Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 25: Đa giác. Đa giác đều (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 25: Đa giác. Đa giác đều (Bản đẹp)

A. Mục tiêu:

Kiến thức Kỷ năng

Giúp học sinh:

-Nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều

 Giúp học sinh có kỷ năng:

-Vẽ và nhận biết một số đa giác lồi, một số đa giác đều; Vẽ trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của một đa giác đều; Tính tổng số đo các góc của một đa giác

Thái độ

*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:

-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá *Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:

Tính linh hoạt; Tính độc lập

 B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 25: Đa giác. Đa giác đều (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 27/11
Tiết
25
§1. ĐA GIÁC. ĐA GIÁC ĐỀU
	A. Mục tiêu:
Kiến thức
Kỷ năng
Giúp học sinh:
-Nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều
Giúp học sinh có kỷ năng:
-Vẽ và nhận biết một số đa giác lồi, một số đa giác đều; Vẽ trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của một đa giác đều; Tính tổng số đo các góc của một đa giác
Thái độ
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
Tính linh hoạt; Tính độc lập	
	B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
	C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
Bảng 4/115, thước
Sgk, dụng cụ học tập
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:	
III.Bài mới: (35')
Giáo viên
Học sinh
Tam giác, tứ giác được gọi chung là đa giác. Chương II giúp các em biết một số kiến thức về đa giác.
Lắng nghe, suy nghĩ
HĐ1:Khái niệm về đa giác (20')
GV: Yêu cầu học sinh quan sát các đa giác ở các hình 112, 113, 114, 115, 116, 117 sgk/113
HS: Quan sát
GV: Đa giác ABCDE là hình như thế nào? Các điểm gọi là đỉnh, các đoạn thẳng nào gọi là cạnh của đa giác?
HS: Là hình gồm năm đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng. Các điểm A, B, C, D, E là các đỉnh; Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA là các cạnh
GV: Tại sao hình 118 sgk/114 không phải là đa giác ?
HS: Vì có AE và ED nằm trên cùng một đường thẳng
GV: Đa giác lồi là đa giác như thế nào ?
HS: Phát biểu định nghĩa sgk/114
GV: Các đa giác ở hình 112, 113, 114, 115, 116, 117 đa giác nào là đa giác lồi ? Đa giác nào không phải là đa giác lồi ? HS: Lồi: 115, 116, 117 Không lồi: 112, 113, 114
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?3
HS: Học sinh thực hiện theo nhóm
GV: Bổ sung, điều khiển
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
ŒKhái niệm về đa giác
*Đa giác: Đa giác ABCDE là hình gồm năm đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không nằm trên một đường thẳng.
*Đa giác lồi: sgk/114
*Đa giác ABCDE gồm 5 đỉnh A, B, C, D, E; gồm 5 cạnh AB, BC. CD, DE, EA; gồm 5 đường chéo AD, AC, BD, BE, EC gồm 5 góc A, B, C, D, E 
*Đa giác có n đỉnh (n³3) được gọi là hình n-giác hay n cạnh
HĐ2: Đa giác đều (15')
GV: Đa giác đều là đa giác như thế nào ?
HS: Phát biểu định nghĩa sgk/115
GV: Lấy các ví dụ về đa giác đều mà em biết?
HS: Tam giác đều, hình vuông
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?4 sgk/115
HS: Thực hiện theo nhóm
Đa giác đều
Định nghĩa: sgk/115
	IV. Củng cố: (8')
	Giáo viên
Học sinh
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1, 4 sgk/115
Bổ sung, điều chỉnh
Thực hiện theo nhóm
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:( 1')
	Về nhà làm các bài tập: 2, 3, 5 sgk/115 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_25_da_giac_da_giac_deu_ban_dep.doc