm giữa hồ nước rộng không thể tới được. 
a) Cách tiến hành đo đạc :
- Chọn một khoảng đất bằng phẳng rồi vạch đoạn thẳng BC = a .
- Dùng giác kế đo các góc :
ABÂC = ; ACÂB = 
b) Tính khoảng cách AB :
Vẽ trên giấy A’B’C’ có:
 BÂ’= ; CÂ’ = ; B’C’ = a’
Khi ấy : A’B’C’ ABC
 => 
 => 
 hay 
- Đo cạnh A’B’ trên hình vẽ, ta tính được cạnh AB.
Hoạt động 3 : Củng cố _ Dặn dò
_ GV cho HS ôn tập cách sử dụng giác kế ngang để đo hai góc tạo bởi hai điểm trên mặt đất. (hai HS làm ở trước lớp với dụng cụ GV đã chuẩn bị)
_ GV cho HS ôn tập cách sử dụng giác kế đứng để đo góc theo phương thẳng đứng (Một HS làm ở bảng với dụng cụ GV đã chuẩn bị).
_ Về nhà xem lại thật kỹ cách tiến hành làm ứng dụng và chuan bị cho tiết thực hành.
_ Hai HS lên bảng làm thao tác đo góc trên mặt đất bằng giác kế ngang.
 + Một HS lên bảng thao tác đo góc theo phương thẳng đứng (bằng giác kế đứng)
 + Một Hs trình bày cách sử dụng thước ngắm.
 + HS ghi nhớ những dụng cụ cần làm ở nhà theo tổ, những dụng cụ được tổ phân công mang theo trong tiết thực hành sắp đến.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_50_ung_dung_thuc_te_cua_tam_giac.doc