Gv: Đưa lên bảng phụ hình 112->117 (SGK) và giới thiệu đó là những đa giác. Vậy theo em đa giác ABCDE là gì ?
Gv: Giới thiệu các hình từ 112 -> 117 đều là những đa giác. Tương tự như định nghĩa về tứ giác ABCD, theo các em thế nào là đa giác (chỉ lên hình 114) ABCDE
Hs: Trả lời
Gv: Chốt lại và ghi đ/ nghĩa lên bảng
Hs: Đọc tên các đỉnh, các cạnh của đa giác
Gv: Treo nội dung [?1], yêu cầu học sinh đọc và trả lời
Hs: Hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA không phải là đa giác vì có 2 đoạn thẳng AE, ED cùng nằm trên một đường thẳng.
Gv: Giới thiệu các hình từ 115-> 117 gọi là các đa giác lồi
? Theo các em, thế nào là đa giác lồi
Hs: Trả lời định nghĩa đa giác lồi
Gv: Đặt thước lên từng đoạn thẳng và giải thích thêm về đa giác lồi
Hs: Đọc và lời nội dung [?2] trong SGK
Gv: Nêu chú ý như SGK -> Từ nay khi nói đến đa giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là đa giác lồi.
Gv: Đưa nội dung [?4] lên bảng phụ, y/c 1 HS đọc to, cho lớp hoạt động nhóm 2 phút
Hs: Tiến hành hoạt động nhóm, đại diện nhóm trả lời kết quả
Gv: Bổ sung và giới thiệu lưu ý bên ->
Hoạt động 2 : Tìm hiểu thế nào là đa giác đều (12 phút)
Gv: Đưa hình 120 lên bảng phụ
? Có nhận xét gì các cạnh, các góc của đa giác này
Hs: Tất cả các cạnh của mỗi đa giác đều bằng nhau và các goác đều bằng nhau.
Gv: Giới thiệu đó là đa giác đều, theo các em thế nào là đa giác đều
Hs: Trả lời định nghĩa như SGK và thực hiện nội dung [?4]
Gv: Nhận xét và bổ sung
Hs: Ap dụng đọc, trả lời nội dung BT 2/115
Gv: Nhận xét và bổ sung
Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác (9 phút)
Gv:Treo bảng phụ nội dung BT 4/115(SGK)
Đa giác n cạnh
Số cạnh
4
5
6
n
Số đ/chéo xuất phát từ một đỉnh
1
2
3
n - 3
Số tam giác được tạo thành
2
3
4
n - 2
Tổng số đo các góc của đa giác
2.1800 = 3600
3.1800 = 5400
4.1800 = 7200
(n - 2).1800
Hs: Lên điền số thích hợp vào bảng
Gv: Nhận xét và y/c HS làm tiếp BT 5/115
Hs: Lần lượt trả lời
Tài liệu đính kèm: