Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 3: Hình thang cân (Bản chuẩn)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 3: Hình thang cân (Bản chuẩn)

A MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa, tính chất dấu hiệu nhận biết hình thang cân. Biết vẽ hình, gọi tên các yếu tố của hình thang cân.

- Kĩ năng: Có kỹ năng nhận dạng hình thang cân ở các dạng khác nhau. Biết sử dụng định nghĩa, tính chất hình thang cân vào tính toán, chứng minh. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang cân.

- Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, cách lập luận chứng minh trong hình học.

B CHUẨN BỊ:

- GV: Phấn mầu, thước thẳng, thước đo góc, thước tam giác vuông, bảng phụ.

- HS:: Thước đo góc, thước kẻ, giấy kẻ ô vuông, bài tập về nhà.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp nêu và giảo quyết vấn đề.

- Phương pháp gợi mở vấn đáp.

- Phương pháp thực hành.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. Ổn định lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 3: Hình thang cân (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/08/2010
Ngày giảng: 25/08/2010
Tiết 03
HÌNH THANG CÂN
A MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa, tính chất dấu hiệu nhận biết hình thang cân. Biết vẽ hình, gọi tên các yếu tố của hình thang cân. 
- Kĩ năng: Có kỹ năng nhận dạng hình thang cân ở các dạng khác nhau. Biết sử dụng định nghĩa, tính chất hình thang cân vào tính toán, chứng minh. Biết cách chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
- Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, cách lập luận chứng minh trong hình học.
B CHUẨN BỊ:
- GV: Phấn mầu, thước thẳng, thước đo góc, thước tam giác vuông, bảng phụ. 
- HS:: Thước đo góc, thước kẻ, giấy kẻ ô vuông, bài tập về nhà.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp nêu và giảo quyết vấn đề.
- Phương pháp gợi mở vấn đáp.
- Phương pháp thực hành.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
I. Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
Đáp án và biểu điểm
Bài 8: (SGK – Tr71)
Hình thang ABCD (AB//CD)
 (Hai góc trong cùng phía) 2đ
Có: 1đ
 2đ
 1đ
có: mà 2đ
 2đ
III. Giảng bài mới:
ĐVĐ: Khi học về tam giác, ta đã biết một dạng đặc biệt của tam giác đó là tam giác cân. Trong hình thang, có một dạng hình thang thường gặp đó là hình thang cân.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- GV: Treo bảng phụ hình vẽ 23, trả lời 
- GV: Hình thang ABCD trên được gọi là hình thang cân.
Vậy thế nào là hình thang cân ?
- GV: Nhấn mạnh:
+ Hình thang.
+ Hai góc kề 1 đáy bằng nhau. ( = hoặc = ).
- GV hướng dẫn HS vẽ hình thang cân.
- GV: Nêu 
- GV: So sánh 2 cạnh bên của hình thang cân ?
- GV: ta sẽ đi chứng minh điều đó. 
- GV đưa nội dung định lí 1 lên bảng phụ. 
- GV vẽ hình thang cân lên bảng và cho HS ghi giả thiết kết của định lí
- GV: Nêu cách chứng minh định lí ?
Cách khác:
Kẻ AE//BC, chứng minh ADE cân. Suy ra:
AD = AE = BC
- GV: Tứ giác ABCD sau có là hình thang cân không?
- GV: Nêu chú ý.
GV: Trong hình thang cân còn có đoạn thẳng nào bằng nhau nữa ?
GV: Nêu GT, KL của định lí ?
GV: Chứng minh định lí ?
GV: Nêu các tính chất của hình thang cân?
bằng nhau ? Vì sao ?
GV cho HS thực hiện 
GV: Đưa định lí 3.
Về nhà các em làm bài tập 18 là chứng minh định lí này.
GV: Định lí 2 và định lí 3 có quan hệ gì ?
GV: Có những dấu hiệu nào nhận biết hình thang cân ?
HS: 
- HS nghe giảng.
- HS: Hình thang có 2 góc kề 1 đáy bằng nhau là hình thang cân
- HS: Chú ý thêm góc kề 1 đáy bằng nhau = hoặc = .
- HS vẽ hình thang cân vào vở theo hướng dẫn.
- HS làm . Lần lượt trả lời.
HS đo rồi nhận xét: Hani cạnh bên của hình thang cân bằng nhau.
- 1 HS đọc định lí 1
- HS cả lớp ghi định lí vào vở 
- HS vẽ hình vẽ, nêu giả thiết và kết luận.
-HS: trao đổi với nhau để trả lời trong thời gian 3 phút.
- HS: Trình bày chứng minh.
HS: Không, vì 2 góc kề 1 đáy không bằng nhau.
- HS: Ghi nhớ.
HS: Đo, trả lời: Trong hình thang cân 2 đường chéo bằng nhau.
HS: Nêu GT, KL.
HS: Chứng minh miệng.
HS: Trong hình thang cân 2 cạnh bên bằng nhau, hai dường chéo bằng nhau.
HS làm 
HS: Đọc định lí 3
HS: Đó là hai định lí thuận đảo.
HS: Nêu 2 dấu hiệu nhận biết.
1. Định nghĩa:
 Hình thang ABCD (AB//CD) có = 
Định nghĩa: SGK.
Chú ý: ABCD là hình thang cân (AB//CD) thì:
 = và = 
a) Hình thang cân: ABDC; IKMN; PQST.
b) 
c) Hai góc đối đỉnh của hình thang cân thì bù nhau.
2. Tính chất:
a) Định lí 1: SGK
Chứng minh: (SGK-Tr730)
* Chú ý: Có những hình thang có hai cạnh bên bằng nhau nhưng không phải là hình thang cân.
b) Định lí 2(SGK)
A
D
B
C
Chứng minh: 
 và có:
CD là cạnh chung
 (định nghĩa)
AD = BC (vì là hai cạnh bên của hình thang cân)
Do đó= (c.g.c)
AC = BD (Hai cạnh tương ứng)
3. Dấu hiệu nhận biết:
Định lí 3: SGK
Dấu hiệu nhận biết:
1) Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
2) Hình thàn có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
IV Củng cố:
GV: Qua bài học ngày hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những nội dung nào ?
HS: Ta cần nhớ: Định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang cân.	
GV: Tứ giác ABCD (AB//CD) là hình thang cân thì cần thêm điều kiện gì?
HS: (hoặc ) hoặc AC = BD.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
- Làm bài tập:11, 12, 13, 15 SGK tr74,75.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
............

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_3_hinh_thang_can_ban_chuan.doc