Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 3: Hình thang cân - Lê Bá Coóng

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 3: Hình thang cân - Lê Bá Coóng

I- MỤC TIÊU:

 Kiến thức: Nắm được định nghĩa, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.

Biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa và tính chất của hình thang cân trong tính toán và chứng minh, biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân.

 Kĩ năng: Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học.

 Thái độ: Cẩn thận, chính xác, khoa học trong chứng minh, vẽ hình

II- CHUẨN BỊ:

 GV Giáo viên : Giáo án, SGK, bảng phụ.

 HS: Đọc trước bài . Học sinh : dụng cụ học tập

 PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thực hành nhóm, hoạt động nhóm, . . . . .

III- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 3: Hình thang cân - Lê Bá Coóng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:02. Tiết: 03
Ngày: 30/08/2008
 W
Bài 3
HÌNH THANG CÂN
I- MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Nắm được định nghĩa, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
Biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa và tính chất của hình thang cân trong tính toán và chứng minh, biết chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
Kĩ năng: Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học.
Thái độ: Cẩn thận, chính xác, khoa học trong chứng minh, vẽ hình
II- CHUẨN BỊ:
GV Giáo viên : Giáo án, SGK, bảng phụ.
HS: Đọc trước bài .. Học sinh : dụng cụ học tập
PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, thực hành nhóm, hoạt động nhóm, . . . . .
III- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút )
-Định nghĩa hình thang, vẽ hình thang CDEF và đường cao CK của nó.
-Định nghĩa hình thang vuông, nêu dấu hiệu nhận biết hình thang vuông.
Sửa bài tập 10 trang 71 
- Học sinh : phát biểu 
-Học sinh : phát biểu
- Học sinh thực hiện
Bài 10 – SGK/ Tr 71
1
1
2
A
B
C
D
Tam giác ABC có AB = AC (gt)
Nên ABC là tam giác cân
 Â1 = 
Ta lại có : Â1 = Â2 (AC là phân giác Â)
 BC // AD
Do đó : = Â2 
Mà so le trong Â2	
Vậy ABCD là hình thang
*Hoạt động 2:Định nghĩa hình thang cân( 10 phút)
-Cho học sinh quan sát hình 23 SGK, nhận xét xem có gì đặc biệt. Sau đó giới thiệu hình thang cân
?1 Hình thang ABCD ở hình bên có gì đặc biệt?
Hình 23 SGK là hình thang cân.
Thế nào là hình thang cân ?
?2 Cho học sinh quan sát bảng phụ hình 23 trang 72.
a/ Các hình thang cân là : ABCD, IKMN, PQST.
b/ Các góc còn lại := 1000, 
= 1100, =700, = 900.
c/ Hai góc đối của hình thang cân thì bù nhau
-HS quan sát hình thang hình 23 và nghe GV giới thiệu hình thang cân
-Hs trả lời câu hỏi của Gv
-Làm việc cá nhân trả lời ?2
1/ Định nghĩa
Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
A
B
C
D
 AB // CD
 =(hoặc  =)
*Hoạt động 3: Tính chất. ( 20 phút)
-Cho HS đo độ dài hai cạnh bên của hình thang cân để phát hiện định lí
-Gợi ý cho HS chứng minh:
Không nhất thiết phải nói ngay hai trường hợp. Cứ để HS vẽ giao điểm O của AD và BC( h 25 SGK), sau đó GV lưu ý HS còn phải xét trường hợp không có giao điểm O : đó là trường hợp AD // BC ( hình 26 SGK ).
Ở trường hợp 1: Chứng minh AD = BC bằng cách xét xem chúng là hiệu của 2 cặp đoạn thẳng bằng nhau.
Ở trường hợp 2: Chứng minh AD = BC bằng cách áp dụng nhận xét về hình thang có 2 cạnh bên song song
Nêu Chú ý trong SGK: định lí 1 không có định lí đảo. Cho HS làm bài tập : 
Các khẳng định sau đúng hay sai
a)Trong hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau.
b) Hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau là hình thang cân
-Yêu cầu HS trả lời:
 Căn vào định lí 1 , ta có 2 đoạn thẳng nào bằng nhau ?
-Quan sát hình vẽ rồi dự đoán xem còn có 2 đoạn thẳng nào bằng nhau nữa hay không ?
-Hướng dẫn Hs chứng minh AC = BD bằng cách chứng minh 2 tam giác bằng nhau.
 -HS đo độ dài theo yêu cầu để rút ra nhận xét
-Nghe GV gợi ý cách chứng minh
-Tìm tòi chứng minh định lí
-nghe Gv lưu ý
-Nghe Gv nêu chú ý và làm bài tập
Câu a) Đúng , Câu b) Sai
-HS trả lời các câu hỏi của Gv
Đáp : AD = BC
Dự đoán : AC = BD
-Nghe Gv hướng dẫn và chứng minh định lí 2
 2/ Tính chất:
Định lý 1 : Trong hình thang cân hai cạnh bên bằng nhau
A
B
C
D
	ABCD là 
GT	hình thang cân
	(đáy AB, CD)
KL	AD = BC
Chứng minh - SGK/tr 73
Định lý 2 : Trong hình thang cân hai đường chéo bằng nhau.
	ABCD là 
GT	hình thang cân
	(đáy AB, CD)
KL	AC = BD
Chứng minh - SGK/tr 73
Hoạt động 3:Dấu hiệu nhận biết (5 phút)
?3
Dùng compa vẽ các
Điểm A và B nằm
Trên m sao cho :
AC = BD 
(các đoạn AC và BD phải cắt nhau). Đo các góc ở đỉnh C và D của hình thang ABCD ta thấy . Từ đó dự đoán ABCD là hình thang cân.
m
3/ Dấu hiệu nhận biết
Định lý 3 : Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
Dấu hiệu nhận biết :
a/ Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
b/ Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
Hoạt động 4: Củng cố. ( 4 phút )
Củng cố.
Các nhóm thực hiện bài tập 11 SGK.
Các nhóm nhỏ cùng thực hiện.
Đại diện nhóm đứng tại chổ trả lời.
- Thực hiện bài tập 11 SGK/ tr 74
Bài 11 trang 74
Đo độ dài cạnh ô vuông là 1cm. Suy ra:
AB = 2cm
CD = 4cm
AD = BC = 
Hoạt động 5: Dặn dò.( 1 phút )
Học sinh học thuộc lý thuyết.LÀm các bài tập 
IV- RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_3_hinh_thang_can_le_ba_coong.doc