Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 22: Hình vuông - Trần Văn Diễm

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 22: Hình vuông - Trần Văn Diễm

A.MỤC TIÊU:

- HS nắm chắc được định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình vuông, thấy được hình vuông là một hình bình hành, hình thoi đặc biệt.

- Rèn kỹ chứng minh tứ giác là vuông, vận dụng các vấn đề liên quan đến hình vuông để giải toán, sử dụng tính chất của hình vuông để chứng minh các loại toán liên quan, các điểm thăng hàng.

- Giáo dục tính cẩn thận chính xác, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, óc thẩm mỹ, yêu thích cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp

B. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, bảng phụ, thước.

HS: Vở, SGK, học kỹ bài cũ, thước, bảng hoạt động nhóm, bút lông.

C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:

I. ỔN ĐỊNH LỚP: GV: Kiểm tra viêc chuẩn bị dụng cụ theo yêu cầu.

II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Nêu các tính chất của hình thoi: 3

III. BÀI MỚI:

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 22: Hình vuông - Trần Văn Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11: Từ 12/11/2007 đến 18/11/2007	Tiết CT: 22
MÔN HÌNH HỌC LỚP 8
BÀI 12: HÌNH VUÔNG
A.MỤC TIÊU:
HS nắm chắc được định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình vuông, thấy được hình vuông là một hình bình hành, hình thoi đặc biệt.
Rèn kỹ chứng minh tứ giác là vuông, vận dụng các vấn đề liên quan đến hình vuông để giải toán, sử dụng tính chất của hình vuông để chứng minh các loại toán liên quan, các điểm thăûng hàng...
Giáo dục tính cẩn thận chính xác, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, óc thẩm mỹ, yêu thích cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp
B. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, bảng phụ, thước. 
HS: Vở, SGK, học kỹ bài cũ, thước, bảng hoạt động nhóm, bút lông.
C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:
I. ỔN ĐỊNH LỚP: GV: Kiểm tra viêïc chuẩn bị dụng cụ theo yêu cầu.
II. KIỂM TRA BÀI CŨ:	Nêu các tính chất của hình thoi:	3’	
III. BÀI MỚI:
HĐ CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TG
1. Định nghĩa:
GV: Vẽ hình vuông ABCD lên bảng.
GV: Hãy quan sát kỹ tứ giác ABCD trên bảng có gì đặc biệt.
GV: Theo em ta có thể gọi tên nó là những hình gì? Vì sao?
GV: Ta gọi ABCD là một hình vuông.
GV: Em hãy Nêu định nghĩa hình vuông.
GV: Vậy Hình vuông có là hình chữ nhật, hình thoi không? 
A
B
C
D
1. Định nghĩa:
HS: Quan sát hình vẽ và vẽ vào vở của mình.
HS: Trả lời: tứ giác ABCD có 4 góc vuông
và có 4 cạnh bằng nhau.
HS: ABCD là hình chữ nhật vì có 4 góc vuông.
ABCD là hình thoi vì có 4 cạnh bằng nhau.
HS: Rút ra thành định nghĩa:
Định nghĩa:
Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau.
ABCD là hình vuông Û và AB=BC=CD=DA.
HS: rút ra:
Hình vuông là hình chữ nhật có 4 cạnh bằng nhau.
Hình vuông là hình thoi có 4 góc vuông.
Þ Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi.
10’
2. Tính chất:
GV: Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi. Dựa vào tính chất hình chữ nhật hình thoi em hãy nêu tính chất của hình vuông.
Þ GV: Yêu cầu HS trả lời ?1 SGK.
GV: Phân nhóm để HS thảo luận ? 1.
Gọi các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét.
2. Tính chất:
HS: Dựa vào tính chất của hình thoi, hình chữ nhật có:
Tính chất về cạnh: có 4 cạnh bằng nhau, các cạnh đối //.
Có 4 góc bằng nhau và bằng 900.
Hai đường chéo bằng nhau, cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, hai đường chéo vuông góc với nhau, đường chéo là phân giác của góc của hình vuông.
HS: Trả lời ?1SGK
A
B
C
D
Hai đường chéo bằng nhau, cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, hai đường chéo vuông góc với nhau, đường chéo là phân giác của góc của hình vuông 
10’
3. Dấu hiệu nhận biết:
Để chứng minh một tứ giác là hình vuông, theo em ta sẽ làm như thế nào?
GV: Yêu cầu HS đọc 5 dấu hiệu trong SGK.
GV: Theo em một tứ giác vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi có là hình vuông không?
GV: Yêu cầu HS làm ?2SGK ngay tại lớp: thảo luận nhóm.
Gọi các nhóm lên treo bảng phụ của nhóm mình, gọi nhóm khác nhận xét, sửa chữa.
3. Dấu hiệu nhận biết:
HS: Suy nghĩ trả lời để từ đó hiểu được 5 dấu hiệu SGK.
HS: 2 – 3 học sinh đọc to 5 dấu hiệu cho cả lớp nghe.
Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau.
Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc.
Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác của một góc.
Hình thoi có một góc vuông.
Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
Một tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi thì là hình vuông.
HS: Làm ?2SGK: (Thảo luận nhóm)
H105 a. là hình vuông vì là HCN có hai cạnh kề bằng nhau.
H105b. không là hình vuông nó chỉ là hình thoi.
H105c. là hình vuông vì là HCN có 2 đường chéo vuông góc.
H105d. là hình vuông vì là hình thoi có một góc vuông.
12’
IV. CỦNG CỐ: 
Định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình vuông. Cách vẽ hình vuông nhanh và chính xác.
GV: hướng dẫn HS làm BT79, 81 tại lớp	10’.
V. NHẮC NHỞ VỀ NHÀ: Học kỹ bài, làm BT 80, 82 SGK –Tr108:Chuẩn bị luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_22_hinh_vuong_tran_van_diem.doc