Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 25: Đa giác - Đa giác đều - Năm học 2012-2013 - Nông Văn Khoa

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 25: Đa giác - Đa giác đều - Năm học 2012-2013 - Nông Văn Khoa

Đa giác ABCDE là hình gồm năm đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào có một điểm chung cũng không cùng nằm trên một

đường thẳng.

 Các điểm A, B, C, D, E được gọi là các đỉnh của đa giác

 AB, BC, CD, DE, EA được gọi là các cạnh của đa giác

?1 . Hình trên không phải là đa giác . Vì có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng.

 Các đa giác ở hình 115, 116, 117 được gọi là các đa giác lồi.

 Định nghĩa : Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của đa giác đó

?2 Hướng dẫn

Các đa giác hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi . Vì đa giác nằm trên hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 25: Đa giác - Đa giác đều - Năm học 2012-2013 - Nông Văn Khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/11/2012
Ngày dạy: 14/11/2012
TIẾT 24: KIỂM TRA CHƯƠNG I
***********************************
Ngày soạn:11/11/2012
Ngày dạy: 15/11/2012
CHƯƠNG II ĐA GIÁC - DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
TIẾT 25: ĐA GIÁC - ĐA GIÁC ĐỀU
I. MỤC TIÊU 
- Học sinh nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều;
- Học sinh biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác;
- Vẽ được và nhận biết một số đai giác lồi, một số đa giác đều;
- Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của một đa giác đều;
- Học sinh biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đã biết về tứ giác;
- Qua hình vẽ và quan sát hình vẽ, HS biết cách quy nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác;
- Kiên trì trong suy luận (tìm đốn và suy diễn), cẩn thận chính xác trong vẽ hình.
II. CHUẨN BỊ 
* Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng + phiếu học tập số 12. 
* Học sinh : Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm về đa giác 
GV: Vẽ hình 112 ® 117 (trang 113 SGK) và giới thiệu mỗi hình trên là một đa giác.
GV giới thiệu : tương tự như tứ giác đa giác ABCDE là hình gồm 5 đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên cùng một đường thẳng (như hình 114 ; 117)
GV giới thiệu đỉnh, cạnh, của đa giác đó
HS : Đọc tên các đỉnh là A, B, C, D, E. Tên các cạnh là các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA.
GV: Tại sao hình gồm năm đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA ở hình 118 không phải là đa giác
GV yêu cầu HS thực hiện ?1 . SGK 
GV giới thiệu : Khái niệm đa giác lồi cũng tương tự như khái niệm tứ giác lồi
GV: Vậy thế nào là đa giác lồi ?
GV: Trong các đa giác trên đa giác nào là đa giác lồi?
GV: Cho HS nêu định nghĩa SGK 
GV: Nhấn mạnh lain dịnh nghĩa.
GV yêu cầu HS làm ?2 . trang 114 SGK
GV: Tại sao các đa giác 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi?
HS giải thích
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
GV: Yêu cầu HS nêu Chú ý SGK 
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm thực hiện ?3 lên bảng phụ yêu cầu HS đọc to và phát phiếu học tập cho HS hoạt động nhóm. 
Phiếu học tập có in ?3 và hình 119 SGK
GV: Cho HS đại diện nhóm lên bảng trình bày cách thực hiện.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. 
GV kiểm tra bài làm của vài nhóm.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS khác nhận xét, góp ýGV giới thiệu đa giác có n đỉnh (n ³ 3) và cách gọi như SGK
Hoạt động 3: Tìm hiểu đa giác đều
GV đưa hình 120 trang 115 SGK lên bảng yêu cầu HS quan sát các đa giác đều.
GV: Em có nhận xét gì vêø các đa giác trên?
Các góc, các cạnh?
HS phát biểu định nghĩa : Đa giác đều như SGK tr 115
GV Chốt lại : Đa giác đều là đa giác có :
- Tất cả các cạnh bằng nhau.
- Tất cả các góc bằng nhau.
GV yêu cầu HS thực hiện ?4. SGK 
GV: Hãy vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng của mỗi hình 120a, b, c, d
GV: D đều có mấy trục đối xứng ? 
GV:Hình vuông có mấy trục đối xứng ?
GV: Ngũ giác đều có mấy trục đối xứng ?
GV: Lục giác đều có mấy trục đối xứng ?
GV Cho HS làm bài tập số 2 trang 115 SGK HS: Đọc bài, suy nghĩ, trả lời : Đa giác không đều :
a) Có tất cả các cạnh bằng nhau là hình thoi.
b) Có tất cả các góc bằng nhau là hình chữ nhật
1. Khái niệm về đa giác
Mỗi hình 112, 113, 114, 115, 116, 117 là một đa giác
 H:112 H:113 H:114
 H:115	 H:116 H:117
- Đa giác ABCDE là hình gồm năm đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào có một điểm chung cũng không cùng nằm trên một
đường thẳng.
- Các điểm A, B, C, D, E được gọi là các đỉnh của đa giác
- AB, BC, CD, DE, EA được gọi là các cạnh của đa giác
?1 . Hình trên không phải là đa giác . Vì có hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng.
- Các đa giác ở hình 115, 116, 117 được gọi là các đa giác lồi.
 Định nghĩa : Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của đa giác đó
?2 Hướng dẫn 
Các đa giác hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi . Vì đa giác nằm trên hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh.
uChú ý : 
 (SGK)
·
·
·
·
·
H. 119
 ?3 Điền vào chỗ trống để hoàn thành các kết luận.
Hướng dẫn 
- Các đỉnh kề nhau là 
A và B, B và C, C và D,
 D và E, E và G, G và A
- Các cạnh là các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EG, GA
- Các đường chéo AC, AD, AE, BG, BE, BD.
Các góc là: 
- Các điểm nằm trong đa giác là: M, N
- Các điểm nằm ngồi đa giác là : Q, R
Đa giác có n đỉnh (n ³ 3) được gọi là hình n - giác hay hình n cạnh.
 Với n = 3, 4, 5, 6, 8 ta gọi là tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục giác, bát giác.
Với n = 7, 9, 10 ... ta gọi là hình 7 cạnh, hình 9 cạnh, hình 10 cạnh ...
2. Đa giác đều 
a) tam giác đều b) tứ giác đều
c) ngũ giác đều 	 d) Lục giác đều
Định nghĩa : Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau
?4 vẽ các trục đối xứng của các hình 120 SGK
4. Củng cố 
– GV nhấn mạnh lại kiến thức trọng tâm của bài.
– Hướng dẫn HS làm bài tập 4 trang 115 SGK 
Đa giác n cạnh 
Số cạnh
4
5
6
n
Số đường chéo 
1
2
3
n-3
Số D
2
3
4
n-2
Tổng số đo các góc
2.180= 3600
3.180 = 5400
4.180 =7200
(n-2).1800
5. Dặn dò 
- Thuộc định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều
- Làm các bài tập số 1; 3; 5 trang 115 SGK .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hinh tuan 13.doc