Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 24: Ôn tập chương I - Trần Văn Diễm

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 24: Ôn tập chương I - Trần Văn Diễm

A.MỤC TIÊU:

- Củng cố, ôn tập, luyện tập cho HS nắm chắc được định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết các hình đã học, đặc biệt là các tứ giác đặc biệt như: Hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.

- Rèn kỹ chứng minh tứ giác là các tứ giác đặc biệt, vận dụng các vấn đề liên quan đến hình các tứ giác đặc biệt để giải toán, sử dụng tính chất của các tứ giác đặc biệt để chứng minh các loại toán liên quan, các điểm thăng hàng.

- Giáo dục tính cẩn thận chính xác, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, óc thẩm mỹ, yêu thích cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp

B. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, bảng phụ, thước.

HS: Vở, SGK, học kỹ bài cũ, thước.

C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:

I. ỔN ĐỊNH LỚP: GV: Kiểm tra viêc chuẩn bị dụng cụ theo yêu cầu.

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

III. TỔ CHỨC LUYỆN TẬP:

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 24: Ôn tập chương I - Trần Văn Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 08/11/2011	Tiết CT: 24
MÔN HÌNH HỌC LỚP 8
ÔN TẬP CHƯƠNG I
A.MỤC TIÊU:
Củng cố, ôn tập, luyện tập cho HS nắm chắc được định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết các hình đã học, đặc biệt là các tứ giác đặc biệt như: Hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
Rèn kỹ chứng minh tứ giác là các tứ giác đặc biệt, vận dụng các vấn đề liên quan đến hình các tứ giác đặc biệt để giải toán, sử dụng tính chất của các tứ giác đặc biệt để chứng minh các loại toán liên quan, các điểm thăûng hàng...
Giáo dục tính cẩn thận chính xác, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, óc thẩm mỹ, yêu thích cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp
B. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, bảng phụ, thước. 
HS: Vở, SGK, học kỹ bài cũ, thước.
C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:
I. ỔN ĐỊNH LỚP: GV: Kiểm tra viêïc chuẩn bị dụng cụ theo yêu cầu.
II. KIỂM TRA BÀI CŨ:	
III. TỔ CHỨC LUYỆN TẬP:
HĐ CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TG
PHẦN LÝ THUYẾT:
1. Định nghĩa tứ giác lồi?
2. Định nghĩa hình thang, hình thang cân.
3. Nêu tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
4. Nêu tính chất đường trung bình của tam giác, của hình thang.
5. Định nghĩa HBH, HCN, Hthoi, HV.
6. Nêu tính chất của: HBH, HCN, Hthoi, HV.
7. Nêu dấu hiệu nhận biết: HBH, HCN, Hthoi, HV.
8. Điểm đối xứng, trục đối xứng?
9.Tâm đối xứng của một hình.
PHẦN LÝ THUYẾT:
HS 1 đứng tại chỗ trả lời, học sinh khác nhận xét.
HS 2 đứng tại chỗ trả lời, học sinh khác nhận xét.
HS 3 đứng tại chỗ trả lời, học sinh khác nhận xét.
HS 4 đứng tại chỗ trả lời, học sinh khác nhận xét.
HS 5 đứng tại chỗ trả lời, học sinh khác nhận xét.
HS 6 đứng tại chỗ trả lời, học sinh khác nhận xét.
HS 7 đứng tại chỗ trả lời, học sinh khác nhận xét.
HS 8 đứng tại chỗ trả lời, học sinh khác nhận xét.
HS 9 đứng tại chỗ trả lời, học sinh khác nhận xét.
(Theo định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các hình trong SGK).
15’
PHẦN BÀI TẬP:
BT 87:
GV: Treo bảng phụ H109, yêu cầu HS quan sát và ghi nhớ sơ đồ, sau đó trả lời các câu hỏi.
BT 88: GV: Yêu cầu HS vẽ hình và ghi GT, KL.
Gọi HS khác nêu hướng chứng minh.
Gợi ý: Sử dụng tính chất đường trung bình của tam giác.
GV: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện viêïc chứng minh, sau đó gọi HS khác nhận xét, sửa chữa.
Tứ giác FEHG là hình chữ nhật khi nào?
Tứ giác FEHG là hình thoi khi nào?
Với điều kiện nào thì tứ giác FEHG trở thành hình vuông?
BT 89: GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL và định hướng chứng minh.
Gợi ý: MD là đường trung bình của tam giác nào?
Þ suy ra điều gì?
Để chứng minh E và M đối xứng qua AB ta phải CM điều gì?
Tứ giác AEBM là hình gì?
Tứ giác AEBM là hình vuông khi nào?
PHẦN BÀI TẬP:
BT 87:
HS: Quan sát sơ đồ và trả lời các câu hỏi.
Tập hợp các hình chữ nhật là tập con của tập hợp các HBH.
Tập hợp các hình thoi là tập con của tập hợp các HBH.
Giao của tập hợp các hình thoi và tập hợp các hình bình hành là tập hợp các hình vuông.
BT 88: HS: vẽ hình và ghi GT, KL. Định hướng chứng minh.
a. Tứ giác FEHG là hình chữ nhật khi HE ^ EF mà HE// BD; FE //AC vậy AC ^ BD. Thật vậy nếu AC ^ BD Þ HE ^ FE Þ Hình bình hành EFGH có một góc vuông là hình chữ nhật.
b. Tứ giác FEHG là hình thoi khi HE = HF, mà theo tính chất đường trung bình trong tam giác ta có: Þ BD = AC.
c. Tứ giác FEHG là hình vuông khi nó vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi Þ AC ^ BD và AC = BD.
CM: HA = HD, EA =EB; GC =GD; FB =FC (gt) 
Þ HE là đường Trung bình của DADB Þ HE//BD (1).
GF là đường trung bình của D BCD Þ GF//BD(2).
HG là đường trung bình của DADC Þ HG//AC(3).
EF là đường trung bình của DABC Þ EF//AC(4).
Từ (1) và (2) Þ HE //GF (a).
Từ (3) và (4) Þ HG // FE (b).
Từ (a) và (b) Þ Tứ giác EFGH là hình bình hành.
a. MD = DE (gt), mặt khác MD là đường trung bình của DABC Þ MD // AC mà AC ^AB Þ MD ^ AB Þ AB là trung trực của EM Þ E đối xứng với M qua AB.
BT 89: HS: vẽ hình và ghi GT, KL. Định hướng chứng minh.
b. DM = AC mà DE = DM Þ EM = AC mặt khác EM//AC (cmt) Þ Tứ giác AEMC là hình bình hành.
DA = DB; DM = DE (cmt) Þ AEBM là hình bình hành mặt khác AB ^ EM Þ AEBM là hình thoi.
BC= 4 Þ MB =BC = .4=2 Þ BE = EA = AM = MB = 2
Þ CAEBM =4.2 =8.
d. Tứ giác AEBM là hình vuông Û AB = EM Þ DM = DA Þ
AC = AB vậy ABC vuông cân tại A.
5’
15’
10’
IV. CỦNG CỐ: 
Định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết các tứ giác đặc biệt. Cách vẽ các tứ giác đặc biệt nhanh và chính xác.	5’.
V. NHẮC NHỞ VỀ NHÀ: Học kỹ bài, chuẩn bị kiểm tra chương I.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_24_on_tap_chuong_i_tran_van_diem.doc