Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 33 đến 52 - Năm học 2010-2011 - Bùi Chí Thanh

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 33 đến 52 - Năm học 2010-2011 - Bùi Chí Thanh

Giới thiệu bài : Trong tiết này ta sẽ vận dụng phương pháp chung như đã nói ở trên để chứng minh định lý về diện tích của hình thang, diện tích hình bình hành.

* HĐ1: Hình thành công thức tính diện tích hình thang.

- GV: Với các công thức tính diện tích đã học, có thể tính diện tích hình thang như thế nào?

- GV: Cho HS làm Hãy chia hình thang thành hai tam giác

- GV: + Để tính diện tích hình thang ABCD ta phải dựa vào đường cao và hai đáy

+ Kẻ thêm đường chéo AC ta chia hình thang thành 2 tam giác không có điểm trong chung

- GV: Ngoài ra còn cách nào khác để tính diện tích hình thang hay không?

+ Tạo thành hình chữ nhật

 SADC = ? ; S ABC = ? ; SABDC = ?

- GV cho HS phát biểu công thức tính diện tích hình thang?

* HĐ2: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.

- GV: Em nào có thể dựa và công thức tính diện tích hình thang để suy ra công thức tính diện tích hình bình hành

- GV cho HS làm - GV gợi ý:

* Hình bình hành là hình thang có 2 đáy bằng nhau (a = b) do đó ta có thể suy ra công thức tính diện tích hình bình hành như thế nào?

- HS phát biểu định lý.

3) Ví dụ:

a) Vẽ 1 tam giác có 1 cạnh bằng 1 cạnh của hình chữ nhật và có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật.

b) Vẽ 1 hình bình hành có 1 cạnh bằng 1 cạnh của hình chữ nhật và có diện tích bằng nửa diện tích hình chữ nhật đó.

- GV đưa ra bảng phụ để HS quan sá

doc 41 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 33 đến 52 - Năm học 2010-2011 - Bùi Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2011	Tuần 20
Ngày giảng:.
Tiết 33: diện tích hình thang
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS nắm vững công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành các tính chất của diện tích. Hiểu được để chứng minh các công thức đó cần phải vận dụng các tính chất của diện tích 
2.Kỹ năng: 
 -Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để giải bài toán về diện tích
 - Biết cách vẽ hình chữ nhật hay hình bình hành có diện tích bằng diện tích hình bình hành cho trước. HS có kỹ năng vẽ hình - Làm quen với phương pháp đặc biệt hoá
3.Thái độ: Kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
B.chuẩn bị;
1.GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
2.HS: Thứơc com pa, đo độ, ê ke.
C.Tiến trình bài dạy:
I.Tổ chức: Lớp 8A Lớp 8B.. Lớp 8C.
II.Kiểm tra:
III.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
* Giới thiệu bài : Trong tiết này ta sẽ vận dụng phương pháp chung như đã nói ở trên để chứng minh định lý về diện tích của hình thang, diện tích hình bình hành.
* HĐ1: Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- GV: Với các công thức tính diện tích đã học, có thể tính diện tích hình thang như thế nào?
- GV: Cho HS làm Hãy chia hình thang thành hai tam giác
- GV: + Để tính diện tích hình thang ABCD ta phải dựa vào đường cao và hai đáy
+ Kẻ thêm đường chéo AC ta chia hình thang thành 2 tam giác không có điểm trong chung
- GV: Ngoài ra còn cách nào khác để tính diện tích hình thang hay không?
+ Tạo thành hình chữ nhật
 SADC = ? ; S ABC = ? ; SABDC = ?
- GV cho HS phát biểu công thức tính diện tích hình thang?
* HĐ2: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
- GV: Em nào có thể dựa và công thức tính diện tích hình thang để suy ra công thức tính diện tích hình bình hành 
- GV cho HS làm - GV gợi ý:
* Hình bình hành là hình thang có 2 đáy bằng nhau (a = b) do đó ta có thể suy ra công thức tính diện tích hình bình hành như thế nào?
- HS phát biểu định lý.
3) Ví dụ:
a) Vẽ 1 tam giác có 1 cạnh bằng 1 cạnh của hình chữ nhật và có diện tích bằng diện tích hình chữ nhật.
b) Vẽ 1 hình bình hành có 1 cạnh bằng 1 cạnh của hình chữ nhật và có diện tích bằng nửa diện tích hình chữ nhật đó.
- GV đưa ra bảng phụ để HS quan sát
Chữa bài 27/sgk
- GV: Cho HS quan sát hình và trả lời câu hỏi sgk
SABCD = SABEF Vì theo công thức tính diện tích hình chữ nhậtvà hình bình hành có:
 SABCD = AB.AD ; SABEF = AB. AD
AD là cạnh hình chữ nhật = chiều cao hình bình hành SABCD = SABEF
- HS nêu cách vẽ
 1) Công thức tính diện tích hình thang.
- áp dụng CT tính diện tích tam giác ta có: SADC = AH. HD (1)
 b
 A B
 h
D H a C 
- áp dụng công thức tính diện tích tam giác ta có: SADC = AH. HD (1)
 S ABC = AH. AB (2)
- Theo tính chất diện tích đa giác thì 
 SABDC = S ADC + SABC
 = AH. HD + AH. AB 
 =AH.(DC + AB)
2) Công thức tính diện tích hình bình hành
Công thức: ( sgk)
* Định lý:
- Diện tích hình bình hành bằng tích của 1cạnh với chiều cao tương ứng.
h
S = a.h
3) Ví dụ:
a
Chữa bài 27/sgk
D C F E 
A B 
* Cách vẽ: vẽ hình chữ nhật có 1 cạnh là đáy của hình bình hành và cạnh còn lại là chiều cao của hình bình hành ứng với cạnh đáy của nó.
IV.Củng cố:
Chữa bài 28
- HS xem hình 142và trả lời các câu hỏi
V.Hướng dẫn về nhà:
- Làm các bài tập: 26, 29, 30, 31 sgk
 - Tập vẽ các hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, tam giác có diện tích bằng nhau.
Ngày soạn: 02/01/2011	
Ngày giảng:.
Tiết 34: luyện tập
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS nắm vững công thức tính diện tích hình thang, hình bình hành các tính chất của diện tích. Hiểu được để chứng minh các công thức đó cần phải vận dụng các tính chất của diện tích 
2.Kỹ năng: 
 -Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để giải bài toán về diện tích
 - Biết cách vẽ hình chữ nhật hay hình bình hành có diện tích bằng diện tích hình bình hành cho trước. HS có kỹ năng vẽ hình - Làm quen với phương pháp đặc biệt hoá
3.Thái độ: Kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
B.chuẩn bị;
1.GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
2.HS: Thứơc com pa, đo độ, ê ke.
C.Tiến trình bài dạy:
I.Tổ chức: Lớp 8A Lớp 8B.. Lớp 8C.
II.Kiểm tra:
 - Phát biểu định lý và viết công thức tính diện tích của hình thang?
III.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
* HĐ1: Vận dụng công thức vào chứng minh bài tập
 Chữa bài 28:
Chữa bài 29:
Chữa bài 30
Chữa bài 31
Bài tập 32/SBT
Biết S = 3375 m2 
HĐ 2: Tổng kết
Cho HS nhắc lại các kiến thức vừa học , nêu lại các công thức tính diện tích các hình đã học. 
 Bài 28 sgk
Các hình có cùng diện tích với hình bình hành FIGE là:
IGEF, IGUR, GEU, IFR
 Bài 29 sgk
Hai hình thang AEFG, EBCF có hai đáy bằng nhau, có cùng đường cao nên hai hình đó có diện tích bằng nhau.
Bài 30 sgk
Ta có: AEG = DEK( g.c.g)
SAEG = SDKE 
Tương tự: BHF = CIF( g.c.g)
=> SBHF = SCIF 
 Mà SABCD = SABFE + SEFCD
= SGHFE – SAGE- SBHF + SEFIK + SFIC +SEKD
= SGHFE+ SEFIK = SGHIK 
Vậy diện tích hình thang bằng diện tích hình chữ nhật có một kích thước là đường TB của hình thang kích thước còn lại là chiều cao của hình thang.
 Bài 31 sgk
Các hình có diện tích bằng nhau là: 
+ Hình 1, hình 5, hình 8 có diện tích bằng 8 ( Đơn vị diện tích)
+ Hình 2, hình 6, hình 9 có diện tích bằng 6( Đơn vị diện tích)
+ Hình 3, hình 7 có diện tích bằng 9 ( Đơn vị diện tích)
 Bài tập 32/SBT 
Diện tích hình thang là: 
( 50+70). 30 : 2 = 1800 ( m2) 
Diện tích tam giác là: 
3375 – 1800 = 1575 ( m2) 
Chiều cao của tam giác là: 
2. 1575 : 70 = 45 (m) 
Vậy độ dài của x là: 
 45 + 30 = 75 (m) 
 Đáp số : x = 75m 
IV.Củng cố:
- GV: Nhắc lại cách chứng minh, tính diện tích hình thang, hình bình hành.
- Xem lại cách giải các bài tập trên. Hướng dẫn cách giải.
V.Hướng dẫn về nhà:
-Xem lại bài đã chữa.
 	Làm bài tập SBT.
 Thu Cúc: ngày .tháng 01 năm 2011
 Duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn: 08/01/2011	Tuần 21
Ngày giảng:.
Tiết 35: diện tích hình thoi
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS nắm vững công thức tính diện tích hình thoi, biết cách tính diện tích một tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau.
- Hiểu được để chứng minh định lý về diện tích hình thoi.
2.Kỹ năng: Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để tính diện tích hình thoi. Biết cách vẽ hình chữ nhật hay hình bình hành có diện tích bằng diện tích hình bình hành cho trước. HS có kỹ năng vẽ hình. 
3.Thái độ: Kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
B.chuẩn bị;
1.GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
2.HS: Thứơc com pa, đo độ, ê ke.
C.Tiến trình bài dạy:
I.Tổ chức: Lớp 8A Lớp 8B.. Lớp 8C.
II.Kiểm tra:
a) Phát biểu định lý và viết công thức tính diện tích của hình thang, hình bình hành?
b) Khi nối chung điểm 2 đáy hình thang tại sao ta được 2 hình thang có diện tích bằng nhau?
III.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
* GV: ta đã có công thức tính diện tích hình bình hành, hình thoi là 1 hình bình hành đặc biệt. Vậy có công thức nào khác với công thức trên để tính diện tích hình thoi không? Bài mới sẽ nghiên cứu.
* HĐ1: Tìm cách tính diện tích 1 tứ giác có 2 đường chéo vuông góc
- GV: Cho thực hiện bài tập 
- Hãy tính diện tích tứ giác ABCD theo AC và BD biết AC BD
- GV: Em nào có thể nêu cách tính diện tích tứ giác ABCD?
- GV: Em nào phát biểu thành lời về cách tính S tứ giác có 2 đường chéo vuông góc?
- GV:Cho HS chốt lại
* HĐ2: Hình thành công thức tính diện tích hình thoi.
- GV: Cho HS thực hiện bài 
- Hãy viết công thức tính diện tích hình thoi theo 2 đường chéo.
- GV: Hình thoi có 2 đường chéo vuông góc với nhau nên ta áp dụng kết quả bài tập trên ta suy ra công thức tính diện tích hình thoi
? Hãy tính S hình thoi bằng cách khác .
- GV: Cho HS làm việc theo nhóm VD
- GV cho HS vẽ hình 147 SGK
- Hết giờ HĐ nhóm GV cho HS đại diện các nhóm trình bày bài.
- GV cho HS các nhóm khác nhận xét và sửa lại cho chính xác.
b) MN là đường trung bình của hình thang ABCD nên ta có:
 MN = = 40 m
EG là đường cao hình thang ABCD nên
 MN.EG = 800 EG = = 20 (m)
 Diện tích bồn hoa MENG là:
S = MN.EG = .40.20 = 400 (m2)
1- Cách tính diện tích 1 tứ giác có 2 đường chéo vuông góc:
SABC = AC.BH ; SADC = AC.DH
Theo tính chất diện tích đa giác ta có
S ABCD = SABC + SADC 
 = AC.BH + AC.DH 
 = AC(BH + DH) = AC.BD
* Diện tích của tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau bằng nửa tích của 2 đường chéo đó.
2- Công thức tính diện tích hình thoi.
* Định lý: 
S = d1.d2
Diện tích hình thoi bằng nửa tích hai đường chéo
3.Ví dụ:
(đọc sgk)
a) Theo tính chất đường trung bình tam giác ta có:
 ME// BD và ME = BD; GN// BN và GN = BDME//GN và ME=GN=BD Vậy MENG là hình bình hành
 T2 ta có:EN//MG ; NE = MG = AC (2)
Vì ABCD là Hthang cân nên AC = BD (3)
Từ (1) (2) (3) => ME = NE = NG = GM
 Vậy MENG là hình thoi.
IV.Củng cố:
- Nhắc lại công thức tính diện tích tứ giác có 2 đường chéo vuông góc, công thức tính diện tích hình thoi.
V.Hướng dẫn về nhà:
+Làm các bài tập 32(b) 34,35,36/ sgk
+ Giờ sau luyện tập .
Ngày soạn: 08/01/2011	
Ngày giảng:.
Tiết 36: diện tích đa giác
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS nắm vững công thức tính diện tích các đa giác đơn giản( hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông, hình thang).Biết cách chia hợp lý các đa giác cần tìm diện tích thành các đa giác đơn giản có công thức tính diện tích 
- Hiểu được để chứng minh định lý về diện tích hình thoi
2.Kỹ năng: Vận dụng công thức và tính chất của diện tích để tính diện tích đa giác, thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết để tính diện tích. HS có kỹ năng vẽ, đo hình. 
3.Thái độ: Kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ.
B.chuẩn bị;
1.GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
2.HS: Thứơc com pa, đo độ, ê ke.
C.Tiến trình bài dạy:
I.Tổ chức: Lớp 8A Lớp 8B.. Lớp 8C.
II.Kiểm tra:
	Kết hợp trong giờ.
III.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
* HĐ1: Giới thiệu bài mới
Ta đã biết cách tính diện tích của các hình như: diện tích diện tích hình chữ nhật, diện tích hình thoi, diện tích thang. Muốn tính diện tích của một đa giác bất kỳ khác với các dạng trên ta làm như thế nào? Bài hôm nay ta sẽ nghiên cứu
* HĐ2: Xây dựng cách tính S đa giác
1) Cách tính diện tích đa giác
- GV: dùng bảng phụ
 Cho ngũ giác ABCDE bằng phương pháp vẽ hình. Hãy chỉ ra các cách khác nhau nhưng cùng tính được diện tích của đa giác ABCDE theo những công thức tính diện tích đã học
- GV: Chốt lại
- Muốn tính diện tích một đa giác bất kỳ ta có thế chia đa giác thành các tanm giác hoặc tạo ra một tam giác nào đó chứa đa giác. Nếu có thể chia đa giác thành các tam giác vuông, hình thang vuông, hình chữ nhật để cho việc tính toán được thuận lợi.
- Sau khi chia đa giác thành các hình có công thức tính diện tích ta đo các cạnh các đường cao của mỗi hình có liên quan đến công thức rồi tính diện tích của mỗi hình.
* HĐ2: áp dụng
2) Ví dụ
- GV đưa ra  ...  định lý Pi ta go ta có?
* HĐ3: Củng cố và tìm kiếm KT mới
- GV: Đưa ra bài tập
 Hãy chứng minh rằng:
+ Nếu 2 ~ thì tỷ số hai đường cao tương ứng bằng tỷ đồng dạng.
+ Tỷ số diện tích của hai ~ bằng bình phương của tỷ số đồng dạng.
1) áp dụng các TH đồng dạng của tam giác thường vào tam giác vuông.
Hai tam giác vuông có đồng dạng với nhau nếu:
a) Tam giác vuông này có một góc nhọn bằng góc nhọn của tam giác vuông kia.
b) Tam giác vuông này có hai cạnh góc vuông tỷ lệ với hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia.
2.Dấu hiệu đặc biệt nhận biết 2 tam giác vuông đồng dạng:
* Hình 47: EDF ~ E'D'F'
A'C' 2 = 25 - 4 = 21
AC2 = 100 - 16 = 84
= 4; 
ABC ~ A'B'C'
Định lý( SGK)
 B B’
 A’ C’ 
 A C
Chứng minh:Từ (1) bình phương 2 vế ta có :
Theo t/c của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Ta lại có: B’C’2 – A’B’2 =A’C’2
BC2 - AB2 = AC2 ( Định lý Pi ta go)
Do đó: ( 2)
Từ (2 ) suy ra:
Vậy ABC A'B'C'.
IV.Củng cố: 
( kết hợp trong giờ )
V.Hướng dẫn về nhà:
- Làm BT 47, 48
HD: áp dụng tỷ số diện tích của hai đồng dạng, Tỷ số hai đường cao tương ứng.
 Thu Cúc: ngày .tháng 02năm 2011
 Duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn: 18/02/2011	Tuần 28
Ngày giảng:.
Tiết 49: các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS nắm chắc định lý về trường hợp thứ 1, 2,3 về 2 đồng dạng. Suy ra các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông Đồng thời củng cố 2 bước cơ bản thường dùng trong lý thuyết để chứng minh trường hợp đặc biệt của tam giác vuông- Cạnh huyền - góc nhọn, cạnh huyền-cạnh gúc vuụng.
2.Kỹ năng: Vận dụng định lý vừa học về 2 đồng dạng để nhận biết 2 vuông đồng dạng. Viết đúng các tỷ số đồng dạng, các góc bằng nhau . Suy ra tỷ số đường cao tương ứng, tỷ số diện tích của hai tam giác đồng dạng.
3.Thái độ: Rèn luyện kỹ năng vận dụng các định lý đã học trong chứng minh hình học.
B.chuẩn bị;
1.GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
2.HS: Thứơc com pa, đo độ, ê ke.
C.Tiến trình bài dạy:
I.Tổ chức: Lớp 8A Lớp 8B.. Lớp 8C.
II.Kiểm tra: 
- Kết hợp trong giờ
III.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
GV nêu định lý
Hướng dẫn HS chứng minh theo gợi ý trong sgk.
HS về nhà chứng minh.
? Vậy tỉ số diện tích thì sao?
HS suy nghĩ trả lời.
GV gọi 1 HS đọc định lý 3 sgk /83
GV hướng dẫn nhanh HS cách chứng minh để HS về nhà có thể tự chứng minh.
GV cho HS làm bài số 1:
Bài tập 1 
Bài tập trên cho thêm AB = 12,45 cm
 AC = 20,5 cm
a) Tính độ dài các đoạn BC; AH; BH; CH.
b) Qua việc tính độ dài các đoạn thẳng trên nhận xét về công thức nhận được 
- GV: Cho HS làm bài và chốt lại.
 Nhận xét :
- Qua việc tính tỷ số ~ của 2 tam giác vuông ta tìm lại công thức của định lý PITAGO và công thức tí
 3) Tỷ số hai đường cao, tỷ số diện tích của hai tam giác đồng dạng.
* Định lý 2: ( SGK) 
* Định lý 3: ( SGK)
Bài 1:
 a) áp dụng Pitago ABC có:
BC2 = 12,452 + 20,52
 BC = 23,98 m
b) Từ ~ (CMT)
 HB = 6,46 cm
 AH = 10,64 cm; HC = 17,52 cm
IV.Củng cố:
	- Kết hợp trong giờ
V.Hướng dẫn về nhà:
- Làm BT 47, 48
HD: áp dụng tỷ số diện tích của hai đồng dạng, Tỷ số hai đường cao tương ứng.
***************************************
Ngày soạn: 18/02/2011	
Ngày giảng:.
Tiết 50: ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm chắc nội dung 2 bài toán thực hành co bản (Đo gián tiếp chiều cao một vạt và khoảng cách giữa 2 điểm).
2.Kỹ năng: - Biết thực hiện các thao tác cần thiết để đo đạc tính toán tiến đến giải quyết yêu cầu đặt ra của thực tế, chuẩn bị cho tiết thực hành kế tiếp.
3.Thái độ: Giáo dục HS tính thực tiễn của toán học, qui luật của nhận thức theo kiểu tư duy biện chứng.
B.chuẩn bị;
1.GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
2.HS: Thứơc com pa, đo độ, ê ke.
C.Tiến trình bài dạy:
I.Tổ chức: Lớp 8A Lớp 8B.. Lớp 8C.
II.Kiểm tra: 
CH: Để đo chiều cao của 1 cây, hay 1 cột cờ mà không đo trực tiếp vậy ta làm thế nào?
III.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS 
Kiến thức cơ bản
*HĐ 1; Tìm cách đo gián tiếp chiều cao của vật 
1) Đo gián tiếp chiều cao của vật
- GV: Cho HS hoạt động theo từng nhóm trao đổi và tìm cách đo chiều cao của cây và GV nêu cách làm.
	C'
	C
 B A A' 
- HS hoạt động theo nhóm
- Các nhóm báo cáo và rút ra cách làm đúng nhât.
- VD: Đo AB = 1,5, A'B = 4,5 ; AC = 2
Thì cây cao mấy m?
- HS Thay số tính chiều cao
HĐ2: Tìm cách đo khoảng cách của 2 điểm trên mặt đất, trong đó có 1 điểm không thể tới được.
2. Đo khoảng cách của 2 điểm trên mặt đất trong đó có 1 điểm không thể tới được
- GV: Cho HS xem H55
Tính khoảng cách AB ?
	 A
B a C
- HS suy nghĩ, thảo luận trong nhóm tìm cách đo được khoảng cách nói trên
- HS Suy nghĩ phát biểu theo từng nhóm
1) Đo gián tiếp chiều cao của vật
+ Bước 1:
- Đặt thước ngắm tại vị trí A sao cho thước vuông góc với mặt đất, hướng thước ngắm đi qua đỉnh của cây.
- Xác định giao điểm B của đường thẳng AA' với đường thẳng CC' (Dùng dây).
Bước 2:
- Đo khoảng cách BA, AC & BA'
Do ABC ~ A'B'C' 
- Cây cao là
2. Đo khoảng cách của 2 điểm trên mặt đất trong đó có 1 điểm không thể tới được
B1: Đo đạc
- Chọn chỗ đất bằng phẳng; vạch 1 đoạn thẳng có độ dài tuỳ chọn (BC = a)
- Dùng giác kế đo góc trên mặt đất đo các góc = , = 
B2: Tính toán và trả lời:
Vẽ trên giấy A'B'C' với B'C' = a' 
= ; = có ngay ABC ~ A'B'C'
- áp dụng 
+ Nếu a = 7,5 m
+ a' = 15 cm
 A'B' = 20 cm
 Khoảng cách giữa 2 điểm AB là:
 cm = 10 m.
IV.Củng cố: 
- GV cho 2 HS lên bảng ôn lại cách sử dụng giác kế để đo 2 góc tạo thành trên mặt đất.
- HS lên trình bày cách đo góc bằng giác kế ngang
- GV: Cho HS ôn lại cách sử dụng giác kế đứng để đo góc theo phương thẳng đứng.
- HS trình bày và biểu diễn cách đo góc sử dụng giác kế đứng
V.Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu thêm cách sử dụng 2 loại giác kế
- Xem lại phương pháp đo và tính toán khi ứng dụng đồng dạng.
- Chuẩn bị giờ sau:
- Mỗi tổ mang 1 thước dây (Thước cuộn) hoặc thước chữ A 1m + dây thừng.
Giờ sau thực hành (Bút thước thẳng có chia mm, eke, đo độ).
 Thu Cúc: ngày .tháng 03 năm 2011
 Duyệt của tổ chuyên môn
*******************************************
Ngày soạn: 26/02/2011	Tuần 29
Ngày giảng:.
Tiết 51: thực hành ngoài trời
( Đo chiều cao một vật, đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất trong đó có một điểm không tới được)
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm chắc nội dung 2 bài toán thực hành cơ bản để vận dụng kiến thức đã học vào thực tế (Đo gián tiếp chiều cao một vật và khoảng cách giữa 2 điểm).
- Đo chiều cao của cây, một toà nhà, khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất trong đó có một điểm không thể tới được.
2.Kỹ năng: - Biết thực hiện các thao tác cần thiết để đo đạc tính toán tiến đến giải quyết yêu cầu đặt ra của thực tế, kỹ năng đo đạc, tính toán, khả năng làm việc theo tổ nhóm.
3.Thái độ: Giáo dục HS tính thực tiễn của toán học, qui luật của nhận thức theo kiểu tư duy biện chứng.
B.chuẩn bị;
1.GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
2.HS: Thứơc com pa, đo độ, ê ke.
C.Tiến trình bài dạy:
I.Tổ chức: Lớp 8A Lớp 8B.. Lớp 8C.
II.Kiểm tra: 
	 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
* Tổ chức thực hành
* HĐ1: GV hướng dẫn thực hành
B1: - GV: Nêu yêu cầu của buổi thực hành
+ Đo chiều cao của cột cờ ở sân trường
+ Phân chia 4 tổ theo 4 góc ở 4 vị trí khác nhau
B2:
- Các tổ nghe, xác định vị trí thực hành của tổ mình
- HS các tổ về đúng vị trí và tiến hành thực hành
- HS làm theo hướng dẫn của GV
- GV: Đôn đốc các tổ làm việc, đo ngắm cho chuẩn.
* HĐ2: HS thực hành đo đạc thực tế ghi số liệu
* HĐ3: HS tính toán trên giấy theo tỷ xích
* HĐ4: Báo cáo kết quả.
B1: Chọn vị trí đặt thước ngắm ( giác kế đứng) sao cho thước vuông góc với mặt đất, hướng thước ngắm đi qua đỉnh cột cờ.
B2: Dùng dây xác định giao điểm của Â' và CC'
B3: Đo khoảng cách BA, AA'
B4: Vẽ các khoảng cách đó theo tỷ lệ tuỳ theo trên giấy và tính toán tìm C'A' 
B5: tính chiều cao của cột cờ:
 Khoảng cách: A'C' nhân với tỷ số đồng dạng ( Theo tỷ lệ)
IV.Củng cố:
- GV: Kiểm tra đánh giá đo đạc tính toán của từng nhóm.
- GV: làm việc với cả lớp.
+ Nhận xét kết quả đo đạc của từng nhóm
+ Thông báo kết quả đúng.
+ ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức toán học vào đời sống hàng ngày.
+ Khen thưởng các nhóm làm việc có kết quả tốt nhất.
+ Phê bình rút kinh nghiệm các nhóm làm chưa tốt.
+ Đánh giá cho điểm bài thực hành.
V.Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục tập đo một số kích thước ở nhà: chiều cao của cây, ngôi nhà
- Giờ sau mang dụng cụ thực hành tiếp
- Ôn lại phần đo đến một điểm mà không đến được.
******************************************
Ngày soạn: 26/02/2011	
Ngày giảng:.
Tiết 52: thực hành ngoài trời
( Đo chiều cao một vật, đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất trong đó có một điểm không tới được)
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm chắc nội dung 2 bài toán thực hành cơ bản Để vận dụng kiến thức đã học vào thực tế (Đo khoảng cách giữa 2 điểm).
- Đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất trong đó có một điểm không thể tới được.
2.Kỹ năng: - Biết thực hiện các thao tác cần thiết để đo đạc tính toán tiến đến giải quyết yêu cầu đặt ra của thực tế, kỹ năng đo đạc, tính toán, khả năng làm việc theo tổ nhóm.
3.Thái độ: Giáo dục HS tính thực tiễn của toán.
B.chuẩn bị;
1.GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
2.HS: Thứơc com pa, đo độ, ê ke.
C.Tiến trình bài dạy:
I.Tổ chức: Lớp 8A Lớp 8B.. Lớp 8C.
II.Kiểm tra: 
	CH1: Để đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể đến được ta làm như thế nào?
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
* Tổ chức thực hành
* HĐ1: GV hướng dẫn thực hành
Bước 1: 
- GV: Nêu yêu cầu của buổi thực hành
+ Đo khoảng cách giữa hai điểm trong đó có một điểm không thể đến được .
+ Phân chia 4 tổ theo 4 góc ở 4 vị trí khác nhau.
Bước 2:
+ Các tổ đến vị trí qui định tiến hành thực hành.
 A
 -- -- - - 
 - - - -- -- --
 B C
* HĐ2: HS thực hành đo đạc thực tế ghi số liệu.
* HĐ3: HS tính toán trên giấy theo tỷ xích.
* HĐ4: Báo cáo kết quả.
Bước 1:
 Chọn vị trí đất bằng vạch đoạn thẳng BC có độ dài tuỳ ý.
Bước 2:
 Dùng giác kế đo các góc = ; 
Bước 3:
 Vẽ A'B'C' trên giấy sao cho BC = a'
( Tỷ lệ với a theo hệ số k)
+ = ; 
Bước 4: 
Đo trên giấy cạnh A'B', A'C' của
 A'B'C'
+ Tính đoạn AB, AC trên thực tế theo tỷ lệ k.
Bước 5: Báo cáo kết quả tính được.
IV.Củng cố:
- GV: Kiểm tra đánh giá đo đạc tính toán của từng nhóm.
- GV: làm việc với cả lớp.
+ Nhận xét kết quả đo đạc của từng nhóm
+ Thông báo kết quả đúng.
	+ Khen thưởng các nhóm làm việc có kết quả tốt nhất.
+ Phê bình rút kinh nghiệm các nhóm làm chưa tốt.
+ Đánh giá cho điểm bài thực hành.
V.Hướng dẫn về nhà:
- Làm các bài tập: 53, 54, 55
- Ôn lại toàn bộ chương III
- Trả lời câu hỏi sgk.
 Thu Cúc: ngày .tháng 03 năm 2011
 Duyệt của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hinh kh2 chuan.doc